Bài 16: ZÔNA HỌNG (Herpes zoster) Bệnh Zôna họng do một loại virut ái thần kinh, gần giống như virut thủy đậu. Bệnh khu trú dọc theo chi nhánh của dây thần kinh hàm trên. Trái với bệnh Zôna ngoài da thường xuất hiện sau chấn thương, sau nhiễm trùng thì Zôna họng xuất hiện độc lập và thường thấy ở người già. 1. Triệu chứng. Bệnh bắt đầu bằng sốt nhẹ, nhức đầu, ăn mất ngon. Sau đó xuất hiện hai triệu chứng chính: đau họng và mụn nước. Đau có tính cách nóng bỏng, đau trong sâu, bệnh nhân nuốt khó. Đau kéo dài khoảng 24 giờ và chấm dứt khi mụn nước xuất hiện. Mụn nước nhỏ chỉ mọc ở một bên và dọc theo dây thần kinh hàm ếch, chi nhánh của dây thần kinh hàm trên, cụ thể là ở phần ba trên của trụ trước và sau, ở màn hầu, ở hàm ếch, trừ amydan ra. Mỗi mụn nước có một quầng đỏ bao chung quanh. Các mụn nước vỡ ra và hợp lại với nhau hình thành một vết loét đa vòng có một lớp giả mạc trắng che phủ. Bệnh tích bao giờ cũng khu trú ở nữa bên hàm ếch và dừng lại đúng ở đường trung vò, thường có vài mụn nước mọc trên gò má phía bên bệnh. Hạch ở cổ sưng nhẹ, rách dưới bờ sườn. Bạch cầu trong máu tăng, tế bào ưa axit cũng tăng. Hội chứng màng não rất kín đáo. Nếu chọc dò tủy sống sẽ thấy albumin và tế bào lymphô tăng. Bệnh biến diễn trong vài tuần. Vết loét sẽ lành và để lại những sẹo chóng mờ ở niêm mạc. Đối với người có sức khoẻ tốt thường không có biến chứng, nhưng đối với người già yếu thường hay có những di chứng đau trong thời gian dài 2. Thể lâm sàng: Zôna họng có thể kết hợp với Zôna của các dây thần kinh khác, tạo ra nhiều thể lâm sàng. - Thể phối hợp với Zôna dây thần kinh mắt (zôna ophtalmique) có những mụn nước ở trán và đau nhức rất nhiều. Đôi khi có những biến chứng về mắt như viêm giác mạc kẽ, liệt nhãn cầu. - Thể kết hợp với dây thần kinh Vrisbec (Wrisberg) gây ra những mụn nước ở ống tai ngoài và đau nhức tai, thường để lại di chứng liệt mặt. 3. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác đònh tương đối dễ nhờ vò trí của mụn nước, mụn mọc ở nữa bên hàm ếch và không đụng chạm đến amiđan. Nếu có những mụn nước ngoài da thì chẩn đoán càng dễ hơn nữa. Cần phân biệt với các bệnh: - Viêm họng ecpet trong đó các mụn nước mọc khắp hai bên họng và cả ở amiđan. - Bệnh Aptơ trong đó có những vết loét tròn bờ đỏ, đáy vàng mọc rải rác cách xa nhau. Bệnh thường khu trú ở niêm mạc má và môi. - Bệnh Tabet gây ra loét họng do rối loạn dinh dưỡng, do nguyên nhân thần kinh. Trong Tabet có mất phối hợp, mất phản xạ, mất cảm giác và có những cơn đau phủ tạng. 3. Điều trò. - Thuốc: Acyclovir: 800mg*5/ngày trong 7-10 ngày - Giữù vệ sinh ở miệng. Cho bệnh nhân uống những thuốc giảm đau thông thường (aspirin, phênaxêtin, paracétamot, glifanan, analgin ) - Riêng với người già, zôna thường để lại di chứng đau nhức dây thần kinh sinh ba mà không có thuốc giảm đau nào trò được. Trong trường hợp đó chúng ta có thể dùng các môn vật lý trò liệu như tia cực tím, điện nóng, quang tuyến Rơnghen (Roéntgen), iôn - hóa acònitin hoặc dùng phẫu thuật như cắt rễ hạch Gatxe (Gasser). . Bài 16: ZÔNA HỌNG (Herpes zoster) Bệnh Zôna họng do một loại virut ái thần kinh, gần giống như virut thủy đậu. Bệnh khu. trùng thì Zôna họng xuất hiện độc lập và thường thấy ở người già. 1. Triệu chứng. Bệnh bắt đầu bằng sốt nhẹ, nhức đầu, ăn mất ngon. Sau đó xuất hiện hai triệu chứng chính: đau họng và mụn nước da thì chẩn đoán càng dễ hơn nữa. Cần phân biệt với các bệnh: - Viêm họng ecpet trong đó các mụn nước mọc khắp hai bên họng và cả ở amiđan. - Bệnh Aptơ trong đó có những vết loét tròn bờ đỏ,