1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần gạch ốp lát việt ý datc

54 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 650,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển trong mỗi tổ chức. Để phát huy tối đa khả năng làm việc, sự nhiệt tình cống hiến của người lao động, người sử dụng lao động phải có những chính sách phù hợp để khuyến khích họ. Một trong những công cụ quan trọng được sử dụng hữu hiệu nhất là tiền lương. Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập cao hay thấp của người lao động, quyết định mức sống vật của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Mặt khác tiền lương có vai trò to lớn là nguồn thu nhập chính của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích người lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi có một chế độ trả lương hợp lý, công bằng.Tiền lương phản ánh giá trị của lao động đồng thời là yếu tố quan tâm hàng đầu của người lao động, gắn bó chặt chẽ đến lợi ích của người lao động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. Vì vậy chỉ có thể trả lương một cách công bằng, chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra được sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể nói lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp là nhân tố tích cực để phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động, tạo thành động lực quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý DATC ”. Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban trực thuộc Công ty cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC đã cung cấp cho em những tài liệu cần thiết. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên Ths Vũ Hồng Phong đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Bài khóa luận gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận vê tiền lương và các hình thức trả lương Chương II. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp Viêt Ý - DATC - 1 - CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 1.1. Bản chất và chức năng của tiền lương 1.1.1. Khái niệm tiền lương, tiền công Khái niệm tiền lương, tiền công theo giáo trình trường Đại học Lao động - Xã hội: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương (tiền công) là phần thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho NLĐ một cách có kế hoạch, trên cở sở phân phối lao động theo lao động. Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời và hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động trở thành hàng hóa, tiền lương được coi là giá cả sức lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. Còn tiền công là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động, được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế. Ngày nay người ta đã đi đến thống nhất: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cở sở thỏa thuận giữa NLĐ với NSDLĐ thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền công là số lượng tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ sau khi NLĐ đã hoàn thành một khối lượng công việc nhất định đối với các lao động trên thị trường lao động tự do. 1.1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công Trong nền kinh tế thị trường tiền lương, tiền công không chỉ bị chi phối bởi quy luật giá trị mà còn bị chi phối bởi quy luật cung cầu lao động. Nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì tiền lương sẽ giảm xuống. Ngược lại cung nhỏ hơn cấu lao động thì tiền lương sẽ tăng. Như vậy tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu vầ giá cả tư liệu. Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó như là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương. Tiền lương được biểu hiện ở hai phương diện: kinh tế và xã hội. - 2 - Về mặt kinh tế: Tiền lương là kết quả của sự thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động giữa NLĐ cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương thỏa thuận từ NSDLĐ. Về mặt xã hội: Tiền lương là số tiền đảm bảo cho NLĐ đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần nuôi con và tuổi già. Trong hoạch toán kinh tế tại doanh nghiệp, cơ quan, tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Chức năng của tiền lương 1.1.3.1.Chức năng thước đo giá trị sức lao động Tiền lương là giá cả của sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh đuợc giá trị sức lao động. Gía trị của hàng hóa sức lao động này phải được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó (đảm bảo sản xuất và tái sản xuất sức lao động) và qua mối quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động đó trên thị trường lao động. Nhờ đó nó có chức năng thước đo giá trị sức lao động được dùng: Làm căn cứ xác định mức tiền trả công cho loại lao động. Xác định đơn giá trả lương. Là cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động. 1.1.3.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động Trong quá lao động, sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Hơn nữa, người lao động còn phải học tập, tích lũy, rèn luyện kỹ năng, phải sinh con và phải nuôi dưỡng chúng. Cho nên tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải gồm vả những tư liệu sinh hoạt cho họ và cho con cái. Như vậy chức năng cơ bản của tiền lương là phải duy trì và phát triển được sức lao động cho người lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa, sức lao động là một trong những yếu tố thuộc chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Vì vậy các yếu tố cấu thành tiền lương phải đảm bỏa đựợc yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình họ, trong sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - 3 - 1.1.3.3. Chức năng kích thích Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Tiền lương có khả năng tạo động lực vật chất trong lao động. Vì vậy, khi NLĐ làm việc đạt hiệu cao phải được trả lương cao. Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích NLĐ có khả năng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong điều kiện làm việc khó khăn, nặng nhọc, độc hai nguy hiểm hơn thì phải được trả lương cao hơn. Trả lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả lao động. Chức năng kích thích của tiền lương còn thể hiện dưới góc độ thúc đẩy sự phân công lao động. Theo quy luật thị trường, lao động sẽ tái phân bổ vào các khu vực có năng suất cao để trả lương cao hơn. 1.1.3.4. Chức năng bảo hiểm, tích lũy Bảo hiểm là nhu cấu cơ bản trong qúa trình làm việc của người lao động. Trong hoạt động lao động người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày, mà còn có khả năng để lại một phần tích lũy dự phòng cho cuộc sống sau này, khi hết khả năng lao động. Chức năng tích lũy biểu hiện ở khả năng tiết kiệm của tiền lương từ người lao động phục vụ như: học tập, đầu tư vào sản xuất kinh doanh… 1.1.3.5. Chức năng xã hội Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động. Việc gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của NLĐ và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sư phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2. Cơ sở lý luận về các hình thức trả lương Trong thực tiễn công tác tổ chức tiền lương tại các cơ quan trong doanh nghiệp và thực tiễn các quá trình quan hệ lao động tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến: - Hình thức trả lương theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian. - 4 - Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản xuất, nhưng hình thức trả lương được lựa chọn phải đảm bảo: + Phù hợp với tính chất công việc. + Phải có tác động khuyến khích NLĐ quan tâm đến kết quả và hiệu quả lao động. + Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế. + Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. 1.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm * Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. * Đối tượng: Áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động. * Điều kiện áp dụng: để hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng và đem lại hiệu cần phải có đầy đủ các điều kiện sau: - Phải xác đơn giá trả lương sản phẩm chính xác. - Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. - Phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. - Phải có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn sâu về tiền lương. Tiền lương người công nhân nhận được sẽ được tính theo công thức: TL SP = ∑ = n i 1 ĐG i x SP i Trong đó: + TL SP : Tiền lương sản phẩm công nhân nhận được. + ĐG i : Đơn giá tiền lương trả cho sản phẩm thứ i mà công nhân tạo ra. + SP i : Số lượng sản phẩm i làm ra. + n: Số sản phẩm các loại do công nhân làm ra. Đơn giá tiền lương là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm là căn cứ để tính lương sản phẩm cho công nhân. Đơn giá tiền lương được tính theo hai cách: Theo mức sản lượng hoặc mức thời gian: * Theo mức sản lượng ĐG = CBCV L M SL PC+ - 5 - Trong đó:+ ĐG SP : Đơn giá sản phẩm. + L CBCV : Lương cấp bậc công việc. + M SL : Mức sản lượng. + PC: phụ cấp lương. Mức sản lượng là số lượng sản phẩm được quy định để một công nhân có trình độ thành thạo tương ứng với công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức kỹ thuật công nghệ nhất định. * Theo mức thời gian ĐG = L CBCV x M TG Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm L CBCV : Lương cấp bậc công việc M TG : Mức thời gian hao phí cho một đơn vị sản phẩm Mức lương thời gian: Là đại lượng thời gian lao động cần thiết được quy định cho việc hoàn thành một công việc nào đó được quy định để một công nhân hay một nhóm công nhân thuộc một nghề nào đó có trình độ thành thạo ứng với mức độ phức tạp công việc phải thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất nhất định. 1.2.1.1. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân * Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho NLĐ căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà NLĐ làm ra. * Đối tượng áp dụng: Áp dụng để trả cho trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập riêng biệt và công tác định mức, nghiệm thu sản phẩm có thể được thực hiện một cách dễ dàng. * Cách tính tiền lươngnhư sau: ĐG = CBCV ( L ) MSL PC+ hoặc ĐG = (L CBCV + PC) x M tg TL SPi = ĐG x Q i Trong đó: + TL SiP : Tiền lương sản phẩm trả cho NLĐ. + ĐG: Đơn giá tiền lương của sản phấm. + Q i : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của công nhân i. - 6 - * Ưu, Nhược điểm - Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính toán được tiền lương của mình, khuyến khích người lao động sản xuất ra nhiều sản phẩm, do đó năng suất lao động không ngừng tăng. - Nhược điểm: + Vì số sản phẩm tăng đồng nghĩa với việc tiền lương tăng nên chế độ trả lương này dễ khiến cho NLĐ chạy theo số lượng sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng. Mặt khác NLĐ chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng vì vậy gây ra lãng phí vật tư, nguyên nhiên liệu. + Chế độ trả lương này mang tính cá nhân vì vậy không khuyến khích tính hợp tác giữa những NLĐ. 1.2.1.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể * Khái niệm: Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay công việc trả cho tập thể. * Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho những công việc không thể tách rời từng chi tiết cần phải có một nhóm công nhân cùng thực. * Cách tính như sau: Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước sau đây: Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương cho tập thể ĐG tt = CBCV 1 L PC MSL n i + = ∑ Hoặc: ĐG tt = ( ) CBCV 1 L PC x Mtg n i + = ∑ TLsp tt = ĐG tt x Qt tt Trong đó: + ĐG tt : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tập thể. + 1 n i= ∑ (L cbcv + PC): Tổng số tiên lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả tổ. + n: Số công nhân trong tổ. + M SLl : Mức sản lượng quy định cho cả tổ. + M tg : Mức thời gian hoàn thành cho cả tổ. - 7 - Bước: Tính lương cho từng người: Có nhiều phương pháp chia lương sản phẩm tập thể a. Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh Các bước tiến hành chia lương như sau: Bước 1: Tính tiền lương thực tế của từng công nhân TL tgi = ML tgi x T LVTTi Trong đó: + TL tgi : Tiền lương thời gian của công nhân i. + ML tgi : Mức lương thời gian của công nhân i. +T LVTTi : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i. Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh Hđc = sptt tgtt TL TL ∑ ∑ Trong đó: + Hđc: Hệ số điều chỉnh. + sptt TL ∑ : Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm. + tgtt TL ∑ : Tổng tiền lương thời gian của của tổ, nhóm. Bước 3: Tính lương cho từng người trong tổ (TL spi ) TL spi = H đc x TL tgi b. Phương pháp thời gian hệ số Các bước tiến hành chia lương như sau: Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân T qđi = HSLi x T LVTTi Trong đó: + T qđi : Thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i. + HSLi: Hệ số lương của công nhân i. + T LVTTi : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i. Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đơn vị thời gian quy đổi (TL1T qđ ) TL1T qđ = sptt q i TL T đ ∑ ∑ Bước 3: Tính lương sản phẩm cho từng công nhân (TL spi ) TL spi = TL1T qđ x T qđi - 8 - c-Phương pháp chia lương theo điểm bình và hệ số lương Các bước tiến hành chia lương như sau: Bước 1: Tính điểm quy đổi của từng công nhân (Đqđi) Đ qđi = Đi x HSLi Trong đó: + Đ qđi : Điểm quy đổi của công nhân i. + Đi: Điểm được bình của công nhân i. + HSLi: Hệ số lương của công nhân i. Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 điểm quy đổi (TL1Đqđi) TL1Đ qđ = sptt q i TL đ Đ ∑ ∑ Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân (TL spi ) TL spi = TL1Đ qđ x Đ qđi * Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Tiền lương được trả cho cả tổ làm việc vì vậy để nâng cao tiền lương đòi hỏi các thành viên trong tổ phải nâng cao tinh thần hợp tác trong lao động vì vậy mà chế độ trả lương này khuyến khích tinh thần hợp tác, nâng cao ý thức trách nhiệm, phối hợp công việc của các thành viên. - Nhược điểm: + Không nâng cao năng suất cá nhân vì số sản phẩm làm ra là sản phẩm của cả tổ nếu cả tổ không đoàn kết làm tốt công việc được giao thì số sản phẩm sẽ giảm. Kết quả lao động của người này phụ thuộc vào lao động của người khác. + Không công bằng nếu các thành viên trong tổ cố gắng không giống nhau mà tiền lương lại hưởng như nhau. 1.2.1.3. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp * Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn gía tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính * Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho công nhân phụ làm các công việc phục vụ, phụ trợ. *Cách tính như sau: ĐG pi = ( L CBCNP + PC P ) x M tg x H PVi - 9 - Hoặc ĐG Pi = CBCNP P SL L PC M + TL spp = Pi GĐ ∑ x Q i Trong đó: + ĐG pi : Đơn giá tiền lương sản phẩm công nhân phụ khi phục vụ công nhân i. + (L CBCNP + PC P ): Lương cấp bậc và phụ cấp của công nhân phụ. + M SL và M tg : Mức sản lượng và mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ. + H PVi : Hệ số phục vụ vủa công nhân phụ đối với công nhân chính i. +TL spp : Tiền lương sản phẩm của công nhân phụ. + Q i : Sản lượng hoàn thành của công nhân chính thứ i. * Trường hợp 1: Một công nhân phụ phục vụ 1công nhân chính hoặc một nhóm công nhân chính có cùng định mức như nhau: ĐG P = ( L CBCNP + PC P ) x M tg Hoặc ĐG Pi = CBCNP P SL L PC M + TL spp = ĐG p x Q Trong đó: + ĐG p : Đơn giá sản phẩm của công nhân phụ. + Q: Sản lượng thực tế hoàn thành của công nhân chính. * Ưu, Nhược điểm - Ưu điểm: Khuyến khích người công nhân phục vụ làm việc tốt hơn cho người công nhân chính làm ra nhiều sản phẩm. - Nhược điểm: Tiền lương công nhân phụ nhận được phụ thuộc lớn vào kết quả làm việc của công nhân chính, do đó cũng hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ. 1.2.1.4. Hình thức trả lương sản phẩm khoán * Khái niệm: Là chế độ trả lương cho người lao động hay cho một tập thể căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiên lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. * Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với những công việc khó giao chi tiết mà phải giao cả khối lượng công việc hay nhiều việc tổng hợp yêu cầu làm xong trong một thời gian xác định. - 10 - [...]... với công việc, với tổ chức vì cho rằng những cố gắng của mình không được đền bù xứng đáng, tăng tỷ lệ di chuyển gây ra tình trạng mất ổn định của tổ chức - 18 - CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT VIỆT Ý - DATC 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý - DATC 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC. .. nhất góp vốn mua lại nhà máy cảu Công ty DATC, IMC và các cổ đông khác, Công ty Gạch ốp lát Việt Ý – DATC đã được thành lập Tên công ty : Công ty Cổ phần gạch ốp lát Việt Ý – DATC Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Italy tile – DATC Joint Stock Tên viết tắt bằng tiếng anh: VID Số điện thoại : 0350.38847872 Số F ax: 0350.3847871 Số tài khoản: 10201 000 566779 – Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định Mã số... mô hình thức trả lương sản phẩm lại thương xuyên biến động, do công ty không đạt được sự ổn định về số lượng nhân lực qua các thời kỳ Tình trạng NLĐ nhảy việc, bỏ việc do tính chất công việc nặng nhọc trong khi lương thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này 2.3.3 Phân tích các hình thức trả lương tại công ty 2.3.3.1 .Hình thức trả lương theo sản phẩm a Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho công. .. gian Hình thức trả lương này hiện nay được áp dụng cho những người lao động làm công tác quản lý tại công ty và những lao động gián tiếp khác như nhân viên kinh doanh tại các cửa hàng đại lý do Công ty uỷ quyền Hình thức trả là trả lương theo khoán công việc, chức năng - nhiệm vụ của từng cán bộ, phòng ban trong Công ty Với việc áp dụng cách tính lương theo thang bảng lương của nên việc tính lương. .. hình thức trả lương nào là phù hợp nhất, dễ đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động Bên cạnh đó, hình thức trả lương là thống nhất đối với người lao động trong cùng một tổ sản xuất, giữa các tổ sản xuất có tính chất công việc giống nhau… Điều này đảm bảo sự công bằng trong phân phối tiền lương trong doanh nghiệp 2.3.Thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp. .. kênh bán hàng như bán hàng qua các đại lý, qua các dự án và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Nguyên liệu Nghiền liệu Sấy phun Ép Sấy Nung Tiêu thụ Mài Đóng gói Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát tại Công ty 2.1.6 Bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC được tóm lược qua sơ đồ sau: Tổ chức bộ máy của công ty là mô hình trực tuyến chức năng đảm bảo tính... lao động - 35 - Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ TNLĐ Ltnlđ = x Số ngày nghỉ TNLĐ Ncđ E Ltg: tiền lương CBCNV bị tạm giữ, tạm giam, thời gian nghỉ do tạm đình chỉ công việc: Tiền lương cấp bậc + PCL theo hợp đồng của tháng trước liền kề Ltg = x Số ngày tạm giam x 50% Ncđ 2.4 Đánh giá thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC 2.4.1 Những kết... sản phẩm gạch ốp lát của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm Công ty không ngừng phát triển, góp phần tăng nguồn ngân sách cho địa phương và tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho nhiều lao động của tỉnh Nam Định 2.1.2 Chức năng của Công ty Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp lát Granite, Ceramic và các ngành... định hình thức trả lương trong doanh nghiệp Các đặc điểm này sẽ đặt ra yêu cầu trong việc doanh nghiệp sẽ xây dựng cách thức tính trả lương cho người lao động Với tính chất loại hình lao động đơn giản (chiếm đại đa số), việc xây dựng hình thức trả lương đặt ra yêu cầu không được quá khó đối với việc tính toàn của NLĐ Theo đó,căn cứ vào đặc điểm trên của doanh nghiệp mà Công ty quyết định áp dụng các hình. .. Gạch ốp lát Việt Ý – DATC được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0703000907 ngày 12/11/2007 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Nam Định cấp.Tiền thân của Công ty Cổ phần gạch ốp lát Việt Ý – DATC ( sau đây được gọi là công ty) trước đây là Nhà máy gạch Granite Thiên Thạch ( thuộc công ty Xây lắp I Nam Định) được thành lập vào tháng 11/2003 Nhà máy đã tồn tại và phát triển gần 2 năm, đến tháng 5/2005 nhà máy . TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT VIỆT Ý - DATC 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý - DATC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Cổ phần. chọn đề tài: Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý DATC ”. Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban trực thuộc Công ty cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC đã cung. trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Việt Ý – DATC Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Gạch ốp Viêt Ý - DATC - 1 - CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Tiệp – TS. Lê Thanh Hà, 2007, Giáo trình Tiền lương – Tiền công, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
2. PGS.TS Nguyễn Tiệp, 2007, Giáo trình Tổ chức lao động , Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
3. TS. Lê Thanh Hà, 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực I, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
4. NĐ số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước Khác
5. NĐ 108/2010/NĐ-CP ngày 29-10-2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở Cty, DN, HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt nam có thuê mướn lao động Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w