Trường đã tham gia tư vấn hoạch định chiến lược về giảng dạy ngoại ngữ, tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa sử dụng trong trường phổ thông, các chương trình đào tạo ngoại ngữ từ bậc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-*** -
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH TIẾNG ANH
Trang 2BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - NGÀNH TIẾNG ANH
Tên Trường: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: [84-4] 37549560 Fax: [84-4] 37548057
Web: http://ulis.vnu.edu.vn
E-mail: ulis@moet.edu.vn
Tên ngành đào tạo: Sư phạm Tiếng Anh
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng được cấp : Bằng Cử nhân
Loại hình đào tạo : Đào tạo chính quy
Chương trình đào tạo được tổ chức: Tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN
Tình trạng của bản báo cáo: Cập nhật bản tự đánh giá lần đầu
Ngày nộp báo cáo cho Cục KT&KĐCLGD – Bộ GD&ĐT, Dự án Phát triển GV
THPT: 26/12/2012
HIỆU TRƯỞNG
GS Nguyễn Hòa
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG………4
I Thông tin về Trường……… 4
II Thông tin chung về Khoa chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học 8
PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ……… 14
I Mục đích, phạm vi và Hội đồng tự đánh giá……… 14
II Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá……… 15
III Đánh giá theo các tiêu chuẩn và tiêu chí……… 17
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông……… 17
Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông… 27 Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông……… 46
Tiêu chuẩn 4: Người học và công tác hỗ trợ người học thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông……… 60
Tiêu chuẩn 5: Học liệu, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông……… 71
Tiêu chuẩn 6: Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông……… 82
Tiêu chuẩn 7: Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông 90
IV Kết quả đạt được và kiến nghị……… 94
PHỤ LỤC……… 98
Phụ lục 1: Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá……… 98
Phụ lục 2: Kế hoạch tự đánh giá……… 100
Phụ lục 3: Phiếu tổng kết tự đánh giá theo từng tiêu chí……… 105
Phụ lục 4: Giải thích các từ viết tắt 107
Phụ lục 5: Bảng mã các thông tin và minh chứng……… 108
Trang 4PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
I Thông tin về Trường
1 Tên trường [tiếng Việt và tiếng Anh]:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI; UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES - VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
2 Tên viết tắt [tiếng Việt và tiếng Anh]: ĐHNN – ĐHQGHN; ULIS - VNU
3 Tên trước đây:
• Trường Ngoại ngữ (1955 – 1958)
• Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1958 – 1963)
• Các khoa Ngoại ngữ: Khoa Nga văn, Khoa Anh văn, Khoa Trung văn, Khoa Pháp văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1963 – 1967)
• Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (1967 – 1995)
4 Cơ quan/Bộ chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Địa chỉ Trường: Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
6 Số điện thoại liên hệ: [84-4] 37547269
7 Số fax: [84-4] 37548057
8 E-mail: ulis@moet.edu.vn
9 Website: http://ulis.vnu.edu.vn
10 Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 1955
11 Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1955
12 Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa thứ nhất: 1956
Giới thiệu khái quát về nhà trường
Về lịch sử hình thành phát triển
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN – ĐHQGHN) được thành lập năm 1955 với tên gọi “Trường Ngoại ngữ” do Thứ trưởng Bộ Giáo dục
Trang 5Nguyễn Khánh Toàn trực tiếp làm Hiệu trưởng Trường khai giảng khoá học đầu tiên ngày 05.9.1955 tại Khu Việt Nam học xá - Bạch Mai - Hà Nội Năm 1958, Trường
được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành Khoa Ngoại ngữ,
sau đó phát triển thành 4 khoa ngoại ngữ (Nga văn, Trung văn, Anh văn và Pháp văn) Ngày 14.8.1967, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 128/CP thành lập Trường
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ này Ngày
10.12.1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sáp nhập ba trường đại học: ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư Phạm Hà Nội, và ĐH Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội có tên “Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN” bắt đầu từ đây
Về mục tiêu đào tạo
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín về ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành liên quan trong khu vực Trường ĐHNN - ĐHQGHN phát triển theo định hướng nghiên cứu Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ (giáo viên, cán bộ nghiên cứu ngoại ngữ) chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế Trường
đã xây dựng chương trình theo chuẩn đầu ra, xác định chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng
dựa trên chuẩn quốc tế, áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá theo thông lệ quốc tế cho tất cả các hệ đào tạo trong Trường và trong ĐHQGHN
Trường đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ chất lượng cao từ bậc cử nhân cho đến tiến
sĩ, xây dựng chương trình và tổ chức các khoá bồi dưỡng cán bộ ngoại ngữ chủ chốt
và giáo viên ngoại ngữ phổ thông trong toàn quốc, và nâng cao trình độ ngoại ngữ của
xã hội Trường cũng là cơ sở đào tạo có hệ đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, đã được kiểm định theo tiêu chuẩn khu vực (Asean University Network) Trường đã tham gia tư vấn hoạch định chiến lược về giảng dạy ngoại ngữ, tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa sử dụng trong trường phổ thông, các chương trình đào tạo ngoại ngữ từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, biên soạn giáo trình đại học và sau
đại học Hiện nay, Trường đang tích cực tham gia đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với
các hoạt động như biên soạn khung chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh
ở các cấp học và kiểm tra năng lực tiếng Anh của giáo viên các trường phổ thông, và
thực hiện công việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên
Về qui mô đào tạo
Trường có 22 ngành đào tạo đại học và 10 ngành đào tạo sau đại học thạc sĩ và 08 ngành đào tạo tiến sĩ Hiện nay, trường đang đào tạo khoảng 800 học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ, 4.800 sinh viên cử nhân hệ chính quy, 1.500 học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ, và hơn gần 200 lưu học sinh nước ngoài Trường ĐHNN -
ĐHQGHN có 11 khoa đào tạo, 02 bộ môn trực thuộc, 04 trung tâm nghiên cứu khoa
Trang 6học và đào tạo, và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ Hiện nay, Trường giảng dạy cấp bằng 8 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Ả Rập, và triển khai dạy tiếng Thái Lan, tiếng Tây Ban Nha (như ngoại ngữ 2) và phát triển dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Về chức năng đào tạo
Trường cũng thường xuyên chú trọng, không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo Trường có một đội ngũ cán bộ NCKH đầu đàn trong cả nước góp phần đặt nền tảng về nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học và quốc tế học ở Việt Nam với 633 giảng viên, trong đó có 04 Giáo sư, 19 Phó Giáo sư, 67 Tiến sĩ và 299 Thạc sĩ Ngoài ra, hàng năm, Trường thu hút khoảng 25
đến 30 giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến công tác lâu dài hay thỉnh giảng tại
Trường Trường đã tổ chức và tham gia nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế Số lượng công trình, đề tài nghiên cứu khoa học luôn tăng và phát triển cả về
số lượng và chất lượng Hàng năm, cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện nhiều đề tài NCKH Hoạt động NCKH sinh viên phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều giải thưởng các cấp
Về đào tạo, Trường đặc biệt quan tâm xây dựng văn hóa chất lượng, coi chất lượng là
sự sống còn của mình Từ 2008 đến 2012, Trường đã tiến hành nhiều hoạt động
ĐBCL và KĐCL: Trường đã nhận chứng chỉ KĐCL chu kì 2 theo tiêu chuẩn của ĐHQGHN (8/2012), 03 chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường (CLC SPTA,
CLC SPTP, CLC SP tiếng Trung Quốc) đã nhận chứng chỉ KĐCL của ĐHQGHN, đặc biệt Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh đã được kiểm định và nhận chứng chỉ KĐCL của Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) tháng 8/2012 Trường đã hoàn thành việc đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, hiện đại, chất lượng cao, và có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học từng bước theo chuẩn quốc tế “Khung tham chiếu châu Âu” Tất cả các chương trình
đào tạo đang thực hiện đều có các tuyên bố về mục tiêu đào tạo, chuẩn đào tạo, chuẩn
kiến thức, chuẩn kĩ năng và năng lực Trường đang tích cực thực hiện lộ trình chuyển
đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ nhằm tạo thêm sự linh
hoạt cũng như cơ hội học tập cho người học, và lâu dài là nâng cao chất lượng đào tạo
và hội nhập quốc tế SV đã được đăng kí môn học theo thời gian thích hợp của mình
Hiện nay, Trường đang đi đầu trong việc triển khai thực hiện các chương trình đào tạo
ngành kép, bằng kép với các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN, mang lại nhiều cơ
hội học tập cho người học, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập, thực hiện
chủ trương hợp tác, chia sẻ các nguồn lực, cùng các đơn vị thành viên xây dựng một
cộng đồng văn hóa ĐHQGHN
Trường có quan hệ hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo với gần 50 trường đại học,
Trang 7viện nghiên cứu và nhiều tổ chức phi chính phủ của nhiều nước trên thế giới Trung tâm Giáo dục Quốc tế (CIE) đã được thành lập nhằm thúc đẩy và phát triển công tác
đào tạo liên thông, liên kết quốc tế Trường đã và đang thực hiện các chương trình đào
tạo liên kết quốc tế 2 + 2 ở bậc đại học và 1 + 1 ở bậc sau đại học với các trường đại học Picardie của Pháp, Southern Newhampshire của Mỹ, Sư phạm Thiểm Tây, ĐH Hoa Đông của Trung Quốc, và Waikato của Niu Dilân, theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hoá, liên thông, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong tiến trình hội nhập với khu
vực và quốc tế
Cơ cấu tổ chức hành chính của Nhà trường
TT Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ và Đảm bảo Chất lượng
Bm Tâm lí-Giáo dục
Bm NN&VH Việt Nam
Khoa Tại chưc
Trường THPT chuyên ngoại ngữ
Trang 8II Thông tin chung về Khoa chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại học
1 Tên đơn vị chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên THPT: Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Anh – Mỹ (nay tách ra thành Khoa Sư phạm tiếng Anh – từ đây gọi tắt là Khoa SPTA – theo QĐ số 1704/QĐ-TCCB do Giám đốc ĐHQGHN kí ngày 07/05/2009)
2 Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
3 Điện thoại: [84-4] 3 754 8874 Fax: [84-4] 37548056
Email: spta1955@gmail.com Website: http://ulis.vnu.edu.vn
Giới thiệu khái quát về Khoa Sư phạm Tiếng Anh (trước là Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Anh – Mỹ)
Về lịch sử phát triển
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa (NN&VH) Anh–Mỹ (nay tách ra thành Khoa SPTA và Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá các nước nói tiếng Anh) được thành lập vào năm 1958, là một trong những khoa đào tạo tiếng Anh lâu đời nhất ở Việt Nam Từ bước khởi đầu
là phân khoa Anh văn thuộc Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoá
đầu tiên chỉ có 04 giảng viên và 09 sinh viên Từ những ngày đầu thành lập đến nay,
Khoa đã qua nhiều mốc phát triển quan trọng
Năm 1967, Khoa Anh trở thành một trong bốn khoa đào tạo của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ và từ năm 1993 cùng với quyết định thành lập ĐHQGHN, Khoa đổi tên thành Khoa NN & VH Anh–Mỹ Năm 2009, Khoa tách thành Khoa Sư phạm tiếng Anh (SPTA) Trên 50 năm phát triển và trưởng thành, Khoa SPTA đã dần tạo lập
được vị thế là một khoa có thành tích giảng dạy và học tập xuất sắc, thường xuyên đổi
mới trong công tác giảng dạy và nghiên cứu Khoa rất chú trọng việc phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu của mình, cũng như mang lại một môi trường học tập năng động cho sinh viên
Đại học KHXH&NV, và Khoa Luật của ĐHQG), văn bằng 2, hệ liên thông, (2) tiến
hành nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, và Quốc tế học, (3) tham gia đào tạo sau đại học ở bậc cao học thạc sĩ và NCS tiến sĩ, (4) tham gia biên soạn sách giáo khoa phổ thông, và (5) thực hiện việc bồi dưỡng giáo viên phổ thông và đại học trong cả nước (Tham gia trong Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) Khoa còn được Bộ GD&ĐT và ĐHQG giao các trọng trách khác như biên
Trang 9soạn khung chương trình hệ cử nhân sư phạm tiếng Anh, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh Các chương trình đào tạo mà Khoa đảm nhận được thực hiện cũng với Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá các Nước nói tiếng Anh, Bộ môn Tâm lí – Giáo dục, Bộmôn Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Chính trị và Bồi dưỡng Giáo viên – ĐHQGHN, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể dục Thể thao - ĐHQGHN
Về qui mô đào tạo
Tống số lượng sinh viên chính quy 4 năm là trên 2.000 sinh viên Khoa còn tham gia
đào tạo trong các hệ vừa làm vừa học (khoảng 7.000), hệ SĐH (khoảng 200 học viên
cao học và NCS tiến sĩ), hệ bằng kép (khoảng 1.100 sinh viên - double degrees)
Với những đóng góp của mình, Khoa đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của
Đảng và Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN Khoa được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993, và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2008 cùng với rất nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng GD&ĐT, UBND của nhiều tỉnh thành, của Giám đốc ĐHQGHN và Hiệu trưởng Trường ĐHNN cho các tập thể và cá nhân trong Khoa
Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở đào tạo và đơn vị thực hiện chương trình đào tạo (Năm học 2008-2009)
4 Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khoa NN & VH Anh-Mỹ (Năm học 2009)
Hoàng Thị Xuân Hoa ThS, Phó Trưởng Khoa 0913591829
Tô Thị Thu Hương TS, Phó Trưởng Khoa 0903292861
2 Phó Trưởng
Hoàng Thị Xuân Hoa Bí thư Chi bộ 0913591829
Đinh Hải Yến Phó bí thư chi bộ - Chi uỷ viên 0913058678
Cao Thị Tường Minh Chủ tịch Công đoàn 0912433033 Phan Thị Hoàng Yến Phó chủ tịch công đoàn 01686538499
4 Các phòng
ban chức năng
Trang 10Khoa Anh Việt ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 1 0983557660 Ngô Việt Hà Phương ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 0913552999
Ng Thu Lệ Hằng ThS, Trưởng Bộ môn Chất lượng cao 0913305483
Đồng Thị Thu Trang ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 0904385666 Phạm Thị Thanh Thủy ThS, Trưởng Bộ môn Cử tuyển 0989131406
Ng Thị Bách Thảo ThS, Trưởng Bộ môn Ngoại ngữ 2 0904292541
Đặng Ngọc Sinh ThS, Trưởng Bộ môn Đất nước học 0947918059
Vũ Mai Trang ThS, Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh
Đặng Văn Cúc TS, Trưởng Bộ môn Tâm lí-Giáo dục 0903247050
Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở đào tạo và đơn vị thực hiện chương trình đào tạo (Từ năm học 2012-2013)
Khoa Sư phạm Tiếng Anh
Bộ môn tiếng Anh 1
Bộ môn tiếng Anh 2
Bộ môn tiếng Anh 3
Tiếng Anh Chất lượng Cao
Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh
Dịch
Ngôn ngữ Chuyên ngành
Trang 11Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khoa SPTA (Từ năm học 2012-2013)
Đinh Hải Yến Bí thư Chi bộ 0913058678 Khoa Anh Việt Phó bí thư chi bộ - Chi uỷ viên 0983557660 Phan Thị Hoàng Yến Chủ tịch Công đoàn 01686538499 Nguyễn Ninh Bắc Phó chủ tịch công đoàn 0904245158
3 Các tổ chức
Đảng, Công
đoàn, Đoàn
TN Trần Anh Khoa Bí thư Chi đoàn giáo viên 0915205859
Nguyễn Thu Trang Cử nhân, giáo vụ khoa 0914853878 Nguyễn Thanh An Cử nhân, giáo vụ khoa 0904685537 Nguyễn Thị Mai Phương Cử nhân, giáo vụ khoa 0988238588
4 Các phòng
ban chức năng
Vũ Thị Liên Cử nhân, Thư viện viên 0989063771 Trần Hoài Phương ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 1 0914568505 Dương Thu Mai TS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 01669686968 Hoàng Hồng Hải ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 0904385666
Vũ Tường Vi ThS, Trưởng Bộ môn tiếng Anh
CLC
0904089797
Lương Quỳnh Trang ThS, Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh
Ngô Hà Thu ThS Phó Trưởng Bộ môn Dịch 0903217653
Các ngành/chuyên ngành đào tạo
Số lượng ngành đào tạo: 12 [04 chương trình Sư phạm, và Ngôn ngữ (02 CLC và 02 Chuẩn), và 03 chương trình đào tạo ngành kép với ĐHKT–ĐHQGHN, 5 chương trình bằng kép với ĐH Kinh tế, Đại học KHXH&NV, Khoa Luật trong ĐHQGHN thực hiện từ năm học 2008 – 2009]
Trong báo cáo này “CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH TIẾNG ANH” được gọi là chương trình Sư phạm tiếng Anh (SPTA)
5 Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên [gọi chung là cán bộ] của Khoa NN&VH Anh–Mỹ - đơn vị thực hiện chương trình đào tạo trong năm 2009:
Trang 12STT Phân loại Nam Nữ Tổng số
I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên)
và hợp đồng không xác định thời hạn
Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm
cả giảng viên thỉnh giảng)
I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn [từ 1 năm trở lên]
và hợp đồng không xác định thời hạn
Hợp đồng ngắn hạn [dưới 1 năm, bao gồm
cả giảng viên thỉnh giảng]
(Số liệu do Văn phòng Khoa SPTA cung cấp)
6 Liệt kê các kế hoạch, chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chương trình đào tạo giáo viên THPT
a Phát triển đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng, tạo điều kiện để giảng viên được học chuyên sâu Phấn đấu tất cả cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ
và 25% có học vị tiến sĩ
b Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy, nhất là khối các giáo viên trẻ, giáo viên mới được tuyển dụng; Tổ chức các chương trình bồi dưỡng nội bộ (INSET) do các bộ môn luân phiên thực hiện ; Tổ chức các hội thảo chuyên đề do các nghiên cứu sinh, chuyên gia mời của khoa thực hiện ; Phấn đấu tất
cả cán bộ giảng dạy có thể giảng dạy ít nhất 02 môn thuộc khối Thực hành và Lý thuyết
c Hoàn thành việc chuyển đổi các chương trình theo chuẩn đầu ra (đã hoàn thành,
được ĐHQGHN phê duyệt) Bắt đầu thực hiện chương trình mới từ năm học 2012 –
2013 Một nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành biên soạn đề cương các môn học mới, và các môn học được tích hợp
Trang 13d Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học theo 3 lĩnh vực đã được xác định là GDNN, NNH, và Quốc tế học, gắn với sứ mệnh của Trường Thực hiện NCKH; Khuyến khích các giảng viên kinh nghiệm tham gia các hội nghị quốc tế, gửi bài báo
đăng các tạp chí quốc gia và quốc tế
e Tăng cường hợp tác quốc tế và với các cơ sở giáo dục trong nước
f Tiếp tục hoạt động thu thập ý kiến sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
g Thực hiện tốt công tác thi đua-khen thưởng nhằm phát huy tác dụng động viên phong trào
h Đẩy mạnh mối liên hệ với các trường THPT và các nhà tuyển dụng
Trang 14PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ
I Mục đích, phạm vi và Hội đồng tự đánh giá
- Mục đích đánh giá: Phân tích, đánh giá thực trạng để từ đó đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đăng kí kiểm định chương trình đào
tạo GV THPT ngành tiếng Anh, trình độ đại học
- Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá các hoạt động đào tạo GV THPT thể hiện trên 07
lĩnh vực, tương ứng với 07 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của
Bộ GD&ĐT:
1 Mục tiêu, tổ chức và quản lý đào tạo GV THPT
2 Chương trình và các hoạt động đào tạo GV THPT
3 Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo GV THPT
4 Người học và công tác hỗ trợ người học
5 Thư viện, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo
GV THPT
6 Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo GV THPT
7 Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo GV THPT và tư vấn việc làm
- Thành phần Hội đồng tự đánh giá:
Danh sách thành viên Hội đồng TĐG Chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ
đại học ngành Tiếng Anh năm 2009
2 TS Đỗ Tuấn Minh (sau đó là
ThS Đỗ minh Hoàng)
Chủ nhiệm Khoa NN&VH Anh-Mỹ Phó Chủ tịch HĐ
3 ThS Hoàng Thị Xuân Hoa
(sau đó là ThS Vũ Mai Trang)
Phó CN Khoa NN&VH Anh-Mỹ Thư ký HĐ
4 TS Tô Thị Thu Hương (sau
là ThS Nguyễn Thu Lệ Hằng)
Phó Trưởng Khoa, Phó CT HĐKH Khoa
Uỷ viên HĐ
5 Ông Nguyễn Ninh Bắc Bí thư Đoàn TNCS HCM Uỷ viên HĐ
7 ThS Ngô Việt Hà Phương Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 Uỷ viên HĐ
9 PGS.TS Võ Đại Quang Trưởng phòng KHCN Uỷ viên HĐ
12 ThS Phạm Văn Kim Trưởng phòng CTCTHSSV Uỷ viên HĐ
13 TS Đỗ Quang Việt GĐ TT NCGDNN&KĐCL Uỷ viên HĐ
14 TS Nguyễn Việt Tiến CBNC, chuyên trách KĐCL -TT
NCGDNN&KĐCLGD
Uỷ viên HĐ
[Hội đồng gồm 14 thành viên]
Trang 15DANH SÁCH CẬP NHẬT CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ, NĂM 2012
2 ThS Trần Hoài Phương Phụ trách Khoa SPTA, Trưởng
Bộ môn Tiếng Anh 1
Phó Chủ tịch HĐ
3 ThS Khoa Anh Việt Phó Trưởng Khoa SPTA Thư ký HĐ
4 ThS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh Phó Trưởng Khoa SPTA Uỷ viên HĐ
5 TS Dương Thu Mai Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 Uỷ viên HĐ
6 ThS Hoàng Hồng Hải Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 Uỷ viên HĐ
7 ThS Lương Quỳnh Trang Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy
Uỷ viên HĐ
8 TS Hà Lê Kim Anh Trưởng Phòng Đào tạo Uỷ viên HĐ
9 TS Huỳnh Anh Tuấn Trưởng phòng KHCN Uỷ viên HĐ
10 ThS Nguyễn Xuân Chư Trưởng phòng TCCB Uỷ viên HĐ
11 Bà Đoàn Thị Tình Trưởng phòng TCKT Uỷ viên HĐ
12 ThS Phạm Văn Kim Trưởng phòng CT&CTHSSV Uỷ viên HĐ
13 PGS.TS Lưu Bá Minh Phó GĐ Phụ trách Trung tâm
- 30/03/2009: Lên kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo GV THPT TĐĐH ngành Tiếng Anh với lộ trình rõ ràng, chi tiết
- Thành lập 7 nhóm công tác chuyên trách phụ trách viết 7 tiêu chuẩn Mỗi nhóm công tác có 1 Trưởng nhóm, 1 Thư ký, từ 1 đến 6 Ủy viên và Ban thư ký [Kèm theo Kế hoạch tự đánh giá ngày 30/03/2009]
- Từ tháng 03 đến tháng 05/2009: Thu thập thông tin và minh chứng, mã hoá các thông tin và minh chứng thu được, mô tả tổng hợp các thông tin và minh chứng thu được dưới dạng các bảng biểu, viết phiếu đánh giá tiêu chí, phân tích các kết quả thu được và viết báo cáo tiêu chí
- Tháng 06/2009: Tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí thành dự thảo Báo cáo tự đánh giá [phiên bản thô], kiểm tra lại các thông tin và minh chứng trong Báo cáo
Trang 16- Tháng 07/2009: Hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá theo các ý kiến góp ý của Ban
tư vấn phản biện ngoài và các phòng ban chức năng liên quan
- Tháng 08/2009: Công bố Báo cáo tự đánh giá và thu thập các ý kiến đóng góp
đối với khối giảng viên, khối nhân viên và đại diện sinh viên của chương trình đào
tạo
- Tháng 11/2009: Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản Báo cáo tự đánh giá lần cuối; họp Hội đồng TĐG thông qua và trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; gửi Báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện về dự án PT GV THPT&TCCN
Giai đoạn 2:
Quá trình thực hiện cập nhật báo cáo tự đánh giá bắt đầu từ tháng 8 năm 2012 và kết thúc vào tháng 11 năm 2012 với trình tự cụ thể như sau:
- Từ 20/08/2012 – 30/08/2012: Công tac chuẩn bị
+ Lên kế hoạch cập nhật báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo GV THPT trình độ ĐH ngành Tiếng Anh với lộ trình rõ ràng, chi tiết
+ Thành lập 7 nhóm công tác chuyên trách phụ trách cập nhật 7 tiêu chuẩn Mỗi nhóm công tác có 1 Trưởng nhóm và 1 Thư ký, phân công công việc trong các nhóm
- Từ 01/09/2012 đến 30/09/2012:
Thu thập thông tin và minh chứng bổ sung, mã hoá các thông tin và minh chứng thu được, mô tả tổng hợp các thông tin và minh chứng dưới dạng các bảng biểu, viết phiếu đánh giá tiêu chí, phân tích các kết quả thu được, và viết báo cáo tiêu chí
- Từ 01/10/2012 đến 15/10/2012 Tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí thành dự thảo Báo cáo tự đánh giá [phiên bản thô], kiểm tra lại các thông tin và minh chứng trong Báo cáo
- Từ 15/10/2012 đến 30/10/2012: Công bố Báo cáo tự đánh giá và thu thập các ý kiến
đóng góp đối với khối giảng viên, khối nhân viên và đại diện sinh viên của chương trình đào tạo Xử lý các ý kiến đóng góp; Chỉnh sửa Báo cáo lần 1
- Từ 1/11/2012 đến 15/11/2012 gửi BC cho phản biện và chỉnh sửa lần 2 theo ý kiến phản biện
- Từ 16/11/2012 – 25/12/2012 :
+Họp Hội đồng TĐG thẩm định và nghiệm thu
+Tổ chức chỉnh sửa, bổ sung minh chứng, hoàn thiện lần cuối BC TĐG
- Ngày 26/12/2012 : Trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; gửi Báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện về Cục Khảo thí &Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT và dự án
PT GV THPT&TCCN
Trang 17III Đánh giá theo các tiêu chuẩn và tiêu chí
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Ngành SPTA được tổ chức hoạt động theo biên chế cấp khoa, có sứ mệnh và mục tiêu chiến lược rõ ràng, đó là đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn giáo viên ngoại ngữ bậc THPT có trình độ đại học Mục tiêu của ngành thống nhất với mục tiêu đào tạo của trường ĐHNN, được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục về mục
tiêu đào tạo của bậc giáo dục đại học và quy định của Bộ Giáo dục về mục tiêu đào tạo của khối ngành sư phạm trình độ đại học Khoa SPTA có cơ cấu tổ chức hợp lý
với một đội ngũ cán bộ quản lý hội đủ các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường
đại học của Bộ GD&ĐT, hoạt động theo chức trách và quyền hạn được phân định rõ
ràng cho từng chức danh cụ thể
Tiêu chí 1.1: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học
1 Mô tả
Chương trình SPTA đã được điều chỉnh, cập nhật theo mô hình CDIO (ý tưởng - thiết
kế - thử nghiệm - và vận hành) năm 2011, được phê duyệt tháng 11 năm 2012, và dựa trên Luật giáo dục, mục tiêu đào tạo khối ngành SP trình độ đại học, Chiến lược phát
triển trường ĐHNN – ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là “đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ( ), cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.” [1.1-01]
Chương trình đã được xây dựng theo chuẩn đầu ra, gồm các chuẩn đầu ra về kiến thức (trong đó có kiến thức chung theo lĩnh vực, kiến thức của khối ngành, của nhóm ngành, ngành, kiến thức thực tập và tốt nghịêp
Chuẩn đầu ra về kĩ năng bao gồm kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu, từ duy theo hệ thống đến năng lực sáng tạo phát triển dẫn dắt sự thay đổi nghề nghiệp Chuẩn kĩ năng mềm gồm các kĩ năng cá nhân,
kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí và lãnh đạo, kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ (theo chuẩn quốc tế là Khung tham chiếu Châu Âu với mức C1 cho chuyên ngành ngoại ngữ, và B1 cho môn ngoại ngữ 2), kĩ năng sử dụng CNTT
Chuẩn đạo đức bao gồm cá phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, và phẩm chất đạo đức xã hội Chương trình cũng nêu một số vị trí mà người
Trang 18học có thể đảm nhận là giáo viên, hoặc có thể phát triển thành các cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học hay quốc tế học [1.1-02]
Mục tiêu đào tạo của Chương trình được công bố công khai trên website chính thức Trường ĐHNN (www.ulis.vnu.edu.vn, đồng thời được triển khai và cụ thể hóa trong các nội dung giảng dạy cụ thể của chương trình [1.1-02 – dùng chung]
2 Điểm mạnh
Chương trình có mục tiêu đào tạo rõ ràng, vừa thống nhất với mục tiêu đào tạo đại học nói chung quy định trong Luật Giáo dục và Chương trình khung khối ngành Sư phạm vừa chú ý thích đáng đến những đặc trưng của lĩnh vực đào tạo giáo viên tiếng Anh THPT nói riêng
3 Tồn tại
Chương trình này còn thiếu sự mềm dẻo trong bối cảnh hội nhập (Tuy nhiên hiện nay
đã đang thực hiện chương trình mới)
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 1.2: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng
1 Mô tả
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông năm 2009 [1.2-01], năm 2011 dưới sự chỉ đạo của ĐHQGHN, Trường ĐHNN đã thực hiện rà soát, chuyển đổi chương trình SPTA theo chuẩn đầu ra [1.2-02] Trường cũng
đã áp dụng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp vào hoạt động phát triển chương trình đào tạo, đưa ra mục tiêu đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định trong bộ tiêu chuẩn nghề
nghiệp nói trên [1.2-03]
Trang 19Việc điều chỉnh chương trình được dựa trên kết quả khảo sát thu thập ý kiến của xã hội về khung chương trình dự kiến về đào tạo giáo viên THPT ngành tiếng Anh (2010 – 2011), đưa ra các phân tích về kết quả điều tra và từ đó tiến hành điều chỉnh mục tiêu và chương trình đào tạo cho phù hợp [1.2-04]
Chương trình SPTA cũ đã được điều chỉnh cơ bản, và đã được phê duyệt, ban hành thực hiện chính thức tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN [1.1-02 – dùng chung] Các khối kiến thức và môn học được lựa chọn và phân bổ một cách hài hòa, đảm bảo trang bị cho người học những phẩm chất, kĩ năng và kiến thức theo 6 nhóm tiêu chuẩn đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT Chương trình đã được điều chỉnh bổ sung theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng, thể hiện tính hội nhập (các môn học mới), thể hiện xu hướng phát triển chương trình hiện đại (theo tín chỉ, số môn học có giá trị 3 tín chỉ, rút gắn thời lượng), mang lại nhiều cơ hội, linh hoạt, và đáp ứng nhu cầu trong một môi trường thay đổi (5 khối kiến thức, nhất là khối M5) [1.1-02 – dùng chung]
Mục tiêu của Chương trình mới được điều chỉnh đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT [1.1-02 – dùng chung] Ví dụ như Tiêu chuẩn 2 về Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục được phát biểu như sau: Chương trình cung
cấp: “tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề) [1.1-02-dùng chung]; có những kĩ năng mềm như
kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm” [1.2-01-dùng chung]
2 Điểm mạnh
Chương trình có mục tiêu rõ ràng, có chuẩn đầu ra phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập, có tính linh hoạt, mang lại cơ hội học tập
Đồng thời trong năm học 2013-2014, Trường và Khoa cũng sẽ rà soát và đánh giá
chương trình mới sau một năm thực hiện
5 Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Trang 20Tiêu chí 1.3: Có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông; thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả
1 Mô tả
Khoa SPTA có một cơ cấu tổ chức hợp lí, thực hiện việc đào tạo có chất lượng gồm: Ban Chủ nhiệm (BCN) Khoa, Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT), các Tổ bộ môn và bộ phận Văn phòng giáo vụ [1.3-01] Khoa còn kết hợp chặt chẽ với Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá các nước nói tiếng Anh, Bộ môn Tâm lí – Giáo dục, và Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hoá Việt nam trong quá trình thực hiện chương trình này
BCN Khoa là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức, điều hành toàn bộ mọi hoạt động Hội đồng KH&ĐT của Khoa có vai trò tư vấn cho Trưởng khoa các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển đào tạo và NCKH, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình [1.3-02]
Khoa SPTA có sự phân công và quản lý cán bộ giảng dạy theo biên chế ở 07 tổ bộ môn [1.3-01 - dùng chung] Mô hình tổ chức này tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy
định hướng và phát triển chuyên môn của mình Mỗi tổ bộ môn lại có mô hình tổ chức
và phân công công việc rõ ràng và hợp lý để triển khai các hoạt động đào tạo [1.3-03] Các hoạt động của các thành viên tổ bộ môn đều được lưu lại để tổ trưởng tổ bộ môn tiện quản lý, theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy trong từng giai
đoạn, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy [1.3-04]
Về thực hiện và quản lý đào tạo, Khoa có phương thức phân công và tổ chức công việc hợp lý thông qua việc lưu giữ ma trận công việc của các giảng viên trong Khoa [1.3-05] Đồng thời Khoa cũng tiến hành tổng kết, rà soát việc thực hiện công tác đào tạo nói chung và các công tác khác nói riêng theo định kỳ hàng tháng trong các buổi họp cốt cán, giúp toàn bộ giảng viên trong Khoa liên tục được cập nhật, quán triệt và nắm vững những công việc mà Khoa cần thực hiện [1.3-06 ; 1.3-07]
Bộ phận giáo vụ Khoa có vai trò quản lý giáo vụ và lưu trữ các dữ liệu của hoạt động
đào tạo, Sinh viên có cơ hội được nêu ý kiến phản hồi tới từng giảng viên ở từng môn
học cụ thể thông qua PORTAL sinh viên trên trang web chính thức của nhà trường [1.3-08] Tất cả những ý kiến phản hồi của sinh viên sẽ được gửi tới cấp quản lý tương
ứng là BCN Khoa và gửi tới cá nhân từng giảng viên sau mỗi kỳ học [1.3-09 ; 1.3-10]
Một điểm mạnh là tính công khai, minh bạch trong quản lý và tổ chức đào tạo Các công văn và lịch trình đào tạo được gửi tới Khoa từ đầu năm học [1.3-11 ; 1.3-12] Tất
cả các thông tin, công văn, văn bản quan trọng về đào tạo đều được chuyển đến Khoa qua các cuộc họp giao ban về đào tạo [1.3-13 ; 1.3-14] Các thông tin và công văn cũng được cập nhật thường xuyên và đầy đủ trên website chính thức của trường
Trang 21ĐHNN (http://ulis.vnu.edu.vn/) và là một kênh thông tin quan trọng đối với người học
Có thể nói, chương trình đào tạo giáo viên THPT tiếng Anh rất có hiệu quả: có tỉ lệ tốt nghiệp cao, với một tỉ lệ lớn sinh viên đạt kết quả khá, giỏi, ví dụ trong năm học 2011-
2012, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh tốt nghiệp loại khá đạt 83,27%, loại giỏi và xuất sắc đạt 4,5% [1.3-15] Đồng thời, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh
đạt loại khá giỏi trong các đợt thực tập sư phạm qua các năm đều rất cao [1.3-16]
2 Điểm mạnh
Về cơ bản Khoa SPTA có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý chương trình
đào tạo, và thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả
3 Tồn tại
Một số cán bộ chủ chốt vẫn phải kiêm nhiệm nhiều việc có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác
4 Kế hoạch hành động
Trong năm học 2012 – 2013, BCN Khoa tiến hành rà soát công việc, phân công hợp
lí, cải tiến một số thủ tục lề lối làm việc
5 Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 1.4: Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông
đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường đại học, được phân định rõ
ràng về trách nhiệm và quyền hạn cho từng cán bộ quản lý
1 Mô tả
Tham gia quản lý chương trình đào tạo GV THPT tiếng Anh của Khoa SPTA bao gồm: Ban Giám hiệu Trường ĐHNN – ĐHQGHN; Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Khoa học – Công nghệ, Phòng Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (CT & CTTHSSV), Ban Thanh tra, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ và
Đảm bảo chất lượng; Khoa SPTA với 7 bộ môn chuyên ngành thuộc Khoa: Bộ môn
Tiếng Anh 1, Bộ môn Tiếng Anh 2, Bộ môn Tiếng Anh 3, Bộ môn Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Bộ môn Dịch, Bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành, Bộ môn Chất lượng cao; Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh với 3 bộ môn chuyên ngành thuộc Khoa: Bộ môn Ngôn ngữ học Anh, Bộ môn Đất nước học Anh-Mỹ, Bộ môn Văn học và Giao thoa văn hóa; Các bộ môn trực thuộc trường là Bộ môn Tâm lí – Giáo dục học, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Giáo dục thể chất
Trang 22Tham gia quản lý chương trình còn có Hội đồng KH&ĐT của trường [1.4-01]
Đội ngũ cán bộ quản lý đều đạt các tiêu chuẩn cán bộ quản lý được quy định trong
chương VIII Tổ chức và Quản lý trường Đại học trong Điều lệ trường Đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2010 [1.4-02 ; 1.4.03] Trong số 11 cán bộ quản lý chủ chốt của Khoa (BCN Khoa và Trưởng các Bộ môn), 18% là Tiến sĩ, 82% là Thạc
sĩ, trong đó có 1 PGS trực tiếp tham gia giảng dạy [1.4-04] Trong số 18 cán bộ quản
lý cấp trường (Ban Giám hiệu và Trưởng, Phó các phòng ban trực tiếp quản lý chương trình đào tạo GV THPT), 61% là Tiến sĩ, 39% là Thạc sĩ, trong đó có 1 GS và 3 PGS [1.4-03 - dùng chung] Cán bộ quản lý của Khoa NN&VH các nước nói Tiếng Anh và các bộ môn trực thuộc trường là 13 cán bộ, trong đó 54% là Tiến sĩ, 46% là Thạc sĩ [1.4-03 - dùng chung] Ngoài ra, tham gia quản lý chương trình đào tạo GV THPT còn
có Hội đồng KH&ĐT của trường gồm 29 thành viên, trong đó 76% là Tiến sĩ, 24% là Thạc sĩ [1.4-01 – dùng chung]
Các cán bộ cấp bộ môn là các giảng viên có học vị Thạc sĩ trở lên, được Hiệu trưởng Nhà trường bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Khoa trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn quy định ở điều 41, khoản 2, 3, 4 Điều lệ trường đại học [1.4-02 - dùng chung],
[1.4-05 ; 1.4.06] Hiện tại, Khoa đang có 2/7 Trưởng bộ môn có học vị Tiến sĩ chiếm
29%, 14/14 Trưởng/Phó các bộ môn có học vị Thạc sĩ trở lên, chiếm tỉ lệ 100%
[1.4-04 - dùng chung] Trong Khoa hiện nay có 9/11 cán bộ quản lý chủ chốt cấp Khoa và
Tổ bộ môn được kinh qua đào tạo sau đại học (thạc sĩ/tiến sĩ) hoặc bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài, chiếm tỉ lệ 82% [1.4-04 - dùng chung], [1.4-07]
Đội ngũ quản lý của Khoa có sự phân định rõ ràng về chức năng, trách nhiệm và
quyền hạn cụ thể cho từng cán bộ quản lý với từng chức danh, từng cương vị công tác
cụ thể (BCN, trưởng bộ môn, trợ lí) [1.4.08] ; [1.3-03 – dùng chung] Những chức năng, nhiệm vụ này được cập nhật định kỳ trong các buổi Họp giao ban đầu năm của Khoa [1.4-08 – dùng chung], [1.4.09] Cơ chế hoạt động của Ban chủ nhiệm và các bộ
môn trực thuộc được phân định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng
cương vị công tác đối với từng cán bộ quản lý trong Khoa [1.4-10] Trưởng Khoa/trưởng bộ môn là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hiệu trưởng Nhà trường về mọi hoạt động giáo dục đào tạo của Khoa/bộ môn, cá nhân cán bộ quản lý trong Khoa/Bộ môn chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên trực tiếp về tất cả mọi
vấn đề trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của công tác quản lý được giao Trong BCN Khoa hay lãnh đạo bộ môn có sự phân định cụ thể về trách nhiệm quản lý
và phạm vi quyền hạn giải quyết công việc của từng thành viên lãnh đạo, có phân
công lịch trực lãnh đạo cố định hàng tuần
Trưởng Khoa phụ trách chung, là người quyết định cuối cùng về các vấn đề tài chính,
đối ngoại, đề nghị khen thưởng/kỷ luật cán bộ viên chức của Khoa; một Phó Trưởng
Trang 23Khoa phụ trách công tác giảng dạy và NCKH, có trách nhiệm chỉ đạo và có quyền hạn
quyết định giải quyết các công việc liên quan về xây dựng nội dung chuyên môn giảng dạy, phân công CBGD vào các Tổ bộ môn, chuẩn bị Hội thảo Khoa học Khoa v.v.; và một Phó Trưởng Khoa phụ trách công tác quản lý sinh viên và các hoạt động phong
trào của Khoa, có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cũng như có quyền hạn
quyết định giải quyết các công việc liên quan về công tác quản lý sinh viên, khen thưởng/ kỷ luật sinh viên, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, NCKH
Các cán bộ quản lí của Trường ĐHNN – ĐHQGHN cũng có chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn được phân định rõ ràng [1.4-10 – dùng chung]
Trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm công tác, quyền hạn xử lý công việc cho từng chức danh quản lý, Khoa có sự theo dõi và đánh giá định kỳ chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ quản lý qua kiểm điểm công tác cuối kỳ, cuối năm, qua việc bình xét thi đua khen thưởng/kỷ luật hàng năm đối với cán bộ viên chức nói chung và cán bộ quản lý nói riêng [ MC ?]
5 Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 1.5: Các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông được định kỳ
đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng
1 Mô tả
Công tác đánh giá nhằm cải tiến nâng cao chất lượng của các hoạt động đào tạo GV THPT trong Khoa được tiến hành thường xuyên, ở nhiều cấp độ và quy mô Ở cấp
Trang 24Trường, hoạt động đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện thường xuyên với hoạt động đánh giá đề cương môn học do Phòng Đào tạo quản lý [1.5-01]
Các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo GV THPT tiếng Anh được
định kỳ nhận phản hồi từ sinh viên theo Kế hoạch « Lấy ý kiến phản hồi từ người
học » do Trung tâm NCGDNN và Đảm bảo chất lượng thực hiện [1.5-02] Từ kết quả
đánh giá lịch trình giảng dạy và kết quả phản hồi từ người học, giảng viên có thể nhận
biết những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động giảng dạy của mình để từ đó phát huy hơn nữa những ưu điểm và từng bước khắc phục những yếu điểm của mình
Ở cấp Khoa, đây là hoạt động được quy định và lên kế hoạch trong Kế hoạch năm học
của Khoa [1.5-03 ; 1.5-04] Cơ chế hoạt động này thể hiện tính chu kỳ, định kỳ và hệ thống của việc tổng kết, đánh giá hoạt động dạy và học, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng
Khoa và các tổ bộ môn đều có các cuộc họp thường kỳ, đánh giá cụ thể các hoạt động
đào tạo của từng Tổ bộ môn và của từng cá nhân, đặc biệt là những kết quả nổi bật đã đạt được, những khó khăn chủ quan, khách quan cần khắc phục và những vấn đề tồn
tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác [05, 06, 07, 08, 09]
Một số giảng viên của Khoa đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu với mục đích đánh
giá chương trình đáng chú ý như: đề tài “Đánh giá và nâng cao hiệu quả việc dạy và học lý thuyết bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên năm thứ 3” của Vũ Hải Hà, Lê Thúy Hòa và Nguyễn Thị Thuý, đề tài “Giảng dạy Hoa Kỳ học
ở Khoa Anh, ĐHNN, ĐHQGHN, khó khăn và những thành công ban đầu” của Nguyễn
Thị Bách Thảo và nhiều đề tài khác [1.5-10, 1.5-11], và đánh giá một phần của chương trình, như giáo trình hoặc một hoạt động giảng dạy trong chương trình [1.5-10
- dùng chung]
Nội dung cải tiến trong hoạt động đào tạo bao gồm nhiều khía cạnh như:
Cải tiến phương thức đào tạo của ngành: hoàn thành chuyển đổi từ cơ chế đào tạo theo học phần sang cơ chế đào tạo tích lũy tín chỉ trong giai đoạn 2006 - 2010;
Cải tiến phương pháp dạy và học: qua việc thực hiện có kết quả các hợp đồng đổi mới
phương pháp dạy học tại các Tổ bộ môn [1.5-12] Bên cạnh đó, nhiều đề tài NCKH của giáo viên quan tâm nghiên cứu và đề xuất các phương pháp nâng cao thực tiễn dạy và học [1.5-10 - dùng chung, 1.5-11 - dùng chung] Một điểm đáng chú ý nữa là các nghiên cứu của sinh viên cũng hướng tới việc tìm hiểu phương pháp dạy, học hiệu quả [1.5-13]
Trang 25Cải tiến chương trình, giáo trình Đây là hoạt động được Khoa đặc biệt quan tâm, nhất là việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo Chuẩn đầu ra [1.5-14]
Đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới: các môn học mới được triển khai và
đưa vào giảng dạy tại Khoa, điển hình là các môn học thuộc ba chương trình thực
hành tiếng năm thứ nhất bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ tháng 9 năm 2012 [1.5-15, 1.5-16, 1.5-17]
Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo chủ đạo (dạy-học) với các hoạt động giáo dục bổ trợ khác: tiêu biểu nhất là việc triển khai cuộc thi sinh viên NCKH các cấp và
khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích NCKH cao [1.5-18]
Khoa SPTA đang từng bước xây dựng văn hoá chất lượng Năm 2012, Khoa đã nhận
được Chứng nhận Kiểm định Chất lượng khu vực (AUN) cho Chương trình Cử nhân
Chất lượng cao Ngành Sư phạm Tiếng Anh [1.5-19]
5 Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Kết luận về Tiêu chuẩn 1
Chương trình đào tạo GV THPT trình độ đại học ngành tiếng Anh đã đạt được yêu cầu của toàn bộ 5 tiêu chí trong tiêu chuẩn 1
Những điểm mạnh của chương trình:
Chương trình có mục tiêu đào tạo rõ ràng, vừa thống nhất với mục tiêu đào tạo đại học nói chung quy định trong Luật Giáo dục và Chương trình khung khối ngành Sư phạm
Trang 26vừa chú ý thích đáng đến những đặc trưng của lĩnh vực đào tạo giáo viên tiếng Anh THPT nói riêng
Chương trình được xây dựng theo chuẩn đầu ra phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập, có tính linh hoạt, mang lại cơ hội học tập Được tổ chức theo tín chỉ
Khoa SPTA có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý chương trình đào tạo, và thực hiện
đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả Có sự phân công trách nhiệm rõ
ràng giữa các cán bộ quản lí và cấp quản lí, đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả Đa số cán bộ và giáo viên có ý thức và thường xuyên đánh giá và cải tiến hoạt động đào tạo, chủ động đề xuất hoặc áp dụng các biện pháp đánh giá và cải tiến công tác đào tạo
đánh giá chương trình mới sau một năm thực hiện, nhằm gắn chặt hơn nữa với nhu cầu
của xã hội, đặc biệt là của nhà tuyển dụng
BCN Khoa tiến hành rà soát cụ thể kế hoạch công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, tổng kết và đánh giá định kỳ hiệu quả của công tác quản lý đồng thời rà soát, điều chỉnh kỹ việc phân công trách nhiệm quản lý đối với đội ngũ cốt cán của Khoa và các bộ môn trực thuộc
Thực hiện có hiệu quả, và quyết liệt chương trình bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ đã
được Trường ĐHNN – ĐHQGHN ban hành
Tìm kiếm nguồn lực tài chính, học liệu bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chương trình mới Khoa thực hiện công tác đánh giá, khen thưởng/kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, dân chủ và công khai để động viên tất cả cán bộ giáo viên tích cực vận động, cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 5
Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Trang 27Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Mở đầu
Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên THPT tiếng Anh được xây dựng phù hợp với chương trình của Bộ GD và ĐT khối ngành sư phạm, phù hợp với mục tiêu giáo dục THPT và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và xã hội Chương trình được thiết kế theo hệ đào tạo tín chỉ, cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu, trong đó chú trọng khả năng tự học, tự nghiên cứu và tinh thần học hỏi của người học, phát huy khả năng sáng tạo, chủ động của người học Ngoài ra, các hoạt động đào tạo giáo viên THPT TĐĐH cũng được tiến hành hàng năm như thực tập sư phạm, tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm Quy trình kiểm tra đánh giá cũng được tổ chức khoa học, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy và tính hiệu lực cao
Tiêu chí 2.1 Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình
với mục tiêu giáo dục trung học phổ thông và đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương và xã hội
1 Mô tả
Chương trình đào tạo (GV THPT) của Khoa SPTA đã được xây dựng dựa trên hướng dẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo, và ĐHQGHN [1.2-01 – dùng chung], [1.2.2 – dùng chung] Chương trình đào tạo SPTA của Trường đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu của khung chương trình chung về các mặt phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và thái
độ [1.1-02 – dùng chung] Cụ thể là:
- Về phẩm chất đạo đức, chương trình trang bị cho người học những kiến thức
chung về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo cơ hội cho người học trau dồi và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của một nhà giáo chân chính thông qua các môn học như Tâm lý giáo dục, Phương pháp giảng dạy tiếng Anh v.v để chuẩn
bị cho nghề nghiệp trong tương lai
- Về kiến thức, sinh viên được cung cấp kiến thức đại cương làm kiến thức nền cho cử nhân khoa học ngành tiếng Anh; những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và văn hóa, văn học và văn minh các nước nói tiếng Anh chính ( ) kiến thức về khoa học sư phạm, cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh làm cơ sở cho công việc giảng dạy Điều này hoàn toàn thống nhất với mục tiêu về kiến thức được nêu trong chương trình khung của khối ngành sư
phạm
- Về kỹ năng, người học được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết theo quy
định trong chương trình khung dành cho khối ngành sư phạm, bao gồm kỹ năng thực
hành tiếng, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tự học tự nghiên cứu và kỹ năng quản lý Đặc
Trang 28biệt là về thực hành tiếng, chương trình yêu cầu người học có khả năng sử dụng các
kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ C1 của Hội đồng châu Âu (hoặc trình độ 4 của ALTE), điều này hoàn toàn thống nhất với quy định về
kỹ năng tiếng trong chương trình khung của khối ngành sư phạm, trong đó yêu cầu
người học đạt trình độ post-intermediate (theo chuẩn quốc tế)
Trên căn cứ chuẩn giáo viên phù hợp với nhu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập, Chương trình được thiết kế với 5 khối kiến thức, có tính liên thông cao, linh hoạt, và còn bao gồm một số môn học tự chọn đặc thù như Kỹ năng tư duy phê phán, Ngôn ngữ học đối chiếu, Kỹ năng giao tiếp … nhằm giúp sinh viên có đầy đủ các kiến thức,
kỹ năng, năng lực và thái độ cần thiết như đã phân tích ở trên để trở thành một giáo
viên tiếng Anh THPT tốt
Chương trình được xây dựng dựa trên kết quả điều tra người sử dụng, thông tin từ các
đợt thực tập SP [2.1-01], [2.1-02], [2.1-03], các hội chợ việc làm để lấy ý kiến tham khảo từ phía nhà tuyển dụng và các tổ chức bên ngoài trong việc góp ý chung về chương trình đào tạo [1.2-04 – dùng chung] Đặc biệt, thời gian qua Khoa Sư phạm tiếng Anh đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các giáo viên THPT về khung chương trình đào tạo SPTA mới và các kỹ năng, kiến thức của sinh viên SPTA [2.1-01 – dùng chung] Báo cáo của hoạt động này giúp điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội [1.2-04- dùng chung], [2.1-04], [2.1-05]
2 Điểm mạnh
Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo đảm bao quát được những nội dung theo quy định chương trình khung của Bộ GD và ĐT, đáp ứng được mục tiêu giáo dục THPT của Luật giáo dục, thể hiện rõ nét đặc thù của ngành đào tạo, cập nhật được một số nội dung mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên tại các địa phương
3 Tồn tại
Chương trình chưa cập nhật được những thành tựu về xây dựng chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ bậc THPT của các nước tiên tiến Việc tham gia của nhà tuyển dụng vào việc xây dựng chương trình đào tạo chưa được tiến hành với quy mô rộng lớn
4 Kế hoạch hành động
Trong năm học 2012-2013, Khoa sẽ tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng chương trình của một nước tiên tiến trong khu vực Đồng thời, Khoa sẽ phối hợp với nhà trường tổ chức 02 buổi làm việc về xây dựng chương trình đào tạo với các Trường THPT, Sở GD và ĐT
Trang 295 Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.2 Chương trình đào tạo được thiết kế theo (hướng chuyển dần sang) hình thức tích luỹ tín chỉ; được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và nhà tuyển dụng; đảm bảo tính hệ thống và có cấu trúc hợp lý; cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu
1 Mô tả:
Chương trình SPTA đã thực hiện lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ từ năm 2006 – 2009
Năm 2009-2010, dưới sự chỉ đạo của ĐHQGHN và Trường ĐHNN, Chương trình đào
tạo giáo viên THPT của khoa SPTA được thiết kế theo (hướng chuyển dần sang) hình
thức tích lũy tín chỉ lần hai [2.2-01], [2.2-02] Chương trình SPTA được hoàn thiện và
đã được nhà trường trình ĐHQGHN để phê duyệt [2.2-03] Sau một số lần điều chỉnh,
chương trình SPTA mới nhất có tổng số tín chỉ phải tích lũy là 137 [1.1.02 – dùng chung]
Khung chương trình đào tạo ngành SPTA được xây dựng chi tiết với hệ thống các môn học bắt buộc và tự chọn đa dạng Từng môn học đều có mã số cho từng môn đi kèm với các thông tin như: số tín chỉ, loại giờ tín chỉ, môn học tiên quyết cùng với những định hướng chung về kiến thức, kỹ năng, năng lực, và thái độ của người học theo ngành SPTA [1.1-02 - dùng chung] Đến nay, tất cả các môn học đều có đề cương chi tiết với các thông tin về mã số môn học, số tín chỉ, giảng viên, mục tiêu môn học, nội dung từng tuần học, tài liệu giảng dạy, hình thức và phương pháp giảng dạy-học tập, kiểm tra đánh giá, tài liệu tham khảo [2.2-04]
Năm 2011, Khoa thực hiện việc chuyển đổi theo chiều sâu: thống nhất giản số lượng tín chỉ của toàn bộ chương trình còn 131 tín chỉ, các môn học được thiết kế chủ yếu với giá trị 3 TC, năm trong 5 khối kiến thức có nhiều môn học mới, tích hợp, mang lại
sự linh hoạt và lựa chọn cho người học Chương trình đảm bảo tính hệ thống và có cấu trúc hợp lý; cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu
Chương trình được xây dựng có sự tham gia của các giảng viên có kinh nghiệm, cán
bộ nghiên cứu, cán bộ quản lí và nhà tuyển dụng Trong quá trình xây dựng chương trình có sự tham gia của chuyên gia quốc tế có chuyên môn cao (TS Diana Dutzik và phó giáo sư Martha Bigelow trong chương trình Học giả Fullbright của Hoa Kì) Kết quả khảo sát ý kiến về mức độ cần thiết của các môn học và mức độ hợp lý của số tín chỉ dành cho các môn học trong khung chương trình SPTA để từ đó có những điều
Trang 30chỉnh thích hợp [1.2-04 - dùng chung] cũng được xem xét trong quá trình tía thiết kế chương trình
Chương trình đào tạo SPTA có kết cấu đảm bảo tính hệ thống, hợp lí, cân đối giữa lí thuyết và thực hành, với tự học, tự nghiên cứu theo quy chế đào tạo đại học của
ĐHQG Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 3079 /QĐ-ĐHQGHN ngày 26
tháng 10 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN, [2.2-05] Nhằm nâng cao năng lực của người học chương trình đã đưa vào giảng dạy một số môn như “Kỹ năng tư duy có phê phán”, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” và “Kỹ năng học tập” song song với các môn thực hành tiếng và lý luận phương pháp dạy học [1.1.02 – dùng chung]
2 Điểm mạnh
Chương trình đã được triển khai thực hiện đào tạo theo tín chỉ bắt đầu từ năm 2006
Được thiết kế hợp lý, mạch lạc, có hệ thống giữa các khối kiến thức, các môn học bắt
buộc, tăng các môn học tự chọn, đảm bảo cho sinh viên được tiếp thu những kiến thức mang tính lý thuyết, có cơ hội thực hành các lý thuyết đó đồng thời tự học, tự nghiên cứu để nắm bắt kiến thức tốt hơn
5 Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.3 Có đầy đủ kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết cho các học phần, môn học; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng liên tục cải tiến chất lượng
1 Mô tả
Chương trình đào tạo GV THPT của khoa SPTA có đầy đủ: chương trình giảng dạy,
kế hoạch đào tạo và đề cương chi tiết các môn học/học phần Dựa trên khung chương
trình đào tạo SPTA do trường ĐHNN ban hành, phòng đào tạo và Khoa SPTA đã lên
kế hoạch đào tạo từng năm học và kế hoạch đào tạo cho từng khóa học Kế hoạch đào
Trang 31tạo từng năm học cung cấp thông tin cho tất cả các khóa học về: thời gian bắt đầu và kết thúc từng học kỳ, các môn học được giảng dạy trong từng học kỳ, số tín chỉ của từng môn học, thời gian thi hết môn/học phần [2.3-01]
Ngoài ra, mỗi khóa học lại có một bản kế hoạch đào tạo riêng, kế hoạch này được lên chi tiết theo từng học kỳ và bao gồm các thông tin: tên môn học, mã số môn học, số tín chỉ, số tiết học trong một tuần [2.3-02] Kể từ năm học 2008-2009, chương trình SPTA đã có đề cương chi tiết cho các môn học/học phần, được thiết kế theo hình thức tích lũy tín chỉ Các đề cương đều đầy đủ các thông tin về mã số môn học, số tín chỉ, giảng viên, mục tiêu môn học, nội dung từng tuần học, tài liệu giảng dạy, hình thức và phương pháp giảng dạy-học tập, kiểm tra đánh giá, tài liệu tham khảo… [2.2-04-dùng chung] đúng theo quy định ban hành trong Quy chế đào tạo đại học của ĐHQG [2.2-
05- dùng chung]
Thứ hai, chương trình đào tạo GV THPT được định kì rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng liên tục cải tiến chất lượng Chương trình đào tạo SPTA được định kì rà soát, đánh giá và điều chỉnh theo hướng liên tục cải tiến chất lượng Sau 03 năm triển khai, năm 2009 Nhà trường đã tổ chức đánh giá định kỳ, rà soát, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo SPTA và các chương trình khác theo tín chỉ dưới sự chỉ đạo của
ĐHQGHN [2.2-01 và 2.2-02 - dùng chung] Nhà trường đã tổ chức các hội nghị đánh
giá và lộ trình cải tiến chất lượng đào tạo theo chỉ đạo của ĐHQGHN [2.3 – 03]
Năm 2011, chương trình đã được điều chỉnh thiết kế lại theo chuẩn đầu ra Việc điều chỉnh lần này được thực hiện rất quy mô và mang tính toàn diện Nhà trường đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra các chương trình ĐTĐH [2.3-04], lên kế hoạch và tiến độ thực hiện chương trình ĐTĐH [2.3-05], kế hoạch và tiến độ thực hiện hoàn thiện CTĐT ĐH, tổ chức các hội thảo điều chỉnh CTĐT [2.3-03 – dùng chung], thành lập các nhóm chuyên trách điều chỉnh CTĐT ĐH [2.3-06], gửi tờ trình đề nghị thẩm định
và ban hành khung CTĐT ĐH lên ĐHQG, phát các phiếu điều tra về chuẩn đầu ra và CTĐT [2.2- 03 – dùng chung], [2.3- 07 ; 2.3.08] Hiện nay, chương trình đào tạo SPTA mới đang được thẩm định và chuẩn bị được ban hành [1.1-02]
Chương trình SPTA được định kì đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng ở Khoa [2.3- 09] Các tổ bộ môn cũng được triển khai công việc này tại các cuộc họp đầu và cuối học kì hay năm học mới để có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế những
điểm yếu phát sinh trong học kì hay năm học trước đó [2.3- 10]
Ngoài ra, Trường ĐHNN cũng tổ chức các buổi làm việc với các trường phổ thông, các giáo viên hướng dẫn và tổ chức các buổi tổng kết với giáo viên hướng dẫn về kết quả công tác thực tập để thu thập các ý kiến đánh giá, từ đó lấy kết quả phục vụ công tác cải tiến chất lượng đào tạo [2.1- 03 và 2.1-04-dùng chung] Các ý kiến phản hồi
Trang 32của sinh viên về chương trình đào tạo cũng được sử dụng để mang lại những điều chỉnh phù hợp Ví dụ, bài viết “Một số ý kiến phản hồi qua đợt thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ 4 Khoa SPTA” đăng trong kỷ yếu Hội nghị Khoa học trường
ĐHNN năm 2011 cho thấy sinh viên còn chưa mạnh về phương thức kiểm tra đánh
giá học sinh [2.3 -11] Việc điều chỉnh môn Kiểm tra đánh giá cho hiệu quả hơn đã
được thực hiện trong năm 2012 [2.3 -12]
Trong hai năm vừa qua, nhà trường tiến hành công tác lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng chương trình đào tạo [1.5-02 – dùng chung], [2.3 -13] Phiếu khảo sát được phát cho sinh viên để hỏi ý kiến về công tác giảng dạy của giảng viên và điều kiện thực hiện môn học [1.3- 08- dùng chung] Kết quả thống kê các phiếu khảo sát
được tổng hợp trong báo cáo gửi các Khoa và trình Hiệu trường [1.3-09 - dùng
chung], từng phiếu khảo sát được niêm phong bảo mật và gửi tới từng giảng viên
[1.3-10 - dùng chung] Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh thích hợp chương trình đào tạo sau này
2 Điểm mạnh
Các kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết cho các học phần, môn học được biên soạn công phu theo phương thức đào tạo theo tín chỉ và được công bố rộng rãi trên trang web của nhà trường, tại phòng đào tạo và Khoa Chương trình đào tạo liên tục được đánh giá, điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng
3 Tồn tại
Việc quán triệt, phổ biến kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo đến giảng viên và sinh viên còn kém hiệu quả, do vậy dẫn đến một số that đổi không có lợi cho người học
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.4 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực giảng dạy, năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Hằng năm tổng kết,
đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học
Trang 33Các biện pháp này đã được áp dụng và triển khai rộng khắp trong toàn Khoa Phương pháp dạy học truyền thống giảng-chép đã được thay thế bằng các phương pháp hiện
đại mang tính tương tác cao, giúp sinh viên phát huy được năng lực của họ và tham
gia tích cực, chủ động vào quá trình dạy-học Nhìn vào đề cương môn học của các tổ
bộ môn có thể thấy rõ bên cạnh các giờ học lý thuyết, sinh viên có giờ thực hành, tự học/tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của giáo viên [2.2-04–dùng chung]
Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong toàn khóa học được thực hiện tạo
điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội làm việc theo cặp, theo nhóm để làm các bài
tập lớn hoặc thực hiện các dự án Ví dụ, trong môn học Tư duy phê phán, sinh viên
được yêu cầu làm việc theo đội để thực hiện một quảng cáo hoặc tham gia hoạt động
tranh luận [2.4-02] hoặc trong môn học Kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh, sinh viên làm việc theo nhóm nhỏ soạn giáo án cho một bài trong sách giáo khoa tiếng Anh, tự thiết
kế hoạt động giảng dạy và tiến hành giảng dạy trên lớp [2.4-03]
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn được thể hiện trong các tài liệu dành cho môn học Nhiều tài liệu giảng dạy trong chương trình hiện nay được thiết kế mang tính thực hành cao hơn, ngoài các phần lý thuyết còn có các câu hỏi gợi mở và bài tập giúp phát triển năng lực tư duy của sinh viên, khuyến khích các em tự khám phá kiến thức và có cơ hội thực hành kiến thức nhiều hơn [2.4-04] Với cách thiết kế tài liệu như vậy các vấn đề lý thuyết khó, trừu tượng đã trở nên dễ hiểu hơn đối với sinh viên, giúp các em hứng thú hơn với môn học
Bên cạnh đó, Khoa luôn chú trọng tới công tác đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc tổ chức rất nhiều hội thảo có sự tham gia của các giảng viên có kinh nghiệm trong Khoa và khách mời là các chuyên gia nước ngoài Trong năm học qua, Khoa đã
tổ chức [2.4-05]:
• 2 workshop của chuyên gia Pearson
• 2 workshop của Susan Lucas, tổ chức ELI về Phương pháp giảng dạy
• 1 workshop về Chương trình Bồi Dưỡng Chuyên Môn cho Giáo viên - Mentoring Programme (Susan Lucas và Vũ Mai Trang)
• series workshop về xây dựng chương trình của chuyên gia Diana Dudzik
Trang 34• series workshop về xây dựng môn học của chuyên gia Martha Bigelow
• workshop của chuyên gia Michael Harrington, ĐH Queensland
• workshop về PPGD Tiểu học của chuyên gia Hội đồng Anh
Việc đánh giá công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên những năm trước đây chưa được thực hiện có quy mô nhưng hai năm trở lại đây đã được tiến hành
có hệ thống và rộng rãi trong nhà trường [1.3-13-dùng chung]
Chương trình đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy qua các hợp
đồng thiết kế bài bài giảng điện tử của tất cả các môn học đã được hoàn thành và
nghiệm thu Một số môn học chuyên ngành: Dịch, Lý thuyết Ngôn ngữ Anh, Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tư duy phê phán, Ngữ
âm thực hành, v.v cũng đã kết hợp ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ như
sử dụng các phần mềm chuyên dụng, máy chiếu, studio và phòng lab [2.4 –06]
Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bằng việc trang bị nhiều phòng học có máy tính, máy chiếu và hệ thống internet không dây để giảng viên dễ dàng truy cập các nguồn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy [2.4- 07]
Bên cạnh đó, các giảng viên trong chương trình cũng có những công trình NCKH các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tài liệu qua mạng Internet trong dạy học [2.4-08], sử dụng công nghệ trong giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống và tăng hứng thú của sinh viên đối với môn học, [2.4-09]
Hàng năm, Khoa SPTA tổ chức tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học Hoạt động tổng kết, đánh giá và phổ biến phương pháp dạy
và học trước tiên được thực hiện tại Khoa và các tổ bộ môn Dựa trên định hướng về NCKH của nhà trường [2.4-10] và nhu cầu về đổi mới phương pháp và NCKH của các bộ môn [2.4- 11], Ban chủ nhiệm Khoa lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và NCKH [2.4-12] Mỗi năm các tổ bộ môn đều tiến hành 1-2 buổi bồi dưỡng chuyên môn (Inset training) trong đó các giảng viên hoặc khách mời trình bày một nội dung liên quan đến đổi mới phương pháp và nội dung môn học cho các giảng viên trong tổ
và các giảng viên khác quan tâm
Ngoài ra, mỗi tổ bộ môn lại tổ chức một buổi NCKH cấp bộ môn để trình bày những nghiên cứu về nội dung và phương pháp giảng dạy môn học [2.4-13] Các bài NCKH tốt sẽ được lựa chọn trình bày trong Hội nghị NCKH của Khoa và của Trường Các giảng viên trong Khoa còn luôn chủ động, tích cực tham gia các Hội thảo khoa học quốc tế trong và ngoài nước với các mục đích cụ thể là [i] học hỏi và chia sẻ kinh
Trang 35nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ để đáp ứng với nhu cầu mới, thách thức mới của xã hội, đồng thời [ii] quảng bá về hình ảnh của Khoa và Nhà trường như
là một cở sở có uy tín cả về đào tạo, hoạt động NCKH và ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ Báo cáo tổng kết hoạt động năm học 2011-2012 cho thấy giảng viên trong chương trình đã có 3 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế,
1 tạp chí trong nước và các giảng viên đã tham gia các hội thảo khoa học quốc tế tại Australia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia; và các hội thảo trong nước tại
Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Đà Nẵng [2.4-05- dùng chung]
Khoa cũng thực hiện chương trình mentoring (bồi dưỡng giáo viên trẻ) đối với giảng viên mới ở lại và giảng viên mới điều chuyển từ giữa các tổ bộ môn, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, [2.4-14] Trong năm học 2011-2012, Khoa đã tổ chức được 3 khóa học ngắn hạn của Bộ môn Tiếng Anh 2 (môn Thực hành tư duy phê phán), Dịch
và Tiếng Anh chuyên ngành [2.4-05- dùng chung], [2.4- 15] Hoạt động này được các
tổ bộ môn trong Khoa đánh giá là rất hữu ích không chỉ đối với các giảng viên mới và
đối với cả các giảng viên có kinh nghiệm [2.4- 16]
2 Điểm mạnh
Chương trình đã đổi mới từ hình thức dạy và học, tới kiểm tra đánh giá sinh viên và tài liệu dạy học, giúp cho sinh viên phát huy trách nhiệm, tinh thần tự học và sáng tạo Các giảng viên tham gia tích cực vào công tác bồi dưỡng chuyên môn và NCKH để
đổi mới phương pháp giảng dạy Các giảng viên mới được giúp đỡ tích cực về mặt
phương pháp và kiến thức chuyên môn Công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong suốt quá trình dạy và học
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.5: Thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá người học, đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và khách quan trong đánh giá Hằng năm lấy ý kiến phản hồi từ người học và thực hiện cải tiến chất lượng hoạt động kiểm tra
đánh giá
Trang 361 Mô tả:
Nhằm nâng cao tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và khách quan trong công tác
kiểm tra, đánh giá người học, Khoa Sư Phạm Tiếng Anh đã xây dựng được một quy trình kiểm tra, đánh giá khoa học dựa vào Quy chế Đào tạo Đại học ở Đại học Quốc gia bản sửa đổi 3079/ĐT (ban hành ngày 26/10/2010) [2.2 – 05 - dùng chung], và thực hiện quy trình đó một cách nghiêm túc Cụ thể:
Xây dựng và kiểm duyệt đề nguồn: Đối với các bài thi ở cấp độ Tổ Bộ Môn, hầu hết
các Tổ Bộ Môn đã và đang xây dựng một kho đề nguồn Các câu hỏi trong đề nguồn
đều được phản biện và kiểm duyệt nghiêm túc bởi các thành viên trong Tổ Bộ Môn
Sau đó, sẽ được mã hóa trước khi chuyển vào hệ thống lưu trữ [2.5 - 01] Đối với các bài thi quan trọng ở cấp Khoa, các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ được mời
ra đề nguồn thông qua thư tay [2.5 - 02] nhằm đảm bảo tính bảo mật Các thư tay này miêu tả rõ yêu cầu về nội dung đề thi [2.5 - 02-dùng chung] và hướng dẫn quy trình ra
đề, nộp đề
Tổ chức thi và coi thi: Trước mỗi lần tổ chức thi, các cán bộ coi thi đều được tập huấn
về Quy chế tổ chức thi và coi thi Khoa cụ thể hóa các bước trong quy trình tổ chức thi
và coi thi thông qua các văn bản phát tay cho cán bộ coi thi và dán tại các phòng thi [2.5 – 03] Sau mỗi buổi thi, ban thư kí đều có biên bản Tổ Chức Thi [2.5 – 04], tóm tắt tình hình đợt thi, kí giao và nhận bài thi, và các tình huống phát sinh (nếu có) và cách xử lí của ban Tổ Chức Thi
Tổ chức chấm thi, công bố điểm thi và đáp án, và xử lí các vấn đề sau thi: Ở tất cả các hội đồng chấm thi, mỗi bài làm của sinh viên được ít nhất hai giảng viên chấm [2.5 –
05] Với mỗi môn thi đều có hướng dẫn chấm thi, tiêu chí và thang điểm đánh giá rõ ràng [2.5 – 06] Ở cuối buổi chấm thi, Khoa đều có Biên bản Tổ chức chấm thi [2.5-07], tóm tắt tình hình chấm thi, kí giao và nhận bài thi, điểm và các phát sinh và xử lí (nếu có) Sau khi kết thúc kì thi, thông báo về điểm, đáp án và hướng dẫn quy trình phúc khảo điểm đều được công bố trên website của nhà trường (http://ulis.vnu.edu.vn)
Thẩm định lại hiệu quả của các bài kiểm tra, đánh giá: Hiệu quả của các bài kiểm tra
được kiểm định thông qua các nghiên cứu định kì của các giảng viên [2.5 – 08]
Ngoài ra, Khoa SPTA đã đa dạng hóa các hình thức đánh giá, nội dung đánh giá và chủ thể đánh giá, nhằm nâng cao tính chính xác, công bằng và khách quan trong hoạt
động kiểm tra, đánh giá người học Cụ thể:
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá người học: Bên cạnh các hình thức đánh giá truyền thống ở giữa và cuối học kì, các Tổ Bộ Môn đều đã lồng ghép các
Trang 37hình thức đánh giá quá trình trong các môn học của mình, với một tỉ lệ hợp lý từ 20%
đến 40% tổng điểm đầu ra của sinh viên, như: Word Cards (Thẻ học từ vựng) [2.5 –
09], hay News Sharing (Chia sẻ tin mới đăng tải trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh) [2.5 – 10] Tính chính xác và hiệu quả của các hoạt động đánh giá quá trình này được khẳng định thông qua các nghiên cứu định kì của các giảng viên [2.5 – 11]
Đa dạng hóa các nội dung kiểm tra, đánh giá: Một trong những đổi mới được đánh
giá cao trong hoạt động kiểm tra, đánh giá của các Tổ Bộ Môn trong Khoa là việc đưa Thái Độ và Các Kĩ Năng mềm vào các nội dung kiểm tra, đánh giá [2.5 – 12], bên cạnh các nội dung kiến thức truyền thống
Đa dạng hóa chủ thể đánh giá: Trước đây, trong hệ thống kiểm tra, đánh giá cũ, chủ
thể đánh giá người học chủ yếu là các giảng viên Tuy nhiên, Khoa Sư Phạm Tiếng Anh đã tích cực đa dạng hóa các nhóm chủ thể tham gia vào quy trình kiểm tra, đánh giá Kết quả là ở hầu tất các Tổ Bộ Môn, chủ thể đánh giá gồm ba nhóm: (1) sinh viên
tự đánh giá, (2) sinh viên đánh giá lẫn nhau, và (3) giáo viên đánh giá sinh viên [2.5 –
12 -dùng chung] Hiệu quả của việc đa dạng chủ thể trong hoạt động kiểm tra, đánh giá người học đã được phần nào kiểm chứng thông qua nghiên cứu thực tế [2.5 – 13]
Trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá, hệ thống tiêu chí đánh giá và thang điểm
đều được thông báo cho sinh viên Khi một môn học mới bắt đầu, các Tổ Bộ Môn
trong Khoa đều có một tuần định hướng Trong tuần này, sinh viên được giới thiệu về các mục tiêu môn học và hình thức kiểm tra, đánh giá [2.5 – 14] Với mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá, các Tổ Bộ Môn đều xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá và thang
điểm cho từng tiêu chí [2.5 – 15]
Ngoài việc lấy ý kiến trực tiếp của sinh viên về chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá của Khoa ngay tại tuần Định hướng như đã đề cập ở trên, Khoa Sư Phạm Tiếng Anh còn có hai kênh thông tin để lấy ý kiến phản hồi từ người học về quá trình kiểm tra đánh giá Kênh thông tin thứ nhất được thực hiện bởi các giảng viên trong Khoa thông qua các nghiên cứu thực tế với hai công cụ chính là phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp [2.5 – 08 -dùng chung] Kênh thứ hai được thực hiện thông qua phiếu điều tra lấy ý kiến phản hồi của người học về Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra đánh giá của Nhà Trường Kết quả của các phiếu điều tra này được tổng hợp trong báo cáo [1.3-09 – dùng chung] và được gửi trực tiếp bằng thư tay cho các giảng viên [1.3-10 – dùng chung]
Những ý kiến phản hồi của sinh viên đã thúc đẩy Khoa tạo ra những cải tiến tích cực trong hoạt động kiểm tra đánh giá của mình Cụ thể: Tách môn Kiểm tra, đánh giá ra
thành một phân môn riêng [2.5 – 16] với mong muốn trang bị cho sinh viên những
Trang 38kiến thức và kĩ năng cần thiết về đánh giá năng lực ngôn ngữ, trước hết là để tự đánh giá bản thân và sau này để đánh giá học sinh phổ thông Trong năm 2006, Khoa SPTA
đã kí với trường các hợp đồng về đổi mới Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra đánh
giá [1.5 – 12 – dùng chung]
Từ khóa QH2008, môn thi tốt nghiệp Tiếng Anh đã được thực hiện theo định dạng bài thi IELTS, nhằm khảo sát năng lực Tiếng Anh của sinh viên theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR Toàn bộ sinh viên khoá QH2008 đều được đề nghị dự thi Để đảm bảo chất lượng khảo sát, các giáo khảo trong kỳ thi này đã được tập huấn kỹ năng chấm các bài viết và nói tự luận [1.5 - 04 - dùng chung] Khoa cũng liên tục cử các giảng viên đi học về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá [2.5 – 17]
2 Điểm mạnh:
Hoạt động kiểm tra, đánh giá người học của Khoa SPTA được đổi mới đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và khách quan, và công khai Hoạt động này luôn dựa vào kết quả lấy phản hồi của người học hàng năm
5 Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.6: Hoạt động thực tập sư phạm được tổ chức có hiệu quả Hàng năm lấy ý kiến phản hồi từ cơ sở thục tập, người thực tập, người hướng dẫn thực tập và có biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm
1 Mô tả:
Hoạt động thực tập sư phạm đã được khoa SPTA tổ chức có hiệu quả Về mặt công tác chuẩn bị cho hoạt động thực tập sư phạm, để hoạt thực tập sư phạm được tổ chức một cách có hiệu quả, hàng năm Khoa SPTA đã phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chuẩn bị:
Trang 39Về phía nhà trường: Trường đã ban hành bộ Quy chế về Thực tập Sư Phạm [2.6 – 01] Dựa trên bộ Quy chế này, Trường lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động thực tập sư phạm hàng năm [2.6 – 02] Trường cũng thành lập Ban lãnh đạo các đoàn thực tập sư phạm [2.6 – 03], với nòng cốt là các giảng viên Tâm lý giáo dục (hỗ trợ về công tác chủ nhiệm) và Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh (hỗ trợ về chuyên môn và công tác giảng dạy) Trường cũng cung cấp cho các em sinh viên những đường dây nóng nối
với các giảng viên chuyên trách để giúp đỡ các em trong suốt quá trình thực tập tại địa phương [2.6 – 04]
Về phía Khoa: Tổ Bộ môn Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh được giao nhiệm vụ
(phối kết hợp với Tổ Bộ môn Tâm lý - Giáo dục) trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho các giáo sinh trước khi đi thực tập Đặc biệt, môn Kĩ thuật Giảng dạy cung cấp cho các em các nguyên lý, kĩ năng, và kĩ thuật trong việc giảng dạy các thành
tố và kĩ năng ngôn ngữ [2.4 – 03 - dùng chung] Trong quá trình học bộ môn này, các
em sinh viên có cơ hội được tập giảng trước lớp với thời lượng 30 phút/tuần Để
chuẩn bị cho buổi tập giảng này, các em được hướng dẫn xây dựng giáo án [2.6-05] và
xem bài giảng mẫu Sau mỗi buổi tập giảng, các em được nghe những lời nhận xét
đánh giá từ các sinh viên khác và từ giáo viên dựa trên phiếu đánh giá [2.6-06] Với
hai chương trình đặc biệt – Chất Lượng Cao và Cử Tuyển, Khối ngành Sư phạm – các
em đã được tham gia chương trình tập giảng chuyên biệt, nơi các em được trực tiếp giảng thử trên đối tượng là sinh viên năm thứ 1 và 2 của chương trình mình [2.6 – 07]
Các chương trình tập giảng này đã nhận được rất nhiều các phản hồi tích cực của sinh
viên [2.6 – 07 - dùng chung]
Về kết quả thực tập sư phạm, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ phía Khoa và sự hỗ trợ từ
phía nhà trường, trong các năm qua sinh viên Khoa SPTA luôn đạt được kết quả cao trong đợt thực tập sư phạm Cụ thể: số sinh viên đạt loại giỏi luôn dao động từ 95%
đến 98% và không có sinh viên nào xếp loại trung bình [2.6 – 08]
Ngoài ra, hàng năm, Khoa tích cực xây dựng các kênh thông tin để thu thập ý kiến
phản hồi của các cơ sở thực tập, người thực tập và người hướng dẫn thực tập, nhằm
có biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm:
Trong năm 2012, Khoa SPTA đã xây dựng và ứng dụng thành công bộ phiếu điều tra
về các kĩ năng cứng và mềm cần có của các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư Phạm Tiếng Anh [2.3 – 08 - dùng chung] Một trong những nhóm đối tượng tham gia
trả lời phiếu điều tra này là Ban Giám Hiệu và giáo viên các trường THPT nơi các
sinh viên đã từng tham gia thực tập Đây là một kênh thông tin tốt để thu thập ý kiến phản hồi của các cơ sở thực tập về hoạt động thực tập sư phạm của Khoa
Trang 40Các đợt thực tập sư phạm, đều tổ chức việc lắng nghe các ý kiến phản hồi của cơ sở thực tập, người thực tập, kết hợp với nhận xét của cá nhân (phản hồi của người hướng dẫn thực tập), sau đó tổng hợp lại trong báo cáo tổng kết thực tập sư phạm [2.6 – 09]
Từ những ý kiến phản hồi trên, các giáo viên hướng dẫn có những đề xuất để cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm của Khoa [2.6 – 10]
Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị, tổ chức, đánh giá và lấy ý kiến phản hồi
về thực tập sư phạm, Khoa SPTA còn liên tục đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này Cụ thể:
Khoa cho sinh viên tự đăng kí cơ sở thực tập phù hợp với điều kiện cư trú hiện tại và
định hướng nơi công tác sau này của mình [2.6 – 11], và cho phép cho sinh viên hệ
Chất Lượng Cao Sư Phạm thực tập ngay tại trường dưới sự hướng dẫn của các giảng viên của Tổ Bộ môn Tiếng Anh 1 [2.6 – 10 - dùng chung]
2 Điểm mạnh:
Hoạt động thực tập sư phạm của Khoa SPTA được chuẩn bị tốt và do đó mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện Bên cạnh đó, Khoa luôn tích cực trong việc lấy ý kiến phản hồi từ người thực tập, người hướng dẫn thực tập và cơ sở thực tập để đưa ra những cải tiến năng cao chất lượng của hoạt động
5 Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2.7: Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên THPT
1 Mô tả:
Các hoạt động giảng dạy luôn được kết hợp với NCKH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình Trước hết, các giảng viên của Khoa thực hiện NCKH theo trách nhiệm của giảng viên Những giảng viên không thực hện NCKH đều không
được bình xét các danh hiệu thi đua, và chỉ hưởng 50% mức lương thướng theo năng