1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

một số đề xuất cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại việt nam

46 398 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 413,97 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 TRẦN VIỆT HÀ K094040540 NGUYỄN THỊ HƯƠNG K094040558 NGUYỄN THỊ LAN K094040561 TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013 LỜI MỞ ĐẦU Với bất kỳ một quốc gia nào, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế và sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển nhanh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh đó, hệ thống ngân hàng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều yếu kém và rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cao; tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao; năng lực quản trị còn nhiều bất cập. Do vậy, nếu những rủi ro và yếu kém này không được xử lý kịp thời sẽ tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là cấp thiết để tránh sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nhưng “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” là gì, cách thức thực hiện nó ra sao, nó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như xã hội…? Để hiểu rõ hơn về khái niệm “ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” và các vấn đề xung quanh nó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu, thảo luận. Bài tiểu luận là tổng hợp những kiến thức về nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và xã hội mà các thành viên trong nhóm đã nghiên cứu, tham khảo và phân tích được từ nhiều nguồn tài liệu, ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Bài viết có thể còn những thiếu sót, do đó rất mong nhận được những ý kiến góp ý của cô và các bạn. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VẦ TÁI CẤU TRỨC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa, nguyên nhân và mục tiêu của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là một trong những nội dung của tái cấu trúc của nền kinh tế. Theo Claessens (1998), tái cấu trúc ngân hàng là hướng tới việc sắp xếp, nâng cao khả năng quản trị điều hành của ngân hàng thương mại (NHTM) để đảm bảo an toàn hệ thống và hình thành hệ thống các NHTM có sức mạnh tài chính thực sự, khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro, quản trị tốt. Tái cấu trúc ngân hàng cũng thường được tiến hành khi có bằng chứng về một hoặc nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán đến hơn 20% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng và cần phải có một gói giải pháp liên quan đến thể chế và luật pháp để xử lý các ngân hàng yếu kém và đưa hệ thống ngân hàng trở về trạng thái lành mạnh bền vững (Waxman, 1998). Theo Ðinh Tuấn Minh (2012), khác với việc xử lý một ngân hàng yếu kém trong thời kỳ bình thường, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đòi hỏi một kế hoạch đồng bộ và dài hạn, bao gồm trình tự xử lý cũng như xây dựng các kịch bản dự phòng cho các tình huống xấu nhất, để sao cho trong quá trình tái cấu trúc, hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng của hệ thống không bị ảnh hưởng. Từ những định nghĩa trên, về cơ bản có thể khái quát: tái cấu trúc ngân hàng là các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân hàng (mà những khiếm khuyết này có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn hệ thống), nhằm mục đích duy trì ổn định và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. 1.1.2. Nguyên nhân của việc tái cấu trúc Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không phải là một hoạt động mang tính định kỳ. Các quốc gia chỉ tiến hành tái cấu trúc khi có những vấn đề điển hình nổi lên trong nền kinh tế 4 nói chung và trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Theo ông Sameer Goyal (điều phối viên Khu vực tài chính và tư nhân của Ngân hàng Thế giới) thì động cơ tái cấu trúc hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Khủng hoảng tài chính và kinh tế (các vấn đề của khu vực sản xuất); Nợ xấu gia tăng (căng thẳng của khu vực sản xuất và rủi ro cao trong lĩnh vực bất động sản, ngoại hối, tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp, việc cho vay của các tổ chức tài chính đối với các bên có quan hệ); Sự yếu kém về khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng so với mức độ rủi ro (lo ngại mất khả năng trả nợ); Trung gian tài chính không hiệu quả - không đủ nguồn tín dụng, các ngân hàng theo đuổi rủi ro quá mức (tăng trưởng tín dụng nhanh và không kiểm soát), lãi suất bị bóp méo, các dòng tiền nóng đầu cơ ; Khuôn khổ pháp lý, giám sát và quản lý yếu kém; Thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng 1.1.3. Mục tiêu của việc tái cấu trúc Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Mục tiêu ngắn – trung hạn: - Duy trì sự ổn định của hệ thống Ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản. - Giải quyết các vấn đề một cách kịp thời, ngăn ngừa sự lê lan hoặc các vấn đề hệ thống. - Khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng. - Tái cấu trúc bộ máy hoạt động để nâng cao năng lực, đáp ứng được các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của từng Ngân hàng nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung. 1.1.3.2. Mục tiêu dài hạn: - Xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu tốt. - Tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính. - Tái cấu trúc để có những Ngân hàng chất lượng và những chỉ số hoạt động tốt nhằm tăng sức mạnh cho toàn hệ thống, góp phần phát triển kinh tế ổn định. - Tạo một hệ thống Ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu và quy mô: có các Ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các Ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ thống Ngân hàng trong nước, và có các Ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau 5 1.2. Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng 1.2.1. Giải quyết vấn đề nợ xấu Nếu các khoản nợ xấu lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ khách hàng của ngân hàng thấp. Do đó ngân hàng phải dùng vốn để trang trải cho các khoản phí thất thoát này nhưng đến một chứng mực nào đó sẽ không thể thực hiện “xóa sổ” những khoản thất thoát này, ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Lúc đó chính phú phải can thiệp để giảm tỷ lệ này xuống mức an toàn một cách nhanh nhất. Mỗi quốc gia có một cách xử lý khác nhau, trong đó thường gặp nhất là nâng mức yêu cầu về dự phòng rủi ro, siết chặt các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, đi kèm với việc kiểm tra, giám sát sát sao việc thực hiện. Đặc biệt, tại một số nước, Chính phủ cho phép các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tách biệt hoạt động thành 2 nhóm: nhóm hoạt động tốt và nhóm dưới chuẩn. Mục đích của việc làm này sẽ giúp các nhà nước kiểm soát tốt việc xử lý nợ xấu của các nhóm ngân hàng dưới chuẩn, và tập trung thúc đẩy các khoản cho vay hiệu quả tại các ngân hàng tốt. Ngoài ra, ở Mĩ Năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định chi 700 tỉ USD, một phần để mua lại nợ xấu NHTM, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những tổ chức tài chính yếu kém, phần lớn để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng (cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời, người nắm giữ không có quyền tham gia vào việc điều hành). Một mô hình giải quyết nợ xấu khác cũng đã được áp dụng thành công tại nhiều nước, đó là thành lập Công ty Quản lý Nợ và Tài sản. Các công ty quản lý nợ và tài sản xấu không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong khả năng xử lý nợ mà còn giúp hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định trở lại do việc mua lại nợ xấu sẽ tạo điều kiện phục hồi khả năng cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, về mặt kinh tế, các công ty này còn giúp tận thu giá trị của các tài sản xấu, bù đắp phần nào chi phí bỏ ra trong tiến trình tái cấu trúc bằng cách cấu trúc lại các khoản nợ và bán lại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác. Sau khi nợ xấu được giải quyết, các doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại hệ thống hoạt động để hoạt động hiệu quả hơn cũng như tránh thua lỗ. Các doanh nghiệp phải đóng cửa một số chi nhánh làm ăn thua lỗ để tập trung vào những chi nhánh hoạt động tốt hơn. 6 1.2.2. Mua lại, hợp nhất và sáp nhập Mua lại, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài chính lớn hơn, mạnh hơn thông qua việc tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh nhờ gia tăng thị phần hoạt động là một xu thế phổ biến và diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tại Mỹ việc mua bán, sát nhập các ngân hàng là điều rất bình thường, nhất là trong giai đoạn 1966-2008. 5 thương vụ mua, bán ngân hàng lớn đã diễn trong vòng gần 10 năm nay như: Ngân hàng Barclays mua lại ABN AMRO với giá 91 tỷ USD; Bank of America mua lại Merrill Lynch trong thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Ngân hàng MUFG (thuộc Mitsubishi UFJ Financial Group) mua lại UFJ Holdings (UFJ); JP Morgan Chase mua BankOne với giá 58 tỷ USD; Bank of America mua lại FleetBoston Financial với giá 48 tỷ USD Tại Nhật Bản, vụ sáp nhập giữa Ngân hàng Tokyo và Ngân hàng Mitsubishi năm 1996 đã hình thành lên ngân hàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ với tổng giá trị tài sản trên 750 tỷ USD,… Trước khi tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại, ngân hàng trung ương các nước thường tiến hành sàng lọc ra các ngân hàng yếu kém bằng cách đưa ra một khung các tiêu chuẩn phân loại hoạt động. Theo đó, những ngân hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc chấm dứt hoạt động để ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn mua lại. Với những ngân hàng đang gặp khó khăn nhưng có khả năng phục hồi sẽ được yêu cầu sáp nhập, hợp nhất với nhau. Nhờ đó, số lượng ngân hàng sau tái cấu trúc giảm xuống nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được cải thiện rõ rệt. 1.2.3. Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng Vốn tự có là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và phát triển lâu dài của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh, khi rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn và nguồn vốn này giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại đó. Trong những trường hợp hy hữu về khả năng chi trả, vốn tự có sẽ được dùng để chi trả cho khác hàng, bảo vệ khách hàng không bị mất tiền gửi tại nhà băng.Một trong những nguồn giúp vốn tự có tăng trưởng đó là lợi nhuận giữ lại và vốn tự có cũng thường tăng trưởng dương. 7 Nguồn vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) của các ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ và giảm giá tài sản là điều khiến Chính phủ quan tâm vì đây là căn cứ để đưa ra các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo luật định phải sáp nhập hoặc giải thể. Ở các quốc gia như Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển ở khu vực Châu Á, chính phủ ưu tiên thực hiện biện pháp quốc hữu hóa các ngân hàng bằng cách đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng này sau đó bán lại cho tư nhân sau khi ngân hàng đó dần đi vào ổn định. Với vai trò là cổ đông chính sở hữu phần lớn vốn cổ phần, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng bị quốc hữu hóa thực hiện các chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh giải pháp quốc hữu hóa các ngân hàng thương mại, Chính phủ các nước cũng áp dụng biện pháp kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tài trợ tăng vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn bằng cách đưa ra các điều kiện có lợi. Hình thức này gọi là vốn đối ứng hay thực chất là đồng tài trợ. Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ cho một ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định dưới vai trò nhà đầu tư thứ hai đồng tài trợ. Điều này không những tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng mà còn làm giảm lượng vốn Chính phủ cần bỏ ra để cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng đó. 1.2.4. Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng Khi người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng, hệ thống sẽ khó có thể phát triển mạnh, thậm chí sụp đổ nếu xảy ra biến cố lớn. Để cải thiện lòng tin của dân chúng, ngân hàng cần phải hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn. Cổ đông hay người gửi tiền có quyền được cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động điều hành hay tình hình tài chính của ngân hàng, bao gồm nợ xấu, các giao dịch ngoại bảng, các chứng khoán phái sinh hay thậm chí là các thông tin đặc biệt như thua lỗ do kiện tụng…, và đây là một yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện. Thêm vào đó, Chính phủ có thể xem xét việc tăng cường bảo vệ người gửi tiền bằng cách gia tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi có thể bảo vệ quyền, lợi ích của hợp pháp của người gửi. Chính vì thế, bảo hiểm 8 tiền gửi có thể ngăn chặn được sự đổ vỡ mang tính hệ thống, góp phần duy trì sự phát triển ổn định, an toàn cho các tổ chức tín dụng. 1.2.5. Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại Việc tiến hành các hoạt động cải tổ hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc, do đó, tất cả các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng trung ương (NHTW) trong các tình huống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây. Việc này rất quan trọng bởi nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và NHTW là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứ không phải vì một động cơ nào khác. Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ và NHTW sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, Chính phủ và NHTW cần xây dựng các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất như: vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; phạm vi và lĩnh vực kinh doanh ứng với qui mô; hạ tầng công nghệ tối thiểu phải có; việc phân loại nợ theo thời gian và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh tranh; vấn đề minh bạch thông tin và kỷ luật thị trường… Điều này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngân hàng hoạt động hiệu quả và ngày càng cạnh tranh lành mạnh hơn. 9 CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Bài học từ kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Vì thế, ở một số quốc gia, khái niệm “phá sản ngân hàng” gần như là điều cấm kỵ bởi những hậu quả kinh khủng mà nền kinh tế phải gánh chịu nếu hệ thống ngân hàng lâm nguy. Và giải pháp “cứu” ngân hàng, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là “tái cấu trúc ngân hàng” thường được Chính phủ các nước ưu tiên khi mỗi khi hệ thống này được đặt vào tình thế nguy cấp. • Ứng xử của Thụy Điển Trong những năm cuối 1980 đầu những năm 1990, Thụy Điển đối mặt với nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng. Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh, đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Trong hai năm 1992 - 1993, Thụy Điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ngoạn mục, được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy Điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và Chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ. Bên cạnh việc phá giá đồng nội tệ, chính đợt cải tổ hệ thống ngân hàng mới là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy Điển. Trước nguy cơ đổ vỡ hàng loạt ngân hàng, đầu năm 1992, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Tiếp đó, Thụy Điển quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Sau khi quốc hữu hóa, Thụy Điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - Asset Management [...]... cân nhắc phương án tái cơ cấu nào và lộ trình thực hiện vẫn còn đang bàn thảo Do vậy, quá trình tái cấu trúc ngân hàng năm 2012 vẫn mới chỉ ở trong giai đoạn khởi động Những kết quả đạt được ban đầu còn ít hiệu quả vì chưa có được các cải tổ toàn diện như kỳ vọng CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Cùng với lộ trình đã định ra cho mục đích tái cơ cấu hệ thống NHTM... trong ngành Ngân hàng Cụ thể: + Ngày 01/01/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Ðệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) + Ngày 09/01/2012, Giadinhbank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là Ngân hàng thương... doanh với ABBank và SCB Ðến cuối tháng 12/2012, các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu bắt buộc trong năm nay đang nỗ lực lên phương án tự tái cấu trúc để tránh rơi vào trường hợp phải sáp nhập Trong số 9 ngân hàng thuộc diện tái cấu trúc năm 2012 thì 5 ngân hàng gồm SCB, Ðệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank và Tienphongbank cơ bản đã ổn định Bốn ngân hàng nhỏ còn lại nằm trong diện này là GP Bank, Navibank,... các ngân hàng Nhưng suốt năm 2012, hoạt động này tiến hành chậm và mới chỉ có 1 trường hợp sáp nhất (SHB và HBB), còn những ngân hàng còn lại chưa được xử lý Thực tế đây là vấn đề khó đối với NHNN vì NHNN luôn muốn sự hợp nhất hay sáp nhập ngân hàng nhằm giảm bớt số lượng những ngân hàng đang còn yếu kém nhưng các ngân hàng đã đưa ra lý do riêng như tái cấu trúc cũng không nhất thiết phải giảm số lượng... tài chưa đủ mạnh khiến cho các NHTM Việt Nam chưa thực sự quan tâm dẫn đến có điểm quản trị công ty kém nhất so với các ngành khác (Hạ Thị Thiều Dao, 2012) Bên cạnh những hạn chế, tồn tại trên đây, những mục tiêu chiến lược mà NHNN đưa ra cũng như lộ trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang còn nhiều vấn đề vướng mắc Thực tế cho thấy, việc thực hiện Ðề án tái cấu trúc trên thực tế cũng... thanh khoản của các ngân hàng này đã dần ổn định Một số ngân hàng nhỏ khác có nguy cơ mất khả năng thanh khoản đã được ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại Những sự kiện gần đây của một số ngân hàng như Sacombank, Tienphongbank càng chứng tỏ sức đề kháng của toàn hệ thống khá tốt và khả năng xử lý cú sốc của các NHTM và của NHNN đáng tin cậy Hoạt động thị trường liên ngân hàng đã được chấn chỉnh... kết một phần để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng ngân hàng Có thể kể đến một số trường hợp điển hình sau đây: + Ngân hàng ACB đã ký kết biên bản ghi nhớ với ngân hàng Standard Chartered (SCB nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng VIP và chủ thẻ Visa Platium của ACB Theo đó, khách hàng cá nhân của ACB sẽ được hưởng thêm rất nhiều quyền lợi và dịch vụ của SCB với 9 trung tâm dịch vụ khách hàng ưu tiên tại. .. chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước Nhiều ngân hàng có vấn đề quản trị ngân hàng rất yếu  Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ Ngân hàng trong những năm qua là ngành có tốc độ phát triển nhanh đã thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vốn kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng Đặc biệt,... án tái cấu trúc - Về giải quyết nợ xấu: Qua một năm thực hiện các chính sách về tái cấu trúc của NHNN và việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng cho đến tháng 11/2012, NHNN đã giải quyết 252.000 tỷ đồng nợ được cơ cấu lại, tương ứng 8% dư nợ tín dụng Cùng với những nỗ lực của NHNN thì các ngân hàng cũng đã hy sinh ngắn hạn trong việc giảm lợi nhuận để tăng dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, đến nay các ngân. .. của một số TCTD còn thấp; năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu, chính sách chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị Như vậy, các rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu - Về vấn đề tăng vốn: Sáp nhập, hợp nhất là phương án mà NHNN nói đến nhiều nhất trong việc tái cơ cấu . hơn về khái niệm “ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các vấn đề xung quanh nó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM làm đề tài nghiên cứu,. KHÁI QUÁT VẦ TÁI CẤU TRỨC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa, nguyên nhân và mục tiêu của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và. Vì vậy, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là cấp thiết để tránh sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nhưng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là gì, cách

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w