Bài 29: LỆCH HÌNH BẨM SINH Ở HỌNG Ở họng có thể có nhiều lệch hình bẩm sinh mà nguyên nhân là sự phát triển bất bình thường của phôi. Các thành phần tương lai của họng có thể ngừng phát triển hoặc không dính lại với nhau hoặc có những chỗ khuyết sâu gây ra những lệch hình như hẹp họng, hở hàm ếch, dò 1. Hẹp họng bẩm sinh. Kích thước của họng bò thu hẹp lại trong các chiều hướng. Trong vòm mũi họng có những dây chằng xơ hoặc (màng) niêm mạc làm trở ngại sự hô hấp. Mặt sau của màn hầu tì sát vào cột sống. Lệch hình này thường đi đôi với hẹp hai mũi làm cho bệnh nhân có bộ mặt V.A giả hiệu. Vòm (mũi) họng cũng có thể bò hẹp bởi sự quá phát của củ đốt đội và đốt quay hoặc củ xương chẩm. Ngón tay sờ vòm sẽ phát hiện một cách dễ dàng những dò hình xương này. Ở vùng hạ họng (họng thanh quản) có thể có (màng) niêm mạc làm hẹp miệng thực quản. 2. Màn hầu ngắn. Nói cho đúng, trong lệch hình này, chẳng những màn hầu ngắn mà cả hàm ếch khẩu cái cũng ngắn. Khi bệnh nhân nói a, màn hầu được kéo về phía sau và phía trên nhưng không bòt kín được lối lên vòm (mũi) họng, do đó bệnh nhân nói giọng mũi hở giống như trong liệt màn hầu. đây không có rối loạn chức năng nuốt, uống nước không trào lên mũi. Trong trường hợp này không nên nạo V.A vì sùi vòm có tác dụng làm hẹp bớt khe hở giữa vòm và họng. Về điều trò chúng ta có thể chỉnh giọng phát âm cho em bé nếu khe hở nhỏ. Trong trường hợp khe hở lớn chúng ta dùng phẫu thuật tạo hình nối thêm màn hầu hoặc lắp thêm một bộ phận trợ tác bằng nhựa vào vòm (mũi) họng. 3. (Xẻ) Hở hàm ếch. Ở bào thai, sự hàn dính giữa hai mỏm khẩu cái bắt đầu từ tháng thứ ba và được thực hiện từ trước ra sau. Nếu sự hàn dính này không được thực hiện thì hàm ếch sẽ bò hở. Tùy theo chỗ dừng lại của mối hàn dính, chúng ta sẽ có những lệch hình ở mức độ khác nhau. Trong (xẻ) hở hàm ếch toàn bộ, hàm ếch cứng và màn hầu bò xẻ đôi từ trước ra sau. Người ta gọi (xẻ) hở hàm ếch toàn bộ hai bên khi nào cả hai mỏm ngang xương hàm ếch đều không dính vào xương lá mía. Nếu một bên dính, một bên hở thì được gọi là (xẻ) hở hàm ếch toàn bộ một bên. Lệch bình này thường đi đôi với sứt môi. Trong (xẻ) hở hàm ếch bán phần chỉ có phần mềm là bò xẻ đôi, tức là lệch hình chỉ khu trú ở màn hầu và lưỡi gà. Trong một số trường hợp dò dạng chỉ khu trú ở lưỡi gà, người ta gọi là lưỡi gà hai chân. (xẻ) Hở hàm ếch gây ra hội chứng rộng vòm (mũi) họng. Cường độ của hội chứng tương xứng với mức độ hở hàm ếch. Nếu hàm ếch hở toàn bộ thì nhũ nhi sẽ không bú được và nuốt sữa cũng hay sặc. Do đó em bé thường bò suy dinh dưỡng và dễ bò viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Nếu em bé vượt qua được những khó khăn trong năm đầu thì bé lớn lên và đến khi tập nói, lại gặp những trở ngại khác. Em bé nói giọng mũi hở, không phát ra được những phụ âm cứng như K, P và đánh vần giọng lơ lớ như người ngọng. Nếu chỉ (xẻ) hở màn hầu đơn thuần thì chức năng nói bò ảnh hưởng nhẹ, còn chức năng nuốt vẫn bình thường. Nếu chỉ (xẻ) hở ở lưỡi gà thì không tác hại gì đến phát âm và nuốt. Khám họng thấy một cái rãnh ở giữa hàm ếch bắt đầu từ cung răng cửa hoặc từ bờ sau của hàm ếch cứng chạy thẳng đến lưỡi gà. Qua khe hở này chúng ta có thể thấy cuốn mũi dưới, xương lá mía và khối sùi vòm. Điều trò: Phẫu thuật chỉnh hình hàm ếch màn hầu hoặc chỉnh hình màn hầu đơn thuần có thể thực hiện ở khoa Tai Mũi Họng hoặc Răng Hàm Mặt. Trong trường hợp sứt môi kèm theo hở hàm ếch thì nên mổ làm hai lần, lần đầu lúc nhũ nhi được 12 tháng, tiến hành vá môi và khâu lợi. Lần sau, khi em bé bắt đầu nói (trên 24 tháng) chúng ta làm phẫu thuật chỉnh hình hàm ếch và màn hầu. Nếu mổ sớm thì kết quả thẩm mỹ có phần đẹp hơn nhưng tỷ lệ tử vong khá cao. Nếu mổ muộn (trên sáu tuổi) tỷ lệ tử vong sẽ thấp nhưng kết quả về phát âm sẽ xấu. Sau khi mổ xong chúng ta còn phải tập cho em bé phát âm đúng giọng. 4. Dò họng (dò khe mang): Nguyên nhân của dò họng là do sự hàn dính dở dang của khe mang số 1 và số 2 trong thời kỳ bào thai. Dò họng có thể bắt đầu từ hố Rôsenmule (Rosenmúller) hoặc từ cực trên của amydan khẩu cái hoặc từ nền lưỡi, chạy ra ngoài da ở vùng dưới xương móng dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm. Lỗ dò ngoài da bé bằng đầu đinh ghim. Nhưng nếu dò bò viêm thì da ở đấy sẽ đỏ và đau. Nếu chúng ta nặn dò thì có nước đục và bã đậu chảy ra. Que trâm nhỏ chọc qua miệng lỗ dò có thể vào sâu vài centimét sau đó bò chặn lại bởi những eo hẹp. Nguồn:Jle.com (tác giả Françoise Denoyelle) Nguồn:Ijplorlonline.com Khi bơm lipiôdon và chụp X quang, chúng ta thấy dò đi sâu vào phía trong và phía trên, có khi lên đến tận amydan hoặc nền lưỡi. Đường đi của dò không đều: có đoạn rộng, có đoạn hẹp, có đoạn ngoằn ngoèo. Dò thường hay viêm và hình thành túi mủ dưới da. Sự chích rạch túi mủ chỉ đem lại sự ổn đònh tạm thời, không sớm thì muộn dò sẽ mưng mủ trở lại. Điều trò dò họng bằng phẫu thuật cắt dò. Cắt dò họng thường khó khăn, nhất là đối với loại bên họng vì loại dò này thường đi ngang qua chạc cảnh. Muốn dò không tái phát chúng ta phải bóc tách dò đến tận thành họng, dùng chỉ lanh buộc lỗ trong lại và cắt bỏ toàn bộ dò. Không nên nhầm loại dò này với loại dò đường trung vò ở giữa cổ do sự tồn tại của ống giáp lưỡi. Nếu là dò ở đường trung vò chúng ta phải cắt đôi xương móng ở giữa để bóc tách dò lên đến tận nền lưỡi. Hình CT lỗ dò khe mang số 2 (Nguồn: sciencedirect.com) 5. U nang (kén) dạng amydan (Kyste amydalotđe). Nguyên nhân của u nang là do cái dò chột bò tắc, chất dòch trong ống dò không thoát ra được, làm căng ống dò và biến nó thành một cái kén. Người ta gọi là u nang dạng amydan vì nó có nhiều nang lymphô giống như amydan. Bệnh xuất hiện ở lứa tuổi 25 và phát triển chậm. Vò trí của u nang dạng amydan là ở dưới góc hàm, sát với chạc cảnh. Trong khi phát triển, u có xu hướng đi sâu vào khoảng dưới tuyến mang tai trước (khoảng trước màn trâm). Hình CT Hình MRI Nguồn: umvf.omsk-osma.ru Khi bệnh nhân nhìn thẳng về trước thì u nang không nổi lên nhiều. Trái lại khi bệnh nhân ngửa cổ và quay mặt về bên đối diện thì u nang phồng to ở dưới góc hàm. U nang hình quả trứng, nhẵn, có ranh giới rõ, không đau, không dính vào da. Ngón tay sờ có cảm giác đặc biệt: vừa căng mọng, vừa bột nhão. U nang có thể chiếm cả vùng hạ (hành) hàm nhưng không vượt quá động mạch mặt và không ăn sâu vào sàn miệng. Khi khám bệnh chúng ta có thể dùng ngón tay cho vào sàn miệng đẩy dồn u nang về phía dưới da. Bàn tay đặt ở góc hàm có cảm giác rằng u nang ở cách da bởi lớp cân. Về (một) mặt vi thể, vỏ u nang dạng amydan gồm có ba lớp: lớp ngoài là tổ chức liên kết, lớp giữa là nang lymphô, lớp trong là biểu mô loại tế bào lát hay tế bào trụ. Nguồn: umvf.omsk-osma.ru Điều trò: Rạch da ở vùng góc hàm như trong phẫu thuật tuyến hạ hàm. U nang ở ngay dưới lớp cân. Chúng ta có thể bóc tách mặt trước và mặt dưới một cách dễ dàng. Trái lại ở phía sau và phía trên, u nang hay dính chặt vào tuyến mang tai. Nếu chúng ta để sót, u nang sẽ tái phát hoặc biến thành dò dưới da. . Bài 29: LỆCH HÌNH BẨM SINH Ở HỌNG Ở họng có thể có nhiều lệch hình bẩm sinh mà nguyên nhân là sự phát triển bất bình thường của phôi. Các thành phần tương lai của họng có thể ngừng. chỗ khuyết sâu gây ra những lệch hình như hẹp họng, hở hàm ếch, dò 1. Hẹp họng bẩm sinh. Kích thước của họng bò thu hẹp lại trong các chiều hướng. Trong vòm mũi họng có những dây chằng xơ. một cách dễ dàng những dò hình xương này. Ở vùng hạ họng (họng thanh quản) có thể có (màng) niêm mạc làm hẹp miệng thực quản. 2. Màn hầu ngắn. Nói cho đúng, trong lệch hình này, chẳng những màn