1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố hồ chí minh

86 392 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 12,7 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài : Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 8 năm đi vào hoạt động đã trải qua không ít gian truân nhưng cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ .Với đà phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua quy mô của thị trường chứng khoán được nâng lên một tầm cao mới , tốc độ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các công ty chứng khoán.Theo thông tin từ ỦY BAN CHỨNG KHOÁN cho đến cuối năm 2008 đã có gần 100 công ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Sự xuất hiện của quá nhiều các công ty chứng khoán mới khiến cho cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trở lên gay gắt hơn bao giờ hết .Hơn thế nữa , vào đầu năm 2007 Việt Nam cũng đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO kéo theo đó là sự xuất hiện của các công ty chứng khoán nước ngoài , vậy là sự cạnh tranh bây giờ không chỉ là chuyện riêng giữa các công ty chứng khoán Việt Nam với nhau .Một cuộc đua thầm lặng nhưng khốc liệt giữa các công ty chứng khoán trong và ngoài nước đã chính thức bắt đầu . Để tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là các công ty chứng khoán phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình .Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong tình hình hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết. Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm 2003 , qua quá trình thực tập tại chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu hoạt động của công ty từ khi thành lập đến nay em nhận thấy công ty cần phải có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững được trong hoàn cảnh càng ngày càng có nhiều các công ty chứng khoán mới ra đời .Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh ”. 2 .Mục tiêu nghiên cứu đề tài Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề có tính lý luận về công ty chứng khoán ,hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số chỉ tiêu từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động của các công ty. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 , 2008 4.Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu thành3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Chương 2:Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài :

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 8 năm đi vào hoạt động đã trải qua không ít gian truân nhưng cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ

.Với đà phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua quy mô của thị trường

chứng khoán được nâng lên một tầm cao mới , tốc độ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các công ty chứng khốn.Theo thơng

tin từ ỦY BAN CHỨNG KHOÁN cho đến cuối năm 2008 đã có gần 100 công

ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động Sự xuất hiện của quá nhiều các công ty chứng khoán mới khiến cho cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trở lên gay gắt hơn bao giờ hết Hơn thế nữa , vào đầu năm 2007 Việt Nam cũng đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO kéo theo đó là sự xuất hiện của các công ty chứng khốn nước ngồi , vậy là sự cạnh tranh bây giờ không chỉ là chuyện riêng giữa các công ty chứng khoán Việt Nam với nhau

;Một cuộc đua thầm lặng nhưng khốc liệt giữa các công ty chứng khốn trong và

ngồi nước đã chính thức bắt đầu Để tồn tại và phát triển không còn cách nào

khác là các công ty chứng khoán phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

.Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn trong tình hình hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết

Cơng ty chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm 2003 , qua quá trình thực tập tại chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu hoạt động của công ty từ khi thành lập đến nay em nhận thấy công ty cần phải có những biện

pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững được trong hoàn cảnh

càng ngày càng có nhiều các cơng ty chứng khốn mới ra đời Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nên em

Trang 2

đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh ”

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề có tính lý luận về cơng ty chứng khốn

,hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

- Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ;năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số chỉ tiêu từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động của các công ty

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty

chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007, 2008

4.Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu thành 3 chương :

Trang 3

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ công ty chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ NGUYÊN LÊ CƯỜNG đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Trang 4

CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn

1.1 :Khái quát về công ty chứng khoán

1.1.1:Khái niệm , đặc điểm của công ty chứng khốn

1.1.1.1: Cơng ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường Một trong những chỉ tiêu quan trọng và chính xác để đo lường mức độ phát triển của một nên kinh tế đó là sự phát triển của TTCK

Sản phẩm trên TTCK không giống với các hàng hóa thông thường khác ở chỗ chúng là những hàng hóa đặc biệt Đó không phải là những sản phẩm hữu hình có thể cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm hay cân đo đong đếm được mà đó là những sản phẩm tài chính còn được gọi với tên phổ biến là chứng khoán Thực ra hình thức thể hiện của chứng khoán cũng giống như tiền — tức là không có giá trị nội

tại Giá trị của chứng khoán chính là các cam kết lợi ích mà tổ chức phát hành

mang lại với những điều kiện ràng buộc cụ thể Thuộc tính gắn liền với chứng

khoán là tính sinh lợi, tính rủi ro và tính thanh khoản Chính vì những đặc điểm này đã làm cho chứng khoán trở thành một loại hàng hóa cao cấp, mà việc xác

định giá trị thật không đơn giản Trên TTCK, không phải trực tiếp những người

muốn mua hay bán chứng khoán trao đổi với nhau mà mọi giao dịch phải được thực hiện qua khâu trung gian, đó là các CTCK Trung gian là một trong những

nguyên tắc cơ bản của TTCK để đảm bảo tính trật tự trên thị trường, hỗ trợ cho công tác quản lý thị trường đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư Chính vì thế trên TTCK phải có các nhà môi giới để đảm nhiệm khâu trung gian này

Quá trình hình thành và phát triển của TTCK cho thấy ban đầu các nhà

Trang 5

có xu hướng tập hợp theo một tổ chức nhất định , điều đó dẫn đế sự ra đời của các CTCK

Vậy ,công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khốn thơng qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Ở Việt Nam, CTCK:_ là công ty cổ phần, công ty

trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy

phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán 1.1.1.2: Đặc điểm các cơng ty chứng khốn

Là một chủ thể kinh doanh, CTCK cũng có những đặc điểm tương đồng với các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, vì cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chứng khoán làm cho CTCK mang những đặc trưng khác riêng Không những thế các CTCK ở các nước khác nhau cũng có thể có điểm khác nhau, thậm chí ở trong cùng một quốc gia các CTCK: vẫn có nhiều sự khác biệt tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty và mức độ phát triển của thị trường Song xét về bản chất các CTCK có một số đặc trưng cơ bản sau :

e_ Về loại hình tổ chức của công ty chứng khoán

Trên thực tế, CTCK_ được tồn tại dưới nhiều loại hình tổ chức như công

ty cổ phần, doanh nghiệp góp vốn liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh

nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài Mỗi loại hình này đều có những

ưu thế, hạn chế riêng, trong đó loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần và công

ty trách nhiệm hữu hạn với những ưu điểm về quyền sở hữu, khả năng huy động

vốn, năng lực điều hành, tư cách pháp lý rất phù hợp với nghiệp vụ chứng khoán

đã trở thành sự lựa chọn phổ biến ở các quốc gia e_ Về mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán

Hiện nay, trên thế giới tồn tại 2 mô hình phổ biến về CTCK:

-_ Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán

Trang 6

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK

độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng

không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán

Với ưu điểm hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển, mô hình này đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong

đó có các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan

Ngày nay với sự phát triển của TICK để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực

tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán ,các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách

giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán , bằng cách cho phép hình thành mô hình

công ty đa năng một phần - các Ngân Hàng Thương Mại thành lập công ty con

để chuyên kinh doanh chứng khốn

- _ Mơ hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các

nghiệp vụ chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này chia thành 2 loại:

+ Loại đa năng một phần: Muốn tham gia kinh doanh chứng khoán trên TTCK,

các ngân hàng thương mại phải thành lập CTCK trực thuộc, hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ

+ Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng thương mại được phép tham gia hoạt

động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

Mô hình đa năng có ưu điểm là các ngân hàng thương mại có thể thực hiện đa dạng hóa, giảm bới rủi ro, tăng khả năng chịu đựng những biến động của thị trường tài chính Ngoài ra, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh

trong lĩnh vực tài chính tiên tệ có lịch sử lâu đời , có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính , do đó cho phép các ngân hàng thương mại

tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế mạnh của ngân hàng ,

Trang 7

những hạn chế nhất định như không thúc đẩy được thị trường cổ phiếu phát triển vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ trên TICK_ như: bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư Và một khi thị trường có biến động thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nếu các ngân hàng

không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán

e Vé tinh chuyên môn hóa và phân cấp quản lý

Các CTCK chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng

phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ

Toàn bộ các nghiệp vụ của CTCK đều phục vụ cho các giao dịch chứng khoán nhưng mỗi một nghiệp vụ lại liên quan đến một góc cạnh riêng Các phòng

ban khác nhau đảm nhiệm các công việc khác nhau như: môi giới, tự doanh,bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và ngay cả trong từng bộ phận các công

việc đều được phân công cụ thể, rõ ràng đến từng nhân viên

Từ trình độ chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết Các bộ phận trong CTCK nhiều khi không phụ

thuộc lẫn nhau (ví dụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay môi giới và bộ

phận bảo lãnh phát hành) Giữa các phòng ban có một sự độc lập tương đối, mối liên kết không phải mật thiết, hữu cơ như trong các doanh nghiệp sản xuất khác Chính vì vậy hoạt động hay cơ cấu của phòng ban này không tác động nhiều đến phòng ban khác

e_ Về nhân tố con người

Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người càng quan trọng Chứng khoán là một loại tài sản tài chính đặc biệt mà việc thẩm định chất lượng của nó

không phải giống như hàng hóa thông thường Sự có mặt của môi giới trên thị trường chứng khoán là cần thiết khi người đầu tư không biết được nhiều thông

Trang 8

tin hay không có khả năng phân tích thông tin một cách thích hợp để từ đó đánh giá và quyết định hướng sử dụng vốn của mình

Đối với các CTCK_, với chức năng là tổ chức trung gian tài chính thì khách hàng là mục tiêu số một, mục tiêu quan trọng nhất Khách hàng của

CTCK gồm các công ty phát hành chứng khoán, nhà đầu tư chứng khoán Như vậy, khách hàng của CTCK cũng là chủ thể tham gia trên TTCK có tư cách là người đại diện cho nguồn cung hoặc nguồn cầu chứng khoán Để có thể tôn tại và phát triển, CTCK_ phải thực hiện nguyên tác “biết khách hàng của mình”, nắm rõ khả năng tài chính của khách hàng, tư vấn cho khách hàng, giữ gìn đạo

đức kinh doanh và tôn trọng khách hàng, luôn luôn đặt khách hàng lên trên hết

e_ Về ảnh hưởng của thị trường tài chính

Rõ ràng, CTCK_ tham gia hoạt động trực tiếp trên TTCK thì bất kỳ một biến động nào của TTCK_ nói riêng và thị trường tài chính nói chung đều tác động sâu sắc đến chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và doanh thu của CTCK

Thị trường tài chính, TTCK_ càng phát triển càng tạo ra nhiều công cụ tài chính, có thêm nhiều dịch vụ, mở rộng phạm vi kinh doanh và quan đó một mặt

tạo cơ hội thu lợi nhuận cho CTCK, mặt khác buộc các CTCK_ phải cải tiến, sáng tạo không ngừng để thích nghi với môi trường hoạt động

Tùy thuộc vào mức độ phát triển, quy mô của thị trường, phương thức

kinh doanh của chủ sở hữu, khách hàng cơ cấu tổ chức của các CTCK cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng, từ đơn giản đến phức tạp Nếu ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản CTCK có cơ cấu tổ chức rất phức tạp thì ở các nước mới có TTCK như ở Đông Âu, Trung Quốc cơ cấu tổ chức của các CTCK lại đơn giản hơn nhiều

e Về cơ cấu tổ chức của CTCK

Trang 9

-_ Khối nghiệp vụ: khối này thực hiện các giao dịch chứng khoán và tạo ra phần lợi nhuận chủ yếu cho công ty Tương ứng với các nghiệp vụ do khối này đảm

nhiệm sẽ có những phòng ban nhất định

- Khối phụ trợ: khối này không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà

có chức năng phụ trợ cho các nghiệp vụ này

1.1.2:Vai trò của cơng ty chứng khốn

Khi xuất hiện CTCK với tư cách là tổ chức trung gian tài chính thì CTCK đã góp phần làm cho kênh huy động vốn trung và dài hạn trở nên thông suốt, dễ dàng hơn, san sẻ bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại

Xem xét tất cả các khía cạnh của CTCK, từ đặc điểm đến chức năng cho ta thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu được của CTCK:_ đối với sự tồn tại và phát triển của TTCK

1.1.2.1:Vai trò đối với các tổ chức phát hành

Trên lý thuyết, khi doanh nghiệp cần huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, họ có thể tự chào bán khối lượng chứng khoán đến các nhà đầu tư Tuy nhiên, họ khó có thể làm tốt điều này bởi một lẽ họ không có bộ máy chuyên nghiệp cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ

Mặt khác nguyên tắc trung gian của TTCK không cho phép nhà đầu tư và nhà phát hành trực tiếp mua bán chứng khốn mà phải thơng qua tổ chức trung gian

mua bán Do vậy, các CTCK với cơ cấu tổ chức thích hợp, trình độ chuyên môn,

thành thạo nghiệp vụ thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành

giúp di chuyển dòng vốn từ nhà đầu tư đến tổ chức phát hành 1.1.2.2 :Vai trò đối với nhà đầu tư

Trên TTCK, giá cả các loại cổ phiếu biến động thường xuyên Trong khi đó các nhà đầu tư không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng nắm bắt hoặc xử lý được các thông tin, diễn biến trên TTCK để xác định đúng giá trị các

chứng khoán đó CTCK_ trở thành nơi tập hợp những nguồn thông tin đáng tin

Trang 10

cậy nhất của thị trường, họ có trình độ và kỹ thuật sàng lọc thông tin từ đó làm cơ sở cho tư vấn Từ đó, thông qua các nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư các CTCK_ cung cấp một cơ chế giá cả giúp nhà đầu tư đưa ra được nhận định đúng giá trị khoản đầu tư của mình cũng như giảm chỉ phí và thời gian giao dịch

Bên cạnh đó, với trình độ của một chuyên gia tài chính các CTCK giúp

các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách có hiệu quả

Sự uy tín của các CTCK_ làm khơi dậy niềm tin và quan trọng hơn nữa là

tạo ra nhu cầu đầu tư vào TTCK của công chúng

1.1.2.3:Vai trò đối với thị trường chứng khoán

CTCK góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Thông qua thị trường chứng khoán CTCK cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình

CTCK tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính Các nhà đâu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các CTCK_ đã cung cấp cơ chế chuyển đổi rất quan trọng giúp các nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư

1.1.2.4:Vai trò đốt với cơ quan quản lý thị trường

CTCK 1a thành viên hoạt động thường xuyên, liên tục trên TTCK theo

nguyên tắc công khai và trung gian Với ưu thế nắm rõ tình hình các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư thông qua vai trò bảo lãnh phát hành, trung

gian mua bán, CTCK_ là nơi cung cấp tình hình về các giao dịch, về các loại

chứng khoán, về tổ chức phát hành, về nhà đầu tư, về các biến động của thị

trường một cách cập nhật, chính xác và tổng hợp nhất Dựa vào nguồn thông tin này, cơ quan quản lý thị trường có thể theo dõi giám sát toàn cảnh hoạt động

Trang 11

1.1.3:Các nghiệp vụ chủ yếu

CTCK_ thực hiện một hoặc một số hay tất cả các nghiệp vụ trên TTCK Khả năng thực hiện các nghiệp vụ không những chỉ phụ thuộc vào quy mô, năng lực của công ty mà còn tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề

Hiện nay, trên TTICK công ty chứng khoán có thể thực hiện những nghiệp

vụ chủ yết sau :

1.1.3.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khốn

Mơi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ

chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó

Hành nghề môi giới có thể ở tư cách pháp nhân hoặc thể nhân và dù ở tư

cách nào thì theo quy định chung cho nghề môi giới chứng khoán đều phải có

một số vốn nhất định (ở Việt Nam mức vốn pháp định cho loại hình kinh doanh môi giới là 25 tỷ VNĐ) Nhằm bảo vệ quyên lợi cho khách hàng cũng như đảm bảo tính ổn định hiệu quả cho TTCK., pháp luật có những yêu cầu rất cao đối với nhà môi giới Người môi giới, trước hết phải được tín nhiệm, phải có lòng tin của khách hàng Tiếp đó họ phải có năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp, có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp Và các nhà môi giới hoạt động trên thị trường tập trung hay thị trường OTC đều phải đăng ký và được cấp giấy phép hành nghề

1.1.3.2 Nghiệp vụ tự doanh

Tự doanh là hoạt động tự mua , bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi từ chênh lệch giá Song song với hoạt động môi giới, tự doanh chứng khoán

cũng là một hoạt động chủ yếu của CTCK Trên TTCK, CTCK_ là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp không có lý do gì mà họ không tự đầu tư cho chính mình

Trang 12

Với hoạt động này họ trở thành nhà đầu tư lớn — nhà đầu tư có tổ chức, góp phần làm sôi động thị trường

Tự doanh là kinh doanh cho chính mình và vì mục tiêu lợi nhuận nên

mức độ rủi ro lớn do đó muốn thực hiện hoạt động tự doanh CTCK phải có một số vốn đủ lớn, thường lớn hơn nhiều so với hoạt động môi giới Mặt khác để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường các CTCK còn phải tuân thủ những yêu cầu nhất định của pháp luật, trong đó 2 yêu cầu cơ bản là vốn và

con người Chỉ khi CTCK đáp ứng được mức vốn pháp định thì họ mới được phép tiến hành hoạt động này Pháp luật Việt Nam quy định mức vốn quy định cho hoạt động tự doanh là 100 tỷ VNĐ Bên cạnh đó, nhân viên thực hiện

nghiệp vụ tự doanh phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc

1.1.3.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Nguyên tắc trung gian trên TTCK yêu cầu trên thị trường sơ cấp các nhà đầu tư không mua chứng khoán trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh Điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp khi muốn phát hành chứng khốn phải thơng qua các tổ chức bảo lãnh như ngân hàng đầu tư và CTCK Trong đó với đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán, am hiểu thị trường, có tiểm lực tài chính, các CTCK_ hoạt động rất mạnh mẽ về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh

phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác

Bảo lãnh phát hành là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về việc sẽ bán hết hoặc bán một phần số chứng khoán dự định phát hành

Trang 13

một CTCK muốn được bảo lãnh phát hành phải có một số vốn tối thiểu là 165 tỷ

VND

1.1.3.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

“ Tư vấn trong lĩnh vực chứng khoán là hoạt động phân tích , dự báo các

dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán , từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng °

Sản phẩm tư vấn có thể bao gồm: tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư

cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn toàn danh mục

Tính đa dạnh và phong phú của hoạt động tư vấn được thể hiện qua một số tiêu chí phân loại sau:

* Theo hình thức hoạt động tư vấn

- Tư vấn trực tiếp: khách hàng gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn hoặc sử dụng các

phương tiện liên lạc như: điện thoại, fax

- Tư vấn gián tiếp: nhà tư vấn tư vấn cho khách hàng thông qua các ấn phẩm, sách báo hoặc đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông như Internet * Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn

- Tư vấn gợi ý: theo cách thức này, người tư vấn chỉ nêu lên những ý kiến của mình về diễn biến trên thị trường, đưa ra những cách thức, phương pháp xử lý các vấn đề, tình huống nhưng quyền quyết định là của khách hàng

- Tư vấn ủy quyền: người tư vấn vừa đưa ra những tư vấn của mình vừa quyết định hộ khách hàng theo mức độ ủy quyền của khách hàng

* Theo đối tượng tư vấn

- Tư vấn cho người phát hành: hoạt động này rất đa dạng, từ việc tư vấn cho tổ

chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát hành; xây dựng hồ sơ, bản cáo bạch vừa giúp tổ chức phát hành trong việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh, phân phối chứng khoán đến việc phân tích tình hình tài chính, xác định giá trị doanh

nghiệp, giúp tổ chức phát hành cơ cấu lại nguồn vốn, chia tách, thâu tóm, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp, niêm yết chứng khoán

Trang 14

- Tư vấn đầu tư: là hoạt động nhà đầu tư tư vấn cho khách hàng về thời gian mua bán, nắm, giữ, loại chứng khoán, giá trị của chứng khốn, cung cấp các thơng

tin

1.1.3.5 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tir

Quản lý danh mục đầu tư là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khốn thơng qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng

Đây cũng là một dịch vụ tư vấn của CTCK_ nhưng ở mức độ cao hơn vì trong hoạt động này CTCK_ tiến hành đầu tư trên nguồn vốn của khách hàng theo thỏa thuận giữa hai bên

Quy trình thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư có thể gồm những bước sau:

e_ Xúc tiến tìm hiểu và nhận yêu cầu quản lý

CTCK sẽ tìm hiểu về năng lực tài chính, mức sinh lời kỳ vọng, mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng để đưa ra các hình thức quản lý danh mục phù hợp với từng đối tượng khách hàng

e Ky két hop d6ng quan ly

Sau khi thiết kế được hợp đồng cho khách hàng thì CTCK và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng quản lý đó Nội dung của hợp đồng bao gồm: số vốn ủy thác, thời gian ủy thác, mục tiêu đầu tư, quyền và trách nhiệm của các bên, phí quản lý danh mục đầu tư

e_ Thực hiện hợp đồng quản lý

CTCK tiến hành đầu tư vốn của khách hàng theo hợp đống đã ký kết Lúc

này CTCK là một nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường, họ phải đánh giá các

cơ hội đầu tư, lựa chọn chứng khoán cho danh mục, xác định thời điểm mua bán và thường xuyên kiểm tra lại sự tối ưu của danh mục

Trang 15

Khi kết thúc thời hạn hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các

khoản phí theo hợp đồng đã ký kết và xử lý các trường hợp khi CTCK bị ngưng hoạt động, giải thể hoặc phá sản

1.1.3.6 :Một số dịch vụ khác

* Lưu ký chứng khoán

Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán cho khách hàng thông qua các tài

khoản lưu ký chứng khoán Khi thực hiện dịch vụ lưu ký, CTCK sẽ nhận được

các khoản phí lưu ký chứng khoán, phí gửi và phí chuyển nhượng chứng khoán * Quản lý thu nhập của khách hàng

Thông qua tài khoản lưu ký của khách hàng, CTCK_ sẽ theo dõi tình hình

thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ

tức cho khách hàng

* Nghiệp vụ tín dụng

Đây là dịch vụ mà CTCK_ cho khách hàng vay chứng khoán để khách

hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc CTCK_ cho khách hàng vay tiền để

khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ

* Nghiệp vụ quản lý quỹ

Ở một số TTCK, pháp luật còn cho phép CTCK_ được thực hiện nghiệp vụ

quản lý quỹ đầu tư Theo đó, CTCK_ cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư

1.2 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh

1.2.1 : Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Trong sự phát triển của nên kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, các khái

niệm liên quan đến cạnh trạnh còn rất khác nhau.Theo Mác“cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện

Trang 16

thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu

ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh

nghiệp khác” Theo kinh tế chính trị học “cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau

giữa các đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình” Để hiểu một cách khái quát nhất ta có khái niệm như sau:

Cạnh tranh đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản

phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi

nhuận Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về canh tranh để một mặt chấp nhận canh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tránh tình trạng cạnh

tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình

CTCK là chủ thể kinh doanh đặc biệt có sản phẩm là các dịch vụ tài

chính, dịch vụ chứng khoán Vì vậy cạnh tranh giữa các CTCK cũng không kém phần quyết liệt so với các lĩnh vực khác

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau

như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của CTCK

Năng lực cạnh tranh của CTCK: là thể hiện thực lực và lợi thế của công ty so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách

hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của công ty

Trang 17

hiệu một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu

những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh Trên cơ SỞ các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi công ty phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình Nhờ lợi thế này, công ty có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh

Như vậy có thể hiểu năng lực cạnh tranh của CTCK là một khái niệm động được cấu thành bới nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vĩ

mô và vi mô.Một CTCK có thể năm nay được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao nhưng năm sau lại không có khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các

yếu tố lợi thế của mình

1.2.2 Vai tro va tam quan trọng của cạnh tranh 1.2.2.1 Đối với nên kinh tế quốc dân

Đối với nền kinh tế cạnh tranh giữa các CTCK khong chỉ là động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy quá trình minh bạch hóa của TTCK_, cạnh tranh còn là điều kiện làm tăng tính năng động của cdc CTCK Bén cạnh đó

cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới trên TTCK thông qua sự xuất

hiện của nhứng sản phẩm, dịch vụ mới Cạnh tranh giữa các CTCK_ bảo đảm thúc đẩy sự đầu tư vào lĩnh vực công nghệ phầm mềm, tăng tốc độ giao dịch

trên TICK Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến có những hoạt động vi phạm phát luật gây lũng đoạn thị trường

1.2.2.2 Đối với công ty

Trang 18

Bất kỳ một CTCK_ nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh

doanh trên TTCK thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững Để tồn tại và đứng vững các CTCK_ phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu đài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô Họ cạnh tranh để giành

những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách

hàng tự tin rằng dịch vụ của công ty mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất Công ty nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức

phí phù hợp thì công ty đó mới có khả năng tồn tại và phát triển Do vậy cạnh

tranh là rất quan trọng và cần thiết 1.2.2.3 Đối với khách hàng

Nhờ có cạnh tranh, mà các dịch vụ ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại Giúp cho lợi ích của khách hàng và của công ty ngày càng nhiều hơn Ngày nay các dịch vụ không chỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của khách hàng Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh

vực nào của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những nhà

doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy TTCK phát triển, đảm bảo công bằng xã hội Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực

như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng loạn, xáo trộn

thị trường

1.2.3 :Các hình thức cạnh tranh

Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau: 1.2.3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh

Trang 19

- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo

quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình

- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở

quy luật cung cầu,

- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò

quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy các

công ty phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho

mình

1.2.3.2: Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh

"Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại:

- Cạnh tranh hoàn hđo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để

tác động đên giá cả thị trường Nhóm người mua tham gia trên thị trường này

chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường quyết định

- Cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng Cạnh tranh khơng hồn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản

phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính

khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều

1.2.3.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế

- Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm

Trang 20

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác

nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác

1.2.4 Các công cụ cạnh tranh

Công cụ cạnh tranh của CTCK_ có thể hiểu tập hợp các yếu tố, các kế

hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà CTCK_ sử dụng nhằm

vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng

1.2.4.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Chất lượng dịch vụ là tổng thể các chỉ tiêu, thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ đó trong những điều kiện tiêu dùng xác định Nếu như trước kia giá cả dịch vụ được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Khi có cùng một loại dịch vụ, chất lượng dịch vụ nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức phí cao hơn Chất lượng dịch vụ được coi là một vấn đề sống còn đối với CTCK nhất là trong

điều kiện có hàng loạt các CTCK khác đang mọc lên hàng ngày Một khi chất

lượng dịch vụ không được bảo đảm thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với CTCK ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy

yếu trong hoạt động kinh doanh

1.2.4.2 Cạnh tranh bằng giá cả

Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó Trên TTCK giá cả của dịch vụ chính là

mức phí dịch vụ mà khách hàng sẽ phải trả cho CTCK Trong điều kiện TTCK hiện nay , khách hàng được tôn vinh làm thượng đế họ có quyền lựa chọn những

Trang 21

sẽ lựa chọn công ty nào có mức phí thấp hơn Do vậy mà từ lâu giá cả là một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh kinh doanh

1.2.4.3 Cạnh tranh bằng mạng lưới đại lý nhận lệnh

Đại lý nhận lệnh được coi như là cánh tay nối dài của các CTCK.Trong tình hình hiện nay các CTCK tập trung chủ yêu ở các thành phố lớn như Hà Nội „thành phố Hồ Chí Minh , Đà Nắng chính vì thế còn một lượng lớn các nhà đầu tư các tỉnh khác không thể tiếp cận với các CTCK., mặt khác việc thành lập các chỉ nhánh tại các tỉnh lại tốn kém hơn rất nhiều so với thành lập các đại lý nhận

lệnh Vì vậy , phân phối đại lý nhận lệnh hợp lý là một trong những công cụ

cạnh tranh đắc lực bởi nó đưa CTCK đến gần các khách hàng của mình hơn Từ

đó có các chính sách mở rộng các đại lý nhận lệnh vừa ít tốn chi phí mà lại đem

lại hiệu quả cao cho CTCK

1.2.5:Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK 1.2.5.1 :Các chỉ tiêu định tính

+ Năng lực quản lý

Thực tế đã chứng minh có nhiều CTCK hoạt động không hiệu quả đi đến thua lỗ phá sản là do trình độ quản lý yếu kém.Chính vì thế , một CTCK muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh Như vậy vai trò của nhà quản trị cấp cao là rất quan trọng đối với các CTCK, nhà quản trị cấp cao phải biết tổ chức phối hợp để các bộ phận trong công ty hoạt động một cách nhịp nhàng hiệu quả, phải biết biến sức mạnh của cá nhân thành sức mạnh chung của cả tập thể như vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động , nâng cao khả năng cạnh tranh của CTCK

+Chát lượng dịch vụ

Trang 22

Nếu như trước kia mức phí được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh, thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Trên

thực tế, cạnh tranh bằng cách giảm phí là " biện pháp nghèo nàn " vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại cùng một loại dịch vụ, chất lượng dịch

vụ nào đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ cũng sẵn sàng trả với một mức giá cao hơn Chất lượng dịch vụ là kết tính các ưu thế của công ty được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được, thoả mãn các điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của khách hàng Một dịch vụ tốt làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của công ty mình so với các dối thủ khác

+Trình độ công nghệ

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ngày nay đặc biệt là công

nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các CTICK_ nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh doanh Nhờ khoa học công nghệ thông tin các CTCK có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ

đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cua CTCK Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các CTCK_ phải chủ động nắm

bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi

của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới

+Thương hiệu của công íy

Thương hiệu có vai trò cực kỳ to lớn đối với các CTCK Thương hiệu là

hình ảnh uy tín của công ty Nếu thương hiệu trở nên nổi tiếng thì nó là phương tiện rất hữu hiệu để cạnh tranh Bên cạnh đó giá trị của công ty cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự nổi tiếng của thương hiệu

Trang 23

Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh đều phải đi mua hoặc phải đầu tư ứng trước Do vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh CTCK phải có vốn, vốn phải tích tụ và đạt được quy mô nhất định để thuê được đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, để đầu tư máy móc, thiết bị thông tin hiện đại, để thực hiện các biện pháp hỗ trợ như khuyến mại, quảng cáo Do đó vốn là tiên để để nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTCK

+Thị Phần

Thị phần là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng cạnh tranh của CTCK Thị phần càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và doanh lợi tiểm năng đạt được càng cao

+Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản

chi phí chi dùng vào các hoạt động kinh doanh của công ty Bởi vậy lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công

ty Tuy nhiên lợi nhuận không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những ai giám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, cho những

ai giám đổi mới và giám chịu trách nhiệm về sự đổi mới của mình Mặt khác

trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty

Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao, năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các CTCK 1.3.1 Các nhân tố khách quan

Trang 24

Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp Các yếu tố khách quan bao gồm:

1.3.1.1 Các chính sách kinh tế của nhà nước

Hoạt động kinh doanh của CTCK luôn diễn ra trọng một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nên kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm của đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của CTCK Nếu kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư được mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư, mở rộng TTCK sẽ trở thành cơ hội tốt cho CTCK phát triển hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sụt giảm, lạm phát phi mã thì mọi sự hoạt động của công ty sẽ bị đảo lộn hồn tồn

1.3.1.2 Mơi trường pháp lý

TICK rat nhay cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các diễn biến trên TTCK nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định và pháp luật minh bạch Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ có ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các

CTCK

Các nhân tố về luật pháp, thể chế cùng với cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc phát triển

TTCK theo mục tiêu và định hướng của Nhà nước

Trang 25

trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình tồn cầu hố, trong xu thế chính trị mới khi các nhân tố này không được bảo đảm sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của TTCK và làm ảnh hưởng đến nhu cầu chứng khoán trên thị trường Vì vậy, nhà quản lý CTCK phải biết phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

cho phù hợp

1.3.1.3 Môi trường công nghệ

Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực đặc thù đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đặc biệt, đó là hệ thống thông tin liên lạc Vì vậy yếu tố công nghệ, nhất là công nghệ thông tin ảnh hưởng quyết định đến năng lực hoạt động của CTCK Nhờ khoa học công nghệ phát triển các CTCK có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán Từ đó giảm phí dịch vu cung cấp cho khách hàng, nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty Điều này đặt ra vấn đề nếu công ty nhạy bén trong việc nắm bắt khoa học công nghệ, đón đầu được xu thế mới thì năng lực cạnh tranh của công ty sẽ được nâng cao Ngược lại, nếu công ty không kịp thời chủ động trong việc tiếp nhận khoa học

công nghệ vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới thì sẽ không theo kịp các

đối thủ cạnh tranh, sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường

1.3.1.4:Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiêm ẩn

Có thể nói rằng khi công ty chứng này với các CICK khác mới bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây

dựng thị trường Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị

trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình

Trang 26

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị tường Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các CTCK thường thực

hiện các chiến lược như nâng cao chất lượng dịch vụ, bổ sung những dịch vụ

phụ trợ cho khách hàng, không ngừng cải tiến, hoàn thiện dịch vụ của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường CTCK cũng nên dé phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm năng

1.3.1.5:Khách hàng

Ngày này, kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụ của CTCK_ Khách hàng của CTCK có thể là các nhà phát hành, các nhà đầu tư, các tổ chức lớn , họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách

hàng tiềm năng trong tương lai Bình thường khách hàng sẽ chỉ phối hoạt động của công ty, nhưng cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng

cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của CTCK Do vậy, CTCK_ nhất thiết phải xây dựng chính sách khách hàng toàn diện , vừa giữa vững nền tảng khách hàng truyền thống, vừa khai thác được khách hàng tiềm năng Đối với mỗi một nhóm đối tượng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một các tốt nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiểm năng của thị

trường

1.3.2 : Các nhân tố chủ quan

Trang 27

1.3.2.1 : Năng lực tài chính

Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Một CTCK_ có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất

thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và

máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự Những thuận lợi đó sẽ giúp CTCK nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ,

nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Do đó vốn là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh

của CTCK.Hơn nữa , vốn của CTCK nhiều hay ít lại phụ thuộc vào loại nghiệp vụ, do vậy đòi hỏi công ty phải có tiềm lực tài chính.Tiềm lực tài chính mạnh giúp cho công ty mở rộng quy mô hoạt động da dạng hóa sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí giảm thiểu rủi ro cho công ty

1.3.2.2 Co sé ha tang va công nghệ

Nguồn lực vật chất kỹ thuật , cơ sở hạ tầng sẽ phan ánh thực lực của CTCK đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai

thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại giúp công ty có thể tiếp nhận và xử lý

nhanh và chính xác các lệnh của khách hàng Điều này có ý nghĩa quan trọng

trong hoạt động của CTCK Cơ sở vật chất hiện đại là một nhân tố củng cố niềm tin của các khách hàng bởi vì như thế nhà đầu tư mới tin tưởng rằng lệnh của

mình sẽ được thực hiện nhanh chóng kịp thời Điều này cũng giúp cho nhân viên

môi giới có đủ điều kiện để tiếp cận các thông tin mới nhất để thực hiện tư vấn cho khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khách phục vụ yêu cầu của khách hàng.Cơ sở vật chất kỹ thuật của một CTCK bao gồm hệ thống các sàn giao dịch tập trung, hệ thống bảng điện tử, máy chiếu, hệ thống mạng nội bộ, trang Web của công ty và hệ thống nhập lệnh của phòng môi giới

1.3.2.3:Uy tín công ty

Trang 28

Có nhiều yếu tố để tạo nên uy tín của CTCK Và uy tín lại là một trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn một CTCK làm nhà môi giới , tư vấn hay

quản lý danh mục đầu tư Một CTCK có kinh nghiệm trong hoạt động, luôn cam

kết vì lợi ích lâu dài của khách hàng, cung cấp những dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng sẽ thu hút được khách hàng và chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh với các công ty khác Các nhà đầu tư sẽ yên tâm, tin tưởng hơn khi họ đến với một CTCK có uy tín mặc dù họ có thể chưa biết rõ về năng lực của công ty

đó Chữ “ tín “ trong hoạt động kinh doanh giúp CTCK duy trì được mối quan

hệ tốt đẹp với khách hàng 1.3.2.4 :Nguồn nhân lực

Hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng giống như việc cung cấp các dịch vụ có “hàm lượng tri thức cao”, yêu cầu về kiến thức, khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu Chính vì vậy, nhân tố con người là nhân tố quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động này Nhân viên môi giới ,tự doanh , tư vấn phải có giấy phép hành nghề

Khi mà trình độ dân trí của công chúng càng ngày càng được nâng lên thì yêu

cầu của họ đối với CTCK cũng tăng lên Họ đòi hỏi những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi vì chỉ có như thế CTCK mới có động lực để phát triển Rõ ràng, để thõa mãn được nhu cầu của khách hàng CTCK phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên có năng lực toàn diện Đối

với các nhân viên tư vấn thu hút được khách hàng đến với mình đã khó thì “ giữ

chân họ “ còn khó hơn Quyết định cuối cùng thuộc về nhà đầu tư nhưng chắc chắn là những lời khuyên hay khuyến nghị của nhà tư vấn phải đóng góp một phần không nhỏ trong quyết định của họ

1.3.2.5:Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là hình ảnh phác thảo trong tương lai của công ty

trong lĩnh vực hoạt động, khả năng khai thác các nguồn lực của công ty Bất kỳ

Trang 29

riêng, chiến lược đó có cả ngắn hạn va dai hạn Do vậy, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của CTCK_ vì đó là hệ thống các mục tiêu dài hạn cơ bản của mot CTCK , trong chiến lược kinh doanh, các nhà quản

lý để ra câc định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt được, các

phương pháp tiến hành, từ đó cụ thể hoá bằng các kế hoạch hành động Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ Một chiến lược kinh doanh đúng đắn và được thực hiện tốt trên cơ sở một nền tảng nguồn nhân lực tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Trang 30

Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

2.1:Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khốn TP HCM 2.1.1 :Thơng tin chung về công ty

Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

Tên Tiếng Anh: Hồ Chính Minh City Securities Corporation Tên viết tắt: HSC Trụ sở chính:Lầu 1,2,3 Capital Place ,6 Thái Văn Lung ,Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh Điện Thoai: (84 -8 ) 3823 3299 — FAX (84 -4) 3823 3301 Website: www.hsc.com.vn Vốn điều lệ: 394 tỷ đồng Biểu tượng công ty : hse 2.1.2: Lịch sử phát triển và hình thành

Công ty Cổ phân Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư hàng đầu tại thị trường Việt Nam Khách hàng của công ty bao gồm các nhà đầu tư tổ chức

và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và các cá nhân khác đang hoạt

động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác nhau

Được thành lập như một phần của sự hợp tác chiến lược và đầu tư của hai tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính Việt Nam - Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU- Quỹ đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước)

Trang 31

ngoài uy tín nhất tại Việt Nam - Tập đoàn Dragon Capital của Anh Quốc, HSC thừa hưởng những thế mạnh về chuyên môn và thế mạnh về tài chính của hai tổ

chức này trong việc cung cấp các dịch vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp một cách toàn diện

Các sự kiện quan trọng

Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001573/GP- HĐKD ngày 23 tháng 4 năm 2003 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 17 tháng 10 năm 2006 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp

- Tháng 5 năm 2006 : Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Nam làm tổng giám đốc

- Tháng 6 năm 2006 : Công ty tăng vốn điều lệ từ 50.000.000.000 VND lên

100.000.000.000 VND

- Tháng 8 năm 2006 :Công ty thay đổi địa điểm kinh doanh , chuyển trụ sở mới tại số 6 Thái Van Lung , quan 1 , TPHCM

- Tháng 6 năm 2007 :Công ty tăng von tir 100.000.000.000 VND lén

200.000.000.000 VND ,bổ nhiệm ông Johan Nyvene làm tổng giám đốc - Tháng 9 năm 2007 :Mở thêm chỉ nhánh tại số 6 Lê Thánh Tông , Hà Nội - Tháng 3 năm 2008:Tăng vốn điều lệ từ 200.000.000.000 VND lên 400.000.000.000 VND

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của HSC 2.1.3.1:Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Tổ chức bộ máy của HSC là một thể thống nhất gồm trụ sở chính ở thành

phố Hồ Chí Minh , một chi nhánh tại Hà Nội, và các đại lý nhận lệnh tại các

tỉnh thành phố trong cả nước thực hiện sự điều hành tập trung của trụ sở chính , đông thời phát huy tính tự chủ của chi nhánh trong khuôn khổ kế hoạch các cơ chế , quy chế phân cấp ,phân quyên cụ thể

Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của HSC

Trang 32

Hội Sở Chính HEAD OFFICE

Hội Đồng Quản Trị , Tổng Giám Đốc Các Hội Đông , Các Phòng Ban Chi Nhánh HN Trụ Sở Chính Kinh Doanh Môi Tài Chính Doanh Đầu Tư Tự Doanh Phân Tích Giới Nghiệp

Kinh Doanh Môi Quản Lý Tài Tư Vấn Kinh Doanh Trái Phiếu

Trang 33

Hình 2.2 : Mô hình của tổ chức hoạt động của HSC chi nhánh Hà Nội Chi Nhánh Tại Hà Nội Giám Đốc Chi Nhánh Kinh Doanh Môi Giới Dịch Vụ Và Giao Dịch Tư Vấn IT Tín Dụng Kế Toán Tài Chính Hành Chính +Hội đồng Quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý

cao nhất của công ty có nghĩa vụ quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội Hội đồng

quản trị có tối đa là 11 thành viên Số lượng thành viên hội đồng quản trị mỗi nhiệm kỳ do đại hội đồng cổ đông quyết định Nhiệm kỳ hoạt động của hội đồng quản trị là 5 năm

SV:Nguyễn Quang Dũng -33- Lớp: CQ 43/17.01

Trang 34

+Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, , có nhiệm vụ kiểm tra

tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo

cáo tài chính của công ty Hiện tại ban kiểm sốt cơng ty gồm có 3 thành viên, nhiệm kỳ của ban kiểm soát và của mỗi thành viên là 5 năm

+Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo chiến lược và

kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội

2.1.3.2: Cơ cấu tổ chức

Về tổng quan cơ cấu tổ chức của HSC được chia ra thành hai nhóm:

nhóm các bộ phận tạo ra doanh thu và nhóm các bộ phận hỗ trợ

* Nhóm các bộ phận tạo ra doanh thu

Bộ phận Tài chính Doanh nghiệp

Bộ phận Đầu tư Tài chính

Bộ phận Kinh doanh Môi giới Khách hàng Cá nhân

Bộ phận Kinh doanh Môi giới Khách hàng Tổ chức * Nhóm bộ phận hỗ trợ Phòng Quản lý Rủi ro Phòng Kiểm soát nội bộ và Pháp chế Phòng Tài chính Kế tốn Phịng Cơng nghệ Thông tin Phòng Hành chính Phòng Nhân sự 2.1.3.3:Nhân sự chủ chốt

Trang 35

-Ông Johan Nyvene giữ chức vụ tổng Giám đốc, là người đại diện trước pháp luật của HSC -Ơng Trịnh Hồi Giang là phó Tổng Giám đốc phụ trách Bộ phận Tài chính Doanh nghiệp -Ông Phạm Minh Phương là phó Tổng Giám đốc, phụ trách Bộ phận Đâu tư Tài chính

-Ông Võ Văn Châu trưởng ban kiểm sốt -Ơng Lãm Hữu Hồ kế toán trưởng

2.1.4:Các nghiệp vụ kinh doanh 1 Nghiệp vụ môi giới

HSC thực hiện chức năng môi giới mua, bán chứng khoán niêm yết và

chưa niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm giao dịch chứng khoán cho khách hàng dưới các hình thức nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng, nhận lệnh qua Internet hoặc điện thoại

2 Nghiệp vụ lưu ký

Là thành viên của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trang tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, HSC thực hiện việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán, các chứng từ có giá của khách hàng an toàn, hiệu quả và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán theo đúng quy

trình ISO và quy trình của trung tâm giao dịch chứng khoán

3 Nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp : Bao gồm 2 mảng chính là tư vấn cổ phần hóa và tư vấn bảo lãnh phát hành

- Tư vấn cổ phần hóa bao gồm các dịch vụ tư vấn phương án cổ phân hóa

„thực hiện định giá doanh nghiệp, tư vấn các vấn đề pháp lý và tài chính,tổ chức

các buổi giới thiệu,tư vấn tái cấu trúc

Trang 36

- Tư vấn bảo lãnh phát hành và phân phối chứng khoán bao gồm tư vấn phương án phát hành cổ phần lần đầu ,xác định giá trị cổ phiếu doanh nghiệp và giá bán cổ phần khởi điểm , hoàn tất các thủ tục bán cổ phần lần đầu

4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

HSC thực hiện mời chào, lựa chọn các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia mua chứng khoán của các khách hàng Hợp tác cùng với khách hàng

là các tổ chức kinh tế để thu hút có hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của các công ty thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK ; cam kết đáp ứng đầy đủ và đúng hạn nhu cầu vốn cho các công ty là khách hàng của HSC thông qua phương thức hợp đồng bảo

lãnh phát hành chứng khoán với chi phí hợp lý Lựa chọn và xây dựng phương

án phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu hợp lý nhằm bảo đảm cơ cấu nguồn vốn tối ưu, hiệu quả nhất cho khách hàng ; thực hiện việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu của các tổ chức phát hành và phân phối đến các nhà đầu tư trong khoảng thời gian ngắn nhất, đảm bảo huy động vốn đúng thời hạn cho tổ chức phát hành

Các dịch vụ khác như: Soạn thảo bản công bố thông tin cho đợt phát

hành, tổ chức đấu giá cổ phần với tư cách tham gia hội đồng đấu giá, là đại lý phát hành

5.Ngoài ra còn I số dịch vụ khác : - Quản lý số cổ đông của khách hàng - Mua bán cầm cố chứng khoán

2.1.5 Thực trạng các hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán HSC: 2.1.5.1: Thực trạng dịch vụ môi giới tại công ty chứng khoán HSC

Là một trong những CTCK hàng đầu ở Việt Nam HSC có được một thị

phần khá lớn bao gồm những nhà đầu tư lớn và quan trọng Sau thời gian gần 6

Trang 37

môi giới lớn nhất trên TICK Thị phần môi giới của HSC chiếm 3.5 % trong năm 2007 và tăng lên 4.6% trong năm 2008, nếu tính chung cho cả 2 sàn HOSE và HASTC thì HSC đứng thứ 5 về phí môi giới và đứng thứ 7 về giá trị giao dịch còn về môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài thì HSC chiếm thị phần

12.6% đúng thứ 3 tại HOSE sau SSI và BVSC

Bảng 2.3 :Thị phần giao dịch môi giới tại HSC năm 2007 ,2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Tỷ lệ

Vốn hóa thị trường của | 168.102 369.524 -54% HOSE Vốn hóa thị trường của | 54.730 124.796 -56% HASTC Giá trị giao dịch của HOSE | 152.615 245.651 -38% trong năm

Giá trí giao dịch của | 57.122 63.914 -11%

HASTC trong năm

Tổng giá trị giao dịch trên | 209.737 309.565 -32%

2 thị trường

Phí môi giới gộp của HSC_ | 28 32 -12%

Trang 38

Tuy nhiên , cũng phải nói thêm rang năm 2008 là một nam day biến động của TTCK Việt Nam Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt

động dịch vụ môi giới của HSC, cụ thể doanh thu môi giới năm 2008 là

28.972.268.359 VNĐ giảm 12% so với năm 2007(32.835.148.535 VNĐ ) va giảm 40% so với kế hoạch được Đại Hội Cổ Đông thông qua Giá trị giao dịch của công ty trên HOSE giảm 38 % so với năm 2007, giá trị giao dịch HASTC giảm 11 % , tong gia trị giao dịch trên 2 thị trường giảm 32% , phí môi giới gộp của HSC giảm 12%

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới và mở rộng thị phần ,trong năm 2008 HSC đã triển khai hệ thống giao dịch mới, hệ thống này đã giảm được 90% nhân lực cho việc nhập lệnh , đồng thời đưa vào sử dụng phần mềm

giao dịch qua ¡internet Vi Trade , công ty dự báo việc đưa phần mềm này vào

hoạt động sẽ làm tăng đáng kể doanh thu giao dịch môi giới qua internet của

công ty trong năm 2009 Đồng thời HSC cũng là một trong số ít những công ty

Trang 39

Bảng 2.4 :Sản phẩm dịch vụ của các CTCK Truy vấn tài Cảm cố

CTCK khoản qua SMS, Giao „ch chứng tw van

Internet trực nyền khoán dau tự SSI x x BVSC x x X FPTS X X x X ACBS X x x BSC x Agriseco x x VnDirect x X X x CK Dau khi X CK x X Thăng Long CK Việt Tín X x CK Viét Nam x CK Ha Noi X CK Quốc Tế X X CK Trang An _ |x x HSC x x x x VNS x X X X 2.1.5.2:Thực trạng nghiệp vụ tự doanh

Chính sách tự doanh của HSC là sử dụng vốn thận trọng và xác định được một chiến lược đầu tư thích hợp Bên cạnh đó, HSC đã ban hành các quy trình hướng dẫn thực hiện và giám sát hoạt động đầu tư để đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của HSC đối với từng ngành nghề đầu tư

Trang 40

và từng loại chứng khoán đầu tư Danh mục đầu tư của HSC là các khoản đầu tư dài hạn mang tính chiến lược

Kết thúc năm 2007 , doanh thu từ hoạt động tự doanh đạt gần 170 tỷ đồng , tăng 72.2% so với năm 2006 (98 tỷ đồng ) đạt 112% kế hoạch đề ra chiếm tỷ trong 75% trên tổng doanh thu của HSC năm 2007 Tuy nhiên ,sang năm 2008 sự sụt giảm mạnh của chỉ số VN Index từ mức 900 điểm vào đầu năm xuống còn 315 điểm vào thời điểm cuối năm (tương đương mức giảm trên 65%) đã khiến cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu đã bị thua lỗ chủ yếu do việc trích dự phòng giảm giá chứng khoán và bán cắt lỗ Nếu như trong 2 năm 2006 và 2007 doanh thu từ mua bán chênh lệch cổ phiếu chiếm phần lớn tỷ trọng của doanh thu tự doanh thì năm 2008 doanh thu hoạt động tự doanh lại có được chủ yếu xuất phát từ việc mua bán chênh lệch giá trái phiếu , lãi tiền gửi và trái tức

Bảng 2.5 :Doanh thu hoạt động tự doanh Doanh thu Cổ Phiếu Trái Phiếu | Tiên gửi | Tổng tài trợ giao | Cộng dịch Doanh thu từ mua bán chênh | (40.219) 136.166 - 95.947 lệch giá cổ phiếu

Doanh thu từ cổ tức trái tức lãi | 20.792 33.469 96.912 151.173

Chi phi dự phòng giảm giá rủi | (157.468) - (32.654) (190.122) TO

Tổng cộng (176.895) 169.635 64.258 56.998

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w