Phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài……….3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu……… 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài……….4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 4
1.4 Kết cấu đề tài……… 4
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……….6
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản……… 6
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……… 8
2.3 Những nghiên cứu có liên quan về công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương……….10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương……….11
3.1 Giới thiệu chung về thị trường bia Việt Nam và công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương……… 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu……… 15
3.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty……….20
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu……….23
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty………23
4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương……….24
Trang 24.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bia của công ty
nói riêng và của thị trường bia Việt Nam nói chung……….25
4.4 Một số hạn chế khi nghiên cứu đề tài……… 26
Kết luận……….27
Tài liệu tham khảo……….28
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh
tế cao Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn
có hiệu quả hay không Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnhtranh trên thị trường đồ uống, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhưng Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Dương vẫn sản xuất ổn định, tiêu thụ tăng cao Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong quá trình hội nhập
Trang 41.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứvào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho cácnhà quản lý doanh nghiệp
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế vềphương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch địnhchính sách phát triển sản phẩm của công ty
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần bia HàNội – Hải Dương giai đoạn từ năm 2007 đến nay
1.4 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em
vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thuthập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy nội dung bài
Trang 5viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót Emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nộidung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ NinhThị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sungcũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiêncứu này
Trang 6CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN
XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực :
máy móc , thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu…
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có
thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ
và lao động hiện có
Q = f ( X1, X2,…,Xn )
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được
X1, X2,…,Xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trìnhsản xuất
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
Trang 7Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :
Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vàobiến đổi
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào
Trang 82.2.1 Ước lượng hàm sản xuất
Trang 9Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng củamột hay nhiều đầu vào cố định.
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là: AVC= a + bQ+ cQ2
SMC= a + 2bQ + 3cQ2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương Vì đường chi phí biến đổibình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm Như vậy, cáctham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC
và SMC có dạng bậc hai
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cầnước lượng một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàmkhác
2.2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào
và đầu ra Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xemxét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa.Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán đượcsản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhấtđịnh của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sảnxuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải
bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem
Trang 10chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không ? Có thể cạnh tranh vớicác hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xácđịnh được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đótính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tốiđa.
2.3 Những nghiên cứu có liên quan về công ty cổ phần bia Hà Nội – HảiDương
Hầu hết các đề tài đã từng nghiên cứu về mặt hàng bia, để phát triểnsản phẩm họ đều tập chung nghiên cứu chủ yếu vào các chiến lược bênngoài như tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu về các kênhphân phối, tiêu thụ hàng hóa…các chiến lược phát triển sản phẩm bên ngoàinày cũng tác động rất lớn tới việc phát triển sản phẩm, thương hiệu của công
ty Có thể nêu ra một số đề tài như: Kế hoạch marketing về sản phẩm mới
“light beer” công ty bia G1, một số giải pháp về kênh phân phối nhằm tiêuthụ sản phẩm của công ty bia Việt Hà tại thị trường bia Hà Nội…Nhưng cácchiến lược này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi các doanhnghiệp khác cũng có thể làm theo khiến cho các chiến lược này mất tácdụng
Vì thế cần phải đi sâu tìm hiểu về bên trong của doanh nghiệp, tìnhhình sản xuất ra sao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã thực sự hiệu quảchưa, như vậy mới tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững Đề tài nghiên cứucủa nhóm đã đưa ra một mô hình ước lượng dựa trên kết quả kinh doanh đã
có của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tính toán
về chi phí, sản lượng sản xuất để mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT
Trang 11ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - HẢI
DƯƠNG
3.1 Giới thiệu chung về thị trường bia Việt Nam và công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
3.1.1 Khái quát về thị trường bia Việt Nam
Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia tập trung chủ yếu tại TP Hồ ChíMinh và Hà Nội Thị trường bia Việt Nam đang phát triển mạnh với tổngsản lượng 10 triệu lít mỗi năm, tuy nhiên mức tiêu thụ còn rất khiêm tốn
12 lít/pngười/pnăm trong khi tại Mỹ là 85 lít, tại Séc 171 lít Dự kiến, năm
2010 mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 28lít/pngười/pnăm
Thị trường bia ở Việt Nam được phân khúc chủ yếu như sau: thịtrường bia phổ thông chiếm lĩnh bởi 2 doanh nghiệp là Sabeco (phía Nam)
và Habeco (miền Bắc) Thị trường bia cao và trung cao cấp chủ yếucung cấp bởi VBL giữa tập đoàn APB của Singapore với Tổng công tyThương mại Sài Gòn Thị trường bia địa phương có rất nhiều hãng như:Huda Huế, Bến Thành, Thanh Hóa, Hải Dương
Nhiều nhà sản xuất bia nổi tiếng thế giới đã bắt đầu tham gia thịtrường Việt Nam Anheuser Bush có thể liên doanh với bia Hà Nội để sảnxuất đồ uống cao cấp Pragold của Czech cũng muốn tìm kiếm cơ hội đểsản xuất tại Việt Nam Ngoài ra, SABMiller được cấp giấy phép liêndoanh với Vinamilk để sản xuất bia tại Việt Nam
Ngành bia được xác định là ngành kinh tế quan trọng đóng góp chotiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên nhà nước chú trọng đầu tư và
Trang 12phát triển nhằm nâng công suất và tính cạnh tranh các hãng bia nội địa.Thị trường ngành có tiềm năng phát triển nhanh khi quy mô tiêu thụhiện tại còn rất nhỏ so với mức chi tiêu của người dân Mặc dù doanhnghiệp trong ngành sẽ được hưởng lợi khi nhà nước tập trung quy hoạch vàđầu tư phát triển ngành nhưng môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn rấtnhiều khi các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam vớimức thuế suất ngang bằng với các doanh nghiệp trong nước.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
Tên quốc tế: Ha Noi – Hai Duong beer joint stock
Địa chỉ: Phố Quan Thánh - Phường Bình Hàn - Thành Phố Hải DươngĐiện thoại: 0320.852319 - 0320.859740
ty CP Bia Hải Dương Tháng 6/p2004, Công ty CP Bia Hải Dương chính thứctrở thành công ty con của HABECO Niềm vinh dự và tự hào đó cũng đặt lên đôi vai của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty một trách nhiệm to lớn và nặng nề hơn Đó là, làm sao khẳng định được vị thế thương hiệu Bia Hải Dương trên thị trường, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của Công ty mẹ HABECO Nhờ những nỗ lực không ngừng của toàn thể Công
Trang 13ty, Bia Hà Nội – Hải Dương đã vượt qua được những khó khăn, thách thức những ngày đầu để gặt hái thành công.
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính
- Sản Xuất và kinh doanh: Bia, Rượu, Nước uống không cồn, Sảnphẩm công nghiệp và dịch vụ khác
- Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, vật tư,nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng liên quan đến ngành sản xuất
- Dịch vụ đầu tư, tư vấn
- Nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây
và lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành bia, rượu, nước giải khát
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, hội chợ
3.1.4 Hoạt động công ty
3.1.4.1 Sản phẩm
Sản phẩm của CTCP Hà Nội- Hải Dương được chia làm 3 dòng sảnphẩm chính: Bia chai Hải Dương, Bia hơi Hải Dương, và Bia hợp tác sảnxuất bao gồm bia chai Hà Nội (nhãn đỏ) và Bia chai Hà Nội Lager (nhãnxanh) Trong đó bia chai Hà Nội (nhãn đỏ) mang lại tỷ trọng doanh thu lớnnhất khoảng 75%
Bia chai Hà Nội Lager được công ty đưa vào sản xuất gia côngcho HABECO từ tháng 5/p2009, do đó doanh thu đóng góp của mặt hàngnày còn thấp Tuy nhiên, về lâu dài mặt hàng này cũng sẽ chiếm tỷ lệkhông nhỏ trong cơ cấu doanh thu của công ty giúp đa dạng hóa sảnphẩm, nâng tính cạnh tranh của công ty
3.1.4.2 Thị trường tiêu thụ
Trang 14Các sản phẩm bia hơi và bia chai Hải Dương của HAD chưa cóthương hiệu trên địa bàn ngoại tỉnh, các sản phẩm của công ty chủ yếu đượctiêu thụ trong tỉnh Hải Dương nên việc tăng năng suất và mở rộng thịtrường của công ty sẽ gặp nhiều hạn chế Tuy nhiên, công ty có dòng sảnphẩm bia chai Hà Nội mà công ty thực hiện gia công cho TCT CP Bia-Rượu - Nước Giải Khát Hà Nội mang lại doanh thu lớn và được tiêu thụrộng rãi ở các tỉnh phía Bắc.
3.1.4.3 Năng lực sản xuất
Công suất dây chuyền sản xuất của công ty từ năm 2007 đã đượcnâng lên từ 20 triệu lít lên 50 triệu lít Tuy vậy, so với công ty niêm yếtcùng ngành CTCP Bia Thanh Hóa (100triệu lít/pnăm), công suất của công tyvẫn còn khá thấp
3.1.4.4 Nguyên vật liệu sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giáthành sản phẩm, 80 - 85% Để sản xuất ra bia hơi và bia chai, cơ cấunguyên vật liệu là 70 - 75% Malt và 25 - 30% là gạo Nguyên liệu chính đểcông ty sản xuất bia là malt, gạo tẻ, boublon viên và cao boublon Trong sốbốn loại nguyên vật liệu trên thì ba loại phải nhập khẩu từ nước ngoài chỉtrừ gạo là được cung cấp ngay tại thị trường nội địa Giá nguyên liệu trongnăm 2008 tăng gần như gấp đôi so với năm 2007 đã ảnh hưởng đáng kểđển doanh thu và lợi nhuận của công ty Tuy nhiên, hầu như tất cả cáccông ty sản xuất bia tại Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu từ nướcngoài
3.1.4.5 Tỷ lệ sở hữu
Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương có tổng số vốn điều lệ là
40 tỷ đồng với 40 triệu cổ phiếu niêm yết trên thị trường từ ngày
Trang 15Hiện nay, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước Giải Khát Hà Nội làcông ty mẹ với việc nắm giữ 55% cổ phần Công ty chưa có nhà đầu tưnước ngòai cũng chưa có đối tác chiến lược hay liên doanh liên kết.Hiện tại cổ đông ngoài công ty có thể mua 28.04% số lượng cổ phần,tương đương với xấp xỉ 1.2 triệu cổ phiếu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau:
- Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý III năm 2007 đến quý II năm 2010 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này Lao động được tính bằng chi phí nhân công chia cho tiền lương bình quân/p người; tổng chiphí biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
- Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của
tỷ lệ lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê
- Thu nhập bình quân/p người/p tháng được lấy trên trang chủ của công ty
và các bài viết liên quan
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh
tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính
và được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: