Bài 6: VIÊM HỌNG CẤP TÍNH Viêm họng tức là viêm niêm mạc ở họng trong đó có lớp liên bào, có tuyến nhầy, có nang lymphô. Các nang lymphô này có thể ở rải rác hoặc tập trung lại thành từng khối. Nguyên nhân của viêm họng khá phức tạp. Có rất nhiều thứ vi trùng gây ra viêm họng, và mỗi thứ vi trùng lại có thể gây ra hai ba thể viêm khác nhau. Vì vậy vấn đề xếp loại trong viêm họng gặp nhiều khó khăn và có nhiều ý kiến khác nhau. Trong bài này chúng tôi áp dụng cách sắp xếp của Fscat dựa trên cơ sở giải phẫu và lâm sàng, chia viêm họng ra làm ba nhóm lớn: - Viêm họng không đặc hiệu - Viêm họng đặc hiệu - Viêm họng do bệnh máu Mỗi nhóm lớn lại được chia ra làm nhiều loại: I. Viêm họng không đặc hiệu. 1. Viêm họng khu trú. a. Viêm họng cấp thông thường. - Viêm họng đỏ thông thường. - Viêm họng trắng thông thường. - Loét Amyđan. b. Viêm họng mủ. - Apxe aman. - Viêm tấy quanh Amyđan. 2. Viêm họng tỏa lan. - Viêm họng tấy tỏa lan. - Hoại thư họng. II. Viêm họng đặc biệt. - Viêm họng bạch hầu. - Viêm họng Vanhxăng (Vincent). - Viêm họng trong các bệnh nhiễm trùng. - Viêm họng do Herpes. - Viêm họng do zôna. - Bóng bọt ở mồm và họng. III. Viêm họng do bệnh máu. - Viêm họng trong bệnh bạch cầu cấp (Leucose). - Viêm họng trong suy tủy, mất bạch cầu hạt. - Viêm họng trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng bệnh một nhưng chỉ nhấn mạnh ở những bệnh thường gặp. IV. Viêm họng đỏ thông thường. Nguyên nhân của bệnh này là virut. Vi trùng liên cầu và phế cầu mà người ta tìm thấy trong họng đều là vi trùng bội nhiễm. Bệnh rất hay lây, nhất là về mùa lạnh và được truyền đi bằng nước bọt, nước mũi. 1. Triệu chứng. Bệnh bắt đầu một cách đột ngột bằng ớn lạnh, nhức đầu sốt cao 39 o kèm theo nuốt đau rát họng và khát nước, đau mình mẩy, tiếng nói mất trong. Xem họng thấy toàn bộ niêm mạc đỏ: màn hầu, Amyđan, trụ trước, trụ sau và thành sau họng, trên mặt Amyđan không có màng trắng mà chỉ có chất nhầy trong. Hạch cổ ít khi bò sưng trừ một số ít trường hợp ở trẻ em. Bạch cầu trong máu không tăng. Bệnh kéo dài trong ba bốn ngày và nhiệt độ xuống một cách đột ngột. Các triệu chứng chức năng cũng mất nhanh. Trong trường hợp có bội nhiễm bởi liên cầu, tụ cầu, phế cầu, sẽ có các biến chứng xảy ra như: viêm tai, viêm mũi xoang, phế quản phế viêm Thể lâm sàng. Tùy theo loại virut hay vi trùng bội nhiễm bộ mặt lâm sàng của viêm họng đỏ có khác nhau. a. Viêm họng cúm thành từng vụ dòch với triệu chứng khá nặng: sốt cao nhức đầu, đau cơ, xuất huyết ở thành họng,… b. Viêm họng do virut A.P.C ( adenoidal pharyngeal couijontival virus ) ở trẻ em. Bệnh bắt đầu bằng sụt sòt mũi, viêm họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ. Tiên lượng nhẹ: bệnh rút lui trong vòng năm ngày. Có thể có biến chứng viêm tai. c. Viêm họng đỏ do vi trùng: liên cầu có thể gây ra viêm họng đỏ sau đó là viêm thấp khớp. Trong trường hợp này hạch thường sưng to và bạch cầu trong máu tăng. d. Viêm họng mũi ở trẻ em nhỏ: viêm khu trú ở V.A. Trẻ sốt cao, co giật, ngạt mũi, nôn mửa, hạch cổ song, bệnh hay kéo dài ( xem viêm mũi cấp tính của hài nhi ). 2. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác đònh dễ: bệnh nhân sốt, đau họng, có bệnh tích viêm ở họng. Cần loại các bệnh : - Giang mai thời kỳ hai: toàn bộ họng đỏ, không sốt cao, B.W dương tính. - Sưng họng do ngộ độc: không có sốt nhưng có ban đỏ ngoài da, ví dụ như viêm họng iôt. 3. Điều trò và phòng bệnh. Điều trò triệu chứng là chính. Chống sốt bằng aspirin. Chống đau bằng ngâm họng hay súc họng với dung dòch cloral 1%, Sali - xylat natri 2%, bôi glyxerin bôratê 3%, ngậm viên clorat kali. Đối với trẻ nhỏ nên nhỏ adrênalin 1‰, argyrol 1 % vào mũi. Oxy già pha loãng (1 oxy già +5 nước) xúc họng Sunfamit và kháng sinh uống hoặc tiêm chỉ nên dùng trong những trường hợp nặng có biến chứng ( viêm thận, viêm khớp, viêm thanh quản ). Ngậm sunfamit xem ra có tác dụng nhưng thực chất không ngậm bệnh cũng tự khỏi. Hiện tượng này khác với viêm họng do vi trùng, đối với viêm họng do vi trùng dùng sunfamit có tác dụng rõ rệt. Phương pháp dân gian hay dùng cây xạ can (rẻ quạt) để chữa viêm họng. Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm bằng củ xạ can. Bệnh này hay lây nên cần được phòng bệnh. Phải cách ly bệnh nhân, không dùng chung bát đũa, cốc chén, khăn tay… Nên nhỏ dầu gômênol 1%, nước tỏi vào mũi khi chung quanh có nhiều người bò viêm họng. Nên cắt những Amyđan có hốc mủ và hay viêm. V. Viêm họng bựa trắng thông thường (Angine érythémato - pultacée). Nguyên nhân của bệnh là vi trùng mà cụ thể là liên cầu, các loại vi trùng khác ( tụ cầu, phế cầu, Friedlander, Pfciffer…) hiếm hơn. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ trong thời tiết nào và được truyền đi bằng nước bọt 1. Triệu chứng. Bệnh bắt đầu một cách đột ngột bằng triệu chứng: toàn thân ớn lạnh, đau mình, khó chòu trong người, nhức đầu, sốt, rát họng. Thời kỳ toàn phát: Bệnh nhân sốt 38-39 o , thể trạng tương đối tốt, bệnh nhân kêu rát trong họng, mỗi lần nuốt thì đau, nhói lên tai, tiếng nói trở nên đục. Khám họng: hai Amyđan sưng to, đỏ tươi, các khe giãn. Có một lớp bựa bao phủ miệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở nên vàng xám. Nó chỉ khu trú ở ổ Amyđan, không bám vào niêm mạc và có thể dùng que bông chùi đi được mà không gây ra chảy máu, nó dễ vỡ và tan trong nước. Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu đều xung huyết đỏ nhưng không nề. Ở thành sau của họng có vài đảo lymphô bò viêm và có bựa trắng. Amyđan lưỡi có khi cũng bò viêm bựa trắng. Các hạch ở vùng sau góc hàm luôn bò sưng và đau. Bạch cầu thường tăng từ 10.000 đến 12.000. Bệnh diễn biến nhanh, trong vòng ba đến năm ngày sẽ khỏi. Kháng sinh có thể rút ngắn thời gian biến diễn của bệnh. 2. Biến chứng. a. Biến chứng riêng của viêm họng do streptococcus tan huyết β nhóm A: viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc. Vì có sự giống nhau giữa cấu trúc kháng nguyên (glucoprotein) của vi trùng này với tổ chức của màng khớp, của nội tâm mạc, của cầu thận nên kháng thể tạo ra bởi streptococcus tan huyết β nhóm A có khả năng chống lại các tổ chức đó, gây ra viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận. Đây là một hiện tượng tự miễn. Đề phát hiện sớm những biến chứng về thận người ta thường hay tìm tỷ lệ antistreptolysin trong máu và anbumin trong nước tiểu của những người bò viêm họng. b. Biến chứng chung của bệnh viêm họng do các loại vi trùng: viêm tấy chung quanh Amyđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, mưng mủ hạch, huyết nhiễm trùng. Thể lâm sàng - Thể nặng: sốt 40 o , rét run, đau lưng, nhức đầu, lớp bựa dày, lưỡi gà phù nề, hạch cổ to. Thể này thường gây biến chứng viêm nhiễm nặng. - Viêm họng do vi trùng tứ cầu Pfeifer ở trẻ con có thể gây phù nề lưỡi gà. - Viêm họng do vi trùng tứ cầu ( tétragène ) gây “ viêm họng cát” tức là trên niêm mạc họng có lấm tấm những hạt trắng như là rắc cát. 3.Chẩn đoán phân loại. a. Phân loại với bạch hầu: trong bạch hầu, giả mạc có những đặc điểm sau đây: dính vào niêm mạc, khi bóc ra thì chảy máu, giả mạc mọc lại nhanh, lan ra các trụ và màn hầu, giả mạc không tan trong nước. Trước một viêm họng trắng chúng ta phải quệt họng và cấy vi trùng. Phòng xét nghiệm sẽ trả lời là không có vi trùng bạch hầu. Nhưng nên nhớ rằng có một số loại vi trùng khác cũng có thể gây ra viêm họng có giả mạc. b. Phân biệt với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mononucléose): trong bệnh này bệnh nhân có hạch to, mỏi mệt nhiều và viêm họng trắng hoặc loét họng. Trong máu, tế bào đơn nhân chiếm đa số. 4. Điều trò. a. Thuốc kháng sinh rất công hiệu: bệnh có thểâ rút lui trong vòng 24 giờ. Penixilin là thuốc có tác dụng nhất. Có thể cho uống Ampixilin và kéo dài thêm 5 ngày cho đến khi hết sốt. Thuốc này có tác dụng phòng ngừa các biến chứng ở khớp – thận - tim. Sunfamit tác dụng chậm hơn và có hại cho thận nếu có thương tổn thận. Gamma - Globulin ( 100 mg/kg cơ thể, mỗi tháng tiêm 1 lần ) có tác dụng trong những trường hợp thiếu globulin trong máu. Thuốc đạn đặt hậu môn có chất bismut hiện nay ít người dùng. Phương pháp dân gian dùng lá xạ can để chữa bệnh này. b. Điều trò cục bộ: Ngâm họng, súc họng bằng sirô cloral, sirô mocphin, bôi còlutoa xanh metylen, phun teramyxin và hydrococtison khí dung. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. c. Đối với những người có tiền sử viêm thận nên kiêng muối. d. Sau khi viêm đã ổn đònh nên cắt Amyđan, nhất là trong những trường hợp viêm đi viêm lại trên ba lần hoặc mới viêm nhưng có kèm theo anbumin trong nước tiểu. . Amyđan. 2. Viêm họng tỏa lan. - Viêm họng tấy tỏa lan. - Hoại thư họng. II. Viêm họng đặc biệt. - Viêm họng bạch hầu. - Viêm họng Vanhxăng (Vincent). - Viêm họng trong các bệnh nhiễm trùng. - Viêm họng. loại: I. Viêm họng không đặc hiệu. 1. Viêm họng khu trú. a. Viêm họng cấp thông thường. - Viêm họng đỏ thông thường. - Viêm họng trắng thông thường. - Loét Amyđan. b. Viêm họng mủ. - Apxe aman. - Viêm. Herpes. - Viêm họng do zôna. - Bóng bọt ở mồm và họng. III. Viêm họng do bệnh máu. - Viêm họng trong bệnh bạch cầu cấp (Leucose). - Viêm họng trong suy tủy, mất bạch cầu hạt. - Viêm họng trong