1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn

96 1,7K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 568 KB

Nội dung

Sơ đồ 2.3: Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn 1.1.Vai trò của huy động vốn đối với NHTM 1.1.1.Các loại vốn của NHT

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

1.1.Vai trò của huy động vốn đối với NHTM

1.1.1.Các loại vốn của NHTM

1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM

1.1.2.1 Huy động vốn thường xuyên

1.1.2.2 Huy động vốn không thường xuyên

1.1.3.Vai trò của vốn huy động trong hoạt động của NHTM

1.2 Một số nội dung cơ bản về công tác kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.1 Vai trò của kế toán ngân hàng và kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.1.1 Kế toán ngân hàng

1.2.1.2 Kế toán huy động vốn

1.2.2 Kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.2.1 Các quy trình giao dịch sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

1.2.2.3 Phương pháp hạch toán

Tóm tắt chương 1

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank

2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Sacombank

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.2.Thành tựu đạt được

2.1.1.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank

2.1.2.Giới thiệu về Sacombank Chợ Lớn

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

Trang 2

2.2.1 Các hình thức huy động vốn

2.2.2 Tình hình huy động vốn

2.3 Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

2.3.1 Những quy định về lập chứng từ

2.3.2 Hệ thống kế toán áp dụng tại Sacombank

2.3.2.1 Giới thiệu về T24 – R8

2.3.2.2 Quản lý trên T24 – R8

2.3.2.3 Quy trình giao dịch

2.4 Đánh giá công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

2.4.1 Các thành tựu đã đạt được trong huy động vốn và trong công tác kế toán huy động vốn

2.4.1.1 Đối với nghiệp vụ huy động vốn

2.4.1.2 Đối với công tác kế toán huy động vốn

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục trong huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn

2.4.2.1 Đối với nghiệp vụ huy động vốn

2.4.2.2 Đối với công tác kế toán huy động vốn

Tóm tắt chương 2

Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn

3.1 Định hướng phát triển của Sacombank

3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng

3.1.1.1 Dự báo tình hình năm 2011

3.1.1.2 Một số mục tiêu kinh doanh chủ yếu trong năm 2011 của Sacombank

3.1.2 Định hướng phát triển của công tác kế toán huy động vốn

3.2 Một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn

3.2.1 Đối với Sacombank

3.2.1.1 Hội sở Sacombank

3.2.1.2 Chi nhánh Chợ Lớn

3.2.2 Đối với Chính phủ

Trang 3

3.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tóm tắt chương 3

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo 100

Lời mở đầu

Trang 4

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra là đến năm 2020 nước ta phải hoàn thành nhiệm vụ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam

từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nhiệp hiện đại Để thực hiện được mục tiêu này, vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng Có thể nói, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, và mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển

và cạnh tranh, các doanh nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn ngày càng tăng.

Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM là nơi tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Ngân hàng là một trong những kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế Vì vậy, để thực hiện tốt vai trò này, đòi hỏi ngân hàng phải

có nguồn vốn dồi dào Cho nên, bên cạnh chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh thì chiến lược phát triển vốn của ngân hàng cũng rất quan trọng Song song với việc tích cực tăng cường vốn chủ sở hữu, các ngân hàng đều xem huy động vốn là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng cường nguồn vốn hoạt động của mình Do đó, cũng như các ngân hàng thương mại khác, Sacombank đã đặt huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng.

Vì những lý do trờn nờn trong thời gian thực tập tại ngân hàng Sacombank

– chi nhánh Chợ Lớn, tôi đã tìm hiểu về “Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn” và chọn nó làm

đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đề tài gồm ba phần:

Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn.

Trang 5

Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn.

Danh mục các từ viết tắt

Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 6

1 CMND Chứng minh nhân dân

1 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của ngân hàng Sacombank

2 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank

Trang 7

3 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của Sacombank – Chợ Lớn

4 Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của Sacombank – Chợ Lớn

5 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính năm 2011 của Sacombank

Sơ đồ

1 Sơ đồ 1.1: Vai trò của kế toán ngân hàng

2 Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch nhiều cửa

3 Sơ đồ 1.3: Quy trình giao dịch một cửa

4 Sơ đồ 2.1: Quy trình giao dịch chung mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm

5 Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch chi tiết mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm

6 Sơ đồ 2.3: Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm

Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

1.1.Vai trò của huy động vốn đối với NHTM

1.1.1.Các loại vốn của NHTM

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho

Trang 8

vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Như vậy có thểhiểu NHTM là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngânhàng vì mục tiêu lợi nhuận NHTM là một định chế tài chính trung gian có vị trí quantrọng trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng trung gian nói riêng.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, mô hình hoạt động của NHTM ngàycàng đa dạng, phong phú, và ngày càng hoàn thiện hơn vai trò, chức năng của nó đốivới nền kinh tế Do đó, các hoạt động của NHTM đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn,

từ nhiều nguồn khác nhau

*Vốn tự có

Vốn tự có – hay là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, bao gồm văn phòng, nhà cửa,máy móc, thiết bị… thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Mỗi ngân hàng đều phải cómột số vốn tự có nhất định Đây là điều kiện để ngân hàng được thành lập và duy trìhoạt động kinh doanh của mình Vốn tự có thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn của NHTM Vốn tự có bao gồm:

+Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu góp, được ghi vào điều

lệ hoạt động và giấy phép kinh doanh của ngân hàng, vốn điều lệ tối thiểu phải khôngnhỏ hơn vốn pháp định (Theo Nghị định 141/2007/NĐ – CP ban hành ngày22/11/2007, quy định chậm nhất đến ngày 31/12/2011, mức vốn pháp định áp dụngđối với loại hình NHTM cổ phần là 3.000 tỷ đồng) Nguồn gốc vốn điều lệ phụ thuộcvào hình thức sở hữu ngân hàng, nếu là ngân hàng quốc doanh thì vốn điều lệ là dongân sách Nhà nước cấp, nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ do cổ đông góp,nếu là ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ do cỏc bờn liên doanh gúp…

+Các quỹ của NHTM

Các quỹ của ngân hàng được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh củangân hàng Theo quy định của Pháp luật, các quỹ này bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sungvốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển và một số quỹ khác Mứctrích lập các quỹ phải tuân theo quy định của NHNN và theo quyết định của chớnhchủ sở hữu

Trang 9

+Lợi nhuận không chia

Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận ròng của ngân hàng được giữ lại để kinhdoanh sau khi đó trớch lập các quỹ và chia lợi nhuận cho chủ sở hữu hay trả cổ tứccho cổ đông

*Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn thu hút được thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng,

là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó tồn tại dưới nhiều hình thức Hình thức huyđộng vốn phổ biến hiện nay của ngân hàng là huy động các khoản tiền nhàn rỗi củacác cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dưới hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiếtkiệm… Các khoản tiền gửi này là nền tảng, là nguồn vốn chủ yếu để phục vụ cho việckinh doanh, phát triển của ngân hàng

*Vốn vay

Trong quá trình hoạt động, NHTM còn có thể vay vốn từ các NHTM khác, vaycủa NHTM nước ngoài hoặc vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn của NHNN theoquy định của Pháp luật

*Tiền gửi không kỳ hạn – tiền gửi thanh toán

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp nhằm mục đích antoàn cho tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

Trang 10

tiêu dùng thông qua ngân hàng, không nhằm mục đích sinh lời Khách hàng có thể rúttiền bất cứ lúc nào để phục vụ cho việc chi trả qua các hình thức như phát hành Sec,lập Ủy nhiệm chi, Lệnh chi… nên ngân hàng không thể chủ động sử dụng loại tiền gửinày để cho vay, đầu tư Do đó, loại tiền gửi này có lãi suất rất thấp Mặt khác, loại tiềngửi thanh toán này Ngân hàng phải thường xuyên thu, chi theo yêu cầu của kháchhàng nên tốn kém chi phí về kiểm đếm, bảo quản…

*Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi thanh toán nhưng có kỳ đáo hạn cố định Khách hàng (chủ yếu

là doanh nghiệp) chỉ có thể rút tiền khi đến kỳ hạn đã thỏa thuận và được hưởng toàn

bộ lãi suất tùy thuộc vào kỳ hạn gửi và quy định của ngân hàng Tuy nhiên, kháchhàng cũng có thể rút tiền trước hạn nhưng sẽ hưởng lãi suất thấp hơn mức lãi suất đãthỏa thuận khi khách hàng gửi tiền

*Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chủ yếu là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thờicủa khách hàng do nhu cầu chi tiêu chưa được xác định trước trong tương lai nên gửikhông kỳ hạn vừa đảm bảo an toàn cho tài sản, vừa nhằm mục đích sinh lời Kháchhàng có thể gửi tiền vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào nhưng do những giao dịch nàykhông thường xuyên nên ngân hàng có trả lãi cho khách hàng Tuy nhiên, do tính chấtkhông ổn định nên loại tiền gửi này thường có lãi suất thấp

*Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có nhu cầugửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và có kế hoạch sử dụng khoản tiền nhàn rỗi trongtương lai Có nhiều loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tùy theo thời hạn gửi (3 tháng, 6tháng, 9 tháng, 12 thỏng…) hoặc theo hình thức trả lãi (trả lãi đầu kỳ, cuối kỳ, địnhkỳ)

Trang 11

1.1.2.2 Huy động vốn không thường xuyên – huy động vốn thông qua phát hành GTCG:

Theo điều 46 – Luật các tổ chức tín dụng của NHNN, ngân hàng được phát hànhchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các loại GTCG khác để huy động vốn của các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước

GTCG là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác địnhnghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định trong một thời hạn cụ thể, điều kiện trả lãi vàmột số cam kết khác của ngân hàng với khách hàng GTCG có nhiều loại tùy theo thờihạn (GTCG ngắn hạn – dưới 12 tháng, dài hạn – trên 12 tháng), theo hình thức trả lãi(GTCG trả lãi trước, trả lãi sau, hay trả lãi định kỳ)

Có ba trường hợp phát hành GTCG:

- Phát hành GTCG theo mệnh giá: là phát hành GTCG với giá bằng mệnh giá

- Phát hành GTCG có chiết khấu: phát hành GTCG với giá nhỏ hơn mệnh giá.Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu GTCG

- Phát hành GTCG có phụ trội: phát hành GTCG với giá lớn hơn mệnh giá Phầnchênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá gọi là phụ trội GTCG

1.1.3.Vai trò của vốn huy động trong hoạt động của NHTM:

Nguồn vốn huy động phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng Nhữngngân hàng lớn, huy động được nhiều vốn sẽ dễ dàng tham gia tài trợ cho các dự án cóquy mô, có thể hạ được lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn tín dụng để nâng cao khảnăng cạnh tranh với các ngân hàng khác, góp phần mở rộng quy mô hoạt động tíndụng Như vậy, vốn huy động không những cung cấp vốn để ngân hàng thực hiện cácnghiệp vụ khác, mà còn góp phần hiệu quả vào quá trình hoạt động và phát triển củangân hàng

Ngoài ra, vốn huy động cũng góp phần quyết định quy mô hoạt động của ngânhàng Ngân hàng càng huy động được nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàngluôn được đảm bảo, tạo thêm nhiều sản phẩm mới, ngân hàng có thể đa dạng hóa hoạt

Trang 12

động Từ đó giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, nângcao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính.

1.2 Một số nội dung cơ bản về cụng tỏc kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.1 Vai trò của kế toán ngân hàng và kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.1.1 Kế toán ngân hàng

*Khái niệm kế toán ngân hàng

Theo Luật kế toán năm 2003, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian laođộng Kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị

Kế toán tài chính ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cungcấp thông tin kinh tế, tài chính thông qua báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhucầu sử dụng thông tin của ngân hàng

Kế toán quản trị ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trongnội bộ ngân hàng

*Vai trò của kế toán ngân hàng

Mục tiêu của kế toán ngân hàng là cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tiền

tệ, tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phục vụ cho các đốitượng: nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan thuế…

Quản lý tình hình tài chính của ngân hàng, mọi chi phí, thu nhập phát sinh và kếtquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều được phản ánh thông qua hệ thống kếtoán ngân hàng Chính vì vậy, việc quản lý hoạt động tài chính, cân đối giữa thu vàchi đều được thực hiện có kế hoạch để đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển củamỗi ngân hàng

Trang 13

Kế toán ngân hàng được tổ chức ghi chép một cách khoa học, đầy đủ, chính xáctoàn bộ tài sản hiện có và sự vận động của các tài sản của ngân hàng nờn cỏc nhà quảntrị có thể quản lý chặt chẽ tài sản của ngân hàng mình Do đó, góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng tài sản.

Kế toán ngân hàng là nơi cung cấp thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất ở từngđơn vị từng cấp cũng như toàn ngành ngân hàng Đáp ứng yêu cầu công tác thanh trakiểm soát trong ngành ngân hàng

Từ những vai trò trên cho ta thấy kế toán ngân hàng có vị trí rất quan trọng, thểhiện cụ thể qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Vị trí của kế toán ngân hàng

Quyết định

mục tiêu

Hoạt động kinh doanh

Quyết định mục tiêu

Trang 14

1.2.1.2 Kế toán huy động vốn

*Vai trò của kế toán huy động vốn

Kế toán huy động vốn phản ánh chính xác hình thức huy động, tổng hợp số liệunhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị ngân hàng Những thông tin này sẽ là cơ sởcho ngân hàng xác định chi phí huy động vốn bình quân và đưa ra mức lãi suất chovay thích hợp Từ đó, góp phần mở rộng quy mô, hiệu quả hoạt động tín dụng củangân hàng

Nguồn vốn huy động của NHTM là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt độngcủa ngân hàng Nguồn vốn này rất đa dạng, phong phú về quy mô, chi phí huy động,

kỳ hạn Do vậy, việc theo dõi tình hình biến động trong nghiệp vụ huy động vốn đểghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng đưa ra được những giảipháp phù hợp với từng loại hình nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngânhàng

Ngoài ra, kế toán huy động vốn còn cung cấp thông tin cho các công tác kiểm tra,kiểm soát nội bộ, kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng… Đây cũng là một trongnhững nhân tố quan trọng để tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng Khikhách hàng đã tin tưởng, sẽ sử dụng những sản phẩm của ngân hàng càng nhiều, tạođiều kiện để ngân hàng tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn để phục vụ nhu cầu của

Trang 15

khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả hoạt động của ngânhàng.

*Nguyên tắc kế toán áp dụng trong công tác kế toán huy động vốn

- Nguyên tắc chung

Nguyên tắc giá gốc: tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sảnđược tính theo số tiền, khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trịhợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của NHTM liên quanđến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kếtoán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi

Nguyên tắc phù hợp: việc ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau Khighi nhận doanh thu, thu nhập thì đồng thời phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng

có liên quan đã tạo ra doanh thu, thu nhập đó

Nguyên tắc trọng yếu: các thông tin trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trênbáo cáo tài chính Những thông tin không trọng yếu sẽ không cần thiết phải trình bàyriêng biệt

Nguyên tắc nhất quán: ngân hàng phải áp dụng các chính sách, phương pháp kếtoán đã chọn một cách thống nhất trong ít nhất là trong một kỳ kế toán Trường hợp cóthay đổi chính sách, phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyên tắc thận trọng: ngân hàng phải lập các khoản dự phòng nhưng không quálớn, không đánh giá cao hơn giá trị các khoản thu nhập, hoặc thấp hơn giá trị cáckhoản nợ phải trả và chi phí, thu nhập chỉ được ghi nhân khi có bằng chứng chắc chắn

về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằngchứng về khả năng phát sinh

- Nguyên tắc riêng đối với kế toán huy động vốn

Trang 16

Khi hạch toán trên tài khoản phải đảm bảo tính cân đối giữa Nợ và Có Mọi giaodịch liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn phải được cập nhật, ghi chép và hạch toáncân đối ngay từ lúc nghiệp vụ đó mới phát sinh.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân chia chức năng hợp lý Nhân viên mở tài khoảnmới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép các nghiệp vụ thu, chi tiền từ sổtài khoản của khách hàng để tránh gian lận, mở một tài khoản không có thật

Lãi của tiền gửi phải chi trả theo thực tế phát sinh Trong trường hợp có dự chi lãicho các loại tiền gửi có kỳ hạn, GTCG lónh lói sau, cần theo dõi đầy đủ thời hạn dựchi phù hợp, thời gian thực gửi nếu khách hàng rút tiền trước hạn để đảm bảo tínhtoán đỳng lói thực phải chi

1.2.2 Kế toán huy động vốn của NHTM

1.2.2.1 Các quy trình giao dịch sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn

* Quy trình giao dịch truyền thống (giao dịch nhiều cửa)

Theo mô hình này, bộ phận kế toán chỉ làm nhiệm vụ là kiểm soát chứng từ và ghivào sổ kế toán Các hoạt động thu chi tiền sẽ do bộ phận thủ quỹ thực hiện Để thựchiện được giao dịch, khách hàng phải qua nhiều khâu trong quy trình

Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch gửi tiền, rút tiền:

(3)

(4)

Trang 17

Thủ quỹ (6) Kiểm soát (5) GDV ghi Có

(1) Khách hàng đến giao dịch, giao chứng từ cho GDV

(2) GDV chuyển chứng từ cho Kiểm soát viên kiểm tra

(3) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm tra cho GDV

(4) GDV ghi Nợ và chuyển chứng từ ghi có cho GDV ghi Có

(5) GDV ghi Có chuyển chứng từ ghi có cho Kiểm soát

(6) Kiểm soát kiểm tra và chuyển chứng từ cho Thủ quỹ

(7) Thủ quỹ tiến hành thu, chi

* Quy trình giao dịch một cửa

Đây là mô hình cho phép GDV vừa thực hiện giao dịch với khách hàng, vừa ghi

sổ kế toán và vừa thu chi tiền nhưng trọng hạn mức quy định Đối với giao dịch tronghạn mức, GDV tiến hành kiểm tra chứng từ, giao dịch, thu chi bình thường Còn đốivới giao dịch trên hạn mức, giao dịch viên cần chuyển chứng từ cho kiểm soát viênkiểm tra chứng từ, phê duyệt trước khi thực hiện giao dịch với khách hàng

Sơ đồ 1.3: Quy trình giao dịch một cửa:

Khách hàng (1) (3) (6)Giao dịch viên (2) (4) (5)

Trang 18

Kiểm soát viên(1) Khách hàng đến giao dịch, giao chứng từ cho GDV

(2) GDV tiến hành kiểm tra chứng từ, nếu trong hạn mức thì tiến hành bước 3,nếu vượt hạn mức thì tiến hành bước 4

(3) GDV tiến hành giao dịch, ghi sổ, và thu chi cho khách hàng

(4) GDV chuyển chứng từ cho Kiểm soát viên kiểm tra

(5) Kiểm soát viên chuyển chứng từ đã phê duyệt cho GDV

(6) GDV tiến hành giao dịch, ghi sổ, và thu chi cho khách hàng

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

* Tài khoản tiền gửi của khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền do khách hàng gửi vào ngânhàng Nội dung hạch toán trờn cỏc tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi số tiền khách hàng rút ra

Bên Có ghi số tiền khách hàng gửi vào

Số dư bên Có phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại ngân hàng

Để có thể phản ánh riêng biệt từng loại tiền gửi, tào khoản tiền gửi được phântheo loại tiền gửi, theo kỳ hạn gửi, và theo đơn vị tiền tệ Bao gồm:

TK 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam (TK 4211:Tiền gửi không kỳ hạn, TK 4212: Tiền gửi có kỳ hạn, 4214: Tiền gửi vốn chuyêndùng)

TK 422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ (TK 4221: Tiền gửikhông kỳ hạn, TK 4222: Tiền gửi có kỳ hạn, TK 4224: Tiền gửi vốn chuyên dùng)

TK 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam (TK 4231: Tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn, TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, TK 4238: Tiền gửi tiết kiệmkhác)

Trang 19

TK 424: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng (TK 4241: Tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn, TK 4242: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)

TK 425: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam (TK 4251:Tiền gửi không kỳ hạn, TK 4252: Tiền gửi có kỳ hạn, TK 4254: Tiền gửi vốn chuyêndùng)

TK 426: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (TK 4261: Tiền gửikhông kỳ hạn, TK 4262: Tiền gửi có kỳ hạn, TK 4264: Tiền gửi vốn chuyên dùng)Ngoài ra cũn cú cỏc tài khoản ký quỹ để đảm bảo thanh toán như TK 427: Tiền kýquỹ bằng đồng Việt Nam, TK 428: Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ

* Tài khoản tổ chức tín dụng phát hành GTCG

Để phản ánh nghiệp vụ phát hành GTCG, NHTM sử dụng các loại tài khoản sau:Tài khoản Mệnh giá GTCG (TK 431: Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam, TK434: Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng) phản ánh giá trị của GTCG phát hànhtheo Mệnh giá khi NHTM đi vay theo hình thức phát hành GTCG và việc thanh toánGTCG đáo hạn trong kỳ

Tài khoản chiết khấu GTCG (TK 432: chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam,

TK 435: chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng) dùng để phản ánh chiết khấuGTCG phát sinh khi NHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có chiết khấu vàphân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ

Tài khoản phụ trội GTCG (TK 433: Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam, TK436: Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng) phản ánh phụ trội GTCG phát sinh khiNHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có phụ trội và phân bổ phụ trội GTCGtrong kỳ

* Tài khoản lãi phải trả

Tài khoản lãi phải trả dùng để phản ánh lãi phải trả dồn tớch tớnh trờn số tiền gửicủa khách hàng đang gửi tại ngân hàng, hoặc trên mệnh giá các GTCG do NHTMphát hành

Bao gồm các tài khoản:

Trang 20

TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi (TK 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồngViệt Nam, TK 4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ, TK 4913: Lãi phải trả chotiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, TK 4914: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệmbằng ngoại tệ)

TK 492: Lãi phải trả về phát hành các GTCG (TK 4921: Lãi phải trả cho pháthành GTCG bằng đồng Việt Nam, TK 4922: Lãi phải trả cho phát hành GTCG bằngngoại tệ)

* Tài khoản Chi phí hoạt động tín dụng: phản ánh chi phí huy động vốn bao gồm

Chi phí trả lãi tiền gửi (TK 801), Chi phí trả lãi phát hành GTCG (TK 803), và Chi phíkhác (TK 809)

* TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị, TK 1031 Ngoại tệ tại đơn vị: hạch toán số tiềnmặt, ngoại tệ tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị

* Đối với huy động vốn bằng vàng còn sử dụng thêm một số tài khoản:

TK1051 Vàng tại đơn vị: dùng để hạch toán vàng của các tổ chức tín dụng

TK 632 Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý: phản ánh các khoản chênh lệchgiá vàng bạc, đá quý do điều chỉnh giá vàng bạc, đá quý tồn kho, hạch toán bằng VNĐ

TK 722 Thu về kinh doanh vàng: phản ánh số lãi thu được từ kinh doanh vàng

TK 822 Chi về kinh doanh vàng bạc, đá quý Nội dung giống TK 801

1.2.2.3 Phương pháp hạch toán:

1.2.2.3.1 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn bằng VND

1.2.2.3.1.1 Kế toán huy động vốn thường xuyên – huy động thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng

* Kế toán nhận tiền gửi

Trang 21

Trong giao dịch nhận tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, khách hàng thường gửi tiềnvào bằng tiền mặt Căn cứ vào loại tiền gửi khách hàng gửi và số tiền khách hàng gửivào, kế toán hạch toán vào các tài khoản Tiền gửi thích hợp và tài khoản đối ứng là tàikhoản Tiền mặt.

Ngoài ra, trong các giao dịch tiền gửi không kỳ hạn, ngoài nộp tiền mặt vào tàikhoản, khách hàng còn có thể chuyển khoản Khi đó, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền

và loại tiền gửi của khách hàng, kế toán ghi Có vào tài khoản Tiền gửi không kỳ hạnthích hợp và ghi Nợ tài khoản Tiền gửi của người chi trả hoặc tài khoản Thanh toánvốn liờn ngõn hàng…

Trong trường hợp khách hàng gửi tiền theo phương pháp lónh lói trước, kế toán sẽhạch toán thêm ghi Nợ vào tài khoản Chi phí chờ phân bổ, số tiền lói đó trả trước chokhách hàng Như vậy, lúc này, số tiền khách hàng sẽ nộp vào bằng số vốn gốc kháchhàng muốn gửi trừ đi phần lãi ngân hàng trả trước cho khách hàng

* Kế toán thanh toán từ tiền gửi

Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào Khi đó,

kế toán giao dịch phải kiểm tra các chứng từ rút tiền (nếu khách hàng rút tiền mặt),hoặc chứng từ chuyển khoản (nếu khách hàng chi trả cho người thụ hưởng có tàikhoản tại cùng ngân hàng hoặc ngân hàng khác), số dư tiền gửi, CMND, chữ ký củakhách hàng… Nếu phù hợp, kế toán tiến hành hạch toán ghi Nợ tài khoản Tiền gửicủa khách hàng và ghi Có vào tài khoản đối ứng thích hợp (Tiền mặt, Tiền gửi củangười thụ hưởng, hoặc TK thanh toán vốn thích hợp…)

* Tính và hạch toán lãi phải trả

- Đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, định kỳ ngânhàng tớnh lói tiền gửi phải trả được tính theo phương pháp tích số Số tiền lãi này sẽđược hạch toán nhập vào vốn gốc Căn cứ vào diễn biến số dư trên TK tiền gửi củakhách hàng và số ngày tồn tại tương ứng, lãi phải trả được tính theo công thức:

Trang 22

Tiền lãi tiền gửi = ∑ D*t*r

D: số dư TK tiền gửi của khách hàng

t: thời gian tồn tại của số dư tiền gửi

r: lãi suất (%/ngày)

Vào ngày cuối tháng, căn cứ sổ theo dõi số dư tài khoản Tiền gửi không kỳ hạncủa khách hàng, kế toán sẽ tiến hành tớnh lói và hạch toán ghi Có vào TK Tiền gửikhông kỳ hạn của khách hàng

- Đối với tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãi phải trả được tínhtheo công thức:

Lãi phải trả = Số tiền khách hàng gửi * thời gian gửi * lãi suất

Lưu ý: Thời gian có thể tính theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc cho cả kỳgửi tùy theo quy định của ngân hàng nhưng phải tuân theo nguyên tắc phù hợp (chỉtính tối đa đến hết niên độ kế toán)

Lãi suất thường tính theo thỏng (%/thỏng)

Tùy theo cách trả lãi của từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể hạch toánlãi phải trả theo các phương pháp:

+ Theo phương pháp thực chi, tiền lãi sẽ được tính và được hạch toán khi kháchhàng nhận đến nhận lãi Số tiền này sẽ được ghi Nợ trực tiếp vào tài khoản Chi phí trảlãi

+ Theo phương pháp phân bổ, thường áp dụng cho trường hợp trả lãi trước, tiềnlãi sẽ được hạch toán ngay lúc khách hàng gửi tiền vào tài khoản Chi phí chờ phân bổ.Định kỳ kế toán hạch toán phân bổ chi phí này vào chi phí trả lãi trong kỳ

+ Theo phương pháp dự chi, thường áp dụng đối với trường hợp trả lãi sau hoặctrả lãi theo định kỳ Vào một ngày cố định trong tháng (tùy theo quy định của từngngân hàng), kế toán sẽ tớnh lói phải trả cho Tiền gửi của khách hàng và hạch toán ghi

Có vào TK Lãi phải trả cho tiền gửi

Khi khách hàng đến nhận tiền lãi, kế toán sẽ hạch toán chi lãi cho khách hàng

Trang 23

Trường hợp khách hàng đến rút tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạntrước hạn, ngân hàng có thể không trả lãi cho khách hàng hoặc trả lãi với lãi suất thấphơn mức lói đó thỏa thuận Khi đó, khách hàng phải hoàn trả lại số tiền lãi trả trước đãđược hưởng nhiều hơn so với số tiền lãi khách hàng thực sự được hưởng

Nếu ngân hàng hạch toán lãi phải trả theo phương pháp phân bổ, kế toán sẽ hạchtoán hoàn trả lại số Chi phí chờ phân bổ (nếu chưa phân bổ hết số lãi trả trước này vàochi phí trong kỳ) hoặc ghi giảm Chi phí trả lãi trong kỳ (nếu đã phân bổ hết vào chiphí)

Nếu ngân hàng hạch toán lãi phải trả theo phương pháp dự chi, kế toán sẽ tiếnhành hạch toán thoái chi số tiền lói đó dự chi dư

* Kế toán khi hoàn trả tiền gửi cho khách hàng khi đến hạn

Đối với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khi đến kỳ đáo hạn, kháchhàng đến nhận lại tiền gửi, căn cứ vào chứng từ trong tất toán tài khoản của kháchhàng, kế toán sẽ hạch toán ngược lại với lúc nhận tiền gửi của khách hàng, tức là chi

Nợ vào TK Tiền gửi của khách hàng, và ghi Có vào tài khoản đối ứng thích hợp (Tiềnmặt hoặc TK thích hợp khỏc…) tùy vào phương thức ngân hàng chi trả cho kháchhàng

1.2.2.3.1.2 Kế toán huy động vốn không thường xuyên – phát hành GTCG

* Lúc phát hành GTCG, tùy vào phương pháp phát hành GTCG (phát hành theo

mệnh giá, phát hành có chiết khấu, hay phát hành có phụ trội), phương pháp thanhtoán của khách hàng (mua bằng tiền mặt hay mua chuyển khoản) và phương pháp trảlãi của ngân hàng (trả lãi trước, trả lãi định kỳ hay trả lãi khi đáo hạn) mà kế toán hạchtoán vào các tài khoản thích hợp, theo nguyên tắc ghi Có mệnh giá GTCG, ghi Nợ TKthích hợp (TK Tiền mặt, TK Tiền gửi thanh toỏn…)

Lưu ý đối với trường hợp trả lãi trước, thì kế toán cũng hạch toán vào Chi phí chờphân bổ số tiền lãi trả trước giống như đối với tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước

* Tính và hạch toán lãi phải trả

Ngân hàng tớnh lói phải trả về phát hành GTCG theo công thức:

Trang 24

Lãi phải trả = Mệnh giá * Thời gian (tính theo tháng) * Lãi suất (%/tháng)

Tùy phương pháp ngân hàng trả lãi cho khách hàng, mà kế toán hạch toán ghi Cóvào tài khoản Lãi phải trả về phát hành GTCG, tương tự như trường hợp hạch toán lãiphải trả cho Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng

* Hạch toán phân bổ chiết khấu, phụ trội GTCG

Nếu ngân hàng phát hành GTCG theo hình thức có chiết khấu, hàng kỳ ngân hàngphải tiến hành phân bổ chiết khấu tăng chi phí đi vay Ngược lại nếu phát hành theohình thức có phụ trội thì hạch toán phân bổ phụ trội làm giảm chi phí đi vay trongtừng kỳ, đảm bảo theo đúng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

* Hạch toán chi phí phát hành GTCG

Nếu chi phí phát hành GTCG nhỏ, kế toán tính ngay vào chi phí trong kỳ Nếu chiphí phát hành GTCG lớn phải hạch toán vào Chi phí chờ phân bổ Và định kỳ tiếnhành phân bổ vào chi phí trong kỳ

* Thanh toán GTCG khi đáo hạn:

Khi GTCG đáo hạn, căn cứ vào GTCG, và tùy theo phương thức thanh toán chokhách hàng, kế toán hạch toán ngược lại khi phát hành GTCG, tức là ghi Nợ TK mệnhgiá GTCG, ghi Có vào tài khoản thích hợp tùy trường hợp ngân hàng chi trả chokhách hàng

1.2.2.3.2 Kế toán huy động vốn bằng ngoại tệ

1.2.2.3.2.1 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn thường xuyên – Huy động thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng

Kế toán lúc huy động, tớnh lói và hạch toán khi trả lãi cho khách hàng khi gửi tiềnbằng ngoại tệ giống như huy động tiền gửi VND Nhưng khi hạch toán trả lãi trước,

dự chi lãi, kế toán phải hạch toán thông qua tài khoản mua bán ngoại tệ

Trang 25

Đối với trường hợp trả lãi trước, khi hạch toán lãi trả trước, kế toán sẽ ghi sổthông qua tài khoản mua bán ngoại tệ, ghi Nợ vào TK Chi phí chờ phân bổ (ghi bằngVND) Định kỳ, kế toán cũng hạch toán phân bổ Chi phí chờ phân bổ này vào Chi phítrả lãi trong kỳ.

Đối với trường hợp lãi trả sau, định kỳ ngân hàng tiến hành dự chi cho tiền gửicủa khách hàng giống như tiền gửi bằng VND, kế toán cũng hạch toán thông qua tàikhoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, ghi Nợ vào tài khoản Chi phí trả lãi tiền gửi bìnhthường

Lưu ý, khi khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm bằng ngoại tệ đáo hạn, nếu kháchhàng rút tiền ra bằng ngoại tệ thì hạch toán như đối với thanh toán tiền gửi bằng VND,nếu khách hàng yêu cầu rút bằng VND thì kế toán cũng sẽ hạch toán thông qua tàikhoản mua bán ngoại tệ kinh doanh

1.2.2.3.2.2 Kế toán huy động vốn không thường xuyên – phát hành GTCG

Kế toán phát hành GTCG bằng ngoại tệ tương tự như phát hành GTCG bằngVND, chỉ khác ở chỗ khi hạch toán lãi trả trước, dự chi lãi, và phân bổ chiết khấu, phụtrội phải hạch toán thông qua tài khoản Mua bán ngoại tệ kinh doanh Các phươngpháp hạch toán tương tự như đối với huy động vốn thường xuyên

1.2.2.3.3 Kế toán huy động vốn bằng vàng

Theo quy định của NHNN, các NHTM có thể huy động vốn bằng vàng tệ dướinhiều hình thức khác nhau Việc sử dụng tài khoản để hạch toán là tùy theo hình thứchuy động vàng (Tiền gửi, Tiết kiệm, hay Phát hành GTCG)

* Khi huy động: khi nhận vàng từ khách hàng, ngân hàng phải kiểm tra chất lượng

vàng Căn cứ vào khối lượng vàng và giá vàng tại thời điểm huy động của ngân hàng,tính ra VND và hạch toán:

Nợ TK Vàng tại đơn vị

Có TK Tiền gửi thích hợp (tùy theo hình thức khách hàng chọn gửi)

* Tính và hạch toán lãi:

Trang 26

Ngân hàng tiến hành tớnh lói cho tiền gửi bằng vàng và quy đổi ra VND, sau đótiến hành hạch toán giống như tiền gửi bằng VND.

* Khi thanh toán cho khách hàng:

Trường hợp khách hàng nhận thanh toán bằng vàng

Nợ TK Tiền gửi thích hợp (theo giá vàng tại thời điểm huy động)

Nợ TK Chi về hoạt động kinh doanh vàng hoặc Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc,

đá quý (nếu giá vàng cao hơn tại thời điểm huy động)

Hoặc Có TK Thu về kinh doanh vàng hoặc Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đáquý (nếu giá vàng thấp hơn tại thời điểm huy động)

Có TK Vàng tại đơn vị (theo giá vàng hiện tại)

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn vốn huy động và kế toán huy động vốn của NHTM Qua đó nắm được khái niệm, đặc điểm, các hình thức huy động vốn và phương pháp hạch toán từng loại.

Kế toán nghiệp vụ huy động vốn phản ánh được chính xác từng hình thức huy động vốn, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ngân hàng.

Trang 27

Đây là cơ sở để xác định chi phí huy động vốn đầu vào bình quân và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đầu tư hợp lý.

Chương 1 nêu lên những phương pháp hạch toán chung Theo đó, mỗi ngân hàng

sẽ có những phương pháp hạch toán riêng với các chương trình kế toán riêng.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của

ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank

2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Sacombank

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trang 28

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – tên tiếng Anh làSacombank – được chính thức thành lập theo giấy phép số 0006/NH – GP ngày5/12/1991 của NHNN Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 Sacombankxuất phát từ một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với sốvốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu ở vùng ven thành phố Hồ ChíMinh.

Ngày 16/05/2009 đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc của Sacombank, khiSacombank tuyên bố trở thành tập đoàn tài chính Sacombank với NHTM cổ phần SàiGòn Thương Tín – Sacombank – đóng vai trò điều phối toàn bộ hoạt động của tậpđoàn Sacombank Với các thành viên trực thuộc:

- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBS

- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBL

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBR

- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín –Sacombank SBA

- Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBJ

* Các thành viên hợp tác chiến lược:

- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín – STI

- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định – Tadimex

- Công ty cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát – TTP

- Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam – VFM

Ngoài ra Sacombank cũn cú 2 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần30% vốn cổ phần:

- Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001

- Tập đoàn ngân hàng Australia và Newzealand – ANZ – góp vốn năm 2006

Trang 29

Bên cạnh đó, Sacombank còn hợp tác rất hiệu quả với các tổ chức trong và ngoàinước như: Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco,Trường Phú, Iuu Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam,EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI(BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)…

2.1.1.2.Thành tựu đạt được:

Cùng với sự phát triển không ngừng và sự đóng góp tích cực cho nền tài chínhViệt Nam, Sacombank đã đạt được rất nhiều bằng khen và giải thưởng của các tổ chức

có uy tín trong nước và quốc tế:

1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho Sacombank vỡ đó có nhiềuthành tích trong công tác từ năm 2007 đến năm 2009, góp phần vào sự nghiệp xâydựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

2 Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng cho Sacombank vỡ đó cúthành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng năm 2009

3 Giải thưởng “Sao vàng đất Việt 2010” do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam bìnhchọn

4 STB đạt danh hiệu “Cổ phiếu vàng” theo đánh giá của hội đồng bình chọn độclập bao gồm các chuyên gia tài chính, được tổ chức bởi Công ty trách nhiệm hữu hạnVifinfo phối hợp cùng Tạp chí Thị trường Chủ nhật – Chuyên đề Thị trường chứngkhoán và Nhà xuất bản Thông tấn

5 Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tớn” do Hiệp hội kinh doanh chứngkhoán Việt Nam (VA Chứng khoán Việt Nam - Ủy ban Chứng khoán nhà nước phốihợp bình chọn

6 Giải thưởng “Bỏo cỏo thường niên tốt nhất 2009” do Sở giao dịch chứng khoánTP.HCM và Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức bình chọn

7 Giải thưởng cho Báo cáo thường niên không phải ngôn ngữ tiếng Anh tronglĩnh vực Tài chính – Ngân hàng (Gold Award for best non – English annual report inBanking – Financial Services) do International ARC Awards bình chọn

Trang 30

8 Giải đồng cho Báo cáo thường niên có thiết kế đẹp nhất trong lĩnh vực Tàichính – Ngân hàng (Bronze Award for Beat Cover Design/photo for Banking &Finnacial Services) do International ARC Awards bình chọn.

9 Giải thưởng “Ngõn hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” (Best ForeignExchange Provider Vietnam 2010) do Global Finance bình chọn

10 Danh hiệu “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu 2010” dành cho ông Đặng VănThành – Chủ tịch HĐQT Sacombank do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và BáoDoanh nhân Sài Gũn bỡnh chọn

2.1.1.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank:

Hoạt động chính của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín là huy động vốn ngắn,trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉtiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu; công trái và cácGTCG; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; đầu tư chứng khoán; cung cấp cácdịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụngân hàng khác

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng)

Trang 31

Nguồn Tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank năm 2008, 2009, 2010

Sau 18 năm hoạt động, hiện nay Sacombank đã trở thành một trong những NHTM

cổ phần hàng đầu Việt Nam với: Vốn điều lệ là 6,700 tỷ đồng, vốn tự có là 9,249 tỷđồng; Hơn 320 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 vănphòng đại diện tại Trung Quốc, 1 chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia; Có10,978 đại lý tại 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Với gần7,000 cán bộ, nhân viên trẻ và hơn 70,000 cổ đông đại chúng

Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng đạt 98,748 tỷđồng tăng 46% so với đầu năm Cơ cấu tài sản cũng được điều chỉnh hợp lý hơn, trong

đó tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng trên 85% và cao hơn so với năm trước

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng)

Trang 32

Nguồn Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2009, 2010

Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 82,893,749 tỷ đồng, tăng 54% so vớinăm 2009, và tăng 68% so với năm 2008, nâng cao thị phần huy đồng từ 4.6% lên5.2% trong toàn ngành

Trong đó, Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất Năm 2008 chiếm khoảng58.7%, năm 2009 tăng thêm 21.1% chiếm khoảng 65.4% vốn huy động, tuy nhiên đếnnăm 2010 tuy tổng số tiền gửi tiết kiệm ngân hàng huy động được có tăng thêm 24.8%nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động đã giảm chỉ còn chiếm khoảng 53% trêntổng nguồn vốn huy động

GTCG ngân hàng phát hành cũng tăng dần qua các năm, năm 2008 là 5,197,380triệu đồng, năm 2009 tăng lên 7,659,063 triệu đồng (tăng 27.4%), và đặc biệt tăngnhanh trong năm 2010, tăng 192.2%, đạt 22,377,476 triệu đồng (chiếm đến 30% trongtổng vốn huy động) Tiền gửi vốn chuyên dùng năm 2010 cũng tăng nhanh, đạt 79,852triệu đồng tăng 760% so với năm 2008 (năm 2008 chỉ có 9,294 triệu đồng) Tiền gửikhông kỳ hạn năm 2009 có phần giảm nhưng đến năm 2010 cũng tăng thêm 44.5%đạt 9,998,578 triệu đồng chiếm 12.1% trong tổng nguồn vốn huy động

Tuy nhiên, ngoài vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG tăng, thìtrong năm 2010 các loại vốn huy động còn lại đều giảm so với năm 2008, như tiền gửi

có kỳ hạn chỉ còn 5,766,537 triệu đồng, giảm 21.8%, tiền ký quỹ là 792,762 triệuđồng, giảm 13.1%

2.1.2.Giới thiệu về Sacombank Chợ Lớn

Chi nhánh Chợ Lớn ra đời ngày 2/6/1993 là chi nhánh cấp một đầu tiên tại khuvực phía Nam Chi nhánh ra đời theo kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của Hộiđồng quản trị và ban Tổng giám đốc Thời gian đầu mới thành lập công tác huy độngvốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn do gặp phải cạnh tranh mạnh từ các ngânhàng quốc doanh Hiện nay, chi nhánh Chợ Lớn đã dần dần lớn mạnh, trở thành mộttrong những chi nhánh lớn, góp phần lớn vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chi nhánh Chợ Lớn năm 2008, 2009, 2010 (ĐVT: triệu đồng)

Trang 33

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn Báo cáo thường niên của chi nhánh Chợ Lớn

Hiện nay chi nhánh đang mở rộng hoạt động theo xu hướng thu hút ngày càngnhiều khách hàng doanh nghiệp hơn Cho vay doanh nghiệp luôn chiếm ưu thế hơncho vay cá nhân và tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm(năm 2008 chiếm 52%, năm 2009 tăng lên 54% và đến năm 2010 tăng lên 69%) Dư

nợ cho vay cá nhân ngày càng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợcho vay Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 có phần giảm so với những nămtrước, chứng tỏ chi nhánh đó cú những biện pháp tốt hơn trong quy trình tín dụng ở cảkhâu thẩm định và khâu theo dõi tình hình sử dụng nợ của khách hàng

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

2.2.1 Các hình thức huy động vốn

* Tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp: là loại tiền gửi không kỳ hạnđược sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Sacombank Bao gồm các loạihình tiền gửi bằng VND, USD, EUR

* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu

là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD,EUR, Vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng

* Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửihoặc rút tiền mặt bất cứ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển từ nơi khác đến, gồm cácloại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, AUD, CAD, CHF, GBP, JPY, SGD

Trang 34

* Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi có kỳ hạn vừahưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn.

* Tiết kiệm linh hoạt: là loại hình tiết kiệm nhằm tạo điều kiện để khách hàng cóthể linh hoạt sử dụng vốn tiền gửi của mình một cách hợp lý mà vẫn được hưởng mộtmức lão suất phù hợp

* Tiết kiệm tích lũy: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằng VND, USD cốđịnh định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai

* Tiết kiệm trung hạn đa năng: khách hàng có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộvốn gửi mà không giới hạn số lần rút trong suốt kỳ hạn gửi Tiền lãi của khoản vốn rút

sẽ được tính theo thời gian thực gửi và được chi trả khi tất toán thẻ tiết kiệm

* Tiết kiệm lãi suất thả nổi: lãi suất được điều chỉnh tăng theo lãi suất huy độngcủa Sacombank trong từng thời kỳ và luôn lớn hơn lãi suất cam kết trong kỳ Loại tiềngửi VND

* Tiết kiệm Đại Cát: dành cho khách hàng trên 50 tuổi và có nhu cầu tái tục kỳhạn gửi nhiều lần, kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng Loại tiền gửi VND, USD, Vàng

* Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi: khách hàng được đăng ký một lần rút trước hạn Loạitiền gửi VND, USD

* Bảo an vẹn toàn: là loại tiền gửi gắn kết với bảo hiểm nhân thọ, khách hàngtham gia sản phẩm này sẽ được Công ty bảo hiểm Prevoir bảo vệ trong trường hợpgặp chuyện không may Số tiền bảo hiểm lên đến 800 triệu đồng/ khách hàng

* Tiền gửi tuần năng động: là tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần,hay 30 ngày, dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn linh hoạt Mức tối thiểu là

300 triệu, 30,000 USD, 300 lượng vàng

* Tiết kiệm tích lũy là hình thức tiết kiệm gửi góp định kỳ 1, 3 hay 6 tháng một sốtiền cố định để tích lũy thành số tiền lớn hơn theo giá trị đáo hạn mà khách hàng chọntrước trong khoảng từ 1 – 15 năm, bao gồm tiết kiệm tích lũy thưởng an sinh, du học,tiêu dùng (tổ chức lễ cưới, du lịch, nhà đất, xe cộ…) Loại tiền gửi VND, USD

Trang 35

* Tiền gửi bậc thang: là loại tiền gửi không kỳ hạn, theo đó khách hàng có số dưtiền gửi càng nhiều sẽ càng được hưởng mức lãi suất càng cao Loại tiền gửi VND.

* Tiền gửi 5 trong 1: là loại tiền gửi thanh toán kèm theo ưu đãi dành cho kháchhàng cá nhân gửi tiền vào tài khoản phục vụ nhu cầu thanh toán và hưởng lãi suất theoquy định của ngân hàng Loại tiền gửi VND

* Tiết kiệm hoa hồng: là hình thức tiền gửi tiết kiệm có hưởng lãi suất thưởngtheo nhóm Loại tiền gửi VND, USD, vàng

* Tiết kiệm nhà ở: phối hợp với Liên minh hợp tác xã Việt Nam

2.2.2 Tình hình huy động vốn:

Cũng như tất cả các chi ngân hàng khác, đối với Sacombank chi nhánh Chợ Lớn,nguồn vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng để phục vụ cho mọihoạt động của chi nhánh Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp vàcác công cụ để tăng nhanh tốc độ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổchức kinh tế trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động của mình Nguồn vốn huy độngcủa chi nhánh năm 2008 là 1,616,489 triệu đồng, tăng lên 1,988,511 triệu đồng vàocuối năm 2009, và đến năm 2010 nguồn vốn huy động của chi nhánh là 2,952,665triệu đồng

Bảng2.4: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh trong năm2008, 2009, 2010

Loại huy động

vốn

Triệuđồng

Tỷ lệ(%)

Triệuđồng

Tỷ lệ(%)

Triệuđồng

Tỷ lệ(%)1.Tiền gửi của

Trang 36

Tiền gửi đảm

2.Tiền gửi dân

Nguồn Báo cáo thường niên của chi nhánh Chợ Lớn

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh ta thấy, vốn huy động củachi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức Khác với cả hệ thốngngân hàng Sacombank, trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh Chợ Lớn tiền gửithanh toán của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (trong cả 3 năm đều chiếmkhoảng trên 80%) trong tổng nguồn vốn tiền gửi của khách hàng Tiền gửi thu hút củadân cư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 20% trên tổng nguồn vốn huy động được

Trong tiền gửi của doanh nghiệp thì tiền gửi có kỳ hạn là chiếm tỷ lệ cao nhất(chiếm khoảng từ 40% đến 50% tổng vốn huy động), tiếp theo là loại tiền gửi thanhtoán (chiếm khoảng trên 30% tổng vốn huy động), cũn cỏc loại tiền gửi đảm bảothanh toán chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 1% tổng vốn huy động Từ đó cho thấycác nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán (như các phương thức tài trợ xuất nhập khẩu LC,các loại nghiệp vụ có yêu cầu ký quỹ khỏc…) của chi nhánh vẫn còn ít, chưa thu hútđược nhiều các khoản tiền ký quỹ trong nguồn vốn huy động

Trang 37

Trong tiền gửi của dân cư, thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là chiếm ưu thế hơn cả(chiếm trên 90% vốn huy động từ dân cư, khoảng 15% - 18% tổng vốn huy động).

2.3 Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

- Ngày tháng năm lập chứng từ, số giao dịch

- Tên, số, ngày cấp, nơi cấp CMND (hoặc số hộ chiếu), địa chỉ, số tài khoản, tên

và địa chỉ của ngân hàng phục vụ của người trả (hoặc chuyển) tiền

- Tên, số, ngày cấp, nơi cấp CMND (hoặc số hộ chiếu), địa chỉ, số tài khoản, tên

và địa chỉ của ngân hàng phục vụ của người thụ hưởng

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Chữ viết trên chứng từ là tiếng Việt, ký tự chữ Việt trên chứng từ điện tử phảituân thủ tiêu chuẩn bộ mã ký tự chữ Việt do Nhà nước quy định Trường hợp sử dụngtiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếngnước ngoài

- Mọi chứng từ đề phải được lập rõ ràng đầy đủ và theo mẫu đã quy định

Trang 38

- Chứng từ kế toán ngân hàng phải được lập đủ số liên quy định, nội dung của cỏcliờn phải giống nhau, và chỉ lập một lần đúng với thực tế thời gian, địa điểm, nội dung

và số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ kế toán phải đủ cõu, rừ nghĩa Đối vớichứng từ giấy khi viết phải dùng bút mực (màu tím, xanh, đen), số và chữ phải viếtliên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo không được viết tắt, viết chữkhông dấu, mờ hoặc nhòe chữ, không được tẩy xóa, sữa chữa, không được viết bằngmực đỏ

2.3.2 Hệ thống kế toán áp dụng tại Sacombank

2.3.2.1 Giới thiệu về T24 – R8

Với vốn đầu tư ban đầu là 3.5 triệu USD, việc đưa hệ thống T24 vào áp dụng trêntoàn hệ thống là bước khởi đầu của Sacombank trong việc áp dụng khoa học côngnghệ vào kinh doanh và quản trị ngân hàng Sau một năm thực hiện, năm 2010 đãđánh dấu bước thành công lớn của dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàngLõi T24 phiên bản R8 Hiện nay chương trình đã được triển khai trên toàn hệ thống,

kể cả chi nhánh ở Lào và Campuchia

T24 là hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán và quản trị ngân hàng mộtcách toàn diện T24 cú cỏc khối xử lý nghiệp vụ trung tâm Core Mobile và các khối

xử lý nghiệp vụ tùy chọn bên ngoài được tích hợp tùy yêu cầu sử dụng của ngân hàng.Theo quy định về quản lý và sử dụng T24, mỗi nhân viên trong hệ thống có 1 userriêng Để đăng nhập vào hệ thống T24, nhân viên được cấp mã ID riêng ứng với mãnhân viên của mình Điều này giúp bảo mật thông tin về khách hàng, tất cả các giaodịch với khách hàng đều được quản lý trong hệ thống

2.3.2.2 Quản lý trên T24 – R8

2.3.2.2.1 Cấu trúc tài khoản chi tiết trên T24

Theo quy định về hệ thống tài khoản của Nhà nước, và quy định riờng trờn T24,cấu trúc mỗi tài khoản như sau: ví dụ như tài khoản tiền mặt theo quy định của NHNN

Trang 39

có số hiệu là 1011, sang hệ thống T24 có dạng như sau CCY-10001-xxxx Trong đóCCY: là mã tiền tệ (VND, USD,EUR…)

2.3.2.2.2 Quản lý khách hàng trên T24

Để tạo thuận lợi cho việc quản lý khách hàng, mỗi khách hàng không phân biệt là

cá nhân hay tổ chức đều được T24 quản lý theo một mã khách hàng riêng, duy nhất vàđược sử dụng chung cho toàn bộ hệ thống

Khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, GDV kiểm tra giấy tờ cần thiết(CMND đối với cá nhân, hồ sơ pháp lý đối với tổ chức), và yêu cầu khách hàng cungcấp thông tin vào phiếu đăng ký thông tin khách hàng Sau đó tiến hành mở mã kháchhàng theo trình tự như sau:

* Đối với khách hàng là cá nhân

GDV vào hệ thống theo đường dẫn: Teller/ Customer Management/ OpenIndividual Customer Sau đó nhấn F3 để tạo giao dịch mới  nhập thông tin củakhách hàng, gồm các chi tiết xem bảng PL1 – phần Phụ lục

* Đối với khách hàng là công ty

GDV vào đường dẫn Teller/ Customer Management/ Open Corp Customer Sau

đó cũng nhấn F3 để tạo giao dịch mới và nhập thông tin của khách hàng, gồm các xembảng PL2 – phần Phụ lục

2.3.2.3 Quy trình giao dịch

2.3.2.3.1 Huy động thường xuyên – nhận tiền gửi của khách hàng

2.3.2.3.1.1 Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

* Mở tài khoản

- Đối tượng mở: là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng

- Điều kiện mở tài khoản:

+ Đối với khách hàng là cá nhân: CMND (hộ chiếu) – đối với công dân Việt Nam,

hộ chiếu (visa ở Việt Nam còn hiệu lực) – đối với công dân nước ngoài, hoặc các giấy

tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ đối với người chưa thành niên,

Trang 40

người mất năng lực hành vi nhân sự; giấy đề nghị mở tài khoản; bản đăng ký chữ kýmẫu của chủ tài khoản Số tiền tối thiểu khi mở tài khoản là 100.000 VND, 50 USD,

50 EUR

+ Đối với tổ chức: các văn bản chứng minh tư cách pháp lý (như: bản sao quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp, các quyết định bổnhiệm Tổng giám đốc, Giỏm đốc, người đại diện trước pháp luật…), bản đăng ký mẫudấu và chữ ký, giấy đề nghị mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên, đóng dấu Số dư tốithiểu trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng là tổ chức là 500.000 VNĐ,

100 USD, 100 EUR

- Quy trình mở tài khoản:

Khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản không kỳ hạn, GDV sẽ kiểm tra CMNDcủa khách hàng cá nhân (CMND hợp lệ là CMND được cấp dưới 15 năm, chữ viết rõràng), hoặc hồ sơ pháp lý của khách hàng là tổ chức Căn cứ vào đó, GDV sẽ tiếnhành kiểm tra trên hệ thống T24 tỡm mó khách hàng, nếu khách hàng chưa có mãkhách hàng thì GDV tiến hành tạo mã khách hàng, nếu khách hàng đã có mã kháchhàng thì GDV tiến hành mở tài khoản cho khách hàng

GDV vào đường dẫn Teller Application/ Account Management/ Current & term Savings AC/ Main Account/ Open Account Khi đó màn hình giao dịch mở tàikhoản không kỳ hạn cho khách hàng sẽ hiện lên, GDV nhập các thông tin cần thiếtvào (xem bảng PL3 – phần Phụ lục)

Non-Sau khi đã nhập hết tất cả các Field cần thiết, giao dịch viên ấn F5 thì khách hàng

đó cú 1 tài khoản để sử dụng Tài khoản của khách hàng gồm 12 ký tự, được khái quátnhư sau:

BB.SSSSSSSSS.C

Trong đó: BB: Mã khu vực

SSSSSSSSS: Số tự tăng

C: Số kiểm tra

Ngày đăng: 02/11/2014, 23:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Bảng bi ểu (Trang 6)
Sơ đồ 1.1: Vị trí của kế toán ngân hàng - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Sơ đồ 1.1 Vị trí của kế toán ngân hàng (Trang 13)
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng) - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng) (Trang 30)
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng) - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng) (Trang 31)
Sơ đồ 2.2: Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Sơ đồ 2.2 Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm (Trang 57)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 (ĐVT: tỷ đồng): - Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 (ĐVT: tỷ đồng): (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w