Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,05 MB
Nội dung
MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1. Phạm vi thời gian 2 1.3.2. Phạm vi không gian 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 3 2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 5 2.1.3. Phân tích chỉ tiêu sinh lợi 7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 18 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 18 3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP 18 3.2.1. Chức năng 18 3.2.2. Nhiệm vụ 18 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 19 3.3.1. Cơ cấu tổ chức 19 3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất 20 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 20 3.4.1. Thuận lợi 20 3.4.2. Khó khăn 21 3.4.3. Phương hướng phát triển 21 3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 - 2007 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 24 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 24 4.1.1. Phân tích doanh thu theo thành phần 24 4.1.2. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 26 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ 29 4.2.1. Giá vốn hàng bán 29 4.2.2. Chi phí bán hàng 30 4.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 32 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 34 4.3.1. Phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp 34 4.3.2. Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch 37 4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 39 4.4.1. Hệ số lãi gộp 39 4.4.2. Hệ số lãi ròng 39 4.4.3. Suất sinh lời của tài sản (lợi nhuận trên tài sản ROA) 39 4.4.4. Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS) 40 4.4.5. Phương trình DuPont 40 4.4.6. Các chỉ số khác 43 4.5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 45 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 51 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 51 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 51 5.2.1. Tăng lợi nhuận 51 5.2.2. Cải thiện tình hình tài chính 55 5.2.3. Một số giải pháp khác 55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 6.1. KẾT LUẬN 57 6.2. KIẾN NGHỊ 58 PHỤ LỤC 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nói đến doanh nghiệp, người ta thường nghĩ doanh nghiệp đó có thích nghi, có đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường không? Doanh nghiệp đó đã đạt được gì, đóng góp được những gì? Hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, có hiệu quả hay không? Do đó, để thực hiện điều này ngoài đặc điểm của ngành và uy tín củ a doanh nghiệp thì một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn c ứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Do đó vấn đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghi ệp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay cùng với chính sách mở cửa chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta thời gian qua. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May” làm đề tài tốt nghiệp. GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 1 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2005-2007, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm củng cố hoạt động hiện tại và mở rộng thêm cho tương lai của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. - Đư a ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 đến năm 2007. 1.3.2. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu: - Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích thực trạng của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Đề xu ất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 2 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo. 2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt độ ng khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắ n về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 3 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồ ng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. - Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. - Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố n ội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắ n hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn. - Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh- tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 4 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 2.1.2.1. Khái niệm doanh thu - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuầ n giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.1.2.2. Khái niệm chi phí Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vậ t liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo… Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. 2.1.2.3. Khái niệm về l ợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mụ c tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 5 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Ch ỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợ i nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạ m hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 6 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. 2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời đi ểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dướ i hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn). - Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả ho ạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. 2.1.3. Phân tích chỉ tiêu sinh lợi 2.1.3.1. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận = Lợi nhuận trên tài sản (%) Tài sản GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 7 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. 2.1.3.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận ợ = L i nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng v ốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. 2.1.3.3. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận = Lợi nhuận trên doanh thu (%) Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.1.3.4. Phương trình DuPont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lậ p phương trình phân tích, lần đầu tiên được Công ty DuPont áp dụng nên được gọi là phương trình DuPont. Cụ thể: ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Vốn chủ sở hữu Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau: Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = ⎯⎯⎯⎯⎯ x ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 8 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG [...]... 1.000đ Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 – 2007 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành... CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Do doanh nghiệp có bộ máy tổ chức gọn nhẹ nên đã tiết kiệm được một phần chi phí quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. .. CHI PHÍ BÁN HÀNG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May 4.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Qua bảng 5 (xem trang 33), ta thấy năm 2006, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37.074 ngàn đồng tư ng đương 12,66% so với năm 2005 Năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 140.922... Chênh lệch Bảng 2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May 50000000 40000000 30000000 20000000 10000000 0 2005 2006 2007 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm 4.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ... kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 17 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP - Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May – chế biến kinh doanh lương thực – thức ăn chăn nuôi - Trụ sở chính:... VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May của người lao động tạo nên sức mạnh thống nhất từ Giám đốc đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 - 2007 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trang 23), ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng... 0 1.506.840 5.904.490 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Bảng 3: SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU CỦA TỪNG MẶT HÀNG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May 4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Mỗi một sự tăng,... đối tư ng phân tích SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau - Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q= a xc b Gọi Q1: kết quả kỳ phân. .. QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tư ng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế - Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích. .. xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng đúng đắn các khoản vật tư, lao động chi phí, tiền vốn, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế trong từng thời kì nhất định để xác định lãi lỗ Tuân thủ chấp hành các chế độ chính sách về kế toán thống kê - Thủ quỹ: đảm bảo thu, chi tiền mặt hợp lý GVHD: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC 19 SVTH:LÊ THANH VINH QUANG Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân . ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2005 - 2007 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỎ MAY 24 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 24 4.1.1. Phân. thêm cho tư ng lai của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. -. đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích thực trạng của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích các yếu tố