1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia

80 628 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 525,5 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia

Trang 1

tư đánh giá tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể so sánh vềrủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Mỗi một khả năng sinh lời đều có đi kèm theo một mức độ rủi ro nhất định.Thông thường mức sinh lời cao có thể sẽ có mức độ rủi ro cao Chính vì thế, việcđánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp đều phải đánh giá và phân tíchtrên hai khía cạnh này Nguyên tắc lựa chọn là hài hòa mức sinh lời và rủi ro trongkhả năng chịu đựng rủi ro của mình Nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao thì có thểchọn những doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong tương lai vàngược lại

Từ quan điểm trên, tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp là bảng Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiếttrong kinh doanh Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện vàxác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp Các nhà cổ đông sử dụng chúng

để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào Các nhàđầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư Còn người cho vay và nhàcung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanhtoán của những doanh nghiệp mà họ đang giao dịch

Báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưuchuyển tiền tệ cho phép so sánh việc kinh doanh các năm hoạt động liền kề củadoanh nghiệp hoặc so sánh giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác

Trang 2

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ

thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình

tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia” cho luận văn tốt

nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu là nêu rõ thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, từ đó chỉ

ra những điểm mạnh hay những điểm yếu của doanh nghiệp Đồng thời giúp doanhnghiệp nhìn thấy được khả năng tình hình tài chính của mình có sự biến động lớnhoặc nhỏ để đưa ra những biện pháp giải quyết khắc phục thích hợp

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập các dữ liệu, số liệu từ công ty

- Thu thập từ các tài liệu từ sách báo, website

- Phương pháp được dùng phân tích số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp sosánh, ngoài ra còn dùng các phương khác như phương pháp số chênh lệch, phươngpháp thay thế liên hoàn và phương pháp liên hệ cân đối

4 Phạm vi ngiên cứu:

Giới thiệu khái quát và phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu

tư Xây dựng Phú Hưng Gia từ năm 2007 đến 2009 và đưa ra biện pháp hoàn thiệntình hình tài chính của công ty

5 Giới thiệu kết cấu chuyên đề:

Kết cấu chuyên đề luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các thànhphần chính như sau:

Chương I: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính

Chương II: Giới thiệu khái quát về Công CP ĐT XD Phú Hưng Gia

Chương III: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP ĐT XD PhúHưng Gia

Chương IV: Biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty CP ĐT

XD Phú Hưng Gia

Trang 3

Phụ lục:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn, không tránh khỏi nhữngthiếu sót, lập luận chưa thấu đáo, kinh nghiệm thực tế chưa thông còn mang nặngtính lý thuyết Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thànhcủa Qúy Thầy Cô để thực hiện luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:

1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh Các nhà quản lý

sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiếtphải được can thiệp Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tưcủa mình đang được quản lý như thế nào Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng đểxác định cơ hội đầu tư Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểmtra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họđang giao dịch

Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tàichính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

1.1.2 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp nhữngthông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan vềsức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụngthông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cungcấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lýcấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viênkinh tế Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứngkhoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác

và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họlựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất

Trang 5

1.1.3 Nội dung báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ýnghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanhnghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Nội dung cơ bản khi tiến hànhphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báocáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chínhdoanh nghiệp

1.1.4 Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính:

Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy

mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối

b So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính

c Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững

1.1.5 Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính:

Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận

về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết Phân tích mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dungcăn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp Nội dung bao gồm những vấn đề sau đây:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp

Trang 6

- Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích giá trị doanh nghiệp

1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:

1.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính:

- Báo cáo tài chính tóm tắt về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanhvào cuối mỗi kỳ kế toán, không chỉ giúp nhận biết được hoạt động của doanhnghiệp trong quá khứ mà còn chứa đựng những thông tin hướng dẫn về triển vọnghoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

- Các báo cáo tài chính không biểu hiện mối quan hệ giữa các báo cáo hoặctừng báo cáo tài chính cũng không biểu hiện các mối quan hệ giữa nhiều kỳ liên tiếpnên không thể kết luận đúng bản chất hoạt động Đồng thời, báo cáo tài chính cần

có thông tin so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với những định mức hoặccủa doanh nghiệp khác nên cần phải thiết lập những hệ số, tỷ lệ…để nói lên ý nghĩacác mối quan hệ có thể so sánh, đánh giá được bản chất của hoạt động

+ Đối với các nhà đầu tư trong doanh nghiệp: Báo cáo tài chính giữ vai trò

quan rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tài chính trong doanh nghiệp Các cổđông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lýnhư thế nào Còn các chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích các sốliệu thu chi để nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Từ đó sẽ đưa

ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực cần thiết để can thiệp, các cơ hội đầu tưkinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp Bên cạnh đó là những ảnhhưởng của các khoản nợ với việc cân bằng thu chi lâu dài và việc có khả năng phátsinh sau khi vay tiền đầu tư

+ Đối với nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp: Đọc hiểu một báo cáo tài chính

của một hay nhiều doanh nghiệp để nắm rõ được tình hình thực tế nền tảng doanhnghiệp, mức độ phát triển hoạt động hệ thống tài chính, khả năng thanh toán Các

Trang 7

nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp lại quan tâm đến báo cáo tài chính ở khía cạnh khác

để xác định cơ hội đầu tư như là thực hiện dự án kinh doanh sản xuất hay đầu tư cổphiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã chọn

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính thường bao gồm việc nghiên cứu các mối quan hệ,hay tỷ suất giữa các mục nêu trong các báo cáo tài chính Những tỷ suất này giúp

mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, năng suất hoạt động, khả năng sinhlợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua hành

vi của doanh nghiệp trên thị trường tài chính Các tỷ suất này cũng giúp chuyênviên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồn gốccủa một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp

đó Qua đó, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng cóthông tin cần thiết để đưa ra những quyết định đầu tư, cung ấp tín dụng, quản trị vàđiều tiết doanh nghiệp Chính vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩaquan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quanđến tài chính của doanh nghiệp

1.3 Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng đểđánh giá khả năng đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Trang 8

+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phảnánh mức độổn định và tự chủ tài chính

+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng choviệc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp

+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợpnhất của doanh nghiệp

1.3.1.2 Phương pháp phân tích so sánh:

- So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xuhướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Vì vậy để tiến hành so sánh phải giảiquyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánhđược các chỉ tiêu tài chính Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất

và đơn vị tính toán Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để sosánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể được lựachọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

- Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch

- Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian

Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:

+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảmtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi

về tài chính của doanh nghiệp

+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với sốliệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanhnghiệp được hay chưa được

+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của cáckhoản mục theo thời gian

1.3.1.3 Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn (loại trừ):

- Sử dụng để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêuphân tích

- Nguyên tắc thực hiện:

Trang 9

 Sắp xếp thứ tự các nhân tố của chỉ tiêu theo trình tự nhân tố số lượng đến nhân

tố chất lượng (từ trái sang phải) theo qui luật “lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi”

 Xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố theo trình tự trên

 Xác định ảnh hưởng của một nhân tố thì phải cố định trị số các nhân tố còn lại:+ Nhân tố chưa được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì cố địnhtheo trị số gốc

+ Nhân tố đã được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì cố địnhtheo trị số thực tế

1.3.1.4 Phương pháp phân tích số chênh lệch:

Phương pháp phân tích số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thếliên hoàn khi xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

1.3.1.5 Phương pháp phân tích liên hệ cân đối:

- Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tạimối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng

- Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phântích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính

- Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng sốnguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanhnghiệp Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữacác yếu tố và quá trình kinh doanh

1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu:

Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính làphân tích tỷ lệ Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợpcác con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổchức đang được xem xét Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụngtheo hai phương pháp chính Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được sosánh với các tiêu chuẩn của ngành Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thôngqua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc RobertMorris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không

có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét

Trang 10

không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn” Các nhàphân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệtrung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành Cho dù nguồn gốc củacác tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công tyđang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng mộtngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính:

1.4.1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:

1.4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toánchủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phânloại là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tàichính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Vì vậy, bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm Mỗi đối tượng quan tâm với một mụcđích khác nhau Vì thế, việc nhìn nhận, phân tích bảng cân đối kế toán đối với mỗiđối tượng cũng có những nét riêng Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợpvới mục đích của mình, các đối tượng cần xem xét tất cả những gì có thể thông quabảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo Bảngcân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán vàđược sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý Để làm được việc đó, khiphân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơbản sau:

- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sảnthông qua việc sosánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đốicủa tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản Qua đó thấy được sựbiến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

- Thứ hai: Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn (vốn được phân bổ cho từng loại),ảnh hưởng của cơ cấu vốn tác động nhanh đến quá trình kinh doanh Thông quaviệc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷtrọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn Kết

Trang 11

hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh vàhiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp

lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp

- Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập về mặt tài chính của doanhnghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về sốtuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọngtừng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷtrọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tàichính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ

nợ thấp và ngược lại

- Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trênbảng cân đối kế toán Cụ thể là nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tàichính ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sựnghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang

- Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nàovào mua sắm được tài sản, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay phát triển thôngqua việc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm

1.4.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa

vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.Thông qua các chỉ tiêutrên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật

tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quảkinh doanh sau một kỳ kế toán.Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh

để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhànước và các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳkhác nhau

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định cácvấn đề cơ bản sau:

Trang 12

- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ nàyvới kỳ trước So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ nàyvới kỳ trước Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhânảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu

- Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng cáckhoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm các chỉ tiêu phản ánhmức độ sử dụng chi phí gồm:

+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

+ Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

+ Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổngdoanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cầntính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

+ Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệtừng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần Cónghĩa là tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu kháctrên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó

1.4.1.3 Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các báo cáo tài chính mà các doanhnghiệp phải lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng Báo cáo lưuchuyển tiền tệ đã trở thành báo cáo bắt buộc phải lập để cung cấp thông tin Các vấn

đề pháp lý liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được quy định trong luật kếtoán, chuẩn mực kế toán (Chuẩn mực số 24) và thông tư hướng dẫn thực hiện(Thông tư 105/2003-TT-BTC ngày 04.11.2003) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính làmột báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phátsinh trong kỳ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thôngtin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ củamột doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Cụ thể là những thông tin về:

Trang 13

 Doanh nghiệp làm cách nào để kiểm soát được tiền và việc chi tiêu.

 Quá trình đi vay và trả nợ vay của doanh nghiệp

 Quá trình mua và bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp

 Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho các

cổ đông

 Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền vàkhả năng thanh toán của doanh nghiệp

Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra

và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt độngđầu tư Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:

Thứ 1: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các dòng tiền

ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanhđược ghi nhận trên bảng thu nhập

Thứ 2: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền vào ra liên

quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sửdụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác

Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được cáctài sản này dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh

lý các tài sản đầu tư trước Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào từ hoạt độngđầu tư gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư

Thứ 3 : Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm dòng tiền ra và vào

liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ cácchủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanhnghiệp Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sởhữu vốn và chủ nợ Dòng tiền ra ngược lại Số chênh lệch dòng tiền ra và vào

từ hoạt động tài chính gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính

Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồnchính trên Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Các thông tin trên có thểgiúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Trang 14

Như vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp kiểm tra tính trungthực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, vềtình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty.

1.4.2 Phân tích các tỷ số tài chính:

Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công ty

Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đangtrong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăntốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh Các nhà đầu

tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty Nhưvậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khicác hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty vớichi phí rẻ hơn Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể chomột công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu

Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanhtoán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành Các chủ nợ cũng lo ngại vềcác công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh

có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán Các nhà phân tích chứng khoánthường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâmbằng cách sử dụng một bảng hệ số Bằng việc phân tích này, họ có thể tìm ra cácđiểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau

Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinhdoanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn

có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán Mục đích là xem tình trạngtài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nóichung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh Khicác hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệmphải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh

Mỗi hệ số là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện mối quan hệ của mộtmục này so với mục khác Các hệ số có thể được trình bày bằng nhiều cách khácnhau Để tính được một hệ số có giá trị, giữa các mục phải có một mối quan hệ đáng

Trang 15

kể Mỗi hệ số liên quan đến một mối quan hệ, song muốn giải thích đầy đủ hệ số đócần phải xem xét thêm các thông tin khác Sử dụng các hệ số là công cụ giúp choviệc phân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợplogic Các hệ số thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là:

- Các hệ số về khả năng thanh toán

- Các hệ số hoạt động

- Các hệ số nợ

- Các hệ số về khả năng sinh lời

1.4.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán

Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toáncủa một công ty Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanhtoán của một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên

nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit

a Hệ số khả năng thanh toán hiện tại:

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động vàcác khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt củamột doanh nghiệp Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứngkhoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kholớn Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thểloại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính

là hệ số khả năng thanh toán nhanh

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vàonhững tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanhđược thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trongtrường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng dự trữ/Nợ ngắn hạn

Trang 16

1.4.2.2 Các hệ số về đòn cân nợ:

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạtđộng và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn Tình trạng

nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ;

hệ số trang trải chung

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợbằng nợ Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ

số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số

nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tươngquan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vàotừng lĩnh vực kinh tế khác nhau

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ

phần.

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tàisản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợcho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệuứng đòn bẩy tài chính của một công ty

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trảlãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trảlãi định kỳ Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhậptrước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty cókhả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thunhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợcàng lớn

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm.

1.4.2.3 Các tỷ số hoạt động:

a Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng

hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Trang 17

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Trong đó:

Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)/2

b Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

c Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc

độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản

phải thu

Trong đó:

Số dư bình quân các khoản phải thu = (Số dư các khoản phải + Số dư các khoản phải thu cuối kỳ)/2

d Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để

thu được các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày /Vòng quay các khoản phải thu

e Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu

động quay được mấy vòng

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/2

f Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động

phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày

Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = 360 ngày / Số vòng quay vốn lưu động

Trang 18

g Hiệu xuất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn

cố định của doanh nghiệp Có nghĩa là cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cốđịnhthì tạo ra bao nhiêu đồng thanh toán

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định bình quân

Trong đó:

Vốn cố định bình quân = (VCĐđầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2

h Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ

quay được bao nhiêu vòng

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Vốn sản xuất bình quân

Trong đó:

Vốn sản xuất bình quân = (VSX đầu kỳ + VSX cuối kỳ)/ Hàng tồn kho bình quân

1.4.2.4 Các tỷ số doanh lợi:

a Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Tỷ suất này thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà

doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận

Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần

b Tỷ suất doanh lợi tổng vốn: Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lợi của

đồng vốn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra mấy đồnglợi nhuận

Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần /Vốn sản xuất bình quân

c Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục

tiêu này Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra mấy đồng lợi nhuận sauthuế

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần /Vốn chủ sở hữu bình quân

Hoặc

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Doanh lợi tổng vốn /(1 - Hệ số nợ bình quân)

d Tỷ suất lợi nhuận Vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động

bình quân toạ ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế

Trang 19

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận thuần/ Vốn lưu động bình quân

e.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định bình

quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận thuần / Vốn cố định bình quân

1.4.3 Phân tích tài chính Du Pont:

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chínhDUPONT Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyênnhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chấtcủa phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanhnghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn của sở hữu(ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhânquả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổnghợp

Trang 20

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG PHÚ HƯNG GIA

2.1 Lịch sử hình thành:

2.1.1 Thông tin tổng quan:

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia (Phú Hưng Gia), đượcthành lập tháng 10 năm 2004, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002810

do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp HCM cấp ngày 27/4/2004

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia

- Viết tắt : PHG

- Địa chỉ : 312 Nguyễn thượng Hiền, Phường 5, Quận Phú Nhuận

- Điện thoại : 08-5154485 Fax : 08-5154484

- Năm 2006, công ty đã triển khai kinh doanh căn hộ Botanic Towers Tại thời điểm này, thị trường địa ốc gần như “đóng băng”, nhưng bằng những kinh nghiệm, năng lực và sự đồng thuận cao của Hội đồng Quản trị và toàn

Trang 21

thể cán bộ công nhân viên công ty, việc thực hiện dự án vẫn đạt kết quả tốt đẹp.

- Bộ máy quản lý của công ty cũng được hình thành và phát triển cùng sự lớn mạnh của công ty Đến nay, công ty đã có đầy đủ đội ngũ quản lý và cán

bộ công nhân viên đủ về chất lượng cũng như số lượng để hoạt động đạt kết quả tốt nhất cho sự phát triển của công ty.

2.2 Chức năng nhiệm vụ:

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp Tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh thiết

kế công trình) Giám sát thi công Quản lý dự án Sửa chữa nhà và trang trí nội thất

- Hoạt động thiết kế chuyên dụng (trừ thiết kế xây dựng) Thiết kế kiến trúccông trình dân dụng – công nghiệp Thiết kế xây dựng công trình dân dụng – côngnghiệp Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Môi giới bất động sản Mua bán

và cho thuê nhà ở Dịch vụ quản lý chung cư và cao ốc văn phòng Dịch vụ trônggiữ xe Dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động sản Kinh doanh bất động sản;

- Mua bán vật liệu xây dựng Đại lý ký gửi hàng hóa;

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia là công ty xây dựng chuyênnghiệp, chuyên thực hiện dự án cho các khách hàng trong và ngoài nước Phú HưngGia hoạt trong các lĩnh vực đầu tư dự án, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vậtliệu xây dựng, thiết kế và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp

Phú Hưng Gia hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008được chứng nhận bởi tổ chức đánh giá TUV

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý:

2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trang 22

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Tổng số Cán bộ Công Nhân Viên : 69 người

 Phòng Thiết kế Kỹ thuật & Phát triển dự án : 6 thành viên

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:

2.3.2.1 Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Giám đốc:

Bà Lê Thuý Hương:

Phòng Pháp chế

Phòng Pháp chế

Dự án Phòng Hành chánh – NS

Phòng Hành chánh – NS

Ban Quản Lý Tòa Nhà

Ban Quản Lý Tòa Nhà

Phó Tổng Giám Đốc

Hội Đồng Quản Trị

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát

Ban Kiểm Soát

Tổng Giám Đốc

Tổng Giám Đốc

Trang 23

Phụ trách việc đối ngoại và quan hệ chính quyền, ban ngành chức năng vàkhách hàng (khi cần)

Phê duyệt và ký kết các giấy tờ, hợp đồng với đối tác, khách hàng; cácchứng từ kế toán; các ủy nhiệm chi…

Bàn bạc, trao đổi và giải quyết công việc với Phó Tổng Giám Đốc và làngười ra quyết định cuối cùng

Trang 24

Chịu trách nhiệm ký duyệt các quyết định tuyển dụng, gia hạn, bổ nhiệm,tăng lương, điều động… và các loại giấy tờ khác theo phạm vi được ủyquyền từ Tổng Giám đốc.

Ký duyệt các đề nghị chi thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của PhóTổng Giám Đốc

Lưu trữ các hồ sơ/giấy tờ pháp lý quan trọng của Công ty và các dự án.Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Giám đốc và báo cáokết quả thực hiện

Tư vấn cho Ban Giám Đốc tổ chức đấu thầu hay tuyển chọn nhà thầu, các

tổ chức thi công, giám sát công trình có chức năng và kinh nghiệm

Theo dõi, giám sát tiến độ thi công và thực hiện các nội dung trong dự án Lập các phương án đầu tư và thực hiện thi công cho các dự án do BGĐ chỉđạo

Đại diện Ban Giám Đốc làm việc với các nhà thầu, tư vấn và các bên liênquan để giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật của công trình

Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, các cấu kiện xây dựng, thiết bị lắpđặt theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn được duyệt

Chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, bàn giao và thực hiệnbảo hành sản phẩm

Lập kế hoạch hoặc phương án sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trìnhcủa Công ty khi cần thiết

Lập tiến độ dự án đầu tư,tiến độ công việc

Trang 25

Thay mặt công ty thương thảo ,làm việc với các nhà thầu,tư vấn ,các bênliên quan khác về mặt kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiến độ dự án đầu tư.

Tham gia giám sát việc thực hiện dự án đầu tư của công ty (chất lượng,tiến độ, khối lượng , an tòan lao động… )

Báo cáo trực tiếp Ban Giám Đốc công ty về kết quả công việc và đề raphương hướng cho những họat động sắp tới

Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc

Công tác phối hợp với các Phòng ban khác:

 Phối hợp với Phòng Kế toán trong việc thẩm định các phương án kinhdoanh của các Công ty để xem xét nguồn tài chính sao cho kịp thời và cóhiệu quả

 Phối hợp với Phòng Kinh doanh về định hướng xu thế của thị trường đểlập phương án thiết kế cho sản phẩm đầu ra

 Phối hợp với Phòng Hành chính Nhân sự trong vấn đề nhân lực khi thựchiện dự án

 Phối hợp với Ban Quản lý về các vấn đề sửa chữa nếu cần khi công trình

đi vào hoạt động

Phối hợp với Phòng Bảo Vệ để quản lý ,tổ chức di dời sửa chữa mặt bằng dự ánmới

- Quyền hạn:

Được quyền xử lý và giải quyết các công Có quyền phân công, sắp xếp,điều chuyển nhân viên về công việc trong từng tác nghiệp, nhiệm vụ cụthể

Có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó trong phạm

Trang 26

Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động kinh doanhcủa Công ty.

Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình pháp chế trong lĩnh vực, ngànhnghề liên quan hoạt động kinh doanh của Công ty để đưa ra các giải phápthích hợp cho họat động của Công ty

Cập nhật thông tin, quy định liên quan lĩnh vực họat động và lập file kiếnthức pháp luật để phổ biến cho các Phòng Ban trong Công ty

Tư vấn cho Ban Giám Đốc xử lý những tranh chấp/khiếu nại liên quan đếnhọat động kinh doanh của Công ty

Sọan thảo công văn về thủ tục pháp lý cho các cơ quan ban ngành liên

quan lĩnh vực ngành nghề của Công ty (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây

dựng, Quận, Phường…) khi cần.

Quản lý tình hình cổ đông và các vấn đề liên quan luật pháp đối với môhình công ty cổ phần

Phụ trách công tác cập nhật và chỉnh sửa trang web của công ty

Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc

Công tác phối hợp với các phòng ban khác :

 Phối hợp với Phòng Kỹ thuật – Phát triển Dự án trong việc thực hiện đúngcác qui định pháp lý về đầu tư xây dựng

 Phối hợp với Phòng ban khác về vấn đề pháp lý khi cần thiết

 Phối hợp với các Phòng Ban khác về vấn đề áp dụng hệ thống ISO vàocông việc

Trang 27

Tổ chức và xây dựng các kênh thông tin để khách hàng tiếp cận các kênhthông tin về tính năng, giá cả, phương thức thanh toán… sản phẩm củaCông ty Đánh giá mức độ, hiệu quả của các kênh thông tin, báo cáo kếtquả cho Ban Giám Đốc

Tổ chức ghi nhận, tổng hợp ý kiến khiếu nại của khách hàng và phân tíchnguyên nhân đề có hành động khắc phục phòng ngừa và theo dõi quá trình

thực hiện (thực hiện hàng năm).

Tổ chức thực hiện các cuộc thăm hỏi khách hàng Lập báo cáo phân tích ýkiến của khách hàng để cải tiến công việc

Lập kế hoạch ngân sách chăm sóc khách hàng năm, xem xét và đề xuấtBan Giám Đốc thông qua Tổ chức thực hiện theo ngân sách chăm sóckhách hàng Chủ trì trong việc chuẩn bị quà tặng cho khách hàng trong cácdịp lễ tết, dịp đặc biệt

Theo dõi kế hoạch bảo hành sản phẩm, kiểm tra kế hoạch bảo hành, hoạtđộng bảo hành, hoạt động bảo trì sữa chữa để nắm được mức thõa mãncủa khách hàng Báo cáo kết quả cho Ban Giám Đốc

Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc

Công tác phối hợp với các phòng ban khác :

 Phối hợp với Phòng Kế toán trong việc dự trù nguồn kinh phí cho các hoạtđộng tiếp thị và chăm sóc khách hàng

 Phối hợp với các Phòng Ban chức năng thực hiện các chương trình quảngcáo khuyến mãi theo yêu cầu của Công ty, phân công của nhân viên kinhdoanh

Trang 28

Chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về công tác sắp xếp bộ máy hoạt động vàhoạch định nguồn nhân lực của công ty; xây dựng hệ thống lương và chínhsách tiền lương và phụ trách công tác hành chánh của Công ty, cụ thể :

Theo dõi và quản lý chấm công các Phòng Ban khối văn phòng

Phụ trách công tác tổ chức các chương trình hội họp, liên hoan, hội nghị…của Công ty

Phụ trách công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Công ty

Phụ trách và triển khai việc xây dựng và áp dụng hệ thống ISO vào doanhnghiệp

Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc

o Về nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương và thi đua khen thưởng :

Nghiên cứu và đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy họat động của Công ty saocho phù hợp với các chính sách và định hướng phát triển của Công ty

Đề xuất, lập hồ sơ và thực hiện các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng… của các Nhân viên trong Công ty

Lập kế hoạch và tổ chức việc tuyển dụng, đào tạo Nhân viên, Cấp quản lýcủa Công ty

Lưu trữ hồ sơ về tổ chức bộ máy của Công ty và các Công ty liên kết.Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự của Công ty

Trang 29

Nghiên cứu Luật lao động và các chế độ quy định của Nhà nước

(BHXH-YT) giúp Ban Giám Đốc xây dựng chính sách và quy chế lao động, tiền

lương áp dụng trong Công ty

Lập các bảng đề xuất điều chỉnh về thang lương-bảng lương theo chủtrương của Ban Giám Đốc

Lập các báo cáo về lao động - tiền lương của tòan Công ty

Đề xuất và ban hành các quy chế thi đua – khen thưởng hàng năm, trongtừng thời kỳ nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra hoặc đãđược phát động

Tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua, bình bầu hàng năm theo qui chế đề

ra

Lập hồ sơ đề xuất khen thưởng và đề nghị lên Ban Giám đốc phê duyệt.Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc

o Công tác phối hợp với các Phòng ban khác :

 Phối hợp với Phòng Kế toán khi thực hiện các khỏan thuế thu nhập cánhân từ lương; các khỏan trích nộp BHXH-YT; các chế độ khen thưởng-

Trang 30

Quản lý và giám sát tình hình các căn hộ tại tòa nhà và thực hiện việcchăm sóc khách hàng.

Quản lý, nắm rõ phương thức vận hành và chịu trách nhiệm đối với các hệthống, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của tòa nhà

Chịu trách nhiệm và giám sát việc thực hiện của các dịch vụ thuê ngoàiphục vụ cho hoạt động của tòa nhà (cây xanh, vệ sinh,…)

Thực hiện các thủ tục pháp lý và hành chánh phục vụ cho hoạt động củatòa nhà

Đại diện chủ đầu tư giải quyết và giái đáp các thắc mắc liên quan đến hoạtđộng của tòa nhà

Hỗ trợ và tư vấn cho các chủ hộ các vấn đề liên quan đến sinh hoạt củacác căn hộ và hoạt động của tòa nhà

Thông báo và đôn đốc việc thực hiện các nội qui, qui định ban hành tại tòanhà

Báo cáo và trao đổi với chủ đầu tư các mặt hoạt động của tòa nhà để đưa

ra giải pháp kịp thời và hiệu quả

Công tác phối hợp với các Phòng ban khác :

 Phối hợp với Phòng Kỹ thuật và Phát triển dự án về các vấn đề sửa chữa(Defect) tại tòa nhà thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư

 Phối hợp với Phòng Kế toán về vấn đề xây dựng kế hoạch tài chính phục

vụ cho công tác quản lý tòa nhà

 Phối hợp với đội Bảo vệ trong công tác duy trì an ninh, trật tự của tòa nhà

- Quyền hạn:

Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm

bộ phận Ban Quản Lý tòa nhà Botanic Towers

Trang 31

Luôn đảm bảo quân số làm việc tại các vị trí trong tòa nhà

Quản lý hệ thống camera và các trang thiết bị PCCC của tòa nhà

Lập các phương án bảo vệ, tuần tra tòa nhà; phương án phòng chống cháy

nổ, phương án xử lý các sự cố xảy ra…

Công tác phối hợp với các Phòng ban khác :

 Phối hợp với các phòng ban khác khi có nhu cầu hỗ trợ an ninh phục vụ

công việc (hộ tống chuyên chở tiền, bảo vệ các hội nghị liên hoan…).

 Phối hợp với Ban Quản Lý về các giải pháp liên quan đến trật tự và anninh của tòa nhà

Tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ hoặc đột xuất tại các bộ phận hạch toán

phụ thuộc (Ban Quản Lý).

Phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các chế độ quản lý tài chính cho Công

ty và các bộ phận hạch toán phụ thuộc (Ban Quản Lý).

Thực hiện hệ thống chứng từ kế toán, thực hiện việc ghi chép ban đầu và

tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học và hợp lý của Công ty (tại văn

phòng và các bộ phận hạch toán phụ thuộc (Ban Quản Lý).

Thực hiện lưu trữ sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành, nhằm tạođiều kiện cho việc cung cấp thông tin/báo cáo kịp thời, chính xác, phục vụcho điều hành và quản lý tài chính của Công ty

Trang 32

Quản lý và thực hiện các thủ tục về tài khỏan của toàn Công ty.

Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc

Công tác phối hợp với các Phòng ban khác:

 Phối hợp với Phòng Kỹ thuật – Phát triển Dự án và Phòng Kinh doanh,Ban Quan Lý tòa nhà trong việc thẩm định các phương án kinh doanh củacác Công ty để xem xét nguồn tài chính sao cho kịp thời và có hiệu quả

 Phối hợp với Phòng Kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư đồng vốn có hiệuquả, đúng chính sách quy định Nhà nước

 Phối hợp với Phòng Hành chính Nhân sự trong việc đề xuất, thẩm địnhchính sách tiền lương; kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và khenthưởng của Công ty

- Quyền hạn:

Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm

bộ phận kế toán

2.4 Qúa trình phát triển:

2.4.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty từ ngày thành lập đến nay:

- Năm 2004 Công ty được thành lập và đi vào hoạt động với vốn điều lệ banđầu là 18 tỷ đồng

- Năm 2005 Tháng 12 trong năm công ty đã chính thức khởi công xây dựngcông trình của dự án khu căn hộ cao cấp Botanic Towers tại số 312 Nguyễn ThượngHiền, Phường 5,Quận Phú Nhuận, Tp HCM

- Năm 2006 Công ty triển khai việc kinh doanh khu căn hộ cao cấp BotanicTowers

- Năm 2007 Tháng 6/2007: công ty hoàn thành việc xây dựng Botanic Towers

và tiến hành bàn giao cho khách hàng Cũng trong thời gian này, công ty tiến hànhtăng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng Tháng 12/2007: công ty hoàn tấtviệc đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy địnhcủa Luật Chứng khoán

- Năm 2008 Tháng 10/2008: Khối Xây lắp và Khối Đầu tư - Thương mạichính thức đi vào hoạt động

Trang 33

- Năm 2009: Công ty triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án Khu căn

hộ Saigon Pavillon tại số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM và được chính thức khởi công vào ngày 10/01/2010

Những hoạt động tiêu biểu của Công ty năm 2007:

- Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2007, công ty đã hoàn thành việc xây dựng khu căn hộ cao cấp Botanic Towers và tiến hành bàn giao cho chủ sở hữu.

- Tháng 7 năm 2007, công ty đã hoàn tất việc kinh doanh, bán xong 268 căn hộ Botanic.

- Cũng trong tháng 6 năm 2007 Công ty Phú Hưng Gia đã quyết định tạm ứng cổ tức năm 2004, 2005, 2006 và 6 tháng năm 2007 để tăng vốn điều

lệ của công ty từ 18 tỷ đồng lên 72 tỷ đồng và phát hành tăng vốn 28 tỷ đồng cho CBCNV công ty Phú Hưng Gia Như vậy, tính đến tháng 6 năm 2007 số

cổ đông công ty Phú Hưng Gia từ 5 cá nhân và một tổ chức đã phát triển thành 96 cá nhân và hai tổ chức Đến tháng 7 năm 2007 số cổ đông của công

ty Phú Hưng Gia đã phát triển lên 324 cá nhân và hai tổ chức, tháng 12 năm

2007 công ty đã hoàn tất việc đăng ký Công ty đại chúng với Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước theo đúng qui định của luật chứng khoán.

- Việc đăng ký công ty đại chúng của công ty Phú Hưng Gia và quá trình phát triển công ty thể hiện rất rõ quyết tâm của Công ty trong việc đại chúng hóa công ty nhằm phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích và hội nhập với sự phát triển của xã hội.

Những nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh năm 2008

- Năm 2008 là năm kinh tế Việt nam gặp nhiều khó khăn, đó là tình hình lạmphát, chỉ số giá tiêu dùng và giá các nguyên vật liệu tăng cao… Bên cạnh đó Việtnam đã và đang phải đối mặt với những thử thách cam go hơn do ảnh hưởng nặng

Trang 34

nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008 Các doanh nghiệp,người lao động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt độngkinh doanh để tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, xây dựng

và xuất khẩu Chính sách tiền tệ được thắt chặt, lãi suất tín dụng tăng cao củaChính phủ cùng với sự giải ngân vốn FDI giảm mạnh… đã làm thị trường nhà đất,văn phòng cho thuê và tình hình các dự án đầu tư suy giảm mạnh mẽ, điều này đãgây ảnh hưởng sâu sắc đến các công ty kinh doanh bất động sản Đã có nhiều công

ty bị phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc phải liên kết với công ty khác để tồn tại

- Công ty Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sự suythoái kinh tế trên Hai dự án đầu tư chính của công ty là 53 - 55 Bà Huyện ThanhQuan và Saigon Airport Plaza - số 1 Bạch Đằng đã không thể triển khai như kếhoạch đề ra do không thể tiếp cận nguồn vốn và do thị trường địa ốc “đóng băng”.Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường nêu trên, Hội đồngquản trị và Ban giám đốc công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch và biệnpháp thực hiện hợp lý để nhằm đạt được kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra

- Tháng 10 năm 2008, khối xây lắp và khối Đầu tư – Thương mại chính thức

đi vào hoạt động

Những nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh năm 2009 :

- Ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2008 và 2009 nền kinh

tế Việt Nam phải đối mặt với những thử thách cam go, đó là tình trạng bất ổn kinh

tế vĩ mô, lạm phát leo thang, thâm hụt thương mại hàng hóa và rủi ro hệ thống tàichính Ngân hàng tăng Sau thời gian lạm phát và bất ổn, nền kinh tế bị yếu đi, giácác nguyên vật liệu tăng cao…Các doanh nghiệp, người lao động phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh để tồn tại Công ty Cổphần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sựsuy thoái kinh tế trên Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường,Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh, kếhoạch và biện pháp thực hiện hợp lý để nhằm đạt được kết quả theo chỉ tiêu kếhoạch

Trang 35

- Trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và đầy thách thức, kếhoạch sản xuất kinh doanh của công ty liên tục bị tác động mạnh và chịu nhiều áplực Với chiến lược và sự chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị cùng sự cốgắng của toàn thể Cán bộ nhân viên trong toàn công ty nhằm vượt qua mọithách thức do tác động của môi trường kinh doanh, công ty đã có những chính sách

và biện pháp hợp lý bên cạnh đó luôn nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinhdoanh

Triển vọng và kế hoạch năm 2010 :

- Khép lại năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn còn đối diện với không ít khókhăn và chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng Tăng trưởng năm qua của Việt Namđạt mức 5,32% thấp hơn mức trung bình 7% của 4 năm trước (theo báo Sài gòngiải phóng) Bên cạnh những khó khăn chung, giống như các công ty xây dựngkhác Công ty Phú Hưng Gia còn phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranhgay gắt của thị trường Giá các loại nguyên liệu, vật tư khác cũng được dự báo sẽ

có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thếgiới và mất giá của tiền tệ Tuy nhiên, cùng với quyết tâm của Ban điều hành và sự

nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên đã tạo nên một sức mạnh giúp công ty

ổn định và phát triển

- Phát triển thương hiệu & uy tín để vững tin tham gia thị trường ngànhXây dựng & trở thành nhà thầu chính cho các dự án lớn cũng như khẳng định têntuổi trên thi trường xây dựng

- Từng bước đầu tư thiết bị đáp ứng sự phát triển xây dựng và kỹ thuật thicông ngày một hiện đại và phù hợp với quy mô phát triển xây dựng của công ty

- Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng dự án Saigon Pavillon và dự án khác

- Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận như kế hoạch đề ra

2.4.2 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay:

Năm 2008 và 2009 là năm kinh tế Việt nam gặp nhiều khó khăn, đó là tìnhhình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và giá các nguyên vật liệu tăng cao… Bên cạnh

đó Việt nam đã và đang phải đối mặt với những thử thách cam go hơn do ảnh

Trang 36

hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008 Cácdoanh nghiệp, người lao động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức tronghoạt động kinh doanh để tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản,xây dựng và xuất khẩu Chính sách tiền tệ được thắt chặt, lãi suất tín dụng tăngcao của Chính phủ cùng với sự giải ngân vốn FDI giảm mạnh… đã làm thị trườngnhà đất, văn phòng cho thuê và tình hình các dự án đầu tư suy giảm mạnh mẽ, điềunày đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến các công ty kinh doanh bất động sản Đã cónhiều công ty bị phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc phải liên kết với công ty khác

để tồn tại

Công ty Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sự suythoái kinh tế trên Hai dự án đầu tư chính của công ty là 53 - 55 Bà Huyện ThanhQuan và Saigon Airport Plaza - số 1 Bạch Đằng đã không thể triển khai như kếhoạch đề ra do không thể tiếp cận nguồn vốn và do thị trường địa ốc “đóng băng”.Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường nêu trên, công ty đãđưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch và biện pháp thực hiện hợp lý để nhằm đạtđược kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch

2.4.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:

Kinh tế Việt nam năm 2009 vẫn còn nhiều khó khăn hơn năm 2008 do chịunhiều ảnh hưởng từ sự suy thoái trầm trọng của kinh tế toàn cầu Sản xuất côngnghiệp, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước goài (FDI) và xây dựng giảm mạnh Trongkhi đó thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, rớt giáliên tục, rơi vào thụ động và trì trệ

Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế năm 2009,các doanh nghiệp phải cố gắng và cạnh tranh gay gắt rất nhiều để đứng vững và tồntại, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và xây dựng Với nhữngnhận định và đánh giá trên, năm 2009 công ty tập trung chủ yếu vào hai hoạt độngkinh doanh chính là Xây lắp và Kinh doanh vật liệu xây dựng

Bên cạnh đó, để triển khai dự án 53-55 Bà Huyện Thanh Quan (tên gọi mới:

dự án Khu căn hộ cao cấp Saigon Pavillon), Hội đồng Quản trị đã thống nhất thôngqua việc thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia với

chức năng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư; Kinh doanh Bất Động Sản,

Trang 37

Mua bán và cho thuê nhà ở; Dịch vụ quản lý chung cư và cao ốc văn phòng; Dịch

vụ trong giữ xe Hoạt động hạch toán kế toán của chi nhánh trực thuộc Phòng Kế

toán của công ty Công ty cũng đã tìm kiếm được đối tác cùng hợp tác đầu tư cho

dự án Saigon Airport Plaza Là công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản, nêntrong năm 2009, Khối Đầu tư - Thương mại lên phương án hoạt động kinh doanh vàthành lập Sàn giao dịch Bất động sản để kinh doanh các dự án chính của công ty,của Coteccons Group và các dự án của các nhà đầu tư khác.Kinh tế Việt Nam cũngnhư kinh tế thế giới trong năm 2009 và những năm tới sẽ còn nhiều khó khăn, bất

ổn, đặc biệt đối với lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản Trước những khókhăn trên, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty đề ra chiến lược và phươnghướng phát triển công ty trong thời gian tới như sau:

- Tập trung nguồn lực, xây dựng và phát triển Khối Xây lắp là một trongnhững bộ phận kinh doanh chủ chốt của công ty Trở thành nhà thầu xây dựng uytín, chuyên nghiệp, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao

- Phát triển Khối Đầu tư - Thương mại ngày càng chuyên nghiệp, cung cấpdịch vụ, các sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng tốt, mở rộng mạng lưới kháchhàng, nhà cung cấp, các đối tác;

- Đầu tư và kinh doanh bất động sản vẫn là một trong ba lĩnh vực kinh doanhchủ chốt của công ty, tăng cường theo dõi các diễn biến của thị trường để đưa ra cácphương án kinh doanh và thời điểm triển khai các dự án hiện tại do công ty đangđầu tư để hiện thực hoá lợi nhuận

- Bảo đảm doanh thu, lợi nhuận và phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh

đã đề ra

- Tập trung xây dựng, phát triển, đào tạo đội ngũ nhân sự có tay nghề và kỷluật lao động cao cùng tác phong chuyên nghiệp để đáp ứng các đòi hỏi cao về kỹthuật, chất lượng, tiến độ và độ an toàn cho các công trình do công ty thi công

- Tiếp tục xây dựng và củng cố môi trường văn hoá công ty ngày càng vữngmạnh, năng động và sáng tạo

- Bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính

Trang 38

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT

XD PHÚ HƯNG GIA

3.1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:

3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán:

3.1.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang):

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang sẽ giúp cho doanh nghiệp sosánh giá trị từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai năm 2008 và 2009.Phân tích này sẽ chỉ ra sự biến động tài sản và nguồn vốn theo giá trị và tỷ lệ, giúpdoanh nghiệp nhận biết được tình trạng tài chính trong giai đoạn này

Bảng 3.1 Bảng số liệu phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: đồng

Số tiền %

A Tài sản ngắn hạn

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

-112.056.505.269

11.425.531.396 16.217.469.400

-451.382.182.314

11.295.601.336

77.690.951.908 358.882.208.310 3.513.420.760

-77.804.661.131

11.772.704.211 15.540.275.624

-61.183.852.657

5.008.666.762

53.803.443.864 3.539.600.888 -1.347.850.063

34.251.844.138

347.172.815 -677.193.780

-15.68

79.67 - 225.24 0.99 -28.79

-30.57

3.04 -4.18

Trang 39

-IV Các khoản đầu tư chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

83.560.000.000 853.504.473

502.254.834.926

49.640.000.000 851.681.297

529.186.843.445

-33.920.000.000 -271.823.176

26.932.008.519

-40.59 -31.85

5.36 Nguồn vốn

158.289.524.586

155.228.459.797 3.061.064.789

502.254.834.926

364.134.189.472

163.089.890.178 201.044.299.294

165.052.653.973

163.043.437.221 2.009.216.752

529.186.843.445

20.168.879.402

37.867.374.969 -17.698.495.837 6.763.129.387 7.814.977.424 -1.051.848.037

26.932.008.519

5.86

30.24 -8.09

4.27

5.03 -34.36

5.36

Nguồn: Phòng kế toán

Thực trạng tài chính của Công ty được biểu hiện rõ nét trên bảng cân đối kếtoán (Bảng 3.1), nói lên sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn đồng thờicũng chỉ rõ việc doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả giữa hai kỳ kếtoán liên tiếp hay không

- Về cơ cấu tài sản:

Qua bảng 3.1, ta thấy trên bảng cân đối kế toán tổng số tài sản hiện Công tyđang quản lý và sử dụng là 529.186.843.445đồng, tăng so với năm 2008 là+26.932.008.519 đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 5.36% Điều này cho thấy quy môkinh doanh của Công ty là tăng so với năm 2008 Ở mức tăng +26.932.008.519đồng là cũng khá cao và là điều kiện tốt để công ty mở rộng phạm vi hoạt động củamình Trong nền kinh tế hiện nay, để duy trì cùng với mở rộng thị trường, để có thểcạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì việc quy mô vốn kinh doanhcần phải tăng nhiều hơn nữa Đó cũng là điều phù hợp và tất yếu mà Công ty phảiđạt đến

Tài sản ngắn hạn: Từ số liệu Bảng 3.1, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2009

tăng so với năm 2008 là 61.183.852.657 đồng tương ứng 15.68% Trong đó:

Trang 40

- Lượng tiền tăng +5.008.666.762 đồng với mức tăng tương đối là 79.67%.Điều này ảnh hưởng rất tốt đến khả năng thanh toán tiền mặt của Công ty.

- Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng lên đáng kể cả số tiền lẫn tỷtrọng Vào năm 2008 khoảng hơn 23 tỷ đồng đến năm 2009 tăng lên+53.803.443.864 đồng tương đương 225.24% Đây là hiện tượng cần xemxét lại vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng đồng vốn của Công ty

- Hàng tồn kho: hàng tồn kho ở Công ty có xu hướng tăng nhẹ lên cả số tuyệtđối lẫn tỷ trọng (tăng 3.539.600.888 đồng với mức 0.99%) Để đánh giáchính xác việc tăng lên có hợp lý hay không, cần phân tích cụ thể từng loạihàng tồn kho và khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh Tuynhiên công ty cần quản lý chặt chẽ để không bị mất mát hao hụt và có giảipháp xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ để giảm được các chi phí có liênquan

- Tuy nhiên Tài sản ngắn hạn khác lại bị giảm đến mức -28.79% với số tiềngiảm -1.347.850.063 đồng Điều này nói lên tốc độ của các khoản này tăng

có tăng rất lớn nhưng cũng có khoản mục giảm rất nhanh, song do tỷ trọngcủa chúng chiếm trong trong tổng Tài sản ngắn hạn là nhỏ nên mức độ ảnhhưởng không lớn đến sự biến động của Tài sản ngắn hạn là không lớn Sở

dĩ năm 2009, Công ty có khoản Tài sản ngắn hạn khác bị giảm cũng là domột phần đã làm tăng tỷ trọng của các khoản mục khác

Tài sản dài hạn: Ở công ty có xu hướng giảm Năm 2009 giảm so với năm

2008 là -34.251.844.138 đồng tương ứng -30.37% chứng tỏ Công ty ít đầu tưthêm tài sản cố định để mở rộng qui mô kinh doanh Trong mục B phần tài sảndài hạn ở Bảng 3.1 thì tài sản cố định là quan trọng nhất ở Công ty Phú HưngGia Tài sản cố định năm 2009 tăng 3.04% so với năm 2008 tương ứng với tăng347.172.815 đồng Còn lại, các khoản mục khác thì bị giảm như đầu tư chính dàihạn giảm -40.59%, tài sản dài hạn khác giảm -31.85%, bất động sản đàu tư giảm-4.18% lần lượt tương ứng với giảm -33.920.000.000 đồng, -271.823.176 đồng

và -677.193.780 đồng

Ngày đăng: 04/04/2013, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT XD PHÚ HƯNG GIA - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT XD PHÚ HƯNG GIA (Trang 38)
Bảng 3.1. Bảng số liệu phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.1. Bảng số liệu phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán (Trang 38)
Thực trạng tài chính của Công ty được biểu hiện rõ nét trên bảng cân đối kế toán (Bảng 3.1), nói lên sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn đồng thời  cũng chỉ rõ việc doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả giữa hai kỳ kế  toán liên tiếp - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
h ực trạng tài chính của Công ty được biểu hiện rõ nét trên bảng cân đối kế toán (Bảng 3.1), nói lên sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn đồng thời cũng chỉ rõ việc doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả giữa hai kỳ kế toán liên tiếp (Trang 39)
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ số đầu tư của Công ty Phú Hưng Gia, ta thấy: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ số đầu tư của Công ty Phú Hưng Gia, ta thấy: (Trang 41)
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ số đầu tư của Công ty Phú Hưng Gia, ta thấy: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ số đầu tư của Công ty Phú Hưng Gia, ta thấy: (Trang 41)
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc giúp xác định tỷ lệ từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai năm 2008 và 2009 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
h ân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc giúp xác định tỷ lệ từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai năm 2008 và 2009 (Trang 42)
Theo số liệu Bảng 3.3: năm 2008 Công ty đã đầu tư 390.198.329.657 đồng tương đương 77.69% tổng tài sản vào tài tài sản ngắn hạn trong khi đó Tài sản dài  hạn là 112.056.505.269 đồng tương đương 22.31% và năm 2009 đầu tư vào tài ngắn  hạn và dài hạn tương  - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
heo số liệu Bảng 3.3: năm 2008 Công ty đã đầu tư 390.198.329.657 đồng tương đương 77.69% tổng tài sản vào tài tài sản ngắn hạn trong khi đó Tài sản dài hạn là 112.056.505.269 đồng tương đương 22.31% và năm 2009 đầu tư vào tài ngắn hạn và dài hạn tương (Trang 43)
Bảng 3.4. Bảng phân tích chỉ tiêu Vốn luân chuyển - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.4. Bảng phân tích chỉ tiêu Vốn luân chuyển (Trang 45)
Bảng 3.4. Bảng phân tích chỉ tiêu Vốn luân chuyển - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.4. Bảng phân tích chỉ tiêu Vốn luân chuyển (Trang 45)
Qua số liệu Bảng 3.5, ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty tăng so với năm 2008 là 17.481.568.444 đồng với tỷ lệ tương ứng 292.85% đồng thời  kéo theo lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 13.953.940.857 với mức tăng  347.84%, chứ - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
ua số liệu Bảng 3.5, ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty tăng so với năm 2008 là 17.481.568.444 đồng với tỷ lệ tương ứng 292.85% đồng thời kéo theo lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 13.953.940.857 với mức tăng 347.84%, chứ (Trang 46)
Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc là xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu, chỉ ra quan hệ tỷ lệ của chi phí và lợi nhuận với doanh thu thuần, xu  hướng biến động của từng chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận, giúp nhận biết hiệu quả  trong ki - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
h ân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc là xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu, chỉ ra quan hệ tỷ lệ của chi phí và lợi nhuận với doanh thu thuần, xu hướng biến động của từng chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận, giúp nhận biết hiệu quả trong ki (Trang 47)
Qua số liệu Bảng 3. 6, ta thấy giá vốn hàng bán từ 84.53% tăng lên 88.19%, đây cũng là do sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh  từ 3.74% doanh thu đến  8.24% doanh thu - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
ua số liệu Bảng 3. 6, ta thấy giá vốn hàng bán từ 84.53% tăng lên 88.19%, đây cũng là do sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh từ 3.74% doanh thu đến 8.24% doanh thu (Trang 48)
3.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
3.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ: (Trang 49)
3.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
3.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ: (Trang 49)
Bảng 3.7. Bảng số liệu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.7. Bảng số liệu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 49)
Theo bảng số liệu Bảng 3.7 ta thấy rằng, nguồn tiền chính trong năm 2009 của Công ty là từ hoạt động kinh doanh, còn năm 2008 chủ yếu là hoạt động tài chính. - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
heo bảng số liệu Bảng 3.7 ta thấy rằng, nguồn tiền chính trong năm 2009 của Công ty là từ hoạt động kinh doanh, còn năm 2008 chủ yếu là hoạt động tài chính (Trang 51)
Bảng 3.8. Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
Bảng 3.8. Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont (Trang 63)
Dựa vào Bảng 3.8, dễ nhận thấy ROE của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là do cả ROA và EM tăng - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
a vào Bảng 3.8, dễ nhận thấy ROE của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là do cả ROA và EM tăng (Trang 64)
3.4.1. Bảng kê nguồn và sử dụng vốn: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
3.4.1. Bảng kê nguồn và sử dụng vốn: (Trang 64)
Qua số liệu Bảng 3.9, ta thấy Công ty tìm nguồn vốn bằng cách giảm bớt vay ngắn hạn, tăng tiền mặt dự trữ, tăng khấu hao, tăng nợ ngắn hạn, tăng lợi nhuận để  lại…Vốn   tổng   cộng   so   các   nguồn   trên   cung   ứng   tổng   cộng   nguồn   vốn   là  4 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
ua số liệu Bảng 3.9, ta thấy Công ty tìm nguồn vốn bằng cách giảm bớt vay ngắn hạn, tăng tiền mặt dự trữ, tăng khấu hao, tăng nợ ngắn hạn, tăng lợi nhuận để lại…Vốn tổng cộng so các nguồn trên cung ứng tổng cộng nguồn vốn là 4 (Trang 65)
3.4.2. Bảng phân tích nguồn và sử dụng vốn: - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
3.4.2. Bảng phân tích nguồn và sử dụng vốn: (Trang 65)
Qua số liệu phân tích Bảng 3.10 cho thấy tổng quan hình ảnh khá đầy đủ về hoạt động năm 2008 va 2009 liên tiếp của Công ty - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia
ua số liệu phân tích Bảng 3.10 cho thấy tổng quan hình ảnh khá đầy đủ về hoạt động năm 2008 va 2009 liên tiếp của Công ty (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w