thực trạng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn

114 285 0
thực trạng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Trước tình hình kinh tế xã hội hiện nay, các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch về các khu vực nông thôn. Mang các dịch vụ tiện ích về ngân hàng đến với người dân nông thôn. Được biết người dân nông thôn chủ yếu làm nghề nông và thu hoạch theo mùa vụ, số tiền thu được thường dùng để tiết kiệm hơn là đầu tư nên đây là một thị trường có tiềm năng khai thác lý tưởng về các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, người dân nông thôn sống theo tập quán lâu đời của ông bà ta khi xưa “đồng tiền đi liền khúc ruột” nên để họ chịu giao đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình cho người khác giữ là một chuyện khó khăn. Hơn nữa, trình độ dân trí ở nông thôn phần đông là thấp nên hiểu biết của họ về các nghiệp vụ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Thế nên, đây cũng là một thị trường khó khai thác đối với các ngân hàng. Mặc dù vậy, việc tập trung các đồng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh là điều rất có lợi cho nền kinh tế, đồng thời giúp cho ngành ngân hàng ở nước ta phát triển rộng rãi hơn, những người dân nông thôn có điều kiện để tiếp cận với lối sống hiện đại hơn. Vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “thực trạng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn” làm đề tài nghiên cứu để phân tích và tìm ra phương án khả thi giải quyết những khó khăn trên nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho các ngân hàng ở nông thôn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. 2 Cung cấp thông tin và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm làm rõ vấn đề liên quan, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp có tính khả thi, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Tiến hành các bước cụ thể như sau: − Sưu tầm các tài liệu và các số liệu liên quan từ huyện Long Mỹ. − Tổng hợp các tài liệu thu thập được, xem xét tính xác đáng của chúng đối với vấn đề nghiên cứu. − Lựa chọn ra các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. − Phân tích kết hợp suy luận để tìm ra những thuận lợi và khó khăn của vấn đề nghiên cứu. − Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đó để tìm ra những giải pháp. 1.4 ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Người dân tại các xã, thị trấn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. 1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Giúp cho ngân hàng nhận rõ về thị trường mới ở nông thôn. Xác định những tiềm năng cũng như những khó khăn trước mắt. Từ đó, đưa ra những biện pháp thích hợp trong huy động vốn ở khu vực này. 1.6 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Bài viết gồm 6 chương: Chương 1: tổng quan đề tài Chương 2: bối cảnh nghiên cứu Chương 3: cơ sở lý luận Chương 4: phương pháp nghiên cứu Chương 5: thực trạng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của các ngân hàng tại huyện Long Mỹ Chương 6: kết luận. 4 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ 2.1.1 Lịch sử hình thành Quận Long Mỹ được thành lập năm 1908, thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm: tổng An Ninh với 6 làng, tổng Thanh Tuyên với 5 làng, tổng Thanh Giang với 6 làng. Ngày 01-10-1954, quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31-03-1955, quận nhận thêm xã Vị Thanh từ quận Giồng Riềng cùng tỉnh. Sau năm 1956, quận thuộc tỉnh Phong Dinh, gồm: tổng An Ninh với 7 xã, tổng Thanh Tuyên với 9 xã, quận lỵ đặt tại xã Long Trị. Ngày 24-12-1961, quận thuộc tỉnh Chương Thiện, gồm tổng Bình Định với 5 xã và tổng Thanh Tuyên với 4 xã. Sau 30-04-1975, Long Mỹ trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang (bao gồm cả quận Long Mỹ và thị xã Vị Thanh trước đó). Ngày 26-10-1981, Hội đồng Bộ trưởng của Việt Nam ban hành Quyết định số 119/HĐBT, tách huyện Long Mỹ thành hai huyện Long Mỹ và Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Sau huyện Mỹ thanh được đổi thanh huyện Vị Thanh và là thành phố Vị Thanh ngày nay. Hiện nay, huyện Long Mỹ có 39.621,64 ha diện tích tự nhiên và 164.865 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hoà, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên và các thị trấn: Long Mỹ, Trà Lồng. 5 2.1.2 Vị trí địa lý Huyện nằm phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy; Nam giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng; Tây giáp huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang; Đông giáp huyện Phụng Hiệp cùng tỉnh. Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp, bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong đó có các tuyến đường thủy quan trọng như: sông Cái Lớn, kênh Xáng, Nàng Mau, Trà Ban, Quản Lộ… đồng thời còn có quốc lộ 61, tỉnh lộ 42 đi qua cùng với hệ thống đường liên hiệp, liên hiệp xã rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, giao lưu và vận chuyển hàng hoá. 2.1.3 Kinh tế - xã hội Nền kinh tế chủ yếu của Long Mỹ là sản xuất nông nghiệp. Trong đó trồng trọt là phổ biến. Bên cạnh cây chủ đạo là lúa, Long Mỹ rất chú trọng đến nghề làm vườn trồng cây ăn trái, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Trong những năm gần đây, huyện Long Mỹ đẩy mạnh mô hình trồng trọt chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, qui mô lớn. Mang lại hiệu quả cao. Nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định. Huyện Long Mỹ có lợi thế về địa hình thuận lợi cho nông nghiệp, đường giao thông thuận tiện, tuy nhiên vốn xuất thân từ một huyện vùng sâu nghèo nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và bản tính cần cù của người dân địa phương, Long Mỹ đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12% năm, GDP trên đầu 6 người đạt gần 10 triệu đồng/người/năm. Dự kiến sẽ trở thành thị xã trước năm 2015. 2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ HUY ĐỘNG VỐN Kinh tế càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập của họ nhiều hơn dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi càng tăng. Tuy nhiên, dân cư ở khu vực thành thị chủ yếu là hoạt động kinh doanh, mua bán nên thu nhập thừa của họ thường được dùng để đầu tư tiếp, ít ai gửi vào ngân hàng. Bên cạnh đó, dân cư ở nông thôn đang ngày càng tiếp cận nhiều hơn đến hình thức tiết kiệm, đầu tư này. Nhận thức được vấn đề này, các ngân hàng đang có những hướng đầu tư vào thị trường vốn huy động béo bở này. Hiện nay, ngành ngân hàng ở huyện đang từng bước phát triển rất mạnh. Thời điểm trước đây khoản 2 năm trở về trước, hệ thống các ngân hàng ở khu vực huyện còn thưa thớt, toàn huyện chỉ có 2 ngân hàng quốc doanh là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội. Cùng với một phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam. Ở thời điểm này, việc đi đến ngân hàng đối với người dân còn khá xa lạ. Kinh tế khó khăn, họ chủ yếu đi vay hơn là gửi tiền. Và đó đều là những hộ nghèo vay với chính sách ưu đãi của nhà nước. Vì vậy, đó là một thời điểm không khả quan của ngân hàng thương mại tại địa phương. Nhưng những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Họ ngày càng có xu hướng đến những dịch vụ hiện đại của cuộc sống. Chính vì vậy làm cho thị trường ở huyện cũng thu hút các ngân hàng thương mại hơn. Năm 2009, có 7 2 ngân hàng thương mại đặt phòng giao dịch ở huyện là: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long. Không lâu sau đó, sang năm 2010, Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt cũng đầu tư vào thị trường này. Các phòng giao dịch tại địa phương của các ngân hàng cũng đang hoạt động với tần suất cao. Các ngân hàng đang áp dụng nhiều hình thức huy động vốn từ người dân địa phương. Mặc dù đây là một thị trường giàu tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện do tập quán của người dân nông thôn vẫn chưa quen với việc mang tiền của mình cho người khác giữ. Bên cạnh đó, kiến thức của họ về các nghiệp vụ của ngành ngân hàng chưa cao nên việc thuyết phục cũng gặp nhiều khó khăn. Một điểm khác biệt ở nông thôn và ở thành phố đó là người dân ở thành phố thường xuyên được cập nhật những thông tin về hoạt động của các ngân hàng vì vậy họ biết được ngân hàng nào có uy tín cao hơn lựa chọn dễ dàng hơn, còn đối với người dân nông thôn thì ngược lại, nên đây cũng là một mặt khó khăn cho sự lựa chọn của họ. Mặt khác, thực tế là các ngân hàng vẫn chưa vận dụng hết các chiến dịch marketing đến người dân nên chưa thật sự tiếp cận được những nhu cầu của họ và làm cho những người dân cũng chưa tiếp cận hết các tiện ít của ngân hàng. Và còn nhiều lý do như: đường xá còn nhiều khu vực chưa được thuận tiện, người dân đã quen với việc tiết kiệm bằng vàng,….Vấn đề ở đây là phải xác định hiện tại người dân đang muốn gì, cần gì và các ngân hàng có thể làm gì và cần phải làm gì. Vì vậy, việc tìm hiểu những thói quen, nhận thức, nhu cầu, thị hiếu của người dân về vấn đề này là điều rất cần thiết. 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN 3.1.1 Khái niệm vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận. Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. 3.1.2 Chức năng của vốn huy động Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá 9 các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. 3.1.3 Vai trò của vốn huy động Nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năng cạnh tranh. Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại. Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựa vào vốn huy động. Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trên thị trường. Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, thường xuyên thay đổi linh hoạt các hình thức huy động nhằm thu hút nguồn vốn từ người dân để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 3.1.4 Phân loại nguồn vốn huy động của ngân hàng. Có nhiều hình thức phân loại nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Căn cứ vào tính chất chúng ta có thể chia ra thành hai loại vốn huy động: − Vốn huy động có kì hạn 10 [...]... đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, thiết kế nghiên cứu mô tả và kết hợp nghiên cứu định lượng 4.1.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn Cung cấp thông tin và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn 4.1.2 Phương pháp chọn vùng nghiên... nhân ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của người dân huy n Long Mỹ: − Tình hình thu nhập Đặt giải thuyết Ho: không có mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian trong năm 14 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm làm rõ mục tiêu và đặc điểm đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở nông thôn , rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp có tính... hình huy động vốn của ngân hàng Đặt giải thuyết Ho: Mối quan hệ giữa số tiền gửi và thu nhập không tồn tại − Mối quan hệ giữa số tiền gửi vào ngân hàng và kì hạn gửi Đặt giải thuyết Ho: không tồn tại mối quan hệ giữa số tiền gửi và kì hạn gửi ngân hàng − Mối quan hệ giữa số tiền gửi vào ngân hàng và tuổi của khách hàng Đặt giải thuyết Ho: không tồn tại mối quan hệ giữa số tiền gửi và độ tuổi khách hàng. .. cứu Pháp luật Giao thông, thông tin liên lạc Thuận lợi An ninh Khó khăn Môi trường KT-XH Môi trường tự nhiên Kinh tế vùng THỰC TRẠNG Phương pháp, phương thức Cơ sở hạ tầng Ngân hàng THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN Sự phục vụ Marketing Công nghệ kỹ thuật GIẢI PHÁP Cách tiếp cận Khách hàng KIẾN NGHỊ 13 Tâm lý, nhận thức Kinh tế-tài chính Đặc điểm cá nhân Đặt giả thuyết: Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. ..− Vốn huy động không kì hạn Theo đề tài nghiên cứu về vần đề huy động vốn ở nông thôn nên đa số là nguồn huy động từ cá nhân và có kì hạn nên ta phân tích cụ thể cơ sở lí luận về nguồn vốn huy động có kì hạn từ cá nhân hay gọi là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ dân cư Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửi vào Ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định... nhánh ngân hàng, phòng giao dịch tại huy n Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, người dân tại các xã, thị trấn ở huy n Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Đây là địa bàn mà chi nhánh hoạt động cũng như có đông đảo khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của ngân hàng sinh sống Kết quả của đề tài sẽ phản ánh được đúng thực trạng và có giải pháp phù hợp với thị trường 4.1.3 Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu định tính và. .. cho biết mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí sau đến quyết định gởi tiền của anh/chị Rất Tiêu chí Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Khá Trung hòa ảnh Rất ảnh hưởn hưởng g 1 Lãi suất 1 2 3 4 5 2 Kì hạn gởi linh hoạt 1 2 3 4 5 3 Thủ tục gởi tiền 1 2 3 4 5 4 Phương thức nhận gốc và lãi 1 2 3 4 5 5 Uy tín Ngân hàng 1 2 3 4 5 6 Khuyến mãi Ngân hàng 1 2 3 4 5 18 7.Thái độ của nhân viên Ngân hàng 8 Bảo tiền gửi... kiệm của họ không quá 85tr nên NH rất khó để huy động ở mức này Mặt khác, ở độ tuổi từ 25 đến 45 có xu hướng gửi tiền từ 25 đến 65tr, điều này có thể lí giải rằng: ngoài việc họ đã có một lượng vốn dư thì họ còn có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi và dự trữ tiền khi cần có thể dùng đến Do đó, ngân hàng có thể huy động ở độ tuổi này 5.1.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào... được nghiên cứu để phản ánh mức độ huy động vốn tại nông thôn huy n Long Mỹ Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng giao dịch tại huy n Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2009 – 2010 Tổng hợp các thông tin từ tạp chí giới thiệu về Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại ngân hàng, sách báo về ngân hàng, internet… 15 Các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng do nhà nước ban hành Các số... 13 14 15 16 17 18 19 20 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH CHƯƠNG 5: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Ở NÔNG THÔN 5.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 5.1.1 Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng 5.1.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng Kết quả kiểm định chi-quare Binh quan so tien anh chi gui o muc nao * TN TB hang thang Crosstabulation TN TB hang thang duoi . ngân hàng ở nông thôn. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. 2 Cung cấp thông tin và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. 1.3. trường KT-XH Khách hàng GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ THỰC TRẠNG Đặt giả thuyết: Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng − Tình hình huy động vốn của ngân hàng Đặt giải thuyết Ho: Mối quan hệ giữa số tiền gửi và. tả và kết hợp nghiên cứu định lượng. 4.1.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng ở nông thôn. Cung

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan