1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

y học tdtt

8 585 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 36,07 KB

Nội dung

Nhằm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, phương pháp phòng ngừa và cách khắc phục trong chấn thương khi tập luyện TDTT để nhằm phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả nhất trong lĩnh v

Trang 1

A: Phần mở đấu

Lý do chọn đề tài:

Qua quá trình học thể dục thể thao ở Cao đẳng và tiếp tục học lên Đại học cùng với 6 năm công tác trong trường học cũng như làm công tác đào tạo đội tuyển trường nhằm thi đấu TDTT Tôi thấu hiểu được TDTT luôn luôn mang lại sức khỏe để phục vụ cho lao động và học tập

Được sự giảng dạy của Giảng viên Nguyễn Phước Thọ trường ĐH SPTDTT tp HCM tôi càng được hiểu rõ hơn về thể thao thường đi đôi với chấn thương trong tập luyện và thi đấu Nhằm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, phương pháp phòng ngừa và cách khắc phục trong chấn thương khi tập luyện TDTT để nhằm phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả nhất trong lĩnh vực hoạt động TDTT phục vụ cho nước nhà Chính những lý do đó tôi quyết định chọn đề tài này làm chuyên đề

B Phần nội dung

Chấn thương và tai nạn trong tập luyện và thi đấu thể thao

Trong những nǎm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể thao của nhiều tầng lớp dân cư ngày một tǎng Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng khích lệ Tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tǎng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập

Tuy nhiên cùng với những dấu hiệu đáng mừng đó, tập luyện thể dục thể thao (TDTT) kể cả thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao cũng đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc đó là còn nhiều trường hợp chấn thương và tai nạn đáng tiếc xảy

ra kể cả tai nạn chết người trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao Vậy những nguyên nhân chính của tình trạng trên là gì? Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau và theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm y học thể thao Việt Nam chúng tôi muốn đề cập đến một số nguyên nhân chính sau đây

Sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện

Là nguyên nhân dẫn tới 30-60% trường hợp chấn thương ở các môn thể thao khác nhau Các chấn thương này gắn liền với các nguyên tắc huấn luyện cơ bản đó là: tập luyện phải hợp lý, thường xuyên, liên tục, tǎng dần lượng vận động, tǎng dần độ khó của động tác và nguyên tắc đối xử cá biệt trong tập luyện TDTT Nguyên nhân này trong hoạt động thể thao quần chúng còn cao hơn, bởi không phải ở đâu người tập cũng có sự hướng dẫn của huấn luyện viên (HLV) Đơn giản chỉ do không khởi động hoặc khởi động không tốt có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt điều đó liên quan đến tập luyện môn bơi lội

Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu

Trang 2

Là nguyên nhân dẫn tới 4-8% các trường hợp chấn thương Những chấn thương này xảy ra là do việc bố trí người tập bất hợp lý, không đảm bảo kỷ luật trật tự, duy trì tổ chức tập luyện lộn xộn, mật độ người tập quá đông, sự phối hợp tập luyện giữa các nhóm vận động viên (VĐV) có trình độ, đẳng cấp, hạng cân thi đấu không đều, tổ chức bảo hiểm không tốt, hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt của HLV và giáo viên TDTT

Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất kỹ thuật của buổi tập,có thể dẫn tới 25% các chấn thương Cụ thể là chất lượng trang thiết bị dụng cụ, sân bãi thi đấu và trang phục

cá nhân kém, các phương tiện bảo vệ, bảo hiểm không có hoặc không đầy đủ Nguyên nhân này rất dễ nhận thấy khi ta quan sát bất kỳ một sân chơi nào, bởi chúng ta còn thiếu hiểu biết hoặc do tâm lý coi thường hay tùy tiện trong việc chọn địa điểm và các phương tiện, giày dép và trang bị tập luyện

Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp

Là nguyên nhân của 2-6% các trường hợp chấn thương ví dụ như: sân bãi, dụng cụ thi đấu tập luyện không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo (tối hoặc chói sáng), thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập hoặc của bể bơi không đúng yêu cầu vệ sinh, độ ẩm môi trường tập quá cao

Hành vi không đúng đắn của VĐV

Là nguyên nhân đưa tới 5-15% các trường hợp chấn thương Đó là sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, vô ý thức tổ chức kỷ luật hoặc phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt trong các môn đối kháng Điều này không phải giải thích nhiều bởi chỉ cần xem các VĐV bóng đá thi đấu ở các giải chuyên nghiệp hoặc các hạng nhất, nhì chúng

ta cũng có thể tự rút ra kết luận

Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học

Dẫn tới 2-10% các trường hợp chấn thương Đó là các trường hợp cho phép tập luyện và thi đấu thể thao không qua kiểm tra y học, không thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ Đây là một trong những khâu rất yếu của y học thể thao nước nhà Chúng ta chưa có hệ thống y học thể thao rộng khắp để có thể tư vấn và hướng dẫn cho mọi người là mình có được phép tập luyện hay không hoặc tập luyện ở mức độ nào thì có lợi cho sức khỏe của mỗi người

VĐV tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong tình trạng chuẩn bị thể lực chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó, hoặc có biểu hiện rối loạn về khả nǎng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo vệ và độ tập trung chú ý, có thể do quá cǎng thẳng hoặc tập luyện quá sức

Để hạn chế và giảm thiểu tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau:

Phải kiểm tra sức khỏe cho người tập và kiểm tra y học cho VĐV trước khi cho phép hoặc khuyến khích nên tập luyện môn thể thao nào cho phù hợp với từng người Cần

có vǎn bản pháp quy quy định công tác kiểm tra y học, chǎm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe

Trang 3

cho VĐV cũng như người tập TDTT.

Tǎng cường giáo dục và hướng dẫn VĐV và người tập về nguyên tắc huấn luyện, phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao Khi tập luyện và thi đấu ở mọi cấp độ bắt buộc phải có sự hiện diện của HLV

Tǎng cường cơ sở vật chất và những điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, sân bãi và dụng cụ thi đấu thể thao

Tǎng cường giáo dục đạo đức cho VĐV nêu cao tinh thần trung thực cao thượng và fair play trong thi đấu thể thao

Tǎng cường công tác y tế thường trực và đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao Hướng dẫn cho VĐV và người tập chế độ dinh dưỡng hợp lý và các giải pháp hồi phục khác khi tham gia tập luyện và thi đấu thể thao

Không ngừng nâng cao chất lượng sơ, cấp cứu và điều trị các chấn thương và tai nạn trong hoạt động thể dục thể thao

Chỉ có như vậy chúng ta mới phát huy hết vai trò của tập luyện thể dục thể thao vì mục đích cao cả là sức khỏe cho mọi người và vinh quang cho Tổ quốc

Thể dục thể thao có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan có thể gây nên chấn thương và tình trạng bệnh lý Nó cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời Tác nhân gây ra có thể là cơ học, hóa học, điện học, phóng xạ và tâm lý Các cơ quan hay bị chấn thương là cơ quan vận động Các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng hay xảy ra ở một bộ phận vận động viên

Tỷ lệ chấn thương thể dục thể thao nhiều hay ít tùy theo từng nước : Liên Xô (cũ) : 2%, Tiệp Khắc (cũ) : 2.3%, Na Uy : 0.8%, Thụy Điển : 7-13%, Liên Bang Đức : 10% trong tổng số các loại chấn thương Loại chấn thương rất đa dạng, chủ yếu có 7 loại hay thường gặp là : chạm thương, tổn thương cơ-gân, bong gân, tổn thương khớp và sai khớp, gãy xương, chấn động não, và xây sát tổn thương phần mềm

Mỗi môn thể thao, phụ thuộc vào đặc điểm của cơ học vận động mà chấn thương thường hay định khu vào vùng hay một số vùng nhất định : Bóng đá: 76.67% là chi dưới, Quyền Anh : 23.89% ở đầu, thể dục dụng cụ : 54.49% ở chi trên v.v…

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây ra chấn thương trong thể dục thể thao cũng có nhiều loại :

 Do thiếu sót trong phương pháp tập luyện,

 Do đặc điểm về kỷ thuật

 Do tổ chức, sân bãi

 Do đạo đức, tác phong của vận động viên,…

Nhưng theo thống kê thì nguyên nhân thứ nhất và thứ hai là nhiều hơn cả

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG

Trang 4

- “Phòng bệnh hơn chửa bệnh” đó là câu nói không chỉ đúng trong các trường hợp

bệnh lý khác mà trong chấn thương thể dục thể thao cũng luôn luôn đúng

Dựa vào việc phân tích các nguyên nhân gây chấn thương thể dục thể thao như đả nêu trên Người ta rút kinh nghiệm và đề phòng

Ví dụ:

Trong bóng đá, vận động viên hay đau cơ dạng ở đùi thì phải có những động tác khởi động cho các cơ nói trên tập làm quen dần với vận động vì đau có thể là biểu hiện của vi chấn thương

Trong Quyền Anh, vận động viên hay bị chấn động não, chấn thương sọ-mắt, gây nốc ao, thì phải thực hiện nghiêm túc các quy định về y tế như : kiểm tra sức khỏe hàng ngày, trong khi thi đấu phải sơ cứu kịp thời các vết thương, nếu nặng bác sĩ có quyền yêu cầu tạm dừng trận đấu

CÁC DẠNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU TRONG CHẤN THƯƠNG THỂ DỤC THỂ THAO

1 Choáng chấn thương

Choáng chấn thương thường hay xẩy ra khi tác nhân kích thích quá mạnh do thương tích gây ra, nhất là ở cơ quan vận động Thường thấy khi vết thương dập nát nhiều, vết thương nhẹ nhưng nhiều nơi, gãy xương lớn, chấn thương bụng, ngực nặng, hoặc khi trời lạnh, quá đau đớn, chảy máu ri rỉ kéo dài, lúc tháo garô, hay quá sợ hãi Phương pháp sơ cứu : phải bình tĩnh Ủ ấm, thấm khám nhẹ nhàng, hạn chế đau Nếu không kèm tổn thương bụng, chỉ có vết thương xương, ta có thể tiêm moocphin 0.01g dưới da Nhanh chóng cầm máu tạm thời và nhẹ nhàng vận chuyển đến cơ quan y tế gần nhất

2 Chấn Thương Các Cơ Quan Vận Động

a. Xây Xát Phần Mềm: Rửa sạch vết thương bằng nước muối 7% vô khuẩn, hoặc dung dịch oxy già 3%, rồi băng khô vô khuẩn hay băng mỡ kháng sinh cho dễ bóc khi thay băng

b. Vết Thương Cơ, Sâu:

Nếu không chảy máu thì củng xử lý như trên Uống hoặc tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn

Nếu có chảy máu, phải cầm máu Máu động mạch : chảy vọt thành tia và màu đỏ Máu tĩnh mạch : chảy trào ra và có màu đỏ sẫm Cầm máu bằng băng ép, băng ấn, garô (nếu động mạch)

c Chạm Thương:

Nếu là chạm thương phần mềm : ngoài da có vết bầm tím : chườm lạnh bằng túi nước đá, đắp khăn nước lạnh hoặc dùng cloretilamin Ngày đầu chườm lạnh 20-3 phút, nghỉ 2-3 giờ, chườm lại Nghỉ tập và không xoa bóp

Trang 5

Nếu chạm màng xương : rất đau, đau lâu vì màng xương là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, thường gặp ở mặt trước xương chày (trong chạy vượt rào hay tranh bóng trong bóng đá), xương ngực (trong cử tạ), gót chân (trong nhãy cao, nhãy xa) Cách sơ cứu cũng chườm lạnh như trên và bất động chi trong ít ngày

d Bong Gân :

Hay gặp nhất là bong gân khớp gối và khớp cổ chân Đó là tổn thương dây chằng và bao khớp, thường do tác động mạnh và gián tiếp vào khớp nhất là khi đang xoay-dạn, hay khép gấp khớp Thường thấy khi chạy bị vấp, mất thăng bằng khi phải xoay người vụt bóng trong đánh Quận vợt, đang chạy phải dừng lại và xoay người sút bóng trong bóng

đa Khớp sưng to, đau, bầm tím, phải dừng ti đấu

Phương pháp Sơ cứu : chướm lạnh, băng ép, bất động khớp bị bong gân Không được xoa bóp vì gây thêm kích thich làm tăng rối loạn vận mạch

e Sai Khớp : hay bị sai khớp vai, khớp khuỷu

Phương pháp sơ cứu : Phải bất động ngay chi ở tư thế hiện hữu và đưa đến bệnh viện

f Gãy Xương : trường hợp nghiêm trọng việc xử trí bước đầu củng đòi hỏi phải có kiến thức về y học ở đây xin bỏ qua loại chấn thương này

3 Chấn Thương Sọ Não

Đây củng là loại chấn thương nặng hay gặp trong các môn thể thao mạo hiểm và đối kháng : đua xe đạp, mô tô, Quyền Anh, Bóng đá…

Phương pháp sơ cấp cứu :

-Trước tiên phải xử trí vết thương : rửa sạch, băng ép cầm máu

-Theo dõi 3 loại tri giác : như sau

• Tri giác hiểu biết : hỏi trả lời, bảo nạn nhân làm và thực hiện đúng

• Tri giác tự động : nâng chi lên có rơi thõng xuống không, cấu véo có phản ứng lại không

Tri giác bản năng : nuốt có chậm không, đổ nước vào mồn ngậm lại hay để chảy ra ngoài

- Nếu là hôn mê thì xem ở mức độ nào :

• Độ 1 : rối loạn tri giác hiểu biết

• Độ 2 : mất tri giác hiểu biết

• Độ 3 : mất cả 3 loại tri giác, còn phản xạ ho và sặc

-Theo dõi mạch và nhịp thở : mạch chậm và mạnh (kèm tri giác kém dần) là có chèn ép não Thở nhanh : có khi 40-50 lần/phút là chấn thương não nặng Thở quá chậm (dưới 12 lần/phút) là đả tổn thương trung tâm hô hấp

- Cần để nạn nhân nằm cao đầu Đưa tới bệnh viện gần nhât Tránh lắc lư khi đi đường Nếu có ngừng thở, ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lòng ngực

4 Chấn Thương Ngực :

Thường là loại không có vết thương Nếu nhẹ : chỉ đau và bầm tím ngoài da; nặng

Trang 6

có thể gây tổn thương phổi (hay gặp) hoặc tim (hiếm gặp), phải sơ cứu.

- Có thể bị : khó thở do màng phổi bị tổn thương, khạc ra máu : do xương sườn gãy đâm vào phổi; tràn khí dưới da, ấn da thấy kêu lép bép : thủng phổi hoặc phế quản; có thể gãy xương sườn

- Sơ Cứu : cần băng ép quanh lồng ngực, cố định nạn nhân, không để giãy giụa nhiều Đắp ấm và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện

5 Chấn Thương Bụng

Có thể gây thủng tạng rỗng như ruột, dạ dày, vỡ thận gây đái ra má Hay xảy ra khi vận động viên va đập mạnh, bị ngã Chấn thương bụng hay gây choáng nên phải u ấm và

đề phòng Chườm lạnh vùng đau Bất động và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện không cho ăn uống, không được tiêm moocphin vì sẽ làm mờ triệu chứng nguy hiểm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHÂN THƯƠNG TRONG THI ĐẤU TDTT

Tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao , tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập

Tuy nhiên, cùng với nhưng dấu hiệu đáng mừng đó, tập luyện thể dục thể thao kể cả thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao cũng đặt ra những vấn đề bức xúc: nhiều trường hợp chấn thương và tai nạn đáng tiếc xảy ra kể cả tai nạn chết người trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao

Những vấn đề chủ yếu về chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và sơ cứu giờ đây

đã đã được nhiều người quan tâm hơn Để nắm được rõ hơn về những vấn đề này, chúng tôi xin được chỉ dẫn thêm về các chấn thương dễ gặp phải trong luyện tập và thi đấu thể thao cũng như cách sơ cứu và phòng chống

Tập luyện trong các điều kiện thời tiết khác nhau:

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường có những ảnh hưởng nhất định đối với hiệu quả tập luyện thể thao

Để tránh những ảnh hưởng xấu (gây cảm giác khó chịu, nguy cơ gây chấn thương ) cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt

Tập luyện trong điều kiện khí hậu nóng ẩm dễ làm căng thẳng bộ máy điều nhiệt của cơ thể, gây mệt mỏi và nếu vẫn tiếp tục duy trì luyện tập có thể xuất hiện tình trạng kiệt sức do nhiệt (hay gặp trong môn marathon)

Khi mới bắt đầu luyện tập trong điều kiện nóng ẩm cần phải giảm cường độ vận động đi một nửa, những tuần tập luyện sau có thể tăng dần cường độ cho đến mức bình thường Khi cơ thể đã dần thích nghi với khí hậu nóng ẩm, bài tiết mồ hôi sẽ diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, giảm mất muối Tăng tiết mồ hôi làm quá trình điều nhiệt hiệu quả và bớt căng thẳng

Công tác bảo đảm an toàn trong tập luyện: Nếu tập chạy (chạy, đi bộ sức khỏe)

Trang 7

trên vùng cao, trước tiên phải có thời gian một vài tuần để cơ thể thích nghi với điều kiện phân áp ôxy thấp trong không khí Nâng dần tốc độ và thời gian chạy để cơ thể thích nghi với vận động trong điều kiện thiếu ôxy

Quần áo tập luyện: Quần áo tập luyện phù hợp góp phần làm cho buổi tập an toàn

và mang lại sự thỏa mãn Trong lúc tập luyện , quần áo nên sử dụng các loại được làm từ chất liệu bông, cotton để cơ thể không bị tích nhiệt

Giày tập: Đa số các chấn thương xuất hiện trong tập chạy hoặc đi bộ sức khỏe đều

có thể ngăn ngừa được Nguyên nhân chính thường gây ra chấn thương là vấn đề về giày chạy và các sai lầm trong phương pháp tập luyện

Tập chạy và đi bộ sức khỏe bằng những đôi giày không đúng cỡ chân hoặc có chất lượng kém có thể dẫn đến chấn thương bàn chân, mắt cá chân, đầu gối hoặc lưng

Giày đặc biệt quan trọng đối với người tập luyện thể dục thể thao

Giày chọn đúng sẽ làm cho người tập luyện thể thao cảm thấy dễ chịu, thoải mái và không

ra gây chấn thương

Trong khi tập chạy với đôi giày xấu (không đúng loại, không đúng kích cỡ hoặc kém chất lượng) thường gây nên cảm giác khó chịu và có thể sẽ gây nên chấn thương ở vùng bàn chân và khớp gối

Sơ cứu khi bị chấn thương: Về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao chúng ta

đều biết nó sẽ giúp cho người tập luyện có được tinh thần sảng khoái, phát huy được tiềm năng thể lực, cải thiện được sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng sống của con người Tuy nhiên, trong một số trường hợp tập luyện TDTT vì sức khỏe có thể là nguyên nhân của một số biến chứng, đặc biệt là các chấn thương hệ vận động Trong khi các bài tập rèn sức bền như đi bộ và chạy sức khỏe, các chấn thương thường gặp ở vùng khớp gối và cổ chân dưới dạng dãn, rách dây chằng cơ, bong gân và bầm dập

Nguyên nhân chính xuất hiện các chấn thương trong tập luyện là các sai lầm trong phương pháp tập luyện Khi bị chấn thương trong tập luyện hay thi đấu, phụ thuộc vào mức độ tổn thương, trong giai đoạn từ 24-72 giờ vùng tổn thương cần phải yên tĩnh hoàn toàn, nếu không thấy có dấu hiệu suy giảm thì cần phải đến bác sĩ để có được lời chỉ dẫn

Chườm lạnh: Áp dụng chường lạnh trên vùng bị chấn thương được sử dụng như

một phương pháp độc lập nằm trong quá trình điều trị chấn thương thể thao Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả đem đến lại vô cùng to lớn Chườm lạnh có tác dụng làm tăng ngưỡng hưng phấn của các sợi cơ, giảm cường độ của quá trình trao đổi chất, giảm phù nề, giảm đau ở vùng chấn thương Giảm co thắt cơ dẫn đến cải thiện tuần hoàn

và kết quả là giảm rối loạn chuyển hóa ở vùng bị chấn thương

Băng ép: Dùng băng vải hay băng chun băng ép vùng chấn thương đủ để giảm phù

nề và tạo điểm tựa vững chắc cho vùng cơ khớp bị chấn thương Băng ép vùng chấn

Trang 8

thời gian giữa hai đợt chườm lạnh.

Giữ cao tư thế: Vùng tổn thương cần được giữ ở tư thế nâng cao để tránh tình

trạng ứ máu và hạn chế phát triển phù nề Tùy theo bộ phận chấn thương mà ta có tư thế treo cao cho phù hợp để không cản trở tới sinh hoạt của người tập Người tập bị chấn thương vùng chi dưới cần nằm và có thể dùng gối để đệm nâng cao chi dưới bị đau

C Phần kết luận

Qua quá trình học tập ở trường và phân tích chuyên đề trên với liên hệ thực tiển, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Một tập luyện và thi đấu thể thao người tập phải nắm chắc thể dục thể thao là gì?

- Hiểu và nắm được các nguyên nhân chính gây ra chấn thương trong thể thao từ đó hạn chế những nguyên nhân tránh những hậu quả đáng tiệc

- Vận dụng những kiến thức đã học cũng như trong thực tiển để phòng ngừa cũng như sử dụng các biện pháp khắc phục khi xẩy ra các trường hợp chấn thương kịp thời nhằm hạn chế những trường hợp xấu nhất

- Với một số hiểu biết nhỏ về thực tế và được học tập tại trường ĐH SPTDTT tp HCM khi tập luyện và thi đấu đỉnh cao chúng ta phải có chuyện gia về y học để kiểm tra cũng như hướng dẫn một cách hợp lý nhất

Ngày đăng: 03/11/2014, 08:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w