1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài 6 lệch hình mũi

4 2,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Bài 6: LỆCH HÌNH MŨI Lẹâch hình mũi có thể là bẩm sinh hoặc thứ phát sau một số bệnh ở mũi. Bệnh này gồm hẹp lỗ mũi và dò dạng tháp mũi. I. .Hẹp lỗ mũi 1. Hẹp cửa mũi trước. a. Hẹp cửa mũi trước bẩm sinh rất hiếm và thường chỉ là một mảng da mỏng che cửa mũi trước. Cách điều trò tương đối đơn giản, chỉ cần khoét mảnh da là khỏi. b. Hẹp cửa mũi thứ phát do sẹo co dúm là trường hợp thường hay gặp ở nước ta. Nguyên nhân của bệnh là loét mũi do đậu mùa. Bệnh này chẩn đoán dễ vì bệnh nhân thường rỗ mặt. Các bệnh khác như giang mai, bạch hầu, lao da cũng có thể làm hẹp mũi nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ở cửa mũi có một khối xơ hình vòng tròn làm hẹp tiền đình. Lỗ cửa mũi và tiền đình bé bằng đầu tăm và có khi không nhìn thấy. Muốn điều trò bệnh này phải phẫu thuật xén bớt khối xơ và ghép vào đấy một lớp da mỏng. Sau khi mổ phải tiếp tục nong cửa mũi hoặc đặt một cái ống rỗng vào tiền đình (xem hình vẽ) trong 6 tháng, ban đêm đặt vào, ban ngày lấy ra. c. Hẹp cửa mũi do mềm sụn cánh mũi rất hiếm ở người Á Đông, thường gặp ở người Âu Châu. Mỗi khi bệnh nhân hít mạnh vào thì hai cánh mũi xẹp xuống và dán chặt vào vách ngăn làm cho không khí không vào được. Điều trò bệnh này bằng cách đặt vào mũi một cái khung bằng acerylic nâng hai cánh mũi ra. 2. Hẹp cửa mũi sau. Hẹp cửa mũi sau là một dò hình bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Em bé bò tắc một bên hoặc hai bên mũi. Nguyên nhân có thể là một cái màng mỏng hoặc một khối xương bít kín cửa mũi sau. Chẩn đoán bằng cách căn cứ vào những triệu chứng tắc mũi, em bé không thở đằng mũi được, để mặt gương vào trước mũi không thấy vết mơ. Mỗi lần bú thì bò ngạt thở, ho sặc sụạ. Khi nhỏ vài giọt acgyrôn vào mũi, thuốc không vào họng mà lại tràn ra ngoài. Nếu dùng một que nhỏ bằng nhựa (bugi bằng nhựa) thông mũi thì que không xuống họng được. Điều trò bệnh này phải dùng phẫu thuật. Nếu chỉ là một màng mỏng thì dùng kẹp Kôxe cong (Kocher) chọc thủng. Nếu là khối xương thì thời điểm thuận lợi nhất để phẫu thuật là mười tuổi vì phẫu thuật sớm, em bé không đủ sức chòu đựng sẽ nguy đến tính mạng. 3. Hẹp ở phần giữa hố mũi. Hẹp ở trong hố mũi phần lớn là do sẹo dính giữa cuốn mũi và vách ngăn. Nguyên nhân là viêm mũi loét hoặc do những phẫu thuật như đốt cuốn mũi, cắt cuốn mũi, bào vách ngăn Các chấn thương do đạn hoặc mảnh đạn cũng thường gây hẹp mũi. Triệu chứng chính của bệnh là ngạt mũi, đôi khi nhức đầu ở vùng trán. Soi mũi sau khi bôi êphêdrin, sẽ thấy sẹo nằm ngang nối liền vách ngăn với cuốn mũi. Điều trò: dùng kéo cắt sẹo rồi dùng điện (électrocoagulation) đốt một mép của vết cắt ví dụ cuốn mũi chẳng hạn. Làm vậy mép cắt bằng kéo sẽ chóng lên da (7 ngày) còn mép bò đốt bằng điện sẽ lên da chậm hơn (15 ngày) và không dính với nhau nữa. Trong thời gian điều trò phải luôn nhỏ êphêdrin vào mũi để niêm mạc hai bên không chạm vào nhau. II. Dò dạng của tháp mũi. Dò dạng của mũi có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, gồm nhiều loại: 1. Mũi có thể nằm lệch về một bên do sống mũi bò vẹo, thường là do chấn thương. 2. Sống mũi bò lõm ở giữa và khi nhìn một phía tháp mũi giống cái chân kiềng do chấn thương làm sụp xương mũi hoặc sụn vách ngăn bò phá huỷ. Biến dạng này cũng thường gặp trong bệnh giang mai mũi. 3. Mũi tẹt: đầu mũi dẹp xuống, hai cánh mũi bè ra, hai cửa mũi trước hình trái xoan nằm. Loại mũi này thường gặp ở người Việt Nam. 4. Mũi quắm: đây là những tháp mũi cao, hẹp bề ngang. sống mũi dài cong, phồng về phía trước và hướng xuống dưới. Nhìn bán diện giống mỏ diều hâu. Loại mũi này thường gặp ở người Do Thái. 5. Dò sống mũi: giữa sống mũi có cái kén nhỏ ở vùng xương chính. Kén đó ăn thông ra da bằng một lỗ đỏ ửng gần đầu mũi, ở giữa lỗ có một lông dài. Khi nắn sống mũi sẽ chảy ra chất trắng như bã đậu. Thỉnh thoảng lỗ dò bò tắc và viêm tấy lên. 6. Mũi xẻ dọc: dọc theo sống mũi, ở đường trung vò có một đường lõm đi từ trán xuống đầu mũi hoặc xuống đến môi trên. Hai mắt cách xa nhau hơn thường lệ. Mũi rộng bề ngang. 7. Sứt môi kèm theo hở hàm ếch cũng gây ra tổn thương ở mũi như xẻ cửa trước hoặc hở sàn mũi. Điều trò những lệch hình nói trên thuộc phạm vi của phẫu thuật chỉnh hình. . Bài 6: LỆCH HÌNH MŨI Lẹâch hình mũi có thể là bẩm sinh hoặc thứ phát sau một số bệnh ở mũi. Bệnh này gồm hẹp lỗ mũi và dò dạng tháp mũi. I. .Hẹp lỗ mũi 1. Hẹp cửa mũi trước. a. Hẹp cửa mũi. giang mai mũi. 3. Mũi tẹt: đầu mũi dẹp xuống, hai cánh mũi bè ra, hai cửa mũi trước hình trái xoan nằm. Loại mũi này thường gặp ở người Việt Nam. 4. Mũi quắm: đây là những tháp mũi cao, hẹp bề. êphêdrin vào mũi để niêm mạc hai bên không chạm vào nhau. II. Dò dạng của tháp mũi. Dò dạng của mũi có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, gồm nhiều loại: 1. Mũi có thể nằm lệch về một bên do sống mũi bò

Ngày đăng: 31/10/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w