Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
541 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 I. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (Michael Porter) 4 II. Các lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản 5 1.Điều kiện yếu tố sản xuất 5 1.1. Nguồn nhân lực 5 1.2. Cơ sở hạ tầng 6 (h$p://www.stat.go.jp/english/data/index.htm) 7 1.3. Khoa học công nghệ 7 2. Điều kiện yếu tố về cầu 9 (Nguồn: Motor Vehicle Sta;s;cs of Japan 2011 - JAMA ) 10 Bảng trên đã cho thấy những mức tăng đột biến của xe hơi trong những năm 1950 đến 1980. Sản lượng sản xuất cũng như lượng xe được sử dụng trong nước và xuất khẩu tăng rất nhanh chứng tỏ ;ềm năng về nhu cầu của mặt hàng này. Vì vậy hoàn toàn có thể khẳng định rằng các điều kiện về cầu đã là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản vào thời kỳ này 10 3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 10 3.1. Số lượng lớn các ngành hỗ trợ 10 3.2. Sự liên kết chặt chẽ của các ngành 11 4. Chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh 12 4.1. Chiếc lược 12 4.2. Cơ cấu ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản 14 4.3. Môi trường cạnh tranh 15 5. Chính phủ 17 5.1. Tác động tới điều kiện các yếu tố đầu vào sản xuất ô tô 17 5.2. Tác động tới nhu cầu ô tô trong nước 17 1 5.3. Tác động đến chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành 18 5.4. Tác động tới các ngành công nghiệp hỗ trợ, có liên quan 18 6. Những cơ hội cho sự phát triển 19 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 3. Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia (The Competitive Advantage of Nations) 23 1 LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp mũi nhọn của một nền kinh tế hiện đại. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp ô tô không những là giải pháp tốt nhất hiện tại đối với nhu cầu giao thông vận tải mà nó còn kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác từ đơn giản như cơ khí chế tạo máy đến phức tạp như vật liệu mới, vi mạch điện tử,… Nhật Bản từ lâu vốn đã rất nổi tiếng với ngành công nghiệp ô tô trên thị trường thế giới với các dòng xe có độ bền cao, thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu, nhất là kể từ khi giá nhiên liệu biến động phức tạp sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973. Mặc dù chỉ thực sự phát triển trong hơn nửa thế kỷ trở lại đây, các công ty Nhật Bản đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức cùng sự canh tranh khốc liệt từ các tập đoàn danh tiếng phương Tây để đưa Nhật Bản sánh vai cùng Mỹ đứng vững trên đỉnh ngành ô tô trong suốt hơn 30 năm qua. Chính vì vậy, với những kiến thức thu được từ môn học “Chính sách thương mại quốc tế”, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản dựa trên mô hình kim cương của M.Porter” với hy vọng góp phần tìm hiểu các yếu tố tạo nên thành công của họ dựa trên lý thuyết cạnh tranh nổi tiếng của M.Porter, qua đó có thể phần nào đem lại những bài học hữu ích cho các quốc gia đi sau trong lĩnh vực này, đặc biệt là Việt Nam nơi mà nền công nghiệp ô tô gần như đang ở vị trí xuất phát. 1 I. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (Michael Porter) Lý thuyết này ra đời từ công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986 và được Michael Porter đưa ra vào năm 1990.Mục đích của lý thuyết là giải thích tại sao một số quốc gia lại có vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm. Theo đó, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Các nhóm yếu tố đó bao gồm (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Hai yếu tố khác là Chính phủ và Cơ hội cũng tác động đến 4 yếu tố cơ bản trên. Mối liên kết của 4 nhóm cơ bản trên tạo thành mô hình kim cương, hàm ý khả năng chịu đựng rất cao của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt. Hình 1. Khối kim c Hình 1. Khối kim cương của M.Porter (Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2007) Chiến lược cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành Điều kiện các yếu tố sản xuất Điều kiện về cầu Các ngành hỗ trợ và có liên quan Chính phủ Cơ hội 1 II. Các lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản 1.Điều kiện yếu tố sản xuất 1.1. Nguồn nhân lực Với lực lượng lao động có tinh thần kỉ luật cao và cần cù bậc nhất thế giới, nguồn nhân lực thực sự là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Nhật Bản. Dân số Nhật Bản năm 2010 là 126,804 triệu người, xếp thứ 10 trên thế giới cộng . Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 50%. Theo thống kê từ Hiệp hội ô tô Nhật Bản (JAMA) năm 2009 thì riêng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ô tô và các ngành liên quan đến công nghiệp ô tô là 5,15 triệu người, chiếm 8% tổng lực lượng lao động của nước này. Lợi thế nguồn nhân lực của Nhật Bản không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn được thể hiện ở chất lượng của lực lượng lao động. Bảng 1: Mức tăng về trình độ học vấn của lao động Nhật Bản Năm Tổng số lao động (nghìn người) Cơ cấu Tiểu học Trung học ĐH và sau ĐH 1950 35,626 48.3 21.9 29.8 1960 43,176 30.2 28 41.8 1970 52,042 17.4 35.1 47.5 1980 55,360 10.4 34.8 54.8 2000 64,360 6.4 34.1 59.5 2009 65,870 4.2 32.7 63.1 (http://www.stat.go.jp/english/data/index.htm) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ tỷ lệ lao động Nhật Bản có trình độ chỉ ở mức tiểu học hay trung học ngày càng nhỏ trong khi đó thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học/ sau đại học ngày càng cao. 1 Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thường xuyên thông qua hệ thống đào tạo nhân viên vừa học vừa làm. Theo “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011” 1 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), chỉ số “Mức độ đào tạo nhân viên” của Nhật Bản xếp hàng thứ 6 trong tổng số các nước được điều tra. Lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn cao cùng với tinh thần kỷ luật và sự cần cù trong lao động là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến của phương Tây đồng thời có thể làm chủ và sáng tạo công nghệ mới để trở thành một nước có nền công nghiệp dẫn đầu thế giới. 1.2. Cơ sở hạ tầng Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia là cơ sở hạ tầng. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2010 - 2011 thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng của Nhật Bản xếp thứ 15 thế giới trong tổng số 139 nước được điều tra. Ngay từ thời Minh Trị, hạ tầng cơ sở của Nhật Bản đã được chú ý đầu tư xây dựng và khá phát triển. Trong những năm đầu thế kỷ 20, tổng chiều dài của hệ thống đường sá của Nhật Bản đã tăng lên gần ba lần, từ hơn 274 nghìn km năm 1899 lên tới gần 950 nghìn km vào năm 1930. Không chỉ tăng cường nâng cấp, mở rộng hệ thống đường sá mà chính phủ Nhật Bản còn tích cực đầu tư vào xây dựng các công trình cơ bản trong những ngành công nghiệp then chốt để phát triển hoàn thiện hơn hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây: 1 h$p://www.weforum.org/reports/global-compe;;veness-report-2010-2011 1 Bảng 2: Đầu tư cho xây dựng cơ bản Đơn vị: 100 triệu Yên Năm Tổng đầu tư Đầu tư hạ tầng cơ bản Hầm mỏ và chế tạo Đường sá Cảng biển, sân bay Đường sắt Điện tín, điện thoại Điện năng, gas 1970 146,341 12,570 11,952 2,286 4,403 2,658 3,184 1980 494,753 21,640 43,230 7,661 13,093 6,871 15,913 1990 814,395 55,068 27,150 11,700 10,178 7,403 17,764 2000 661,948 17,381 15,278 8,829 5,902 5,359 16,363 2005 513,300 12,400 11,862 5,474 3,984 4,813 14,247 (http://www.stat.go.jp/english/data/index.htm) 1.3. Khoa học công nghệ Theo lý thuyết về mô hình kim cương thì việc duy trì lợi thế cạnh tranh đầu vào phụ thuộc vào đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp. Khoa học công nghệ được coi là một đầu vào cao cấp có vai trò phát huy và tạo lợi thế cạnh tranh. Công nghệ là một trong những thế mạnh đi đầu của Nhật Bản và đã trở thành một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại. Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF 2010-2011, chỉ số về “Mức độ ứng dụng công nghệ tại doanh nghiệp” của Nhật Bản xếp thứ 3 sau Ai len, Thụy Điển và “Sự phổ biến công nghệ mới nhất” xếp thứ 18. Đây là hai chỉ số hàng đầu trong tiêu chí “Sự sẵn sàng về công nghệ” để đánh giá tổng hợp đối với sự phát triển về công nghệ nói chung của một quốc gia. 1 Bảng 3: Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ từ 1960 đến 2005 ở các công ty của Nhật Bản Chỉ tiêu Năm Số công ty Tổng số nhân viên (nghìn người) Số nhân viên tham gia R&D Chi phí cho R&D công nghệ (tỷ yên) Tỷ lệ chi phí R&D / Doanh thu (%) Toàn ngành 1970 11,286 6,411 251,531 628.3 1.26 1980 18,058 6,642 331,897 2,664 1.55 1990 14,704 6,597 530,985 8,234 2.72 2000 19,353 6,415 606,965 10,630 3.09 2005 24,290 5,942 587,414 11,867 3.22 Ngành công nghiệp ô tô 1970 221 321 20,231 57.6 1.71 1980 328 439 38,990 373.4 2.51 1990 359 535 60,299 1,087 3.48 2000 571 527 67,297 1,335 4.12 2005 340 497 71,599 1,879 4.80 (http://www.stat.go.jp/english/data/index.htm) Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ngày càng được đặc biệt quan tâm khi mà chi phí các công ty của Nhật Bản dành cho hoạt động này chiếm trung bình hơn 2.5% doanh thu và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt ở trong ngành công nghiệp ô tô thì tỷ lệ này cao hơn rõ rệt (khoảng 3.5%), điều này càng khẳng định rằng đây là một trong những ngành mũi nhọn của các ngành sản xuất của Nhật Bản. Bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì phía Chính phủ Nhật Bản cũng rất chú trọng tới việc đầu tư và khuyến khích phát triển công nghệ. Ngay từ thời Minh Trị, vị Nhật hoàng này đã bắt tay với các nước phương Tây trong nhiều lĩnh vực, giúp Nhật Bản học hỏi và nhập khẩu được những tiến bộ trong khoa học công nghệ để đưa Nhật Bản tiến kịp với các nước phương Tây, tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược. Sau chiến tranh, phải chịu hậu quả nặng nề, bị tụt lại so với các nước phương Tây, Nhật Bản đã tập trung nguồn ngoại tệ hiếm hoi để nhập khẩu những công nghệ mới đã được 1 phát triển và áp dụng ở nước ngoài. Càng về sau thì Nhật Bản càng nhập khẩu nhiều công nghệ hiện đại hơn, thậm chí những công nghệ này còn ít được áp dụng ở những nước phát triển phương Tây. Việc ưu tiên phát triển công nghệ tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt trong đó có ngành công nghiệp ô tô. Với định hướng đúng đắn như thế đã giúp cho các doanh nghiệp, tập đoàn của Nhật Bản có một khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. 2. Điều kiện yếu tố về cầu Để một sản phẩm có thể tồn tại và phát triển trên một thì trường thì điều kiện tiên quyết là phải có nhu cầu xuất phát từ thị trường đó. Nhu cầu cũng chính là tiền đề và động lực cho doanh nghiệp cải tiến và đổi mới sản phẩm. Theo như phân tích trong “mô hình kim cương” của M.Porter thì những điều kiện như quy mô, cấu trúc của cầu có tác động lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể ở Nhật Bản, với dân số khá đông, 83 triệu người (1960) và 126.8 triệu nguời (2010) thì đây là một thị trường vô cùng tiềm năng về nhu cầu mua sắm ô tô. Trong giai đoạn 1955-1970, khi tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật luôn đạt ở mức hai con số thì GDP/đầu người cũng tăng khá nhanh và đạt mức 39,731 USD vào năm 2009 (theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011) khiến cho Nhật Bản trở thành một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới. Điều này cho phép người dân Nhật Bản hoàn toàn có đủ điều kiện tài chính để sở hữu một sản phẩm có giá trị lớn như ô tô. Theo thông tin từ JAMA thì tính đến năm 1958, số lượng xe bán ra phục vụ cho mục đích cá nhân chiếm 54.5% tổng số xe bán ra, trong khi con số này chỉ là 25.2% vào năm 1955. Nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ này được giải thích bởi khả năng chi trả của người dân Nhật Bản. Ngoài ra nhu cầu lớn dẫn tới việc sản xuất hàng loạt được đẩy mạnh, hiệu quả kinh tế theo quy mô được phát huy tác dụng và giúp giảm giá thành ô tô, từ đó lại càng đáp ứng nhu cầu mua ô tô phổ biến trong người dân. Khi nhu cầu trong nước về cơ bản đã bão hòa, khả năng tạo lợi thuận trong nước giảm và khó khăn hơn, lúc này các doanh nghiệp Nhật Bản lại tìm kiếm cơ hội về cầu tại thị trường toàn cầu, rộng lớn và đa dạng hơn thị trường nội địa rất nhiều. Theo thống kê từ hiệp 1 hội các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản, doanh số ô tô nước này sản xuất và xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm. Bảng 4: Số lượng xe sản xuất, sử dụng và xuất khẩu của Nhật Bản các năm Đơn vị: chiếc Năm Lượng sản xuất Xuất khẩu Sử dụng 1950 31,597 5,509 225,497 1960 481,551 38,809 1,353,526 1970 5,289,157 1,086,776 17,581,843 1980 11,042,884 5,966,961 37,856,174 1990 13,486,796 5,831,212 57,697,669 2000 10,144,847 4,454,887 72,649,099 2010 9,628,920 4,838,350 75,361,876 (Nguồn: Motor Vehicle Statistics of Japan 2011 - JAMA ) Bảng trên đã cho thấy những mức tăng đột biến của xe hơi trong những năm 1950 đến 1980. Sản lượng sản xuất cũng như lượng xe được sử dụng trong nước và xuất khẩu tăng rất nhanh chứng tỏ tiềm năng về nhu cầu của mặt hàng này. Vì vậy hoàn toàn có thể khẳng định rằng các điều kiện về cầu đã là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản vào thời kỳ này. 3. Các ngành hỗ trợ và liên quan Theo thống kê của Bộ CN và TM Nhật Bản (METI) thì trong thời kỳ tái thiết, các ngành CN chế tạo nói chung và các ngành CN phụ trợ ô tô của Nhật Bản đều lớn mạnh với tốc độ chưa từng thấy. Hầu hết đều đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm trên 10%, thậm chí trên 20% như các ngành chế tạo máy và chế biến kim loại. Đây là con số mà Nhật Bản chưa bao giờ biết đến trong lịch sử phát triển kinh tế của mình. Như vậy với mục tiêu là tập trung phát triển ngành chế tạo máy, sự phát triển vượt bậc đó là cơ sở tốt đế phát triển ngành công nghiệp ô tô. 3.1. Số lượng lớn các ngành hỗ trợ [...]... sang một số nước châu Á đã giúp ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản luôn nằm trong top 3 của nền 1 công nghiệp ô tô thế giới (cả về số xe sản xuất nội địa, số xe theo thương hiệu cũng như số xe tiêu thụ nội địa.) 5 Chính phủ Chính phủ Nhật Bản đã tác động tới lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất ô tô thông qua bốn nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh như đã kể trên 5.1 Tác động tới... 5,340,000 chiếc xuất xưởng Năm 1936, chính phủ Nhật Bản đã thông qua “Luật Công nghiệp sản xuất ô tô Năm 1939, các nhà sản xuất nước ngoài đã bị buộc phải ra khỏi Nhật Bản, các công ty Nhật Bản không còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài 1 Từ giai đoạn đầu của nền công nghiệp ô tô cuối thế kỷ XIX đến cuối những năm 50 thế kỷ XX, thị trường ô tô thế giới nằm trong tay các tập đoàn phương Tây,... tiếp của ngành ô tô Nhật Bản tại thị trường Mỹ (1986-2008) 1 Nguồn : Building in America-JAMA (10.2010)2 Công nghệ sản xuất xe ô tô trung bình được chuyển giao hoàn toàn cho các nước đang phát triển, tiểu biểu là Đông Nam Á Các quốc gia này, đặc biệt là Thái Lan, được ví như “sân sau” của công nghiệp ô tô Nhật Bản 4.2 Cơ cấu ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản 4.2.1 Cơ cấu sản lượng sản xuất ô tô theo chủng... Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng ô tô theo hãng sản xuất năm 2010 Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản và đồng thời là quán quân của ngành công nghiệp ô tô thế giới Theo báo cáo của tập đoàn, kết thúc năm 2010, bất chấp hàng loạt đợt triệu hồi xe quy mô lớn, doanh số của Toyota tăng 8% lên tới 7.53 triệu xe 4.3 Môi trường cạnh tranh Thời đại của công nghệ ô tô thế giới bắt đầu khi Henry Ford... công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản 3.2 Sự liên kết chặt chẽ của các ngành Ngoài ra sự phát triển của các ngành CN hỗ trợ, liên quan tới ngành CN ô tô Nhật Bản còn được thể hiện ở số lượng các hiệp hội các nhà sản xuất phụ trợ ô tô Sự ra đời của JAMA năm 1967 cũng kéo theo sự xuất hiện liên tiếp của các hiệp hội khác liên quan đến ngành CN ô tô như Hiệp hội các ngành CN phụ trợ ô tô (JAPIA), Hiệp hội... ô tô theo các hãng sản xuất Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản là việc xây dựng được các công ty sản xuất ô tô cực lớn mạnh Trong 10 hãng xe sản xuất ô tô lớn nhất thế giới thì có tới 4 hãng có quê hương là của Nhật Bản: Toyota, Nissan, Honda, Suzuki Nguồn: Motor Vehicle Statistics of Japan 2011 - JAMA Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng ô. .. Từ năm 1985 đến năm 2000, Nhật Bản thực hiện chiến lược toàn cầu hóa quy trình sản xuất Các hãng sản xuất tô Nhật Bản bắt đầu liên kết mạnh mẽ với các công ty của phương Tây và mở nhà máy tại Canada, Mỹ, châu Âu Không chỉ liên kết với các công ty hàng đầu của các nước công nghiệp tiên tiến các công ty ô tô của Nhật Bản còn thiết lập quan hệ hợp tác và sản xuất với công ty của nhiều nước đang phát triển,... xuất ô tô Thông qua việc hợp lý hoá Luật Xúc tiến Công nghiệp (tháng 3 năm 1952), ô tô đã được chỉ định là ngành công nghiệp trọng điểm phải được hợp lý hóa Các quy định của pháp luật này đã tạo ra những lợi thế thuế và các khoản vay chính phủ với lãi suất thấp đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản Từ đó cắt giảm chi phí đầu vào Trong khi đó, hợp lý hóa của ngành công nghiệp phụ tùng ô tô cũng... Công nghiệp Nhật Bản (MITI) đã đưa ra các ấn phẩm của một cửa hàng quảng cáo bằng tiếng Anh cung cấp thông tin chi tiết về các ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản và sản phẩm của mình, góp phần quảng bá hình ảnh ô tô Nhật Bản Tháng 2 năm 1985, cuộc đàm phán các ngành định hướng thị trường chọn lọc (MOSS) đã được đưa ra giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về việc mở của thị trường Nhật Bản Một trọng tâm của các cuộc...Hiện nay ở Nhật Bản có 14 hãng sản xuất ô tô và khoảng 800 nhà cung cấp cấp 1, gần 4,000 nhà cung cấp cấp 2 và 20,000 nhà cung cấp cấp 3 và những cấp thấp hơn Nhìn vào tổng giá trị hàng sản xuất của Nhật Bản năm 2007, ô tô chiếm khoảng 23,000 tỷ yên (230 tỉ ô la Mỹ) trong khi phụ tùng ô tô chiếm 34,000 tỷ yên ( khoảng 340 tỉ ô la Mỹ) với quy mô gấp 1.5 lần công nghiệp ô tô Hon nữa, ngành phụ . tầng Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia là cơ sở hạ tầng. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2010 - 2011 thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng. huy và tạo lợi thế cạnh tranh. Công nghệ là một trong những thế mạnh đi đầu của Nhật Bản và đã trở thành một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại. Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF 2010-2011,. những nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh nhất trên toàn cầu trong hai thập niên gần đây. 4. Chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh 4.1. Chiếc lược Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau