Bài 9 VIÊM HỌNG LUDWIG (Angine de Ludwig) Người ta thường gọi là viêm họng Ludwig vì cho rằng Ludwig là người đầu tiên mô tả bệnh này. Nhưng thật ra không phải như vậy. Chính Gensoul đã phát hiện bệnh này trước nhất. Hơn nữa, đây không phảiø viêm họng mà là một bệnh viêm hoại thư lan tỏa của mơ sàn miệng. 1.Nguyên nhân Bệnh thường gặp ở người trẻ, nhất là phụ nữ. - Nguyên nhân thường gặp là ổ viêm ở răng, nhất là răng khôn hàm dưới hoặc nhổ răng. - Những nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là gãy xương hàm, rách niêm mạc miệng, thương tổn ở lưỡi, ở miệng - Một ápxe ở vùng tuyến dưới hàm hoặc dưới lưỡi cũng có thể biến thành viêm hoại thư tỏa lan của mô sàn miệng. Về vi khuẩn, thường có sự xuất hiện cùng lúc nhiều loại nhất là giữa streptococcus tan huyết với vi khuẩn yếm khí (clostridium perfringens, clostridium fusiformis ) gây ra hoại thư sinh hơi và nhiễm độc toàn thân. 2.Vò trí thương tổn Viêm họng ludwig A + B = Vò trí của ổ viêm 3. Triệu chứng. 3.1. Triệu chứng toàn thân: chiếm hàng đầu và nổi bật. - Thể trạng suy sụp nhanh trong vòng một vài ngày hoặc có khi nhanh hơn. Bệnh nhân trông nhợt nhạt, da mặt hơi vàng, môi xám, trong người mệt mỏi, tiếp xúc chậm chạp. Bệnh nhân hay ớn lạnh, đòi đắp chăn nhưng ít khi có cơn run dữ dội như trong nhiễm trùng huyết. - Nhiệt độ không cao lắm, thậm chí thấp hơn bình thường - Mạch đập nhanh nhưng yếu, thỉnh thoảng không đều. Dấu hiệu này quan trọng vì nó nói lên tình trạng nhiễm độc toàn thân. - Khó thở cũng là một triệu chứng quan trọng sau mạch nhanh. Khó thở do nhiễm độc (nhanh, nông), đôi khi có kèm theo cả khó thở đường hô hấp trên (khó thở thanh quản) do phù nề lưỡi hoặc thanh quản. - Nước tiểu ít, sậm màu, có nhiều albumine, đôi khi có thể có cả đường. 3.2. Triệu chứng chức năng. - Bệnh nhân không ăn uống được vì nuốt thấy đau, tiếng nói như người đang ngậm hột thò (hot potato voice). - Thường rối loạn hô hấp, lúc đầu nhẹ sau nặng dần. Hơi thở của bệnh nhân luôn luôn hôi thối. 3.3. Triệu chứng cục bộ. - Bệnh nhân bò khít hàm nhiều hay ít tùy theo vò trí và mức độ thương tổn. Nếu ổ viêm xuất phát từ vùng dưới hàm thì sẽ bò khít hàm sớm. Nếu ổ viêm xuất phát ở vùng giữa lưỡi thì triệu chứng khít hàm hầu như không có. - Sàn miệng sưng phồng lên, đẩy lưỡi lên trên và ra sau. Khi dùng hai ngón tay để sờ, ngón tay trong miệng cho cảm giác sàn miệng cứng như gỗ còn ngón tay dưới hàm cho cảm giác có một khối cứng dính chặt với xương hàm dưới và sàn miệng. Không có dấu hiệu bập bềnh khi chọc dò chỉ có ít dòch đục và máu, không có mủ. * Cần loại ra các bệnh sau: - Viêm sàn miệng đơn thuần: sàn miệng sưng nhưng mềm. - Viêm tấy xương (cotéophlegmon) ở mặt trong xương hàm dưới do răng: dựa vào ổ răng sâu và sàn miệng mềm. - Viêm tấy hạch (adènophlegmon) dưới hàm hoặc dưới cằm ổ: viêm khu trú ở vùng dưới hàm, dưới lưỡivà sàn miệng mềm. - Viêm tấy lưỡi: bệnh nhân không thè lưỡi được, nói và nuốt khó. Đè lưỡi hoặc kéo lưỡi làm bệnh nhân rất đau. 4. Diễn tiến. - Bệnh tiến triển rất nhanh trong thể tối cấp. Bệnh nhân có thể tử vong sau 48 giờ. - những thể thông thường, bệnh nhân có thể chòu đựng được hàng tuần nhưng nếu không được giải quyết, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân hoặc phế quản viêm, hoặc ngạt thở do chèn ép và nhiễm độc. Nếu được điều trò tốt, bệnh nhân có rất nhiều hy vọng khỏi bệnh. 5. Điều trò. 5.1. Điều trò bằng thuốc: - Pénixilin G: 10 - 12 triệu đơn vò (phân nửa để tiêm bắp và phân nửa để truyền tónh mạch) trong 1 ngày. - Gentamyxin: 80mg/ống 2 lần tiêm bắp trong 1 ngày. - Klion (Métronidazole): 250mg/viên dùng 4 - 6 viên trong 1 ngày. Có thể thêm Corticoid: Depersolon 30mg/ống, cứ 3 giờ sử dụng 1 ống, tiêm bắp hay tiêm tónh mạch trong vòng 24 giờ. 5.2. Phẫu thuật: Gây tê là chính, không được gây mê. Có hai cách rạch da: - Rạch da dọc theo bờ dưới của xương hàm dưới theo hình cái nỏ. Hoặc rạch một đường ngang từ góc hàm phải sang góc hàm trái, hơi cong, cách trên xương móng 3cm. Khi rạch sẽ có dòch lẫn với máu, có khi có cả khí thoát ra. - Rạch đường trắng (ligne albialis) giữa 2 cơ hàm móng vì ổ viêm thường ở trên cơ hàm móng. Dùng ngón tay hoặc kìm Kocher banh rộng ổ viêm ở trung tâm lưỡi và ở hai bên tuyến dưới hàm. Thường chỉ chảy máu, không chảy mủ Có tác giả khuyên nên đặt ống dẫn lưu vào ổ viêm và tưới nhỏ giọt bằng nước oxy già 6 thể tích. Dẫn lưu và để hở vết mổ. Vết mổ có thể tự lành hoặc khâu thì hai. . Bài 9 VIÊM HỌNG LUDWIG (Angine de Ludwig) Người ta thường gọi là viêm họng Ludwig vì cho rằng Ludwig là người đầu tiên mô tả bệnh này. Nhưng thật. nữa, đây không phảiø viêm họng mà là một bệnh viêm hoại thư lan tỏa của mơ sàn miệng. 1.Nguyên nhân Bệnh thường gặp ở người trẻ, nhất là phụ nữ. - Nguyên nhân thường gặp là ổ viêm ở răng, nhất. fusiformis ) gây ra hoại thư sinh hơi và nhiễm độc toàn thân. 2.Vò trí thương tổn Viêm họng ludwig A + B = Vò trí của ổ viêm 3. Triệu chứng. 3.1. Triệu chứng toàn thân: chiếm hàng đầu và nổi bật. -