Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 47 - 68)

Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Nợ xấu làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để thấy được tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, ta xem qua bảng số liệu sau:

Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NĂM 2005, 2006 & 2007

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh chênh lệch 2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền % Số tiền %

Nợ dưới tiêu chuẩn 268,5 4.004 9.781,7 3.735,5 1.391,2 5.777,7 144,3

Nợ nghi ngờ 578 1.762,3 1.566,5 1.184,3 204,9 -195,8 -11,1

Nợ có khả năng mất

vốn 1.415,4 1 1.616,5 -1.414,4 -99,9 1.615,5 1.615,5

Tổng nợ xấu 2.261,9 5.767,3 12.964,7 3.505,4 155 7.197,4 124,8

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Triệu đồng

Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Năm 2005, nợ xấu của Ngân hàng là 2.261,9 triệu đồng, sang năm 2006, nợ xấu đã tăng lên 5.767,3 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 155% hay tăng 3.505,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó chủ yếu là do sự gia tăng của nợ dưới tiêu chuẩn, từ mức 268,5 triệu đồng năm 2005, nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng lên 4.004 triệu đồng trong năm 2006, tăng 3.735,5 triệu đồng hay 1.391,2% so với năm 2005. Năm 2006 nợ nghi ngờ cũng gia tăng khá cao so với năm 2005, nợ nghi ngờ năm 2005 là 578 triệu đồng đã tăng lên mức 1.762,3 triệu đồng ở năm 2006 với tỷ lệ tăng là 204,9%. Còn về nợ có khả năng mất vốn, năm 2005 tỷ lệ nhóm nợ này là 1.415,4 triệu đồng chiếm 62,6% tổng nợ xấu, sang năm 2006 nợ có khả năng mất vốn đã giảm 99,9% chỉ còn 1 triệu đồng. Tuy nợ có khả năng mất vốn giảm rất nhiều nhưng do nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng cao nên đã làm cho nợ xấu trong năm 2006 tăng khá cao so với năm 2005.

Đến năm 2007, nợ xấu của Ngân hàng tiếp tục tăng cao so với năm 2006. Nợ nghi ngờ năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể, chỉ giảm 195,8 triệu đồng trong khi nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2007, nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng lên mức 9.781,7 triệu đồng, tăng 5.777,7 triệu đồng hay 144,3% so với năm 2006. Còn nợ có khả năng mất vốn, từ 1 triệu đồng năm 2006, nhóm nợ này đã tăng lên 1.616,5 triệu đồng ở năm 2007. Đây là dấu hiệu không tốt của hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nợ xấu ngày một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng. Nhưng đây là điều tất yếu vì Ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng cao nên các dư nợ cũng tăng lên qua từng năm bao gồm cả nợ xấu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nợ xấu ở Ngân hàng:

Bảng 10: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ XẤU NĂM 2005, 2006 & 2007

Thiên tai 1.948 953 1.348,7 Doanh nghiệp bị thua lỗ - 2659,4 8.464,5 Sử dụng vốn sai mục đích - 576,7 934,7 Nguyên nhân khác 313,8 1578,2 2.216,8 Tổng nợ xấu 2.261,9 5.767,3 12.964,7

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

4.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.6.1. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)

Bảng 11: CHỈ TIÊU TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ Triệu đồng 229.719,6 492.854,6 4.183.373,3

Tổng tài sản Triệu đồng 292.896,8 1.322.481,2 12.374.101,4

TDN/TTS % 78,4 37,3 33,8

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

Chú thích: TDN: tổng dư nợ ; TTS: tổng tài sản

Hình 10: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN NĂM 2005, 2006 & 2007

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng lên qua ba năm nhưng chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2005 chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản là 78,4%, đến năm 2006 là 37,3% và sang năm 2007 chỉ tiêu này là 33,8%. Chỉ tiêu này giảm là do tốc độ tăng tài sản cao hơn tốc độ tăng dư nợ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản của Ngân hàng đã giảm đi trong ba năm qua. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả tín dụng của Ngân hàng giảm đi mà là hiệu quả hoạt động tín dụng chưa xứng với tiềm năng của Ngân hàng, bởi vì trong ba năm qua ta thấy dư nợ của Ngân hàng đều tăng lên. Do đó Ngân hàng cần phát huy tốt hơn khả năng cho vay của mình, có như vậy hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với tiềm năng thật sự của Ngân hàng.

4.6.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%)

Bảng 12: CHỈ TIÊU TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ Triệu đồng 229.719,6 492.854,6 4.183.373,3

Vốn huy động Triệu đồng 196.991,6 770.001 9.896.653,7

TDN/VHĐ % 116,6 64 42,3

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

Chú thích: TDN: tổng dư nợ ; VHĐ: vốn huy động

Hình 11: DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005, 2006 & 2007

Bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đã giảm qua ba năm, đây là dấu hiệu không tốt, sự suy giảm này thể hiện khả năng đầu tư vốn huy động của Ngân hàng đã giảm đi. Cụ thể chỉ tiêu này đã giảm từ 116,6% năm 2005 xuống 64% năm 2006 và năm 2007 là 42,3%. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong ba năm qua tăng khá cao, tuy nhiên việc đầu tư vốn huy động đó lại chưa hiệu quả và có phần giảm sút. Vì vậy Ngân hàng cần tập trung nâng cao hơn nữa khả năng cho vay và đầu tư vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4.6.3. Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ (%)

Dư nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 13: DƯ NỢ NGẮN (TRUNG VÀ DÀI) HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

Đơn vị tính: %

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ 79,3 63,2 63,3

Dư nợ trung và dài hạn/ Tổng dư nợ 20,7 36,8 36,7

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

Hình 12: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ CÁC NĂM 2005, 2006 & 2007

Qua ba năm 2005, 2006 và 2007 dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong lớn hơn dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 chiếm 79,3% tổng dư nợ, còn tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ là 20,7%. Sang năm 2006, dư nợ ngắn hạn là 63,2% tổng dư nợ còn dư nợ trung và dài hạn là 36,8% và năm 2007 tỷ lệ này là 63,3% và 36,7%. Đây là biểu hiện tốt về khả năng thanh khoản của Ngân hàng bởi vì cho vay trung và dài hạn thì vốn quay vòng chậm, ngược lại cho vay ngắn hạn thì vốn và lãi được thu hồi nhanh có thể tái đầu tư và giúp Ngân hàng chi trả lãi tiền gửi đồng thời chủ động nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn đem lại thu nhập cao hơn cho vay ngắn hạn. Do đó các ngân hàng luôn duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn.

4.6.4. Hệ số thu nợ (%)

Bảng 14: CHỈ TIÊU HỆ SỐ THU NỢ

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 320.481 454.039 2.265.141,8

Doanh số cho vay Triệu đồng 481.030 717.174 5.955.660,5

Hệ số thu nợ % 66,6 63,3 38

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

%

Hình 13: HỆ SỐ THU NỢ CÁC NĂM 2005, 2006 & 2007

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng đã giảm dần trong ba năm qua. Năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng là 66,6%, sang năm 2006 hệ số thu nợ giảm xuống còn 63,3%. Đến năm 2007 hệ số thu nợ tiếp tục giảm xuống còn 38%, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng đã giảm sút. Ngân hàng cần chú trọng hơn đối với công tác thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn đồng thời có những biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý nợ và tài sản cầm cố, thế chấp. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần chú trọng hơn khâu lựa chọn khách hàng khi xét duyệt cho vay, đây cũng là biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thu nợ.

4.6.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Bảng 15: CHỈ TIÊU VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 320.481 454.039 2.265.141,8

Dư nợ bình quân Triệu đồng 209.435 361.287,1 2.338.114

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,53 1,26 0,97

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

Hình 14: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NĂM 2005, 2006 & 2007

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Năm 2005, vòng quay vốn tín dụng là 1,53 vòng, năm 2006 là 1,26 vòng, năm 2007 là 0,97 vòng. Vòng quay vốn tín dụng đều giảm qua các năm cho thấy vốn tín dụng của Ngân hàng quay vòng chậm và kém hiệu quả. Điều này cũng biểu hiện hiệu quả công tác thu nợ của Ngân hàng đang có chiều hướng giảm sút. Ngân hàng cần điều chỉnh giảm cho vay trung và dài hạn, gia tăng cho vay ngắn hạn đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thu nợ.

4.6.6. Rủi ro tín dụng (%)

Bảng 16: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ (RỦI RO TÍN DỤNG)

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ xấu Triệu đồng 2.261,9 5.767,3 12.964,7

Tổng dư nợ Triệu đồng 229.719,6 492.854,6 4.183.373,3

Rủi ro tín dụng % 0,98 1,17 0,31

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng tín dụng SHB cung cấp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng có sự tăng lên rồi giảm xuống trong ba năm vừa qua. Cụ thể năm 2005, tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là 0,98%, đến năm 2006 tăng lên 1,17% và giảm xuống 0,31% trong năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng ba năm qua đều ở mức thấp cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ba năm qua đạt hiệu quả tốt, mức độ rủi ro thấp. Đây là kết quả tốt cần được duy trì trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

5.1.1. Những mặt đạt được

Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự chuyển biến tốt, vốn huy động năm sau đều cao hơn năm trước. Ngân hàng đã tranh thủ tốt những điều kiện cụ thể của từng địa phương để huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...bằng các hình thức như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các loại tiền gửi dự thưởng...

Các chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ đều tăng lên qua các năm. Đặc biệt là năm 2007, tỷ lệ gia tăng các chỉ số này rất cao, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả rất cao. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng vẫn giữ được thị phần, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới.

Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, nợ xấu luôn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, công tác thẩm định tín dụng luôn được thực hiện một cách cẩn trọng, đúng quy định.

Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng qua các năm, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhân viên Ngân hàng luôn được quan tâm với chính sách đãi ngộ hợp lý tạo được niềm tin của toàn thể nhân viên, gia tăng nhiệt huyết đối với công việc và trách nhiệm đối với Ngân hàng.

Ngân hàng thường xuyên có những hoạt động khuyến học hỗ trợ học sinh sinh viên nghèo học giỏi, tổ chức các ngày hội việc làm...giới thiệu và đưa Ngân hàng đến gần gũi người dân hơn. Những hoạt động trên cũng góp phần giới thiệu hình ảnh Ngân hàng đến đông đảo mọi người, nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoạt động cho vay của SHB.

Tóm lại, SHB đã dần giành được thị phần kể từ khi chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, bằng chứng là tốc độ phát triển của Ngân hàng năm 2007 có sự gia tăng đột biến. Cho thấy Ngân hàng có đủ khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó nước ta đã gia nhập WTO là cơ hội thuận lợi để phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nhiều doanh nghiệp cần vốn để mở rộng sản xuất, gia tăng nguồn vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

5.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Ngân hàng vẫn còn một số mặt chưa đạt được, tồn tại những hạn chế như:

- Vốn huy động bằng ngoại tệ chưa cao nên công tác thanh toán bằng ngoại tệ chưa mạnh.

- Nợ xấu vẫn tăng lên qua các năm tuy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có giảm. - Doanh số thu nợ tăng nhưng hệ số thu nợ lại giảm qua các năm, cho thấy công tác thu nợ chưa thật sự hiệu quả.

- Vòng quay vốn tín dụng giảm qua các năm cho thấy vốn của Ngân hàng quay vòng ngày càng chậm, dẫn đến chậm tái đầu tư.

- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn chưa rộng làm hạn chế khả năng huy động vốn, hạn chế hoạt động cho vay.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn

Ngân hàng phải xác định công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu đi đôi với hoạt động tín dụng, tập trung huy động vốn bằng cách áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn, ít thay đổi lãi suất. Ngân hàng nên áp dụng lãi suất bậc thang để có thể huy động được những món tiền lớn, qua đó nâng cao lượng vốn huy động từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân.

Mở rộng quan hệ khách hàng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống để duy trì mối quan hệ thân thiết đồng thời tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng. Thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách và hình thức huy động phù hợp với từng địa phương trong từng thời kỳ khác nhau.

Không ngừng nâng cao phong cách, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên để tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các chương trình gửi tiền có thưởng, rút thăm trúng thưởng... để có thể thu hút đông đảo khách hàng đến gửi tiền.

Ngân hàng cần nâng mức lãi suất huy động ngoại tệ nhằm nâng cao nguồn vốn huy động ngoại tệ vì hiện nay vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng còn thấp, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó cần gia tăng tuyên truyền, quảng cáo các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đến đông đảo người dân.

5.2.2. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự gia tăng nợ xấu ngay từ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 47 - 68)