Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
623,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH ooo LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện Ths. TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG TRẦN MINH THIỆN MSSV: 4043470 Lớp: Tài chính – Tín dụng 02 K30 Cần Thơ - 2008 Trang i LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức rất quý báu, qua đó em có thể hoàn thành chương trình học của mình. Hơn thế nữa những kiến thức đó còn là hành trang vững chắc cho em trên con đường lập nghiệp sau này. Được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, em được nhận vào thực tập tại cơ quan từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Trong thời gian thực tập, em nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như các anh chị tại phòng tín dụng và phòng kế toán trong việc tiếp thu kiến thức và thu thập số liệu để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Nhờ những điều đó em mới có thể hoàn thành được đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội” mà em đã chọn. Trước hết em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã dạy bảo em trong thời gian qua, sau nữa em xin cảm ơn cô Trần Thụy Ái Đông đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Đồng thời em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của Ban lãnh đạo cũng như các anh chị trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã dành cho em trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị trong Ngân hàng lời chúc sức khỏe và thành công. Sinh viên thực hiện Trần Minh thiện Trang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu sử dụng trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đây. Sinh viên thực hiện Trần Minh thiện Trang iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Không gian 2 1.3.2. Thời gian 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Phương pháp luận 4 2.1.1. Khái quát về tín dụng 4 2.1.1.1. Các khái niệm 4 2.1.1.2. Chức năng của tín dụng 4 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng 5 2.1.2. Phân loại tín dụng 6 2.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 6 2.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 7 2.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng 7 2.1.3. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng 7 2.1.3.1. Nguyên tắc tín dụng 7 2.1.3.2. Điều kiện cho vay 8 2.1.3.3. Đối tượng cho vay 9 2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng 9 2.1.4.1. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) 9 2.1.4.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%) 9 2.1.4.3. Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ (%) 10 2.1.4.4. Hệ số thu nợ (%) 10 Trang iv 2.1.4.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 10 2.1.4.6. Rủi ro tín dụng (%) 11 2.2. Phương pháp nghiên cứu 11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 12 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12 3.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành 13 3.2.1. Cơ cấu tổ chức 13 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 15 3.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 17 3.4. Thuận lợi và khó khăn 19 3.4.1. Thuận lợi 19 3.4.2. Khó khăn 20 3.5. Định hướng phát triển của ngân hàng 20 3.5.1. Tôn chỉ hoạt động 20 3.5.2. Mục tiêu tổng quát 20 3.5.3. Kế hoạch trong thời gian tới 20 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI TRONG 3 NĂM 2005, 2006 VÀ 2007 22 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn 22 4.2. Phân tích doanh số cho vay 25 4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn 25 4.2.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 28 4.3. Phân tích doanh số thu nợ 30 4.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn 31 4.3.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 32 Trang v 4.4. Phân tích dư nợ 34 4.4.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay 34 4.4.2. Dư nợ theo ngành kinh tế 36 4.5. Phân tích nợ xấu 38 4.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 41 4.6.1. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) 41 4.6.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%) 42 4.6.3. Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ (%) 43 4.6.4. Hệ số thu nợ (%) 44 4.6.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 45 4.6.6. Rủi ro tín dụng (%) 46 Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 47 5.1. Những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 47 5.1.1. Những mặt đạt được 47 5.1.2. Hạn chế 48 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 48 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn 48 5.2.2. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ 49 5.2.3. Đối với hoạt động thu nợ 51 5.2.4. Đối với mạng lưới hoạt động 52 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 6.1. Kết luận 53 6.2. Kiến nghị 54 6.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 54 6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 57 Trang vi DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005, 2006 & 2007 17 Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2005, 2006 & 2007 23 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2005, 2006 &2007 26 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 & 2007 28 Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007 31 Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007 33 Bảng 7: DƯ NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007 34 Bảng 8: DƯ NỢ THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 & 2007 36 Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NĂM 2005, 2006 & 2007 38 Bảng 10: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ XẤU NĂM 2005, 2006 & 2007 40 Bảng 11: CHỈ TIÊU TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN 41 Bảng 12: CHỈ TIÊU TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 42 Bảng 13: DƯ NỢ NGẮN (TRUNG VÀ DÀI) HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ 43 Bảng 14: CHỈ TIÊU HỆ SỐ THU NỢ 44 Bảng 15: CHỈ TIÊU VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG 45 Bảng 16: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ (RỦI RO TÍN DỤNG) 46 Trang vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SHB 14 Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005, 2006 & 2007 18 Hình 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005, 2006 & 2007 23 Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY NĂM 2005, 2006 & 2007 26 Hình 5: CƠ CẤU CHO VAY THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007 28 Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007 31 Hình 7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2005, 2006 & 2007 35 Hình 8: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 & 2007 37 Hình 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NĂM 2005, 2006 & 2007 39 Hình 10: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN NĂM 2005, 2006 & 2007 41 Hình 11: DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005, 2006 & 2007 42 Hình 12: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ CÁC NĂM 2005, 2006 & 2007 43 Hình 13: HỆ SỐ THU NỢ CÁC NĂM 2005, 2006 & 2007 44 Hình 14: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NĂM 2005, 2006 & 2007 45 Hình 15: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007 46 Trang viii TÓM TẮT Qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 hoạt động tín dụng của SHB có sự gia tăng đáng kể, các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng như nợ xấu hàng năm đều tăng lên, hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng ngày càng giảm. Do đó Ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Trang ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang nới lỏng dần các quy định về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng. Theo lộ trình, sắp tới các ngân hàng nước ngoài được thực hiện đầy đủ mọi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam tất yếu sẽ tăng lên, sự canh tranh không chỉ diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngoài. Để tồn tại và phát triển , đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, nhanh chóng tiếp cận và phát triển dịch vụ ngân hàng mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình đặc biệt là hoạt động tín dụng vì đây là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng. Thành phố Cần Thơ hiện là thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang tranh thủ lợi thế hiện có để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và dân cư cũng tăng lên đòi hỏi các ngân hàng trong cả nước nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói riêng cần chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trải qua gần 15 năm hoạt động Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (trước đây là ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái) được xem là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu năm. Từ Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn chuyển sang Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị vào năm 2006, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đang tích cực đổi mới và hoàn thiện hoạt động tín dụng của mình. Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với Ngân hàng vì đây là hoạt động mang lại hơn 80% thu nhập hàng năm. Nhận thấy được tầm quan trọng Trang 1 [...]... hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và để biết được trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã đạt được những kết quả như thế nào, em đã chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt. .. được kết quả đó là do trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (Military Bank), Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank), qua đó gia tăng số lượng khách hàng giao dịch qua Ngân hàng và nâng cao đáng kể lượng vốn này... vốn tín dụng, - Dùng đồ thị và biểu bảng - Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu Trang 11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân. .. thuận lợi cho các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung - Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đã chuyển đổi từ hình thức ngân hàng nông thôn sang hình thức thương mại cổ phần đô thị là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng gia tăng nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động 3.4.2 Khó khăn - Việt Nam gia nhập WTO, cho phép các ngân hàng nước ngoài... hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 từ đó đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài gồm có những mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát tình hình huy động vốn của SHB qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 - Phân tích hoạt động tín dụng của SHB qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 thông qua phân tích. .. đây là Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Trải qua quá trình hoạt động, ngân hàng Nhơn Ái nay là ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã có những phát triển to lớn Đến cuối năm 2007 Trang 12 tổng nguồn vốn đã đạt đến 12.374.101,4 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng hiện... theo thời hạn và theo ngành kinh tế - Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SHB - Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hạt động tín dụng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB Hội sở Cần Thơ) 1.3.2 Thời gian Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập từ hoạt động kinh doanh của SHB qua 3 năm 2005,... có trình độ đại học Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển,... các ngân hàng trong nước Các ngân hàng sẽ gặp thách thức không nhỏ khi đối thủ là những ngân hàng có nguồn vốn mạnh và nhiều kinh nghiệm trên thương trường Trang 19 - SHB mới đổi tên và chuyển đổi sang hình thức Thương mại cổ phần đô thị vào đầu năm 2006 nên có ít người biết đến Ngân hàng Điều này cũng hạn chế lượng khách hàng đến giao dịch, gửi tiền vào Ngân hàng 3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG... tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại việt Nam Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân Hàng Nhà . cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trải qua gần 15 năm hoạt động Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (trước đây là ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái) được xem là ngân hàng có lịch sử hoạt. hoạt động lâu năm. Từ Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn chuyển sang Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị vào năm 2006, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đang tích cực đổi mới và hoàn thiện hoạt động. hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 từ đó đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với ngân hàng. 1.2.2.