Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 36 - 39)

Đơn vị tính: triệu đồng

NGÀNH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nông , lâm nghiệp 481.030 179.067 876.987

Thủy sản - 2.568 919.713

Xây dựng - - 2.046.967

Thương mại - 535.539 2.026.388

Dịch vụ - - 85.605,5

Tổng 481.030 717.174 5.955.660,5

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 5: CƠ CẤU CHO VAY THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vốn vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng Trong những năm qua, SHB đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng cũng gia tăng trong ba năm vừa qua.

Cụ thể trong năm 2005, Ngân hàng còn mang hình thức ngân hàng nông thôn cho nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay của Ngân hàng với ngành nông nghiệp là 481.030 triệu đồng chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2005. Sang năm 2006, Ngân hàng đã chuyển sang hình thức ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị nên hoạt động cho vay đã mở rộng ra thêm nhiều ngành khác nhau. Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 717.174 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay đối với nông, lâm nghiệp là 179.067 triệu đồng chiếm 24,97% doanh số cho vay, cho vay đối với ngành thủy sản là 2.568 triệu đồng tương đương 0,36% tổng doanh số cho vay, còn lại 74,6% là cho vay đối với ngành thương mại tức 535.539 triệu đồng. Ta thấy trong năm 2006, Ngân hàng đã giảm bớt cho vay đối với ngành nông nghiệp và tập trung cho vay ngành thương mại vì nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành thương mại tăng cao. Đây là dấu hiệu tốt vì thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao đồng thời tốc độ quay vòng vốn cũng lớn, Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao.

Sang năm 2007, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng đáng kể lên mức 5.955.660,5 triệu đồng trong đó chủ yếu là cho vay đối với thương nghiệp và xây dựng. Cụ thể cho vay thương nghiệp là 2.026.388 triệu đồng chiếm 34,02% tổng doanh số cho vay, cho vay đối với ngành xây dựng là 2.046.967 triệu đồng tương đương 34,37% doanh số cho vay năm 2007. Còn lại cho vay đối với các ngành nông, lâm nghiệp là 876.987 triệu đồng tương đương 14,73%, ngành thủy sản là 919.713 triệu đồng hay 15,44%, và ngành dịch vụ là 85.605,5 triệu đồng tức 1,44% doanh số cho vay năm 2007. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, hoạt động cho vay của Ngân hàng tập trung nhiều đối với ngành xây dựng và thương mại. Năm 2007, nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao là nguyên nhân khiến doanh số cho vay của

tỷ trọng cho vay thương mại trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng về con số tuyệt đối thì tăng gấp gần 4 lần. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã dần tạo được sự tin cậy của khác hàng, thu hút ngày càng nhiều khác hàng đến vay vốn làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc đầu tư mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng là nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay.

Tóm lại, doanh số cho vay không ngừng tăng lên trong ba năm qua là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có bước tiến rất khả quan, hứa hẹn kết quả cao hơn trong những năm tới. Vì vậy Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng nhằm tận dụng các thế mạnh của mình để gia tăng doanh số cho vay trong những năm tiếp theo nhưng đồng thời phải đảm bảo khả năng thu nợ đối với các khoản vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w