2. Thu nhập Triệu đồng 50.088 40.248 46.446
3. Chi phí Triệu đồng 46.426 35.548 36.859
4. Lợi nhuận Triệu đồng 3.662 4.700 9.587
5. ROA (4/1) % 1,21 1,54 3,45
6. Tỷ suất lợi nhuận (4/2) % 7,31 11,63 20,64
7. Chi phí / thu nhập (3/2) % 92,69 88,32 79,36
8. Thu nhập / tài sản (2/1) % 16,54 13,19 16,73
(Nguồn: Bộ phận KD MHB PGD Châu Phú)
Lợi nhuận ròng/tổng tài sản ( ROA): là mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản, nghĩa là cứ sử dụng một đồng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này còn còn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận, như vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tại Ngân hàng qua 3 năm là khá tốt để đem đến lợi nhuận cho Ngân hàng. Tình hình biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2008 là 1,21% đến năm 2009 chỉ số này tăng lên được 1,54% sang năm 2010 thì chỉ số này có bước tăng trưởng nhảy vọt là 3,45%. Nguyên nhân chỉ số ROA của Ngân hàng khả quan như vậy là do Ngân hàng đã tận dụng rất thành công những thuận lợi sẵn có, biết cách sử dụng tài sản một cách hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận: chỉ số này phản ánh lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được có tương xứng với thu nhập mà Ngân hàng đạt được hay không. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì hoạt động của kinh doanh của Ngân hàng càng có hiệu quả.
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận Phòng giao dịch Châu Phú đều tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2008 tỷ suất lợi nhuận là 7,31%, năm 2009 là 11,63%, năm 2010 là 20,64%. Nguyên nhân là do nguồn thu từ hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch tăng, thu nhập từ các hoạt động khác tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng vẫn ổn định năm sau cao hơn năm trước.
Chi phí/thu nhập: chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này giảm qua từng năm đó là điều đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể năm 2008 là 92,69% đến năm 2009 đã giảm xuống còn 88,32% sang năm 2010 chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 79,36%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt các chính sách thực hành tiết kiệm giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Thu nhập / tài sản: Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng , chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của . Qua kết quả phân tích trên ta thấy chỉ số này trong năm 2008 đạt 16,54% có nghĩa cứ 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ
thu về được 16,54 đồng thu nhập, đến năm 2009 chỉ số này đã giảm xuống còn 13,19% như chúng ta đã biết năm 2009 là năm mà hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì nền kinh tế gặp nhiều bất ổn nên chỉ số này giảm trong năm 2009 cũng là điều dễ hiểu. Sang năm 2010 thì chỉ số này đã tăng trở lại khi đạt 16,73%. Qua đây chúng ta thấy được công tác quản trị thu nhập từ tài sản của chi nhánh không ngừng chú trọng và đạt được hiệu quả. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Chính vì thế, trong thời gian tới chi nhánh cần nổ lực quản lí tốt hơn nữa các loại tài sản, từ đó hạn chế được rủi ro và thu được kết quả tốt hơn nữa.
CHƯƠNG 3