phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đbscl pgd châu phú

48 262 0
phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đbscl pgd châu phú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nên hoạt động của các Ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của nó. Ngân hàng thương mại là các tổ chức tín dụng trung gian được xem như xương sống, là động lực của nền kinh tế. Nó thực hiện chức năng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi và phân phối lại cho các tổ chức, cá nhân cần vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn đóng vai trò trung gian trong các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và trong các hoạt động xuất - nhập khẩu. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại hoạt động theo hướng đa năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đây là một hệ thống ngân hàng hoạt động rộng khắp góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội, đất nước phát triển. Chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tỉnh An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú là một chi nhánh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Việt Nam chịu trách nhiệm huy động, cho vay vốn và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL tỉnh An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của xã hội, địa phương. Vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL PGD Châu Phú” để làm đề tài nghiên cứu TCNH 3B 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh An Giang PGD Châu Phú. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình thu nhập - Phân tích tình hình chi phí - Phân tích tình hình lợi nhuận 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Dựa trên thực tế về hoạt động kinh doanh tại Phòng Giao Dịch Châu Phú. - Sử dụng số liệu từ năm 2008 – 2010 - Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Châu Phú – An Giang. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập những số liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ( 2008 – 2010). Được Ngân hàng cung cấp từ các nguồn: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,… - Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng,… 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Công thức: y = y 1 - y 0 TCNH 3B 2 Trong đó: y 1 : Chỉ tiêu năm trước y 0 : Chỉ tiêu năm sau y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Công thức: 1 0 0 100% y y y y − ∆ = × Trong đó:y 1 : Chỉ tiêu năm trước y 0 : Chỉ tiêu năm sau y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Giúp cho ngân hàng thấy được ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động của mình từ đó đưa ra những giải pháp giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chương 2: Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tỉnh An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. TCNH 3B 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG 1.1.1 Thu nhập * Khái niệm Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ…  Các khoản mục trong thu nhập của ngân hàng Các khoản mục thu nhập mà NHTM thường có: + Thu về hoạt động kinh doanh - Thu lãi cho vay - Thu lãi tiền gửi - Thu lãi hùn vốn, mua cổ phần - Thu về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý - Thu về kinh doanh ngoại tệ - Thu về đầu tư chứng khoán - Thu về dịch vụ ngân hàng + Thu khác về hoạt động kinh doanh như: thanh toán tài sản, tài sản thừa chờ xử lí trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế… Thu nhập từng khoảng mục Tỷ trọng % từng khoảng mục thu nhập = x 100% Tổng thu nhập Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để TCNH 3B 4 từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh. 1.1.2 Chi phí  Khái niệm Chi phí ngân hàng là toàn bộ các khoản chi ra về tài sản, tiền bạc…để thực hiện quá trình kinh doanh.  Các khoản mục trong chi phí của Ngân hàng Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản sau: - Chi trả lãi tiền gửi - Chi trả lãi tiền vay - Trả lãi phát hành kì phiếu, trái phiếu - Chi phí về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý - Chi phí về kinh doanh ngoại tệ - Chi phí về mua bán chứng khoán - Chi phí khác về hoạt động kinh doanh - Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế thông thường khác như: thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí từng khoảng mục Tỷ trọng % từng khoảng mục chi phí = x 100% Tổng chi phí Chỉ số này có thể giúp nhà phân tích biết được kết cấu các khoản chi phí để có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị ngân hàng đã đề ra. 1.1.3 Lợi nhuận TCNH 3B 5  Khái niệm Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp đây là thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngân hàng, không chỉ nó quyết định sự sống còn của ngân hàng mà nó giúp cho Ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các cổ đông để ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. 1.2 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG • Chỉ số ROA Lợi nhuận ròng ROA= Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa: Cho biết chất lượng của công tác quản lý tài sản có của Ngân hàng, hệ số này càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản có càng lớn. Là chỉ tiêu quan trọng để đo lường lợi nhuận và phản ánh tình hình hoạt động của Ngân hàng. Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng thu nhập ròng. • Chỉ số ROE (%) TCNH 3B 6 Tổng thu nhập / Tổng thu nhập Tổng TS = Tổng tài sản Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn tự có tại ngân hàng: 1 đồng vốn chủ sở hữu được ngân hàng đầu tư thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận do đó chỉ tiêu này cũng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng tốt. • Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận = x 100% Thu nhập Ý nghĩa: Cho biết 1 đồng thu nhập sẽ kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Cho biết hiệu quả của phương thức hoạt động hiện tại của Ngân hàng, hệ số này càng cao - lợi nhuận ròng càng cao. Phản ánh khả năng sinh lời trong kinh doanh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Thể hiện mức thu nhập mà ngân hàng có được trong tổng số . (Thu nhập ở đây được đề cập đến là tổng thu nhập của ngân hàng). • Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%) Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng , chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM. • Tổng chi phí trên tổng tài sản TCNH 3B 7 Tổng chi phí / Tổng chi phí Tổng TS = Tổng TS Tổng chi phí / Tổng chi phí Tổng thu nhập = Tổng thu nhập Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận của mình trong tương lai. • Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%) Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu được. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phỉa nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn một chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai TCNH 3B 8 CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL (MHB) TỈNH AN GIANG PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU PHÚ & PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MHB HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG 2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế của Huyện Châu Phú Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, phía Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đường ranh giới dài 14,570 km; phía Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; phía Nam giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 29,176 km; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh. Huyện nằm trên tuyến đường du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lượt khách du lịch và khách hành hương đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vương quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú. Dân số 250.567 người, mật độ 544 người/km 2 . Hàng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ rước thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An,… Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh gạch dẫn nước vào đồng ruộng như kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dương, kênh Phù Dật, Kênh Chữ S,… TCNH 3B 9 Châu Phú là huyện có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, nền kinh tế đang từng bước phát triển. Do đó, việc phân bổ lao động, bố trí việc làm là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn đổi mới nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả trong những năm tiếp theo. Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, còn mang tính giản đơn chưa qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được trong sản xuất. Châu Phú cũng như các huyện đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp nguyên liệu, nông thủy sản (lúa, ngô, cá,…) phục vụ cho nông nghiệp của tỉnh nhà, các tỉnh khác và xuất khẩu. Đồng thời cũng là nơi cần nhiều xăng dầu, vật tư, phân bón, máy móc, hàng tiêu dùng,… để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của người dân, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện là: Thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp – xây dựng và Nông nghiệp. 2.1.2 Khái quát về Ngân Hàng MHB Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang. 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Phòng Giao Dịch Châu Phú được thành lập theo quyết định số 21/2001/QĐ-NHN-KH ngày 22/10/2001 của Tổng Giám Đốc, nhằm cung cấp các sản phẩm về huy động vốn, cho vay phục vụ các thành phần kinh tế dân cư trên địa bàn huyện Châu Phú. Tên giao dịch: Ngân Hàng phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long phòng Giao Dịch huyện Châu Phú ( MHB Bank phòng Giao Dịch huyện Châu Phú). Phòng Giao Dịch đặt tại: Số 007, đường Trần Khánh Dư, thị trấn Cái Dầu, Châu Phú – An Giang. Điện thoại: (0763).687 890 - 689 023 - 689 025 Fax: (0763).689 025 Website: www.mhb.com.vn TCNH 3B 10 [...]... hóa xã hội Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Châu Phú là Ngân hàng thương mại quốc doanh hoat động kinh doanh đa năng tổng hợp Ngân hàng là chỗ dựa thân thiết cho khách hàng khi thiếu hụt vốn hoặc thừa vốn 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng MHB Huyện Châu Phú Giám Đốc PGD Phó Giám Đốc PGD / Trưởng Bộ Phận KD / Trưởng Bộ Phận Kế Toán Kinh Doanh Khu vực KD Quản Lý Rủi... Ngân hàng cố gắng duy trì ở mức 290 tỷ đồng 2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG MHB HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG 2.2.1 Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng 2.2.1.1 Tình hình tài sản Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng MHB Phòng giao dịch Châu Phú qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản Chúng ta sẽ phân. .. cạnh chi phí lãi, Ngân hàng còn phải chi trả cho những chi phí khác nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng Những khoản chi do gồm: chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi thuế nhà nước, chi dịch vụ, chi khấu hao… tất cả gọi là chi phí ngoài lãi Khi Ngân hàng càng mở rộng hoạt động thì chi phí này càng tăng TCNH 3B 20  Lợi nhuận: Tất cả các nhận xét về một Ngân hàng như: Ngân hàng. .. lên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Để tăng lợi nhuận Ngân hàng cần tăng các khoản mục tài sản nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB huyện Châu Phú tỉnh... là PGD đang trên đà phát triển khá ổn định PGD Châu Phú đã có nhiều chính sách huy động vốn rất đáng kể, giúp cho hoạt động tín dụng của nó hoạt động tốt 2.2.2 Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng qua 3 năm 2008 – 2010 Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận... phí của Ngân hàng là các khoản chi phí ngoài hoạt động tín dụng 2.2.5 Phân tích tình hình lợi nhuận Ngoài thu nhập và chi phí thì lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng vì vậy việc phân tích lợi nhuận sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bảng 8: Tổng hợp lợi nhuận của Ngân hàng qua... tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng cũng đã góp phần làm cải thiện thu nhập của Ngân hàng 2.2.4 Phân tích tình hình chi phí Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoài thu nhập thì chi phí là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng Bảng 7: Tổng hợp chi phí của Ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu Tỷ 2008 trọng Tỷ 2009 % Chi phí HĐTD - Trả... Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, có an toàn, có phát triển hay không thì phần lớn dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là thước đo hiệu quả để đánh giá về một Ngân hàng Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, tình hình cụ thể... khoản chi phí không cần thiết của Ngân hàng Tóm lại, tình hình chi phí của Ngân hàng trong các năm gần đây nằm ở mức khá cao nhưng vẫn nằm trong tằm kiểm soát của Ngân hàng mà cao nhất là khoản chi phí từ hoạt động tín dụng khi chi m tỷ trọng đến 94,52% trong tổng chi phí của Ngân hàng mà cụ thể hơn là khoản chi phí chi trả lãi điều hòa và trả lãi tiền gửi, chi m tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí... dịch Châu Phú là khá cao so với tổng thu nhập Sự thay đổi của chi phí cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng Khoản chi phí chi m tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là chi phí từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là chi phí để chi trả lãi điều hòa và trả lãi tiền gửi của dân cư • Về chi phí từ hoạt động tín dụng: như đã nói ở trên thì chi phí từ hoạt động tín dụng là khoản chi phí chi m . tài Phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL PGD Châu Phú để làm đề tài nghiên cứu TCNH 3B 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt. hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh An Giang PGD Châu Phú. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình thu nhập - Phân tích tình hình chi phí - Phân tích tình. động kinh doanh của Ngân hàng. Chương 2: Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tỉnh An Giang Phòng Giao Dịch Châu Phú và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Chương

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan