LỢI THẾ TRONG KINH DOANH GẠO Ở VIỆT NAM

20 245 1
LỢI THẾ TRONG KINH DOANH GẠO Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng 21/10, Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu "Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Nông nghiệp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã đi sâu phân tích từng mắt xích trong chuỗi sản xuất lúa gạo. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Kinh tế (VERP), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết thị trường xuất khẩu - đầu ra cuối cùng của lúa sản phẩm gạo là mắt xích quyết định toàn bộ các vấn đề của ngành tại Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu “cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ Việt Nam” do Liên minh Nông nghiệp vừa công bố, do được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ và trợ cấp khác nhau từ ngân sách Nhà nước nên ngành lúa gạo Việt Nam đang có khuynh hướng sản xuất thừa nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp, đang xuất khẩu với giá thấp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** INCLUDEPICTURE "http://diachidoanhnghiep.com/images/news/daihocngoaithuong_logo.gif" \* MERGEFORMATINET TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Vũ Hoàng Việt Sinh viên thực hiện: nhóm 24 Thái Mai Thảo MSV: 0951020186 Nguyễn Thị Phương Thủy MSV: 0951020169 Hoàng Thùy An MSV: 0951020105 Võ Thị Thương MSV: 0952030062 Nguyễn Thị Thu Hằng MSV: 0951020123 Trần Thị Lê Mỹ MSV: 0952040021 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp nhưng về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tuy gần đây bị sụt giảm nhưng vẫn chiếm vị trí rất quan trọng. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp, lương thực đã không chỉ được đảm bảo cung cấp cho thị trường trong nước mà còn đem lại giá trị xuất khẩu lớn. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2010 chỉ sau Thái Lan. Quá trình tự do hóa thương mại ngày càng được mở rộng và diễn ra rất mạnh mẽ khiến cho việc cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc đưa ra được những chiến lược phù hợp cũng về sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những thực tế đó, bài tiểu luận “ Phân tích lợi thế cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam” nhằm mục đích đánh giá khả năng cạnh tranh mặt hàng lúa gạo của Việt Nam vào thị trường các nước trên thế giới. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, khảo sát. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tới nay. + Phạm vi không gian: những khu vực sản xuất lúa gạo trên nước Việt Nam. Bài viết được triển khai theo bố cục: mở đầu nêu lên tính cấp thiết của đề tài. Tiếp theo đi vào phần nội dung chính là sản lượng và thị trường tiêu thụ của gạo Việt Nam và vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thé cạnh tranh xuất khẩu gạo trong nước. Cuối cùng phần kết luận tổng kết lại nội dung chính của đề tài. 1 THỰC TRẠNG VỀ SẢN LƯỢNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO CỦA VIỆT NAM Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010 đã tăng lên đến mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 6,75 triệu tấn với tổng trị giá 3,23 tỷ đô la. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được mở rộng rất nhiều. Riêng tại Philipines, hiện nay Việt Nam chiếm khoảng 78% thị phần thị trường nước này, sau đó mới đến Thái Lan là 17%, Pakistan 5% và Mĩ chỉ chiếm dưới 1%. Tuy nhiên, Pakistan và Mĩ với khối lượng gạo dồi dào cũng như giá cả cạnh tranh có thể sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn với Việt Nam. Cho đến nay, Philipines vẫn giữ vị trí nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Ngoài Philipines, một số thị trường khác như Malaysia, Indonesia, Cuba, châu Phi … cũng là những thị trường lớn nhập khẩu gạo của Việt Nam. Nhu cầu về gạo Việt Nam trên thị trường thế giới rất lớn và ngày càng tăng, đặc biệt là ở châu Á. 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Yếu tố thâm dụng Yếu tố cơ bản: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Nam, và giáp biển Đông ở phía Đông. Việt Nam có diện tích 330,363km2, thuộc loại trung bình trên thế giới; đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và hoạt động xuất nhập khẩu thong qua đường biển. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc Bắc bán cầu, có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa. Do vậy, cây lúa là cây lương thực truyền thống. Người Việt Nam từ xưa đến nay đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng lúa hướng đến xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác trên thế giới (300 nghìn tấn gạo sang các nước thuộc địa của Pháp vào năm 1880). Việt Nam có điều kiện đất đai tốt, đất rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đất đai là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quý đất, tính chất đất và độ phig của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. “Đất nào, cây ấy”, kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp; và theo đó, cây lúa rất thích hợp với điều kiện đất đai Việt Nam, tạo nền tảng thuận lợi trong việc xuất khẩu lúa, gạo của nước ta. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Kông tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống sông suối hàng năm được bổ sung khoảng 310 tỷ mét khối nước. 3 Việt Nam là một nước có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp, giá nhân công rẻ, điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. Việt Nam có thể tận dụng những ưu thế về điều kiện địa lý, đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượn tài nguyên cà lao động cao, vốn và kỹ thuật thấp. Do vậy, Việt Nam chọn sản xuất lúa gạo là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn đúng đắn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Sản xuất lúa gạo thể hiện rõ những đặc tính của sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước Thứ hai, tiến hành sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật công nghệ Yếu tố tăng cường Hiện nay Việt Nam có khoảng 14 viện nghiên cứu rải đều trong cả nước, ngoài ra còn có một số trường đại học nghiên cứu và phát triển giống lúa và các loại thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa. Các viện nghiên cứu đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tối đa công việc nghiên cứu. Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, chúng ta thường nhắc đến các hạng mục công trình như: đường giao thông (trong thôn, trong xã, liên thôn, liên huyện ), hệ thống thủy lợi (các công trình thủy nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hóa thể thao, trạm y tế, trường học, các phương tiện thông tin liên lạc Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ sự tập trung đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã 4 được cải thiện đáng kể, điều kiện sống, ăn ở, đi lại, hay là bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn đã và đang có những thay đổi tích cực rõ rệt. Ngoài ra, người nông dân cũng có những sáng tạo tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa. Ví dụ, ở một số vùng bị nhiễm phèn, ngoài việc dùng vôi hay phân bón giảm lượng phèn, người nông dân còn dùng thêm bột thuốc lá để tăng độ xốp của đất, nhiều dinh dưỡng, hạn chế tác hại của phèn, sâu đục thân và các loại rầy Hay có người nông dân đã phát minh ra những máy móc, dụng cụ phục vụ tốt cho nghề trồng lúa như máy gặt năng suất cao, hiệu quả tốt hay những phương pháp chọn lọc, cấy cây giống Những yếu tố cơ bản và tăng cường nói trên đã tạo nên nền tảng vững chắc, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất lúa, gạo hướng xuất khẩu ở Việt Nam. Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ Công nghiệp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Thắng lợi của lĩnh vực nông n g h i ệ p là sự tổng hợp của nhiều yếu tố nhưng trong đó phải k ể đến vai trò khá quan trọng của ngành phân bón. Sản lượng cần tăng lên trong khi diện tích đ ấ t nông n g h i ệ p lại khó có khả năng mở rộng, người nông dân đã cần đến sự hỗ trợ của phân b ó n để tăng năng suất cho cây t r ồ n g . Phân bón là một ngành hỗ trợ nông n g h i ệ p nên có mối liên hệ mật thiết đến tính mùa vụ v à sự phân bố diện tích đất nông n g h i ệ p . Trong vài năm qua, tiêu thụ phân bón của V i ệ t Nam gia tăng mạnh. Ngành sản xuất phân b ó n trong nước vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu nhưng cũng đã dần thoát khỏi sự bảo hộ c ủ a nhà nước tự tạo cho mình vị trí nhất định trên thị t r ư ờ n g . So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, V i ệ t Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi p h í đầu vào của sản xuất nông n g h i ệ p , tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối l ớ n . Nhu cầu phân bón hằng năm của V i ệ t Nam khoảng 7,5 – 8 5 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu t ấ n / n ă m , kế đến là phân Urê 2 triệu t ấ n năm, phân lân 1,3 triệu t ấ n / n ă m . Hằng năm, V i ệ t Nam cần nhập khẩu đến 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, kali, SA phải nh ậ p khẩu 100%. Sản xuất trong nước chỉ có khả năng cung cấp 3 loại p h â n : - Phân đ ạ m : H i ệ n cả hai nhà máy Đạm Hà Bắc v à Đạm Phú Mỹ có khả n ă n g đáp ứng được một nửa nhu cầu đạm trong n ư ớ c. - Phân L â n : supe lân do 2 đơn vị CTCP Supe Phosphat và hóa chất L â m Thao công s u ấ t 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Phosphat L o n g Thành công suất 180.000 t ấ n / n ă m . Năng lực sản xuất phân l â n trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu c ầ u . - NPK phối t r ộ n : số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước k h á nhiều có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK. Về cơ bản, lượng cung trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân NPK. . Thuốc bảo vệ thực vật vẫn là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng trọt của Việt Nam, mức chi tiêu cho thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước trong khu vực.Quy mô thị trường thuốc bảo vệ thực vật hiện đạt khoảng 50.000 tấn. Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc bảo vệ thực vật trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hóa chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu. 6 Thực tế sản xuất ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thường không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường. Công nghiệp cơ khí sản xuất máy nông nghiệp. Dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP, dẫn đến chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thị dân ngày càng cao. Do vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam đã được quan tâm hơn, với đa dạng các chủng loại sản phẩm gồm: động cơ đốt trong đến 30 mã lực, máy làm đất (máy cày 4 và 2 bánh), máy thu hoạch (gặt đập liên hợp, gặt lúa xếp dãy, máy tuốt lúa), máy bơm nước, máy phun thuốc sâu, máy bảo quản và chế biến (xay xát lúa gạo, máy sấy). Duy trì và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư là nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã vấp phải không ít khó khăn, thách thức, đó là chính sách hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp trong nước sản xuất chưa phát huy được như mong muốn, và các biến động về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, về giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất Xét về vị trí cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp trong nước có tính chất công nghiệp (tức là có chi tiết nội địa hoá trên 60%) thì VEAM là đơn vị đứng đầu về máy động lực và máy nông nghiệp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, về thị phần thì hiện nay, các doanh nghiệp trong nước mới chiếm khoảng 30% (trong đó VEAM chiếm 25%). Những năm gần đây, các hệ thống thiết bị chế biến nông sản được chế tạo trong nước ngày càng nhiều hơn với công suất và chất lượng ngày càng cao hơn. Ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua ở nước ta đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, với quy mô lớn, đã và đang phát huy thế mạnh, tiềm 7 năng của các địa phương. Ðó là các vùng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước… Hằng năm đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 11 triệu tấn gạo nhưng công nghệ xay xát đến nay vẫn chưa có gì đổi mới, công suất nhà máy từ nhỏ đến trung bình là chủ yếu, bình quân chưa đến 50 tấn lúa/ca. Thủ tục cấp phép xây dựng nhà máy mới vẫn có nhiều điều thay đổi: một nhà máy chà gạo muốn ra đời phải qua 7 – 8 giấy phép con, từ thuế đến môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy… nhiều nơi còn phải có ý kiến ngành giao thông vận tải.Khu nhà máy đánh bóng gạo tập trung lớn nhất tại Bà Đắc – Cái Bè thì vi phạm lộ giới đường bộ và đường sông, thường xuyên gây ách tắc giao thông. Có thể thấy rằng: gắn công nghiệp với nông nghiệp là đường lối phát triển xuyên suốt của nước ta từ nhiều thập kỷ nay, được xem là “nhiệm vụ hàng đầu” trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nhiều thời kỳ. Thế nhưng, sự phát triển của hai lĩnh vực kinh tế này trên thực tế lại ở hai thái cực đối lập rất rõ nét: hoặc là công nghiệp chế biến nông sản đã thụt lùi quá xa so với nông nghiệp, hoặc là nông nghiệp không theo kịp công nghiệp. Nói riêng về thái cực thứ nhất, cho dù vẫn còn rất xa mới được như mong muốn, nhưng nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của nước ta đã và ðang hình thành, còn công nghiệp chế biến nông sản tuy cũng phát triển, nhưng cái mà chúng ta làm được hầu hết mới chỉ ở khâu sơ chế. Yếu tố nhu cầu Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường kinh doanh xuất khẩu gạo từ năm 2011 theo cam kết với WTO, chúng ta đang dần thích ứng bằng nghị định 109 để “sắp xếp sân chơi” trước sự “đổ bộ” của doanh nhân nước ngoài. Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo được cho là để loại bỏ bớt các doanh nghiệp không có thực lực. Những điều kiện chặt chẽ được đặt ra bao gồm việc doanh 8 nghiệp phải có nguồn vốn lớn, kho chứa ít nhất 5.000 tấn và cơ sở xay sát công suất 10 tấn lúa/giờ. Như chúng ta đã biết, gạo đóng vai trò quan trọng nhất trong số các mặt hàng nông nghiệp ở Việt Nam về mặt an ninh lương thực, thu nhập và tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, và doanh thu xuất khẩu. Gạo là nhóm mặt hàng phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa. Nhưng với các chiến lược của Chính phủ hiện nay, chúng ta có hy vọng về sự mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo ông Trương Thanh Phong – chủ tịch VFA (Hiệp hội lương thực Việt Nam) thì xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2010 về giá và lượng đều tăng đáng kể, đạt mức cao nhất trong hơn chục năm qua. Cả năm đạt 6,754 triệu tấn gạo xuất với trị giá gần 3 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân trên 431USD/tấn và gần bằng với mức giá gạo Thái Lan. Châu Á vẫn là thị trường truyền thống của Việt Nam khi lượng gạo Việt Nam xuất vào thị trường này chiếm đến 59,4%, tiếp đến là thị trường Châu Phi 23,55%. Gần đây, nhu cầu của thị trường nước ngoài với lúa gạo của Việt Nam tăng cao, thị trường lúa gạo đang có những diễn biến bất ngờ, như Indonesia liên tiếp trong 2 năm (2008, 2009) không nhập khẩu gạo nhưng đến năm 2010 lại nhập đến 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam. Tương tự là Bangladesh trong năm 2010 nhập tổng cộng 400.000 tấn gạo, vượt ngoài tính toán từ đầu năm. Trong năm 2011, hai thị trường này dự tính có thể sẽ nhập 700.000 tấn gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số thị trường truyền thống như Philippines cũng có những thay đổi về chính sách lương thực nên nhu cầu của thị trường này cũng thay đổi. Đáng lưu ý, theo VFA, trong 9 tháng vừa qua, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt trên 520USD/tấn, tăng 133USD/tấn so với cùng kỳ. Bởi hiện nay thị trường xuất khẩu biến đổi theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam. Cụ thể, thị trường giờ đã hình thành 2 cấp, một là nhu cầu gạo cấp thấp, giá rẻ với nguồn cung từ Ấn Độ; hai là, nhu cầu gạo cao cấp, giá cao từ Thái Lan, Việt Nam. Với việc Thái Lan áp dụng chính sách hỗ trợ nâng giá lúa sẽ khiến giá gạo tăng cao, điều này chưa hẳn đã được các nước nhập khẩu gạo chấp nhận vì các nước này đang chịu lạm phát. Khả năng các nước đổ sang tìm nguồn cung ở Việt Nam là 9 [...]... Trước tình hình trên, các chuyên gia dự báo thị trường gạo Việt Nam sẽ có sự thay đổi nhất định trong thời gian tới do đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở thời điểm này không còn là Thái Lan nữa mà là Ấn Độ và Pakistan Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn vì giá gạo Ấn Độ và Pakistan đang thấp hơn giá gạo Việt nam rất 13 nhiều (trên 100USD/tấn) Việt Nam có lợi thế với thị trường gần và cung cấp ổn định nhưng giá... thấy Trong khi đó, Việt Nam ngoài việc có thể cạnh tranh thị phần gạo cấp cao với Thái Lan trong lúc họ biến động, thì có thể giành được thị trường gạo cấp thấp và cấp trung bình ở gần địa giới, bởi cước vận chuyển thấp, chất lượng và nguồn hàng ổn định hơn Ấn Độ Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh cao ở loại gạo cấp... lúa trong cả nước yên tâm sản xuất 17 KẾT LUẬN Thế giới luôn thay đổi từng ngày về mọi mặt, nhu cầu về lúa gạo không phải ở thời điểm nào cũng giống nhau nhưng nhìn chung vẫn liên tục tăng vì đây là một trong những loại lương thực chủ yếu phục vụ con người Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế vốn có và khắc phục phần nào những yếu điểm để trở thành nước xuất khẩu nhiều lúa gạo đứng thứ hai trên thế. .. mở rộng các thị trường mới đóng vai trò nền tảng giúp ngành lúa gạo Việt Nam khắc phục khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng gạo, tập quán canh tác, sức chứa kho dự trữ, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến Chiến lược, cơ cấu và yếu tố cạnh tranh Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh xuất khẩu gạo trong thời kỳ mới, phương hướng chính không phải là phấn đấu tăng diện tích, quy mô và doanh số gạo. .. năng suất cao như gạo tám xoan Hải Hậu, Hương Thơm, Bắc Thơm, gạo Jasmine… 12 Yếu tố thời cơ và may rủi “Tình hình thị trường hiện nay đang trong một giai đoạn đặc biệt, có những thay đổi nhất định với những yếu tố mới Dự báo xuất khẩu gạo của Việt nam đang có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác”, đó là nhận định của ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký hiệp hội lương thực Việt Nam trong buổi họp giao... bán lúa của nông dân và giá lúa gạo xuất khẩu nhằm kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất và tiêu thụ gạo khi cần thiết Không những thế, Thủ tướng chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải báo cáo kết quả của chính sách áp dụng thuế suất 0% VAT đối với kinh doanh gạo nội địa nhằm hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực thực phẩm tham gia ổn định vào thị trường gạo trong nước để có thể can thiệp kịp... hơn Theo VFA, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo đạt 4,619 triệu tấn Giá xuất khẩu bình quân đạt 473,37 USD/tấn, tăng 35,11 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái Đặc biệt trong tuần cuối tháng 7, giá gạo Việt Nam tăng do ảnh hưởng tâm lý từ thị trường Thái Lan (tăng từ 50-70 USD/tấn) VFA dự báo, sắp tới giá gạo xuất khẩu sẽ còn tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ giá gạo Thái Lan Đây là một tín... đối và giá tăng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước Với khoảng 80 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo và lượng gạo xuất khẩu nhiều sẽ góp phần hoànn thành mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của thị trường thế giới, VFA cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên chủ động lường trước những rủi ro và nên chắc chắn còn gạo tạm trữ lưu thông (dự trữ lưu thông... xuất khẩu gạo Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh cao Bởi tình hình lũ lụt tại Thái Lan chưa chấm dứt Mặc dù chưa có số liệu đánh giá cuối cùng về vụ lụt ở Thái Lan, nhưng có đủ thông tin để dự báo thiệt hại có thể lên đến 6 triệu tấn lúa, tương đương 3.6 triệu tấn gạo Theo nhận định của các cơ quan hữu quan, chương trình can thiệp của Thái Lan đến lúc này chưa có tác động dẫn dắt thị trường, trong khi... lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm, điển hình như Chương trình hợp tác Liên Chính phủ Việt Nam - Cuba năm 2007 Thuế Ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 104/2008/QĐTTg ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu gạo và phân bón Mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo là 2,9 triệu đồng/ . TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** INCLUDEPICTURE "http://diachidoanhnghiep.com/images/news/daihocngoaithuong_logo.gif" * MERGEFORMATINET TIỂU. doanh nhân nước ngoài. Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu g o được cho là để loại bỏ bớt các doanh nghiệp không có thực lực. Những điều kiện chặt chẽ được đặt ra bao gồm việc doanh 8 nghiệp. VAT đối với kinh doanh g o nội địa nhằm hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực thực phẩm tham gia ổn định v o thị trường g o trong nước để có thể can thiệp kịp thời có hiệu quả v o sự biến

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:10

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan