Định hướng phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 29 - 68)

3.5.1. Tôn chỉ hoạt động

SHB sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính để cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.5.2. Mục tiêu tổng quát

Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.5.3. Kế hoạch trong thời gian tới

Đại hội cổ đông họp ngày 25/03/2008 đã nêu ra một số chỉ tiêu trong năm 2008 như sau

- Tổng tài sản: 21.000 tỷ đồng; - Vốn tự có: 5.000 tỷ đồng; - Vốn huy động: 15.250 tỷ đồng; - Các khoản đầu tư: 1.800 tỷ đồng;

- Dư nợ tín dụng: 11.000 tỷ đồng; - Lợi nhuận trước thuế: 750 tỷ đồng; - Quỹ lương: 120 tỷ đồng; - Thù lao Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát: 9 tỷ đồng;

CHƯƠNG 4

TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI TRONG 3 NĂM 2005, 2006 VÀ 2007

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. hoạt động huy động vốn không những có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng một mặt đem lại cho Ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mặt khác giúp Ngân hàng nắm bắt thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân, có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng có căn cứ để qui định mức vốn đầu tư cho vay đối với khách hàng đó. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.

Những năm qua, SHB đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cao chất lượng công tác huy động vốn để gia tăng nguồn vốn huy động, tăng cường vốn cho nền kinh tế và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng. Qua ba năm vừa qua, tổng vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên, nguồn vốn huy động năm sau đều cao hơn năm trước. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2005, 2006 & 2007

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

So sánh chênh lệch

2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tiền gửi của Tổ chức tín dụng khác (VND) 20.000 402.000 7.091.784,9 382.000 1910 6.689.784,9 1664,1

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư 176.991,6 368.001 2.804.868,8 191.009,4 107,9 2.436.867,8 662,2

+ Bằng VND 176.991,6 352.570,3 9.447.800,6 175.578,7 99 9.095.230,3 2579,6

+ Bằng ngoại tệ 0 15.430,7 448.853,1 15.430,7 - 433.422,4 2808,8

Tổng 196.991,6 770.001 9.896.653,7 573.009,4 290,9 9.126.652,7 1185,3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB các năm 2005, 2006 và 2007)

Hình 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005, 2006 & 2007 Năm 2005 10% 90% Năm 2006 52% 48% Năm 2007 72% 28% tín dụng khác

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư

Trong ba năm qua, vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên, năm 2005 tổng vốn huy động của Ngân hàng là 196.991,6 triệu đồng, nguyên nhân vốn huy động năm 2005 thấp là do Ngân hàng chỉ hoạt động tập trung ở địa bàn tỉnh Cần Thơ mà chưa có các phòng giao địch ở các tỉnh khác. Cuối năm 2006, SHB mở thêm các chi nhánh ở Thành phố hồ Chí Minh và Hà Nội, từ đó làm cho vốn huy động tăng lên 770.001 triệu đồng trong năm 2006. Đến năm 2007 vốn huy động của Ngân hàng là 9.896.653,7 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng cao như vậy là do các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần chiếm được thị phần, hơn nữa Ngân hàng tiếp tục mở thêm các chi nhánh mới ở nhiều tỉnh thành làm gia tăng khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể từng loại tiền gửi trong vốn huy động của Ngân hàng như sau:

Tiền gửi của Tổ chức tín dụng khác

Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích thanh toán giữa các ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này không ngừng tăng lên trong ba năm năm qua. Năm 2005 là 20.000 triệu đồng, sang năm 2006 đã tăng lên 402.000 triệu đồng, tăng 382.000 triệu đồng tương đương 1910% hay tăng gấp hơn 20 lần. Con số này ở năm 2007 là 7.091.784,9 triệu đồng tăng gấp hơn 17 lần so với năm 2006. Có được kết quả đó là do trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (Military Bank), Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank),... qua đó gia tăng số lượng khách hàng giao dịch qua Ngân hàng và nâng cao đáng kể lượng vốn này trong ba năm qua

Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác trong tổng vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức tín dụng tại SHB là 10%, sang năm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 52% tổng vốn huy động và năm 2007 là 72%. Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ thanh toán của Ngân hàng với các Tổ chức tín dụng khác đã gia tăng đáng kể qua ba năm vừa qua. Ngân hàng cần phát huy và tận dụng tốt nguồn vốn này để mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư

Đây là nguồn vốn huy động thứ hai của Ngân hàng. Mặc dù tỷ trọng loại vốn này trong tổng vốn huy động có giảm qua ba năm, cụ thể năm 2005 là 90%, năm 2006 giảm còn 48% và năm 2007 chỉ là 28%. Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư tăng khá cao qua ba năm vừa qua. Năm 2005 nguồn vốn này đạt 176.991,6 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên gấp hơn hai lần đạt 368.001 triệu đồng, tăng 191.009,4 triệu đồng tương đương tăng 107,9%. Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ tăng nguồn vốn này rất cao, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư năm 2007 là 2.804.868,8 triệu đồng, tăng 2.436.867,8 triệu đồng tức 662,2%. Điều này có thể là do nhiều doanh nghiệp thừa vốn nên tạm thời gửi vào ngân hàng xem như một cách kinh doanh an toàn và ít tốn kém. Đây cũng là kết quả của mức lãi suất phù hợp của SHB, mức lãi suất huy động của Ngân hàng ba năm qua như sau:

Loại tiền gửi Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

+ Không kỳ hạn: 0,36%/tháng 0,37%/tháng 0,39/%tháng

+ Ngắn hạn: 0,815%/tháng 0,825%/tháng 0,917%/tháng

+ Trung hạn: 0,825%/tháng 0,917%/tháng 0,93%/tháng

Tóm lại, tình hình huy động vốn của SHB có bước tiến tốt trong ba năm vừa qua, đáp ứng tốt vào nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Điều này cho thấy SHB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, cùng với mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng đã khiến cho lượng vốn huy động của Ngân hàng không ngừng gia tăng. Đây là kết quả đáng mừng và Ngân hàng cần tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của mình, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, thu hút nhiều nguồn khác nhau để thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả hơn, làm tăng vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.

4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn 4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số

Năm 2005 68% 32% Năm 2006 67% 33% Năm 2007 70% 30%

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn

vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2005, 2006 &2007

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh chênh lệch 2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 327.468 480.776 4.146.451,2 153.308 46,8 3.665.675,2 762,5 Trung và dài hạn 153.562 236.398 1.809.209,3 82.836 53,9 1.572.811,3 665,3 Tổng 481.030 717.174 5.955.660,5 236.144 49,1 5.238.486,5 730,4

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY NĂM 2005, 2006 & 2007

Nhìn chung cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng không có sự thay đổi nhiều trong ba năm qua. Cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm

2005 là 68%%, năm 2006 giảm xuống 67%% và năm 2007 tăng lên 70%. Còn cho vay trung và dài hạn trong năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 32%%, 33% và 30% tổng doanh số cho vay. Mặc dù cơ cấu cho vay không thay đổi nhiều nhưng xét về số tuyệt đối thì qua ba năm vừa qua doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2005 tổng doanh số cho vay là 481.030 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên 717.174 triệu đồng, tăng 49,1% so với năm 2005. Trong đó tốc độ tăng cho vay ngắn hạn so với năm 2005 là 46,8%, còn tốc độ tăng cho vay trung và dài hạn là 53,9%. Sang năm 2007, tổng doanh số cho vay của SHB là 5.955.660,5 triệu đồng tăng 730,4% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 4.146.451,2 triệu đồng tăng 3.665.675,2 triệu đồng hay 762,5% so với năm 2006, cho vay trung và dài hạn là 1.809.209,3 triệu đồng tăng 1.572.811,3 triệu đồng tương đương tăng 665,3% so với năm 2006. Có được kết quả đó là do việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, đơn giản hóa những thủ tục xin vay vốn cùng với mức lãi suất cho vay phù hợp. Theo thông tin từ phòng tín dụng SHB, mức lãi suất cho vay của Ngân hàng những năm qua dao động như sau:

Thời hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

- Ngắn hạn 1,2 - 1,25%/tháng 1,15 – 1,2%/tháng 1,2 – 1,25%/tháng - Trung,dài hạn 1,25 - 1,35%/tháng 1,25- 1,3%/tháng 1,3 – 1,35%/tháng

Ta thấy mức lãi suất cho vay của Ngân hàng có độ biến động ít trong năm và giữa các năm. Hơn nữa đây là mức lãi suất không cao, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên trong những năm qua.

Doanh số cho vay của Ngân hàng ba năm qua có chuyển biến tốt, tổng doanh số cho vay của năm sau đều cao hơn năm trước. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm giảm mức độ rủi ro đồng thời có thể nhanh chóng thu nợ và tái đầu tư tín dụng.

4.2.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

NGÀNH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nông , lâm nghiệp 481.030 179.067 876.987

Thủy sản - 2.568 919.713

Xây dựng - - 2.046.967

Thương mại - 535.539 2.026.388

Dịch vụ - - 85.605,5

Tổng 481.030 717.174 5.955.660,5

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 5: CƠ CẤU CHO VAY THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vốn vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng Trong những năm qua, SHB đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng cũng gia tăng trong ba năm vừa qua.

Cụ thể trong năm 2005, Ngân hàng còn mang hình thức ngân hàng nông thôn cho nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay của Ngân hàng với ngành nông nghiệp là 481.030 triệu đồng chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2005. Sang năm 2006, Ngân hàng đã chuyển sang hình thức ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị nên hoạt động cho vay đã mở rộng ra thêm nhiều ngành khác nhau. Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 717.174 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay đối với nông, lâm nghiệp là 179.067 triệu đồng chiếm 24,97% doanh số cho vay, cho vay đối với ngành thủy sản là 2.568 triệu đồng tương đương 0,36% tổng doanh số cho vay, còn lại 74,6% là cho vay đối với ngành thương mại tức 535.539 triệu đồng. Ta thấy trong năm 2006, Ngân hàng đã giảm bớt cho vay đối với ngành nông nghiệp và tập trung cho vay ngành thương mại vì nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành thương mại tăng cao. Đây là dấu hiệu tốt vì thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao đồng thời tốc độ quay vòng vốn cũng lớn, Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao.

Sang năm 2007, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng đáng kể lên mức 5.955.660,5 triệu đồng trong đó chủ yếu là cho vay đối với thương nghiệp và xây dựng. Cụ thể cho vay thương nghiệp là 2.026.388 triệu đồng chiếm 34,02% tổng doanh số cho vay, cho vay đối với ngành xây dựng là 2.046.967 triệu đồng tương đương 34,37% doanh số cho vay năm 2007. Còn lại cho vay đối với các ngành nông, lâm nghiệp là 876.987 triệu đồng tương đương 14,73%, ngành thủy sản là 919.713 triệu đồng hay 15,44%, và ngành dịch vụ là 85.605,5 triệu đồng tức 1,44% doanh số cho vay năm 2007. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, hoạt động cho vay của Ngân hàng tập trung nhiều đối với ngành xây dựng và thương mại. Năm 2007, nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao là nguyên nhân khiến doanh số cho vay của

tỷ trọng cho vay thương mại trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng về con số tuyệt đối thì tăng gấp gần 4 lần. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã dần tạo được sự tin cậy của khác hàng, thu hút ngày càng nhiều khác hàng đến vay vốn làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc đầu tư mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng là nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay.

Tóm lại, doanh số cho vay không ngừng tăng lên trong ba năm qua là dấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 29 - 68)