Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 34 - 68)

4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số

Năm 2005 68% 32% Năm 2006 67% 33% Năm 2007 70% 30%

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn

vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2005, 2006 &2007

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh chênh lệch 2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 327.468 480.776 4.146.451,2 153.308 46,8 3.665.675,2 762,5 Trung và dài hạn 153.562 236.398 1.809.209,3 82.836 53,9 1.572.811,3 665,3 Tổng 481.030 717.174 5.955.660,5 236.144 49,1 5.238.486,5 730,4

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY NĂM 2005, 2006 & 2007

Nhìn chung cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng không có sự thay đổi nhiều trong ba năm qua. Cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm

2005 là 68%%, năm 2006 giảm xuống 67%% và năm 2007 tăng lên 70%. Còn cho vay trung và dài hạn trong năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 32%%, 33% và 30% tổng doanh số cho vay. Mặc dù cơ cấu cho vay không thay đổi nhiều nhưng xét về số tuyệt đối thì qua ba năm vừa qua doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2005 tổng doanh số cho vay là 481.030 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên 717.174 triệu đồng, tăng 49,1% so với năm 2005. Trong đó tốc độ tăng cho vay ngắn hạn so với năm 2005 là 46,8%, còn tốc độ tăng cho vay trung và dài hạn là 53,9%. Sang năm 2007, tổng doanh số cho vay của SHB là 5.955.660,5 triệu đồng tăng 730,4% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 4.146.451,2 triệu đồng tăng 3.665.675,2 triệu đồng hay 762,5% so với năm 2006, cho vay trung và dài hạn là 1.809.209,3 triệu đồng tăng 1.572.811,3 triệu đồng tương đương tăng 665,3% so với năm 2006. Có được kết quả đó là do việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, đơn giản hóa những thủ tục xin vay vốn cùng với mức lãi suất cho vay phù hợp. Theo thông tin từ phòng tín dụng SHB, mức lãi suất cho vay của Ngân hàng những năm qua dao động như sau:

Thời hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

- Ngắn hạn 1,2 - 1,25%/tháng 1,15 – 1,2%/tháng 1,2 – 1,25%/tháng - Trung,dài hạn 1,25 - 1,35%/tháng 1,25- 1,3%/tháng 1,3 – 1,35%/tháng

Ta thấy mức lãi suất cho vay của Ngân hàng có độ biến động ít trong năm và giữa các năm. Hơn nữa đây là mức lãi suất không cao, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên trong những năm qua.

Doanh số cho vay của Ngân hàng ba năm qua có chuyển biến tốt, tổng doanh số cho vay của năm sau đều cao hơn năm trước. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm giảm mức độ rủi ro đồng thời có thể nhanh chóng thu nợ và tái đầu tư tín dụng.

4.2.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

NGÀNH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nông , lâm nghiệp 481.030 179.067 876.987

Thủy sản - 2.568 919.713

Xây dựng - - 2.046.967

Thương mại - 535.539 2.026.388

Dịch vụ - - 85.605,5

Tổng 481.030 717.174 5.955.660,5

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 5: CƠ CẤU CHO VAY THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vốn vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng Trong những năm qua, SHB đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng cũng gia tăng trong ba năm vừa qua.

Cụ thể trong năm 2005, Ngân hàng còn mang hình thức ngân hàng nông thôn cho nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay của Ngân hàng với ngành nông nghiệp là 481.030 triệu đồng chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2005. Sang năm 2006, Ngân hàng đã chuyển sang hình thức ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị nên hoạt động cho vay đã mở rộng ra thêm nhiều ngành khác nhau. Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 717.174 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay đối với nông, lâm nghiệp là 179.067 triệu đồng chiếm 24,97% doanh số cho vay, cho vay đối với ngành thủy sản là 2.568 triệu đồng tương đương 0,36% tổng doanh số cho vay, còn lại 74,6% là cho vay đối với ngành thương mại tức 535.539 triệu đồng. Ta thấy trong năm 2006, Ngân hàng đã giảm bớt cho vay đối với ngành nông nghiệp và tập trung cho vay ngành thương mại vì nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán trao đổi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành thương mại tăng cao. Đây là dấu hiệu tốt vì thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao đồng thời tốc độ quay vòng vốn cũng lớn, Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao.

Sang năm 2007, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng đáng kể lên mức 5.955.660,5 triệu đồng trong đó chủ yếu là cho vay đối với thương nghiệp và xây dựng. Cụ thể cho vay thương nghiệp là 2.026.388 triệu đồng chiếm 34,02% tổng doanh số cho vay, cho vay đối với ngành xây dựng là 2.046.967 triệu đồng tương đương 34,37% doanh số cho vay năm 2007. Còn lại cho vay đối với các ngành nông, lâm nghiệp là 876.987 triệu đồng tương đương 14,73%, ngành thủy sản là 919.713 triệu đồng hay 15,44%, và ngành dịch vụ là 85.605,5 triệu đồng tức 1,44% doanh số cho vay năm 2007. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, hoạt động cho vay của Ngân hàng tập trung nhiều đối với ngành xây dựng và thương mại. Năm 2007, nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao là nguyên nhân khiến doanh số cho vay của

tỷ trọng cho vay thương mại trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng về con số tuyệt đối thì tăng gấp gần 4 lần. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã dần tạo được sự tin cậy của khác hàng, thu hút ngày càng nhiều khác hàng đến vay vốn làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc đầu tư mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng là nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay.

Tóm lại, doanh số cho vay không ngừng tăng lên trong ba năm qua là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có bước tiến rất khả quan, hứa hẹn kết quả cao hơn trong những năm tới. Vì vậy Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng nhằm tận dụng các thế mạnh của mình để gia tăng doanh số cho vay trong những năm tiếp theo nhưng đồng thời phải đảm bảo khả năng thu nợ đối với các khoản vay.

4.3. PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động của mình một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đámg mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Thu nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 234.245 351.359 1.810.227,2 117.114 50 1.458.868,2 415,2 Trung và dài hạn 86.236 102.680 454.914,6 16.444 19,1 352.234,6 343 Tổng 320.481 454.039 2.265.141,8 133.558 41,7 1.811.102,8 398,9

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Triệu đồng

Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ NĂM 2005, 2006 & 2007

Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng khá tốt, tổng doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng, trong đó cả thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên qua các năm. Đó là tín hiệu đáng mừng và hoàn toàn phù hợp với doanh số cho vay ba năm qua. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong ba năm vừa qua, điều này đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng thu nợ.

Năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ được 320.481 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn chiếm 234.245 triệu đồng, còn lại là thu nợ trung và dài hạn. Sang năm

đồng so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng là 41,7%. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng 117.114 triệu đồng, tăng gần 50% so với năm 2005 và thu nợ trung và dài hạn tăng 16.444 triệu đồng tương đương 19,1%. Điều này đã thể hiện hiệu quả kinh tế từ đồng vốn vay của khách hàng, khách hàng đã đầu tư sinh lời đáp ứng việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng công tác tín dụng nói chung và việc thu nợ nói riêng của Ngân hàng được nâng cao.

Sang năm 2007, tình hình thu nợ diễn ra khá tốt. Doanh số thu nợ năm 2007 đạt 2.265.141,8 triệu đồng, tăng 1.811.102,8 triệu đồng hay 398,9% so với năm 2006. Trong đó, thu nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 1.458.868,2 triệu đồng tương đương tăng 415,2%, còn thu nợ trung và dài hạn tăng 352.234,6 tương đương 343% so với năm 2006. Có được kết quả cao như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng trong thời gian qua trong việc chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Đây cũng là phương thức làm việc hợp lý của Ngân hàng vì việc giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay cũng góp phần giúp các đơn vị vay vốn làm ăn có hiệu quả hơn, gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Bên cạnh đó còn làm giảm mức độ rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng.

4.3.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng ba năm qua thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NĂM 2005, 2006 &2007

Đơn vị tính: triệu đồng NGÀNH Số tiềnNăm 2005% Số tiềnNăm 2006% Năm 2007Số tiền % Nông , lâm nghiệp 320.481 100 147.742 32,5 356.050,3 15,7

Thủy sản - - - - 310.067,8 13,7

Xây dựng - - - - 512.198,2 22,6

Thương nghiệp - - 306.297 67,5 1.058.121,2 46,7

Tổng 320.481 454.039 2.265.141,8

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Từ năm 2005 trở về trước, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay hộ sản xuất nông nghiệp nên doanh số thu nợ năm 2005 là 320.481 triệu đồng đều là thu nợ từ ngành nông nghiệp. Sang năm 2006 tổng thu nợ là 454.039 triệu đồng, trong đó thu nợ từ ngành nông, lâm nghiệp là 147.742 triệu đồng chiếm 32,5 %, còn thu nợ từ ngành thương nghiệp là 306.297 triệu đồng chiếm 67,5% tổng thu nợ.

Sang năm 2007, Ngân hàng mở rộng cho vay thêm nhiều ngành kinh tế nên doanh số cho vay tăng cao, đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng lên. Tổng doanh số thu nợ năm 2007 là 2.265.141,8 triệu đồng trong đó thu nợ từ ngành nông, lâm nghiệp là 356.050,3 triệu đồng chiếm 15,7% tổng thu nợ, thu từ ngành thủy sản là 310.067,8 triệu đồng chiếm 13,7%, thu từ ngành xây dựng là 512.198,2 triệu đồng trương đương 22,6% , thu từ ngành thương nghiệp và dịch vụ lần lượt là 1.058.121,2 triệu đồng và 28.704,3 triệu đồng với tỷ trọng lần lượt là 46,7% và 1,3 % tổng thu nợ năm 2007. Ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm đều gia tăng, và nhìn chung doanh số thu nợ theo từng ngành cũng tăng. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã tăng cường công tác thu nợ đồng thời có những biện pháp xử lý đối với những khoản nợ khó đòi để thu hồi vốn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và an toàn nguồn vốn.

4.4. PHÂN TÍCH DƯ NỢ

Dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trơng từng thời kỳ. Việc phân tích dư nợ và nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng

4.4.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh chênh lệch 2006 với 2005 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 182.137,2 311.554,2 2.647.778,2 129.417 71,1 2.336.224 749,9 Trung, và dài hạn 47.582,4 181.300,4 1.535.595,1 133.718 281 1.334.294,7 736 Tổng 229.719,6 492.854,6 4.183.373,3 263.135 114,5 3.690.518,7 748,8

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội)

Hình 7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2005, 2006 & 2007

Trong những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005, tổng dư nợ của Ngân hàng là 229.719,6 triệu đồng, đến năm 2006 tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 492.854,6 triệu đồng, tăng 263.135 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 114,5% so với năm 2005. Cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng cao hơn ngắn hạn, năm 2006 dư nợ ngắn hạn tăng 129.417 triệu đồng còn dư nợ trung và dài hạn tăng 133.718 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005. Xét về tỷ lệ thì dư nợ ngắn hạn tăng 71,1%, dư nợ trung và dài hạn tăng 281%. Kết quả này là do năm 2006 tốc độ tăng cho vay trung và dài hạn (53,9%) cao hơn tốc độ tăng cho vay ngắn hạn (46,8%) còn tỷ lệ tăng thu nợ ngắn hạn (50%) cao hơn thu nợ trung và dài hạn (19,1%) làm tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn.

Sang năm 2007, tổng dư nợ của Ngân hàng là 4.183.373,3 triệu đồng, tăng 3.690.518,7 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 748,8%. Đây là nét khởi sắc của Ngân hàng khi tỷ lệ tăng dư nợ gấp hơn 7 lần so với năm 2006. Trong đó, dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 34 - 68)