Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 31 - 34)

Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. hoạt động huy động vốn không những có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng một mặt đem lại cho Ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mặt khác giúp Ngân hàng nắm bắt thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân, có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng có căn cứ để qui định mức vốn đầu tư cho vay đối với khách hàng đó. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.

Những năm qua, SHB đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cao chất lượng công tác huy động vốn để gia tăng nguồn vốn huy động, tăng cường vốn cho nền kinh tế và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng. Qua ba năm vừa qua, tổng vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên, nguồn vốn huy động năm sau đều cao hơn năm trước. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2005, 2006 & 2007

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

So sánh chênh lệch

2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tiền gửi của Tổ chức tín dụng khác (VND) 20.000 402.000 7.091.784,9 382.000 1910 6.689.784,9 1664,1

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư 176.991,6 368.001 2.804.868,8 191.009,4 107,9 2.436.867,8 662,2

+ Bằng VND 176.991,6 352.570,3 9.447.800,6 175.578,7 99 9.095.230,3 2579,6

+ Bằng ngoại tệ 0 15.430,7 448.853,1 15.430,7 - 433.422,4 2808,8

Tổng 196.991,6 770.001 9.896.653,7 573.009,4 290,9 9.126.652,7 1185,3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB các năm 2005, 2006 và 2007)

Hình 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG NĂM 2005, 2006 & 2007 Năm 2005 10% 90% Năm 2006 52% 48% Năm 2007 72% 28% tín dụng khác

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư

Trong ba năm qua, vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên, năm 2005 tổng vốn huy động của Ngân hàng là 196.991,6 triệu đồng, nguyên nhân vốn huy động năm 2005 thấp là do Ngân hàng chỉ hoạt động tập trung ở địa bàn tỉnh Cần Thơ mà chưa có các phòng giao địch ở các tỉnh khác. Cuối năm 2006, SHB mở thêm các chi nhánh ở Thành phố hồ Chí Minh và Hà Nội, từ đó làm cho vốn huy động tăng lên 770.001 triệu đồng trong năm 2006. Đến năm 2007 vốn huy động của Ngân hàng là 9.896.653,7 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng cao như vậy là do các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần chiếm được thị phần, hơn nữa Ngân hàng tiếp tục mở thêm các chi nhánh mới ở nhiều tỉnh thành làm gia tăng khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể từng loại tiền gửi trong vốn huy động của Ngân hàng như sau:

Tiền gửi của Tổ chức tín dụng khác

Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích thanh toán giữa các ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này không ngừng tăng lên trong ba năm năm qua. Năm 2005 là 20.000 triệu đồng, sang năm 2006 đã tăng lên 402.000 triệu đồng, tăng 382.000 triệu đồng tương đương 1910% hay tăng gấp hơn 20 lần. Con số này ở năm 2007 là 7.091.784,9 triệu đồng tăng gấp hơn 17 lần so với năm 2006. Có được kết quả đó là do trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (Military Bank), Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank),... qua đó gia tăng số lượng khách hàng giao dịch qua Ngân hàng và nâng cao đáng kể lượng vốn này trong ba năm qua

Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác trong tổng vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức tín dụng tại SHB là 10%, sang năm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 52% tổng vốn huy động và năm 2007 là 72%. Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ thanh toán của Ngân hàng với các Tổ chức tín dụng khác đã gia tăng đáng kể qua ba năm vừa qua. Ngân hàng cần phát huy và tận dụng tốt nguồn vốn này để mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư

Đây là nguồn vốn huy động thứ hai của Ngân hàng. Mặc dù tỷ trọng loại vốn này trong tổng vốn huy động có giảm qua ba năm, cụ thể năm 2005 là 90%, năm 2006 giảm còn 48% và năm 2007 chỉ là 28%. Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và dân cư tăng khá cao qua ba năm vừa qua. Năm 2005 nguồn vốn này đạt 176.991,6 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên gấp hơn hai lần đạt 368.001 triệu đồng, tăng 191.009,4 triệu đồng tương đương tăng 107,9%. Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ tăng nguồn vốn này rất cao, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư năm 2007 là 2.804.868,8 triệu đồng, tăng 2.436.867,8 triệu đồng tức 662,2%. Điều này có thể là do nhiều doanh nghiệp thừa vốn nên tạm thời gửi vào ngân hàng xem như một cách kinh doanh an toàn và ít tốn kém. Đây cũng là kết quả của mức lãi suất phù hợp của SHB, mức lãi suất huy động của Ngân hàng ba năm qua như sau:

Loại tiền gửi Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

+ Không kỳ hạn: 0,36%/tháng 0,37%/tháng 0,39/%tháng

+ Ngắn hạn: 0,815%/tháng 0,825%/tháng 0,917%/tháng

+ Trung hạn: 0,825%/tháng 0,917%/tháng 0,93%/tháng

Tóm lại, tình hình huy động vốn của SHB có bước tiến tốt trong ba năm vừa qua, đáp ứng tốt vào nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Điều này cho thấy SHB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, cùng với mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng đã khiến cho lượng vốn huy động của Ngân hàng không ngừng gia tăng. Đây là kết quả đáng mừng và Ngân hàng cần tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của mình, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, thu hút nhiều nguồn khác nhau để thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả hơn, làm tăng vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w