bài 12 viêm mũi cấp tính

15 3K 0
bài 12 viêm mũi cấp tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 12: VIÊM MŨI CẤP TÍNH I. Viêm mũi cấp tính thông thường ở người lớn. Viêm mũi cấp tính hay cảm mạo là một bệnh rất phổ biến, ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính truyền nhiễm đặc biệt là vào những lúc thời tiết thay đổi, đang nóng chuyển sang lạnh. Hiện nay vẫn chưa phân lập được vi trùng cảm mạo nhưng rất có thể nó thuộc về loại virut. Gần đây phát hiện có globulin miễn dòch IgA xuất tiết trong tiết dòch của mũi, chất này giúp niêm mạc mũi, xoang diệt tại chỗ vi trùng và virut. 1. Triệu chứng. Triệu chứng của cảm mạo không có gì lạ đối với chúng ta. Thoạt tiên bệnh nhân bò ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay, đau lưng. Kế đó nước mũi bắt đầu chảy, lúc đầu trong và loãng, dần trở nên đặc như lòng trắng trứng. Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt, người mệt mỏi. Khám mũi thấy niêm mạc sưng huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhờn. Tiết nhờn dần trở nên đục, lẫn vởi mủ vàng, chất mũi làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân vẫn có thể đi lại, ăn uống và làm việc, toàn thể trạng vẫn tốt. Ba bốn hôm sau, bệnh nhân bớt xì mũi, chất mũi cũng bớt vàng rồi ngưng chảy, mũi thông trở lại như cũ. Đó là diễn biến bình thường của cảm mạo nhưng ở một số ít bệnh nhân, bệnh diễn biến không được êm thấm như vậy. Biến chứng thường gặp là viêm xoang hàm, bệnh nhân tiếp tục xì mũi vàng đặc hoặc xanh ngày càng nhiều, kèm theo nhức đầu. Biến chứng thứ hai là viêm thanh quản hay phế quán, bệnh nhân khàn tiếng, ho khạc ra đờm. Biến chứng thứ ba là viêm tai giữa như đau, chảy dòch ở tai. 2. Chẩn đoán và phân loại. *Bệnh viêm mũi cấp tính rất dễ nhầm với viêm mũi dò ứng và viêm mũi vận mạch. Trong viêm mũi dò ứng, nước mũi luôn trong như lòng trắng trứng và có nhiều tế bào ái toan (éosinophile). Trong viêm mũi vận mạch, nước mũi cũng trong và loãng như nước lã. nhưng không có tế bào ái toan *Viêm mũi của các bệnh truyền nhiễm: một số bệnh truyền nhiễm thường hay bắt đầu bằng viêm mũi hoặc kèm theo viêm mũi. *Trong bệnh cúm, ngoài sổ mũi, ngạt mũi ra các triệu chứng toàn thể khá nặng: sốt cao, không đi lại được, không ăn uống được, nhức đầu dữ dội, nuốt đau, cơ thể cũng đau như dần, mặt bệnh nhân bò nhiễm trùng. *Trong bệnh sởi, triệu chứng long tiết ở mũi cũng có thường xuyên nhưng luôn có kèm theo đỏ mắt, chảy nước mắt và phát ban. Trong bệnh bạch hầu, viêm mũi có thể thứ phát hoặc nguyên phát. Trong thể thứ phát chẩn đoán dễ vì có giả mạc ở họng và ở mũi. Trong thể nguyên phát, chẩn đoán khó hơn vì giả mạc ở sâu trong vòm mũi họng. Vì vậy với một em bé bò viêm mũi kéo dài, người xanh xao, kém ăn, sốt nhẹ (38 o ), phải quệt mũi lấy chất xuất tiết gửi đi tìm vi trùng bạch hầu. 3. Điều trò: Vì chưa rõ ngnyên nhân nên điều trò cảm mạo chỉ là điều trò triệu chứng. Có rất nhiều loại thuốc sử dụng và mang lại những kết quả khả quan. Thực ra cảm mạo là một bệnh để yên rồi tự nó cũng khỏi, chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi nào bệnh kéo dài hoặc có biến chứng. Để chống ngạt mũi nên nhỏ êphêdrin 3% vào mũi ngày 4 lần, mỗi bên ba giọt, lúc nhỏ thuốc phải nằm ngửa để đầu thấp. Chúng ta cũng có thể cho bệnh nhân hít hơi bạc hà, dầu chính đại, dầu cửu long hoặc xông cồn menthol theo công thức sau đây : Menthol l0g Cồn 90 o khối lượng vừa đủ để hòa tan Chống chảy nước mũi có thể tiêm hoặc cho uống atropin sáng l/2mg, chiều l/2mg. Chống nhức đầu nên cho bệnh nhân uống viên aspirin hoặc viên APC hay viên APE (aspirine phénacétine cafeine hay aspimle pyramidon éphédrine). Muốn chống ho nên dùng sirô húng chanh (rau tần dày lá). Có thể xông bằng lá hương nhu, tía tô, kinh giới, xả, lá chanh để giải cảm. Phòng bệnh: nên tránh xa những người đang bò cảm mạo. Nên mặc áo ấm ngực, ấm cổ, tránh ngồi ở nơi có luồng gió lạnh thổi qua. Đối với những người thường hay bò cảm mạo nên đi khám mũi và điều trò những bệnh ở mũi như vẹo vách ngăn, cuốn mũi quá phát, V.A . II. Viêm mũi dò ứng và viêm mũi vận mạch. 1. Viêm mũi dò ứng. Viêm mũi dò ứng hay viêm mũi co thắt thường gặp ở nước ta vì vậy dưới đây sẽ nói nhiều về bệnh này. Niêm mạc mũi là xuất phát điểm của một loạt phản xạ như hắt hơi, chảy nước mũi, giãn mao mạch có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên. Ở những người bò dò ứng, sự điều chỉnh các phản xạ này bò rối loạn và xảy ra những phản ứng quá mức đưa cơ thể vào tình trạng bệnh lý. Dò ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ đang xâm phạm vào cơ thể. Những chất lạ đó mang tên là kháng nguyên (antigène) và xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp. Khi cơ thể bò kháng nguyên tấn công, nó phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể (anticorps) để trung hòa kháng nguyên. Sự đấu tranh đầu tiên này không có triệu chứng lâm sàng nhưng trong máu của người bệnh có sinh ra kháng thể, như vậy bệnh nhân bò mẫn cảm (Sensibilisé). Đây là sự phản ứng của cơ thể đối với lần tấn công đầu tiên của kháng nguyên. Từ đấy về sau nếu kháng nguyên ấy lại xâm nhập vào cơ thể lần nữa sẽ xảy ra sự đấu tranh kòch liệt giữa kháng thể và kháng nguyên, sinh ra chất histamin, serotonin. Các chất này là nguồn gốc của các rối loạn thường thấy ở các bệnh dò ứng. Như vậy dò ứng là một bệnh toàn thân của cơ thể. Viêm mũi dò ứng cũng chỉ là một hiện tượng cục bộ của bệnh toàn thân đó. Bệnh dò ứng chỉ có thể xảy ra khi có ba điều kiện sau đây: - Thể đòa: thể đòa có tính chất gia truyền và đặc điểm của nó là sự thăng bằng bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. - Sự thụ cảm của cơ thể vừa nói ở trên. Khi kháng nguyên xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể, nó không gây ra triệu chứng lâm sàng của dò ứng vì cơ thể chưa mẫn cảm. - Kháng nguyên: những kháng nguyên do đường hô hấp là: phấn hoa, bột, mốc men, lông súc vật, bông độn gói, bụi xó bếp Những kháng nguyên do đường tiêu hóa là: sứa bể, tôm bể, mắm tôm, dứa, dâu tây, trứng gà, thòt bò… Những kháng nguyên vào bằng dường da là: sơn mài, hắc in, cao su Có những kháng nguyên ít được nghó đến như thuốc aspirin, sunfamit, streptomycin, penicilin, huyết thanh chống bạch hầu, huyết thanh chống uống ván. Ngoài những dò chất từ ngoài vào, không nên quên vai trò của những dò chất nội sinh prôtêin do sự chuyển hóa không hoàn toàn của prôtit trong cơ thể hoặc những độc tố vi trùng ở răng sâu, ở amydan viêm những dò chất này cũng có thể đóng vai trò kháng nguyên. a. Triệu chứng: Bệnh viêm mũi dò ứng có hai thể là thể có chu kỳ và thể không có chu kỳ. Viêm mũi dò ứng có chu kỳ: Bệnh xảy ra rất đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng (ở Châu Âu vào khoảng tháng năm dương lòch). Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác buồn (nhột) và cay trong mũi, lạnh ở trán và nhảy mũi (hắt hơi) từng tràng vài chục cái. Đồng thời bệnh nhân bò cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau cơn hắt hơi nước mũi chảy nhiều làm ướt một lúc vài ba cái khăn tay. Nước mũi trong như nước lã và không làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân thấy nặng đầu, tay chân uể oải khòng làm việc được, tránh ánh sáng, tìm chỗ tối mà nằm. Những cơn hắt hơi thường xảy ra vào buổi sáng khi mới thức dậy. Trưa hay chiều cũng có thể có những cơn như vậy. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày đến một tuần lễ rồi đột nhiên biến mất dù có điều trò hay không. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó bệnh lại tái diễn. Có những người bò như vậy hàng chục năm. Nếu bệnh nhân đổi chỗ ở, ví dụ như sang Châu u hoặc đi du lòch trên tàu biển thì bệnh biến mất nhưng khi trở về chỗ cũ thì bệnh lại tái diễn. Soi mũi trong cơn hắt hơi chỉ thấy niêm mạc sung huyết, đỏ, tiết ra nhiều nước, sau cơn hắt hơi niêm mạc trở lại bình thường, bệnh nhân không ngạt mũi. Đó là triệu chứng của những cơn viêm mũi dò ứng ngắn hạn. Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày, nước mũi đặc lại biến thành tiết nhờn trong đó có nhiều tế bào ái toan (éosinophiles). Nước mũi có thể trong hoặc đục nhưng không làm hoen ố khăn tay. Niêm mạc mũi bò phù nề và xám nhạt, cuốn mũi dưới phình ra một cách thường xuyên và mũi luôn bò ngạt. Cuốn giữa bò mọng nước và che kín cả ngách giữa (méat moyen). Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường bò đau trán, nhức đầu làm cho chúng ta nghó đến viêm xoang, nhưng khi chụp X quang hoặc chọc xoang thì kbông có triệu chứng viêm. Có một số bệnh nhân không bò đau đầu nhưng đêm đến có những cơn khó thở giống như hen hoặc những cơn ho co thắt. giai đoạn này niêm mạc chưa hoàn toàn thoái hóa, nếu điều trò tốt nó có khả năng phục hồi được. Mỗi năm bệnh xuất hiện nhiều đợt và ngày càng nặng hơn, kéo dài hơn. Niêm mạc mũi dần bò thoái hóa và bò nhiễm trùng vì khả năng tự vệ của niêm mạc bò giảm sút. Bệnh nhân xì mũi có mủ vàng thỉnh thoảng bò sốt nhẹ và nhức đầu, mũi bò ngạt thường xuyên. Khám mũi thấy cuốn giữa bò thoái hóa, to phình, xen lẫn pôlyp. Đó là những u giả do phù nề dò ứng của niêm mạc trong đó có nhiều tế bào ái toan. Chụp X quang sẽ thấy các xoang bò mờ nhưng khi chọc dò thì không có mủ, đôi khi chỉ có nước vàng. Thể này được gọi là viêm xoang dò ứng đơn thuần. Viêm mũi dò ứng không có chu kỳ: Trong viêm mũi dò ứng không có chu kỳ, các triệu chứng cũng giống như trên nhưng có hai đặc điểm khác, đó là: bệnh xuất hiện không theo thời tiết, mùa nóng cũng như lạnh lúc nào bệnh cũng có thể xảy ra. Những cơn hắt hơi mất dần tính kòch phát. Mỗi cơn, bệnh nhân chỉ hắt hơi độ vài ba cái, nhưng triệu chứng nhạt mũi tăng nhiều và kéo dài. Giữa hai cơn hắt hơi, lỗ mũi không hoàn toàn thông như trong thể có chu kỳ. Niêm mạc mũi luôn phù nề vì vậy nó dễ bò thoái hóa hơn thể trên. Khám mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, khe giữa đầy pôlyp. Chụp X quang sẽ thấy xoang hàm bò mờ. Tiên lượng của bệnh viêm mũi dò ứng không có gì nguy hiểm nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh nhất là khi có nhức đầu ngạt mũi. Hơn nữa dò ứng mũi có thể chuyển thành dò ứng phế quản (bệnh nhân hen). b. Chẩn đoán. Cần phải hỏi tỉ mỉ về tiền sử của người bệnh mới có thể chẩn đoán chính xác được. Bệnh dò ứng có đặc điểm là xảy ra từng cơn nhưng tái diễn nhiều lần. Phải hỏi rõ xem người bệnh hắt hơi vào lúc nào, trong điều kiện nào, hắt hơi vài cái hay hắt hơi từng hồi, từng tràng, mỗi ngày mấy cơn. Hỏi bệnh nhân có hay bò hen, nổi mề đay, chàm, phù Quinck không. Đó là những biểu hiện của thể đòa dò ứng. Hỏi thêm về tiền sử gia đình như cha mẹ, chú bác, anh em xem có ai bò những bệnh này không. Hỏi xem những thức ăn như trứng, dâu tây, cua bể, mực, tôm có gây dò ứng không. Hỏi nghề nghiệp và điều kiện làm việc của bệnh nhân. Các nghề sau thường gây dò ứng: xay bột, sơn mài, sơn xì hóa học, bật bông, buôn giẻ rách, cưa gỗ, làm lông vũ… Tìm tế bào ái toan trong nước mũi là phương pháp phổ biến để chẩn đoán. Quệt nước mũi lên phiến kính rồi đem nhuộm sẽ thấy tế bào ái toan trong trường hợp dò ứng (trong trường hợp viêm cũng có tế bào ái toan nhưng ít hơn, tế bào ái toan trong máu lên đến 7% hoặc 10%). Trong chuyên khoa dò ứng người ta còn làm các các nghiệm pháp khác như chuyển dạng lymphô bào (ở người bình thường TTL lên đến 70%, ở người bò giảm miễn dòch dưới 70%), tìm khả năng cố đònh histamin của Parrot (ở người bình thường khả năng PHP là 30%, ở người bò dò ứng con số này xuống thấp), đònh lượng histamin trong nồng độ máu (nồng độ trung bình 10- 30g/l huyết tương), làm điện di miễn dòch tìm globulin miễn dòch IgG, IgA, IgM…, thử nghiệm da (testscutanés) với nhiều loại kháng nguyên (bụi trong nhà, nấm, mốc, phấn hoa, lông súc vật …). Chẩn đoán bệnh dò ứng tương đối dễ nhưng tìm được nguyên nhân gây ra dò ứng rất kho.ù Phải thử nghiệm với tất cả những chất khả nghi để xem chất nào là kháng nguyên gây bệnh. Trong thực tế chưa có phương tiện để làm việc này mà chỉ có thể điều trò thử (tratement d’épreuve) bằng các thuốc chống dò ứng. Nếu bệnh dứt cơn thì đó là dò ứng, nếu bệnh không chuyển tức là không phải dò ứng. c. Chẩn đoán phân biệt. Loại trừ viêm mũi cấp thông thường (cảm): bệnh này không có cơn hắt hơi dữ dội và các nghiệm pháp dò ứng cho kết quả âm tính. Loại trừ bệnh chảy nước mũi (hydrorrhée nasale) trong đó nước mũi chảy liên tục, không có hắt hơi. Loại trừ viêm mũi quá phát, bệnh này cuốn mũi phình to, màu đỏ sẫm. Loại trừ viêm mũi vận mạch. 2. Viêm mũi vận mạch (Rhinite vasomotrice). Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dò ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dò ứng như ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, cay mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi. Cơn hắt hơi xuất hiện một ngày vài lần, kéo dài nhiều năm, không lệ thuộc vào thời tiết. Nước mũi bao giờ cũng trong. Một số tác giả cho rằng hai bệnh này là một. Theo ý chúng tôi thì nên tách ra làm hai vì viêm mũi vận mạch có nhưng điểm khác biệt nhau: - Không tìm thấy kháng nguyên (những kháng nguyên kinh điển như bụi nhà, nấm, phấn hoa, lông xúc vật…). Bệnh nhân thường lên cơn hắt hơi khi bò kích thích bởi ánh sáng mặt trời, luồng gió, mũi cay nồng, xúc động mạnh hoặc không do kích thích nào cả. - Bệnh nhân ngạt mũi nhiều hơn hắt hơi, nước mũi chảy không nhiều, không chảy nước mắt. - Các xét nghiệm cận lâm sàng cho kết quả khác hẳn viem mũi dò ứng như: rất ít tế bào ái toan trong nước mũi, tỷ lệ tế bào ái toan trong máu không tăng, tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào bình thường, khả năng cố đònh histamin bình thường, đònh lượng histamin trong máu không tăng. - Sau cơn hắt hơi, bệnh nhân trở lại bình thường ngay lập tức, không bò nặng đầu, uể oải. - Bệnh nhân thường bò rối loạn vận mạch ở những nơi khác như hiện tượøng căng ngứa tác ngón tay khi trời rét. Viêm mũi vận mạch là sự thể hiện cục bộ ở mũi của trạng thái thăng bằng bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi điều trò phải ổn đònh và củng cố hệ thần kinh thực vật. a. Điều trò: Cần nắm vững những điểm sau: - Bệnh nhân có thể đòa dò ứng tức là bò bệnh toàn thân vì vậy những hiện tượng cục bộ ở mũi như gai vách ngăn, vẹo vách ngăn chỉ là những nguyên nhân phụ. Các phẫu thuật ở mũi, vòm, họng trong dò ứng sẽ có ảùnh hưởng tốt trong việc điều trò nhưng không hoàn toàn giải quyết vấn đề. Trước khi điều trò dò ứng cần phải xem người bệnh có bò nhiễm trùng toàn thể không. Nếu có, phải giải quyết vấn đề này bằng pênixilin, streptomyxin hoặc cloramphenicon. Nếu trong người bệnh nhân có những ổ vi trùng như sâu răng, viêm amydan, nên giải quyết ngay. Điều trò dò ứng mũi gồm có ba phần: điều tri cơn bột phát, điều trò cục bộ và điều trò bệnh dò ứng. Điều trò cơn dò ứng bột phát: Khi bệnh bột phát có thể tra vào mũi một trong những thứ thuốc sau đây: êphêdrln 3%, privin l o / oo , sanorin 0,50 o / oo, pômát coctison hoăc dung dòch hydroctison 2,5%. Cũng có thể cho bệnh nhân uống một trong những thứ thuốc sau: - Cồn Benlon 15 giọt - Aspirin 1g cùng với quinin 0,20g. - Êphêdrin 3cg và gacđênal l0cg. - Adrênalin l o / oo 15 giọt với đường. - Thuốc chống histamin như: antihistamin, phenergan, multecgan, thiantelles, AH 3 uống một hoặc hai viên 25mg. Cũng có thể chặn cơn bột phát bằng cách gây tê hạch bướm khẩu cái (ganglion sphéno-palatin) với thuốc Bônanh (Bonain). Một số tác giả dùng khí dung (Aérosol) thuốc aleudrine 1% có kết quả tốt. Điều trò cục bộ: Điều trò cục bộ tức là giải quyết cái gai kích thích hoặc làm giảm độ nhạy cảm của niêm mạc mũi. - Nếu vách ngăn bò vẹo hoặc có gai, mào thì phải làm phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc theo lối Killian. - Nếu niêm mạc mũi quá nhạy cảm, nên bôi axit crômic 3% hoặc glyxerin pha tanin với độ đậm cao dần từ l% đến 10% hoặc kẽm sunfat từ 1% đến 5%, hoặc tiêm hydro coctison vào niêm mạc cuốn mũi dưới, mỗi lần 2ml, tiêm ba lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần lễ. Nếu cuốn dưới bò vẩu có thể dùng kéo cong ấn nó về phía ngoài làm cho nó nằm sát vào ngách dưới. - Nếu cuốn dưới bò quá phát, có thể đốt bằng côte điện. - Nếu đốt rồi vẫn còn ngạt mũi thì có thể xén bớt phần mềm của cuốn mũi dưới (không được cắt xương của cuốn mũi vì làm như vậy sẽ gây ra bệnh teo mũi) hoặc cắt bỏ hẳn cuốn giữa (cắt toàn bộ cuốn giữa không gây ra teo mũi). Điều trò bệnh dò ứng: Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu (désensibilisation specifique): trước hết là tìm ra đúng kháng nguyên bằng cách làm phản ứng nội bì (cuti-réaction) hàng loạt với những chất khả nghi. Khi biết được kháng nguyên, đem chất đó pha loãng với nước muối đẳng trương và tiêm vào da với độ đậm cao dần, ví dụ 1/10.000 dến 1/100 Phương pháp giải mẫn cảm không đặc hiệu (désensibilisation specifique): nếu không tìm được kháng nguyên, có thể dùng những thuốc sau: - Natri hyposunfit 10% tiêm vào tónh mạch mỗi ngày l0ml. - Canxi gluconat 10% tiêm vào tónh mạch mỗi ngày l0ml. - Liệu pháp huyết bản thân (autohémothérapie) mỗi ngày một lần, lấy máu ở tónh mạch rồi tiêm vào mông, bắt đầu từ 5ml tăng dần đến l0ml. - Vitamin C tiêm vào tónh mạch ngày lg. - A. C. T. H, tiêm vào mông ngày 25 đơn vò quốc tế. - Coctison, uống ngày l00mg hoặc tiêm hydrococtison 2,5% vào cuốn mũi dưới mỗi lần lml, cách 3 ngày một lần; uống pretnisolon 5mg, ngày 3 viên. - Peptòn: uống 0,50g trước mỗi bữa cơm 30 phút. Vacxin tự thân sản xuất từ các vi khuẩn trong dòch của mũi xoang cho kết quả tốt khi dùng dưới dạng khí dung hoặc bơm phun. - Đông y hay dùng lá cà độc dược (datura) thái thành sợi nhỏ đem phơi khô rồi cuốn thành điếu thuốc cho bệnh nhân hút. Mỗi khi lên cơn thì hút một điếu, phương phảp này chữa được cơn hen. Điều trò viêm mũi vận mạch: Dùng các loại thuốc tăng cường giao cảm như: adrenalin, ephedrin hoặc thuốc ức chế phó giao cảm như atropin. Dùng thuốc tăng cường phó giao cảm: êserin, pilocarpin. Phẫu thuật cắt dây thần kinh Vidien ở hố chân bướm hàm hoặc ở trong hố mũi. b. Phòng bệnh: Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh kháng nguyên, nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi bệnh nhân có thể tự tìm ra được kháng nguyên. Ví dụ có một bệnh nhân để ý thấy rằng mỗi khi ông ta xóa bảng đen và hít phải bụi phấn thì lên cơn hắt hơi sặc sụa, nhưng nếu dùng giẻ ướt để lau bảng thì không thấy cơn hắt hơi xuất hiện nữa. Với những người hay lên cơn dò ứng về mùa lạnh thì nên tránh mùa rét bằng cách đến sống ở vùng ấm áp. Hoặc ngược lại đối với những người không chòu được khí hậu nóng ấm thì nên đến sống ở xứ ôn đới. Một biện pháp phồng bệnh khác là nên hợp lý hóa cách ăn uống và tập thể dục. Những người bò dò ứng thường là những người có chế độ ăn uống không cân đối, hoặc quá nhiều chất bột, hoặc quá nhiều chất mỡ Phần lớn những người này ít vận động, sợ gió, sợ rét, lúc nào cũng mặc thật nhiều áo, quấn khăn thật kín cổ. Làm như vậy là quá mức! Dó nhiên chúng ta không phơi mình trần ngoài gió mưa, rét ướt nhưng cũng không nên như vậy mà cần phải tập cho thân thể chòu đựng được những thay đổi của thời tiết. III. Viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ sơ sinh. Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh diễn biến đặc biệt vì hố mũi của trẻ sơ sinh hẹp, dễ bò tắc, trẻ không quen lối thở đằng miệng. Viêm VA thường đi đôi với viêm mũi. 1. Triệu chứng. Khó thở: hai lỗ mũi của trẻ bò tắc vì sung huyết, tiết nhờn. Bệnh nhân thở đường miệng khó khăn và có tiếng kêu khò khè. Khi bé khóc hoặc giãy dụa có hiện tượng co kéo ở thượng vò và thượng ức. Khó bú: mỗi lần ngậm vú để bú bé lại bò ngạt thở, tím tái hoặc bỏ vú ra giãy dụa và khóc thét lên, hay đi tướt hoặc trớ (nôn) và gầy. Sốt: trẻ sốt vào khoảng 39 o , ban ngày thì nằm lòm, ban đêm thì quấy khóc, mẹ phải bế luôn tay; đôi khi sốt cao và lên cơn co giật. Bệnh kéo dài năm, ba hôm thì bắt đầu thuyên giảm, mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng ỉa chảy và nôn còn kéo thêm một hai hôm nữa. Bệnh này thường gây nhiều biến chứng như: viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, viêm phế quản, viêm phổi, apxe thành sau họng. Triệu chứng sốt cũng có thể kéo dài, dần đưa đến rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, suy dinh dưỡng. 2. Điều trò. Trước hết phải thông hai lỗ mũi, mũi có thở thông thì sức đề kháng của niêm mạc mới phục hồi và trẻ mới bú được. Hút tiết nhờn ở mũi bằng bơm tiêm, đầu có lắp một ống cao su nhỏ độ 3mm. Nhỏ vào mũi êphêdrin 1% hoặc thuốc acgyrôn 0,03g, adrênalin 1% 3g, nước muối sinh lý 30ml. Nhỏ mỗi bên 2 giọt 3 phút trước khi cho em bé bú. Tuyệt đối không dùng thuốc có chất cocain và menthol cho hài nhi. Nếu cửa mũi bò nẻ có thể bôi vaselin chống nẻ. Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh cảm mạo chỉ nên dùng nó khi nào có biến chứng như viêm tai, viêm phế quản Vào mùa lạnh cần phải để trẻ vào trong phòng ấm áp, tránh gió lùa. Tốt nhất là nên đun sôi thường xuyên trong phòng một xoong nước có pha các loại tinh dầu như cồn thuốc ơcalyptus hoặc tinh dầu sả để giữ sức nóng và độ ẩm cần thiết. 3. Phòng bệnh. Không nên để ngườí lạ bồng bế và hôn trẻ nhỏ. Ở vườn trẻ mỗi khi có trẻ bò cảm mạo phải cách ly bé ngay và nhỏ angyrôn 1% vào mũi, ngày 3 lần cho tất cả những em bé khác. Vào mùa lạnh nên lưu ý không để trẻ bò rét như ăn mặc phong phanh, đi chơi ban đêm Nên nạo VA cho các trẻ hay bò cảm mạo thường kỳ. IV. Viêm mũi đặc hiệu của trẻ nhỏ. Bên cạnh bệnh viêm mũi cấp tính thông thường của trẻ nhỏ còn có những bệnh viêm mũi đặc hiệu như: viêm mũi lậu, viêm mũi giang mai, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi hạch hầu. Trước kia những bệnh viêm mũi này đã từng làm chết hàng loạt trẻ sơ sinh ở những nhà hộ sinh hoặc bệnh viện. Ngày nay với những tiến bộ về vệ sinh, sự bố trí chu đáo của phòng hài nhi, kháng sinh mạnh, bệnh viêm mũi không còn làm chết hàng loạt trẻ nữa mà chỉ còn những trường hợp riêng lẻ. 1. Viêm mũi lậu. Vi trùng lậu chuyển từ âm đạo sản phụ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh, gây viêm mắt, viêm mũi sau khi sinh. Bệnh bắt đầu độ ba bốn hôm sau khi em bé ra đời. Hai lỗ mùi và môi trên sưng vù; mủ vàng, xanh và đặc chảy từ trong mũi ra. Hai hố mũi hoàn toàn tắc tòt. Nhiệt độ cao (39 - 40o ). Trẻ không bú được, gầy gò. Hai mi mắt sưng mọng, không mở ra được, mủ rỉ ra từ hai khoé mắt, mảng tiếp hợp đỏù và phù nề. Xét nghiệm mũ thấy có vi trùng lậu. Điều trò: Hút sạch mũi và nhỏpenixillin (l0.000đv trong 1ml) vào mũi cách 3 giờ một lần. Tiêm penicilin(l00.000đv) vào mông. Phòng bệnh: Nhỏ bạc nitrat 1% vào mắt và mũi cho tất cả trẻ sơ sinh ngay khi lọt lòng mẹ. 2. Viêm mũi vàng chanh jannin. Bệnh xuất hiện độ một tuần lễ sau khi trẻ ra đời. Hố mũi bệnh nhân đầy giả mạc màu vàng sẫm, bám chặt vào niêm mạc và lan rộng ra cửa mũi trước, môi trên. Đồng thời ở mũi chảy ra một thứ nước vàng và trong như sirô chanh. Vài ngày sau niêm mạc mũi bò loét và nước mũi có lẫn máu. Trẻ lâm vào tình trạng nhiễm độc nặng, nhiệt độ cao (hoặc thấp 36 o ), mặt xám chì, tinh thần đờ đẫn. Trẻ thường chết vào ngày thứ tư của bệnh. Khi xét nghiệm nước mũi thường thấy có tụ cầu vàng staphylococus, đôi khi có liên cầu streptocus. [...]... là nhét bấc vào mũi để cầm máu Điều trò căn nguyên là cho uống cloramphenicon mỗi ngày 50mg/kg cơ thể 4 Viêm mũi trong bệnh viêm màng não Bệnh viêm màng não do cầu trùng màng não (méningocoque), thường hay bắt đầu bằng viêm mũi hoặc viêm mũi họng Viêm mũi này không có gì khác biệt với viêm mũi cấp thông thường vì vậy rất khó chẩn đoán ra bệnh trước khi có những triệu chứng lâm sàng của viêm màng não... vào mũi V Viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng Một số lớn các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm như cúm, sởi, thương hàn thường hay kèm theo viêm mũi Những triệu chứng của viêm mũi ở người lớn thường không được rõ rệt lắm nhưng ở trẻ em thì những triệu chứng này rất rõ ràng 1 Viêm mũi trong cúm Viêm mũi là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm Nhìn sơ qua, nó cũng tương tự như viêm mũi thông... vú cao su, ống nhỏ mũi, khăn mặt với các trẻ bò bệnh Nên nhỏ acgyrôn l% vào mũi các trẻ nhỏ ở tập thể khi phát hiện có bé bò viêm mũi vàng chanh 3 Viêm mũi bạch hầu Viêm mũi bạch hầu ở trẻ có đặc điểm sau: bệnh phát triển một cách âm thầm đưa đến tình trạng nhiễm độc hoặc suy mòn Triệu chứng viêm mũi không có gì đặc biệt: bệnh nhân bò tắc hai bên mũi, chảy tiết nhờn có lẫn máu Cửa mũi trước và môi trên... antidiphteríque) chúng tôi sẽ nói rõ chi tiết ở bài hạch hầu Sau khi hết giả mạc cần phải tiếp tục kiểm tra vi trùng ở mũi bằng cách quệt tiết nhờn mũi mỗi tuần một lần đem đi cấy Có những bệnh nhân tuy khỏi viêm mũi nhưng vẫn còn chứa vi trùng bạch hầu ở vòm và có khả năng gây bệnh cho những trẻ khác nên phải cách ly những này 4 Viêm mũi giang mai lậu Viêm mũi giang mai ở trẻ bắt đầu vào khoảng ba mươi... mửa, ỉa chảy, urê huyết cao) đưa đến chết trong vòng 8 giờ Bệnh cũng có thể gây ra tình trạng khó thở do viêm phế quản, viêmphổi (broncho-pneumonic) hoặc do phù nề thanh quản - Bệnh viêm mũi cúm thường hay để lại những di chứng như: viêm tai xương chũm, viêm thanh quản, phù nề hạ thanh môn, viêm não, viêm thần kinh … Để chẩn đoán bệnh cúm, thường dùng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu của Hirst Phản... đến những triệu chứng ï loét, chảy máu và có giả mạc ở mũi Cần phải loại ra những bệnh như cốt tủy viêm xương hàm trên, giang mai, dò vật ở mũi Điều trò: không phải tất cả mọi trường hợp viêm mũi có giả mạc đều do vi trùng bạch hầu Các loại vi trùng khác như phế cầu trùng, liên cầu trùng… đều có thể sinh ra giả mạc Nhưng đứng trước một ca viêm mũi có giả mạc nên nghó ngay đến bạch hầu và tiêm huyết... quản, loét và phù nề, viêm tai hoại tử (otife néctosante), viêm phế quản phổi, cam tẩu mã (noma) Đôi khi bệnh sởi còn kết hợp với bệnh bạch hầu gây ra viêm thanh quản rất nặng Ngoài ra sau sởi, cơ thể của trẻ lâm vào tình trạng suy nhược, vô kháng (anergic) tạo điều kiện thuận lợi phát sinh các bệnh khác 1 Điều trò: Điều trò viêm mũi nên dùng acgyrôn 3% pha lẫn với êphêdrin 3% nhỏ vào mũi ngày 4 lần, mỗi... trẻ ốm yếu 3 Viêm mũi ở bệnh thương hàn Từ khi có thuốc cloramphenicon, những biến chứng ở đường hô hấp trên của bệnh thương hàn giảm đi rất nhiều Những bệnh loét mũi, apxe vách ngăn hầu như không còn nữa nhưng chảy máu cam vẫn còn hay gặp Chảy máu cam xuất hiện trong tuần lễ đầu cùng với triệu chứng sốt, thường xuất huyết nhiều cả hai bên mũi Máu có thể chảy từ vách ngăn hoặc từ cuốn mũi Chẩn đoán... acgryrôn 3% hoặc dầu gômênôn hoặc nước tỏi vào mũi Tuy nhiên phương pháp này không có tác dụng tuyệt đối Tiêm vacxin chống cúm Mỗi dòch cúm có một chủng virut khác nhau vạy không thể dùng một loại văcxin chung cho tất cả dòch cúm Thời gian miễn dòch thường là bốn tháng 2 Viêm mũi trong bệnh sởi Cũng như bệnh cúm, bệnh sởi cũng gây ra những triệu chứng sớm ở mũi Bệnh bắt đầu không âm ỉ lắm, nhiệt độ lên... là phản ứng B.W dương tính cuả mẹ Tiên lượng của bệnh này không được tốt lắm, phần lớn các trẻ này đều bò vi trùng treponema palidum làm thương tổn các phủ tạng như gan, lách, thần kinh nên những bé này thường bò chết non Bên cạnh thể điển hình nói trên còn có thể viêm mũi giang mai phát sinh muộn khi em bé lên 9, 10 tuổi và kéo dài trong nhiều tháng Thử máu sẽ thấy B.W dương tính và điều trò bằng . bệnh viêm mũi cấp tính thông thường của trẻ nhỏ còn có những bệnh viêm mũi đặc hiệu như: viêm mũi lậu, viêm mũi giang mai, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi hạch hầu. Trước kia những bệnh viêm mũi. Bài 12: VIÊM MŨI CẤP TÍNH I. Viêm mũi cấp tính thông thường ở người lớn. Viêm mũi cấp tính hay cảm mạo là một bệnh rất phổ biến, ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính truyền nhiễm. mạo nên đi khám mũi và điều trò những bệnh ở mũi như vẹo vách ngăn, cuốn mũi quá phát, V.A . II. Viêm mũi dò ứng và viêm mũi vận mạch. 1. Viêm mũi dò ứng. Viêm mũi dò ứng hay viêm mũi co thắt thường

Ngày đăng: 31/10/2014, 10:30

Mục lục

  • VIÊM MŨI CẤP TÍNH

  • I. Viêm mũi cấp tính thông thường ở người lớn.

  • 2. Chẩn đoán và phân loại.

  • 3. Điều trò:

  • II. Viêm mũi dò ứng và viêm mũi vận mạch.

    • b. Chẩn đoán.

    • III. Viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ sơ sinh.

      • 3. Phòng bệnh.

      • IV. Viêm mũi đặc hiệu của trẻ nhỏ.

        • Điều trò:

        • V. Viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng.

        • 1. Viêm mũi trong cúm.

        • 2. Viêm mũi trong bệnh sởi.

        • 3. Viêm mũi ở bệnh thương hàn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan