1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện

89 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 746 KB

Nội dung

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động ĐTNH Đầu tư ngắn hạn ĐTDH Đầu tư dài hạn CK Cuối kỳ ĐK Đầu kỳ CSH Chủ sở hữu NG Nguyên giá KH Khấu hao ĐT Đầu tư NN Nhà nước LN Lợi nhuận TNDN Thu nhập doanh nghiệp CNV Công nhân viên ĐTPT Đầu tư phát triển BC Báo cáo SXKD Sản xuất kinh doanh KQHĐSXKD Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính tr.đ triệu đồng (…) Số … trong ngoặc < 0 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện 38 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản cố định là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng nhất của vốn kinh doanh TSCĐ là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó không những phản ánh năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất mà còn phản ánh được bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần có để doanh nghiệp được thành lập, xét về mặt phát triển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Do vậy TSCĐ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Mặt khác, vai trò của TSCĐ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ. Trong nền kinh tế thị trường thì tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và phải kinh doanh có hiệu quả. Vấn đề hiệu quả là vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó quyết định doanh nghiệp đó sẽ tồn tại, phát triển hay đi vào con đường phá sản. Để nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học, toàn diện đối với TSCĐ để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị đổi mới công nghệ Vì vậy các doanh nghiệp phải khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế, mà trước hết là hạch toán kế toán. Hiệu quả sử dụng TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của mình là một công cụ đắc lực của quản lý, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho quản lý. Tổ chức hạch toán TSCĐ là một 1 khâu của hạch toán kế toán và là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ. Công ty Cổ phần Vật liệu Kỹ thuật điện trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Công ty Điện lực 1. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cách điện và các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho ngành điện. Theo quyết định số ……, tháng 07/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức cổ phần hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ, cùng với việc tìm hiểu thực tế TSCĐ tại công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu Đề tài: "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Vật liệu Kỹ thuật điện" nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đây cũng là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu, phân tích để tìm ra những biện pháp hữu hiệu khắc phục giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Với mong muốn tìm ra những biện pháp cụ thể, sát thực góp phần nhỏ bé vào việc tháo gỡ những bức bách hiện nay tại Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Căn cứ vào lý luận và tình hình thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty để phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu về sử dụng vốn, vốn cố định, rút ra những mặt làm được và chưa làm được. Từ đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty. Đồng thời nhằm góp phần giúp Ban Giám đốc công ty có định hướng tổng thể về công tác huy động và sử dụng vốn cố định của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được giới hạn trong việc nghiên cứu 2 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này gồm có: - Các phương pháp chung của tư duy khoa học như: + Phương pháp luận duy vật biện chứng + Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp + Phương pháp so sánh, tiếp cận hệ thống cấu trúc + Phương pháp lịch sử, logic - Phương pháp thu thập thông tin + Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định Một doanh nghiệp, để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác với các đối tượng lao động (nguyên liệu vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động (máy móc, thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải ) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trọng các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, nhà xưởng, công trình kiển trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm tài sản cố định vô hình. Thông thường một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản: - Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường là một năm trở lên. - Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. Tiêu chuẩn này thường quy định riêng cho từng quốc gia và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả từng thời kỳ. Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn qui định trên được coi là 4 công cụ dụng cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xem xét tiêu chuẩn, và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp là phức tạp. Trước hết, đối với việc phân biệt giữa đối tượng lao động và các tư liệu lao đôi khi không phải chỉ dựa vào đặc tính hiện vật mà còn dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng có thể một tài sản trong trường hợp này được coi là tài sản cố định, trường hợp khác lại được coi là tài sản lưu động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng mới hoàn thành, đang trong kho thành phẩm chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao) thì chưa được coi là tài sản lưu động. Hai là một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng thứ thì không đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng nếu thống nhất thành hệ thống thì cả hệ thống lại được coi là tài sản cố định. Ví dụ trong thiết bị của của một phòng thí nghiệm, một vườn cây lâu năm Đối với một số ngành đặc thù có một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn trên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Ví dụ : chi phí mua bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp Ở Việt Nam theo chuẩn mực kế toán số 03, 04, 06 và chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 quy định tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như sau: - Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình Mỗi tài sản cố định là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết thống nhất với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Nếu thoả mãn cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định hữu hình. 5 a. Có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. b. Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Trường hợp một hệ thống bao gồm bộ phận tài sản riêng lẻ được liên kết với nhau trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau mà nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là tài sản cố định hữu hình độc lập. Ví như: từng con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, từng mảnh vườn cây lâu năm. - Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn hai tiêu chuẩn quy định tại khoản một, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì coi là tài sản cố định vô hình. Nếu khoản chi phí nào không thoả mãn cả hai tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm chung của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và hình thái vật chất, đặc tính sử dụng ban đầu của nó vẫn không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá thành sản phẩm. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành nên một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Từ những lý luận trên chúng ta thấy: Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá thành sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. 6 Trong nền kinh tế thị trường, tài sản cố định được coi như các loại hàng hoá thông thường khác. Nó không chỉ có giá trị, mà còn có giá trị sử dụng. Thông qua mua bán trao đổi các tài sản cố định được chuyển dịch quyền sở hữu và sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác. 1.1.1.2. Phân loại tài sản cố định Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 quy định tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như sau: a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và đặc trưng kinh tế kỹ thuật Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: TSCĐ hữu hình: Là những TS có hình thái hiện vật chất cụ thể thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Theo đặc trưng kinh tế kỹ thuật, tài sản cố định hữu hình được chia thành: • Nhà cửa vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, nhà để xe, chuồng trại chăn nuôi, giếng khoan, bể chứa, sân phơi, cầu cống , đường xá…. • Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh. • Phương tiện vận tải truyền dẫn: ôtô, máy kéo, tầu thuyền, canô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, ôxy, khi nén, hệ thống đường dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh thuộc tài sản của doanh nghiệp. • Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm… • Cây lâu năm, gia sức cơ bản…. 7 • TSCĐ khác: gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào các loại tài sản nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật ) - TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái hiện vật chất cụ thể, chỉ thể hiện một lương giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư phục vụ cho lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. TSCĐ vô hình gồm: • Quyền sử dụng đất đai: là giá trị đất, mặt nước, mặt biển được hình thành do bỏ chi phí ra mua, đền bù san lấp, cải tạo nhăm mục đích có được mặt bằng sản xuất kinh doanh. • Quyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có quyền phát hành. • Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng sáng chế hoặc doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng sáng chế, bản quyền tác giả (bản quyền tác giả là chi phí tiền thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán các tác phẩm của mình) • Nhãn hiệu hàng hoá: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. • Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính • Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất một loại sản phẩm mới • TSCĐ vô hình khác: Là những TSCĐ vô hình khác chưa được phản ánh ở các loại trên như quyền sử dụng hợp đồng, quyền thuê nhà… 8 [...]... hồi bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận ứng trước của vốn đầu tư về tài sản cố định, biểu hiện dưới hình thành hiện vật là các tài sản cố định do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài nên vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất phần vốn được luân... TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2.1.1 Sự ra đời, phát triển và bộ máy tổ chức của Công ty 2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện (trước là Xí nghiệp Vật liệu cách điện) là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Công ty Điện. .. nghiệp, để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả số vốn cố định của mình Vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình sử dụng vốn cố định vào sản xuất với số vốn cố định đã sử dụng để đạt được kết quả đó Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng vốn cố định phải thực hiện trên hai mặt 1 Với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm... nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng DT (hoặc DT thuần) trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ = Với VCĐ bình quân sử. .. tài sản cố định của mình theo mục đích sử dụng của nó Từ đó có biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng 1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm - đặc điểm của vốn cố định VCĐ là số vốn đầu tư... sử dụng trong kỳ = Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý của từng thời kỳ chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phải xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 20 1.2.3.2 Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần phải cần bao nhiều đồng vốn cố định. .. doanh nghiệp Năng lực sản xuất của tài sản cố định quyết định năng lực sản xuất, năng suất lao động của doanh nghiệp Nó góp phần làm giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm Vì vậy việc nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định sẽ làm cho hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định tăng lên khi hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên... nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hiện vật các tài sản cố định Do vậy, Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành tài sản cố định, nó luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và... cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới kịp thời về thiết bị công nghệ 1.3.2 Tổ chức quản lý tài sản cố định hiện có Sau khi đã đầu tư mua sắm tài sản cố định thì cần phải thực hiện: - Phải bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý khai thác tối đa công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy... tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp Trên thực tế sử dụng vốn cố định có hiệu quả như thế nào, đòi hỏi một sự lỗ lực rất lớn của mỗi doanh nghiệp Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một việc làm thường xuyên và cần thiết của các doanh nghiệp để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh vô cùng gay gắt của nền kinh tế thị trường tồn tại song song nhiều thành phần như . nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI SẢN CỐ. chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện Chương. toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận ứng trước của vốn đầu

Ngày đăng: 03/11/2014, 21:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. GS.TS. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 2002
1. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2004), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội Khác
2. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
3. TS Nghiêm Xuân Đạt, TS Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
6. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (1999), Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
7. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002), NXB Tài chính Khác
8. Bộ Tài chính, Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC (2003), NXB Tài chính, Hà Nội Khác
9. Bộ môn Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
10. Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính kế toán (1997), Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
11. Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện:- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008.- Báo cáo kiểm kê tài sản cố định năm 2006, 2007, 2008.- Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần  Vật liệu kỹ thuật điện - nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện (Trang 38)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính kế toán của - nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính kế toán của (Trang 40)
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu trong BCKQ kinh doanh các năm 2006 - 2008 - nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu trong BCKQ kinh doanh các năm 2006 - 2008 (Trang 43)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2006, 2007 và 2008 - nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2006, 2007 và 2008 (Trang 46)
Bảng 2.5: Nguồn tài trợ thưòng xuyên của Công ty - nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện
Bảng 2.5 Nguồn tài trợ thưòng xuyên của Công ty (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w