Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thương mại luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốcgia Tuy nhiên, trong từng thời kỳ phát triển, xuất phát từ những lợi ích quốcgia, các Nhà nước luôn tìm cách dựng lên những rào cản thương mại nhằmbảo hộ các ngành kém cạnh tranh trong nước Sự phát triển của thương mại, vìthế, luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hoá thương mại vàbảo hộ thương mại Hay nói cách khác, tự do hoá và bảo hộ là hai xu hướngđối lập, nhưng luôn song hành và chi phối sự phát triển của hoạt động thươngmại Tuy nhiên từ những năm 1950 đến nay, với sự phát triển của xu thế toàncầu hoá kinh tế, đặc biệt với sự ra đời của GATT( 1947), và nay là WTO, tựdo hoá thương mại đã trở thành xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của hoạtđộng thương mại, là nội dung cốt lõi của quá trình toàn cầu hoá và hội nhậpkinh tế quốc tế.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, khimà tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao thì năng lực nội sinhcủa một quốc gia không chỉ là sự phát triển tự nhiên của quốc gia đó, mà cònlà điều kiện để chọn lọc, tiếp cận các yếu tố bên ngoài, biến cái bên ngoàithành cái của chính mình, sử dụng vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang làmột trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước Mỗi quốc gia khôngthể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định Để giải quyết vấn đề, mỗiquốc gia phải tham gia liên kết, hội nhập cùng với các quốc gia khác để cùngnhau phát triển Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung củathời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốctế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triểncủa mỗi nước Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc
Trang 2biệt là công nghệ truyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng cómối liên kết chặt chẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Liên kết kinh tế quốc tếđang trở thành một xu thế không thể thay đổi Hiện nay, nhiều hiệp địnhthương mại song phương và đa phương được ký kết, phạm vi liên kết cũngngày càng được mở rộng.
Nhằm nghiên cứu, phân tích đánh giá về tình hình xu hướng phát triển liênkết kinh tế quốc tế hiện nay để có cái nhìn tổng quát nhất về liên kết kinh tếquốc tế và tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến nền kinh tế quốc tế, từ đódự báo xu hướng của liên kết kinh tế quốc tế trong tương lai, đồng thời đềxuất những kiến nghị, bài học kinh nghiệm cần thiết và có những bước đi phùhợp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài ”Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất choViệt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế” làm đề tàikhóa luận của mình.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuấtcho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận này được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập, phân tích,đối chiếu và tổng hợp từ các tài liệu liên quan đên liến kết kinh tế quốc tế.
Trang 35.Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Những nội dung cơ bản về liên kết kinh tế quốc tếChương II: Xu hướng vận động của các liên kết kinh tế quốc tế
Chương III: Tác động của các liên kết kinh tế quốc tế và một số đềxuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế
Do nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận nàychắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự quan tâm, đónggóp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn Ths Vũ Thành Toàn đã tận tình giúp đỡ emtrong quá trình viết khoá luận Em cũng xin cảm ơn tập thể giáo viên trườngĐại học Ngoại Thương, những người thân trong gia đình và bạn bè đã quantâm động viên cũng như tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập.
Trang 4CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾQUỐC TẾ
I KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ1 Khái niệm
Hiện nay, trên thế giới, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng giatăng Các nước không thể một mình giải quyết được các vấn đề về kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội cũng như môi trường Vì thế, việc các nước liên kết,hợp tác với nhau là cần thiết Các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạolập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham giavào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi íchthiết thực cho mỗi bên Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xuhướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức sôi động ấy.
Một cách tổng thể, LKKTQT là quá trình trong đó hai hay nhiều chínhphủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sựphối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước.
Cụ thể: Liên kết kinh tế quốc tế hay còn gọi là nhất thể hoá kinh tế quốc tếlà một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá có tính chất quốc tế đốivới quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế Đó là sự thành lậpmột tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phốihợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điềukiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cảvề chiều rộng và chiều sâu Liên kết kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệkinh tế vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào sựthỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển Quá trình liênkết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độcao hơn với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng.
Trang 5Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia hoặc các tổchức, doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau.
Như vậy liên kết kinh tế quốc tế là một quá trình khách quan bởi nó là kếtquả của quá trình vận động mang tính quy luật, xuất phát từ yêu cầu phát triểnlực lượng sản xuất và quốc tế hoá đời sống kinh tế do tác động của cách mạngkhoa học kỹ thuật Mặt khác, liên kết kinh tế quốc tế cũng là một quá trình chủquan bởi nó là kết quả của những hoạt động của các quốc gia trong việc phối hợpnền kinh tế của các quốc gia đó, làm cho các nền kinh tế thích ứng với nhau, dầndần hình thành một chỉnh thể kinh tế có cơ cấu tối ưu, có năng suất lao động cao.
2 Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế:
Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển cao hơn vềchất của phân công lao động quốc tế với những đặc trưng cơ bản sau:
2.1 Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới sự gia tăng về số lượng và cường độcác mối quan hệ kinh tế quốc tế
LKKTQT làm gia tăng các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thànhviên và hình thành nên cơ cấu kinh tế mới trong quá trình liên kết Với hìnhthức liên kết kinh tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thườngxuyên ổn định và được chú ý củng cố để cho nó có thể phát triển lâu dài.
2.2 Liên kết kinh tế quốc tế bao trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế.
Các liên kết kinh tế quốc tế được hình thành dựa trên các Hiệp định khôngchỉ về thương mại hàng hoá mà còn mở rộng ra thương mại dịch vụ, đầu tư vàsở hữu trí tuệ
2.3 Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tếvà chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ một số khác biệtkinh tế giữa các nước, xác lập những tiêu chí phát triển chung, trong đó cùng
Trang 6với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về mọi mặt của từng quốc gia thành viên,là việc hi sinh một phần tính độc lập trong các quyết sách kinh tế và phát triển.2.4 Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc giagiữa những nhà nước độc lập có chủ quyền
Bởi vậy, nó thường chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế của cácchính phủ Nói chung nền kinh tế giữa các quốc gia không có sự đồng nhất cảvề trình độ phát triển cũng như về thể chế và kết cấu kinh tế xã hội Chínhđiều đó đưa đến chức năng điều chỉnh và làm xích lại gần nhau giữa các nềnkinh tế quốc gia của liên kết kinh tế quốc tế Thông qua đó hình thành nên liênkết kinh tế quốc tế có tác dụng bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinhtế quốc tế phát triển một cách thuận lợi hơn.
2.5 Liên kết kinh tế quốc tế là giải pháp trung hoà giữa xu hướng tự do hoávà bảo hộ mậu dịch:
Trên thị trường thế giới đang diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tựdo hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch Các hình thức của chủnghĩa mậu dịch mới ra đời và có nguy cơ gia tăng Các cuộc chiến tranh kinhtế giữa các trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng mở rộng Trong điều kiệnđó, liên kết kinh tế quốc tế có vai trò như một giải pháp trung hòa để tạo nêncác khu vực thị trường tự do cho các thành viên Các liên kết kinh tế quốc tếtrước hết hướng vào việc tạo lập thị trường quốc tế khu vực, dỡ bỏ dần cácngăn trở về hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên, tạo nênkhuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp cho mậu dịch quốc tế gia tăng, củng cốvà mở rộng quan hệ thị trường.
2.6 Liên kết kinh tế quốc tế luôn luôn là hành động tự giác của các thànhviên.
Các thành viên tự giác tham gia LKKQT nhằm thực hiện việc điều chỉnhcó ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những thoả
Trang 7thuận có đi có lại giữa các thành viên Nó là bước quá độ trong quá trình vậnđộng của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa Trong giai đoạn hiệnnay, việc phát triển các liên kết kinh tế khu vực ( ví dụ như các khối EU,NAFTA, ASEAN, APEC ) thể hiện cấp độ khu vực hóa nền kinh tế thế giớingày càng gia tăng Các liên kết kinh tế này còn là khuôn khổ để cạnh tranhgiữa các nhóm nước, bảo vệ và phục vụ cho lợi ích quốc gia và khu vực.
II TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾQUỐC TẾ
1.Toàn cầu hóa về kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất hình thành liênkết kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa làm thị trường thuận lợi được mở rộng đòi hỏi phải có sự liênkết hợp tác giữa các nước hoặc giữa các công ty cùng giải quyết các vấn đềmang tính toàn cầu: Về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, các rào cản thương mại, vềmôi trường Các quốc gia đều thấy được lợi ích đem lại cho quốc gia mìnhkhi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy tự do hoá thương mại pháttriển Do sự phát triển quốc tế hoá về các mặt vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụsản phẩm nên quyền lợi kinh tế của các nước gắn chặt với nhau, tác động lẫnnhau Năng lực đơn độc điều hoà, khống chế kinh tế của các nước ngày càngsuy giảm Việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đặt ra chính sách kinh tế củacác nước ngày càng dựa vào sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia
Các nước có cùng lợi ích kinh tế và trình độ phát triển ngang nhau đã hợptác với nhau và cao hơn là liên kết với nhau hình thành nên các liên minh kinhtế.
Đồng thời, sự phát triển về sản xuất và vốn quốc tế hóa cũng đã liên kếthoạt động giữa các nước có nhiều kiểu sản xuất khác nhau và trình độ pháttriển khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước đưa nền kinh tếnước mình hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Trang 82 Liên kết kinh tế quốc tế là kết quả khách quan của phân công laođộng quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tácđộng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản.
Thứ nhất, phân công lao động quốc tế trong thế giới ngày nay đang diễn ravới một phạm vi ngày càng rộng và tốc độ ngày càng nhanh, nó xâm nhập vàohầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế của mỗi quốc gia và ngày càng đi vàochiều sâu do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ Sự phân cônglao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu có nghĩa là đã chuyển mạnh từ việcphân công lao động theo ngành và theo sản phẩm sang phân công theo chi tiếtsản phẩm và theo quy trình công nghệ Điều này cho thấy sự khác biệt về điềukiện tự nhiên không còn đóng vai trò quyết định đối với phương hướng thamgia vào phân công lao động quốc tế, trái lại chính khả năng về công nghệ mớicó vai trò quyết định.
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế cùng với những thành tựumới của cách mạng khoa học công nghệ đưa tới sự biến đổi sâu sắc về cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia Ở các nước phát triển, nhiều ngành công nghiệptruyền thống ngày càng thu hẹp( luyện kim đen, đóng tàu ), trong khi đó lạixuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới như công nghệ sinh học, công nghệtin học Và đối với các nước đang phát triển thì các ngành công nghiệptruyền thống lại đang bắt đầu phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP của đấtnước Vì vậy việc liên kết các quốc gia là điều cần thiết để các nước có thể bổsung, hỗ trợ nhau phát triển.
Ngày càng xuất hiện và phát triển nhanh các hình thức hợp tác về kinh tế,khoa học và công nghệ Các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ tập trung ở hoạtđộng ngoại thương mà còn vươn sang cả lĩnh vực nghiên cứu, sáng chế, chuyểngiao công nghệ, hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất Điều đó có nghĩa là các quanhệ kinh tế quốc tế được phát triển cả về bề rộng và bề sâu, nó mang nội dung toàndiện hơn và đòi hỏi sự hợp tác ở những khuôn khổ rộng hơn và cấp độ cao hơn.
Trang 9Cơ cấu ngành và cơ cấu địa lí trong phân công lao động quốc tế đang có sựchuyển dịch đáng kể Người ta áp dụng các phân ngành kinh tế quốc dân theophương pháp mới với bốn nhóm ngành như sau: nhóm ngành có hàm lượngkhoa học - công nghệ cao, nhóm ngành có hàm lượng lao động sống cao vànhóm ngành có hàm lượng nguyên vật liệu cao Tùy theo điều kiện kinh tế vàtrình độ phát triển khoa học- công nghệ của mỗi nước mà người ta tiến hànhchuyên môn hóa những ngành mà học có khả năng đồng thời hợp tác và traođổi cho nhau để đạt tới cơ cấu tối ưu trong tiêu dùng và tích lũy Những nướccó trình độ phát triển chưa cao và có nhiều tài nguyên khoáng sản thường tậptrung vào những nhóm ngành có hàm lượng lao động sống cao và nhóm ngànhcó hàm lượng nguyên vật liệu cao Cũng có trường hợp khéo léo kết họp giữanguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để phát triển một cách tổng hợpvà hài hòa các ngành khác nhau nhằm đạt tới tốc độ tăng trưởng cao và rútngắn khoảng cách với sự phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế giữa cácquốc gia Mặt khác, không phải chỉ những nước đang phát triển, những nướcnông nghiệp là nơi sản xuất ra nhiều nông sản với chất lượng cao mà nhữngnước công nghiệp tiên tiến, nhờ có công nghệ đã sản xuất ra nông sản với chấtlượng cao và giá thành hạ Do đó cạnh tranh về mặt hàng nông sản ngày cànggay gắt và hình thành nên những hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch đối vớimặt hàng này Từ đó đặt ra yêu cầu cho việc hình thành liên kết thị trườngtheo khu vực để bảo vệ lợi ích cho mỗi bên.
Sự phát triển của các công ty đa quốc gia và vai trò ngày càng lớn của nótrong phân công lao động quốc tế đã tác động mạnh đến việc hình thành và pháttriển của liên kết kinh tế quốc tế Các công ty đa quốc gia không những nắmtrong tay những nguồn vốn lớn, các công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiêntiến mà nó còn mang tính đa sở hữu và gây ảnh hưởng đến các chương trình pháttriển đa quốc gia và liên quốc gia Hoạt động của các công ty đa quốc gia khôngnhững tạo tiền đề vật chất mà còn thúc đẩy về mặt tổ chức cho sự liên kết giữacác nước nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế.
Trang 10Cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, phâncông lao động quốc tế ngày càng hoàn thiện và tất yếu sẽ dẫn đến việc hìnhthành các liên kết kinh tế quốc tế - một hình thức phát triển chủ yếu trong xuthế toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế hiện nay.
III LỢI ÍCH CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
1 Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng năng suất lao động và tăng mứcsống của các quốc gia
Nhờ việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, thị trường lao động pháttriển đặc biệt là phát triển về chiều sâu, cộng với trình độ khoa học kỹ thuậtphát triển giúp nâng cao năng suất lao động, kinh tế đất nước phát triển, nângcao mức sống của người dân.
2 Góp phần phát huy vai trò của các chủ thể, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực của nền kinh tế
Trong tiến trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các chủ thể sẽ đượctham gia vào một thị trường toàn cầu rộng lớn với môi trường kinh doanhquốc tế tự do Việc ngày càng dỡ bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử kinh tếvà phi kinh tế sẽ tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tếlớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng vàrộng rãi vào guồng máy kinh tế mang tính toàn cầu.
Tham gia liên kết sẽ giúp các quốc gia từng bước gia nhập vào hệ thống phâncông lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất trên toàn cầu Lợi thế của đấtnước sẽ được phát huy, các nguồn lực sẽ được khai thác và sử dụng hiệu quả.
3 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác triệt đểlợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của các quốc gia
Cơ cấu kinh tế xét tổng thể bao gồm: Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật( cơ cấungành kinh tế), cơ cấu kinh tế - xã hội( cơ cấu thành phần kinh tế), cơ cấu kinhtế vùng – lãnh thổ, cơ cấu thị trường và tính chất thị trường của nền kinh tế.
Trang 11Có thể thấy rằng, tham gia liên kết kinh tế của một quốc gia có tác động thúcđẩy việc hình thành một cơ cấu hợp lý theo hướng phân công lao động quốc tếtrên cơ sở lợi thế so sánh quốc gia Đó còn là một cơ cấu kinh tế có khả năngthích ứng và trụ vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu.
Cùng với quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các ngành sảnxuất hàng xuất khẩu phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng Hoạtđộng xuất nhập khẩu hàng hoá được mở rộng nhiều hơn rất nhiều Cùng vớithương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế cũng được xúc tiến Đầu tưnước ngoài làm xuất hiện các doanh nghiệp độc lập có yếu tố nuớcngoài( doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các liêndanh, liên kết ), khu công nghiệp, khu chế xuất, các vành đai phát triển Nhưvậy cơ cấu kinh tế đã thay đổi cùng với sự hình thành khu vực kinh tế có sựtham gia của nước ngoài.
Cơ cấu kinh tế xã hội cũng có sự thay đổi, các loại hình doanh nghiệp vớinhững hình thức sở hữu vốn khác nhau trở nên phong phú hơn trong nền kinhtế Các doanh nghiệp do tư nhân đầu tư vốn với các quy mô khác nhau có điềukiện được phát triển Sở hữu đa quốc gia, đa quốc tịch được hình thành.
Cơ cấu vùng – lãnh thổ cũng có điều kiện chuyển dịch rất tích cực Do kếtcấu hạ tầng của nhiều vùng được xây dựng mới cùng với việc hình thành các khucông nghiệp, khu chế xuất, xây dựng các cơ sở khai thác, chế biến, có vùng trướcđây còn hoang sơ, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác, dân cư thưa thớt đã trởthành vùng kinh tế phát triển, hạ tầng hiện đại, dân cư đông, nhiều đô thị mới rađời, giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng
4 Tạo lập quan hệ mậu dịch giữa các nước
LKKTQT giúp mở rộng khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của các nướcthành viên trong liên minh với các nước, các khu vực khác trên thế giới, thúcđẩy quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường Tính liên kết thị trườnggiữa các vùng, miền tăng lên, thị trường hàng hoá được mở rộng Cơ cấu,
Trang 12chủng loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên Cùng vớithị trường hàng hoá, các thị trường khác như thị trường lao động, thị trườngtiền tệ, thị trường vốn cũng dần ra đời và phát triển theo Sự phát triển, kết nốicủa các thị trường bộ phận, thị trường địa phương làm thị trường quốc giaphát triển, mở rộng hơn, trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới.
5 Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo thế và lực cho quốc giatrên trường quốc tế
Thực hiện tham gia liên kết kinh tế quốc tế là thực hiện một nền kinh tế mởcửa với thế giới bên ngoài, quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ được mở rộng và củng cố.
Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác quốc tế trên cơsở có đi có lại, chấp nhận các luật lệ và tập quán quố tế Trong quá trình này,các nước đều mong muốn và định hướng cho mình việc xây dựng một nềnkinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở khai thác tối ưu các nguòn lực bên trong vàtranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tạo tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất - kỹthuật, khoa học – công nghệ ngày càng vững mạnh, có sức cạnh tranh cao.Việc theo đuổi các mục tiêu trong hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đồng thời giatăng thế và lực cho các quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế.
Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tếsẽ giúp tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử hay chèn ép trong quan hệquốc tế Mặt khác, khả năng tham gia, tiếng nói và vai trò của quốc gia trongcác vấn đề của khu vực và quốc tế ngày càng được coi trọng và phát huy, vịthế của quốc gia trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.
IV CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ1 Liên kết nhỏ( Micro intergration):
1.1 Khái niệm:
Liên kết nhỏ là liên kết giữa các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của cácnước trên cơ sở ký kết với nhau các hiệp định và các hợp đồng hợp tác kinhdoanh để hình thành nên các công ty quốc tế.
Trang 13Liên kết giữa các công ty được tiến hành ở các khâu khác nhau, thí dụ nhưliên kết trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, chế tạo sản phẩm,chi tiết sản phẩm, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo và thực hiện cácdịch vụ khác.
1.2 Nguyên nhân hình thành các liên kết nhỏ:
- Xu hướng quốc tế hoá đời sống toàn cầu gia tăng, nền kinh tế của cácnước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau cho nên sự ra đời các liên kết nhỏ phù hợpvới xu hướng nhất thể hoá thị trường thế giới.
- Sự ra đời các liên kết nhỏ nhằm chống lại sự bảo hộ mậu dịch ở các nước.- Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiềungành nghề kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, tin học đòihỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp mà công ty của một quốc gia không thểđáp ứng cho nên sự ra đời của các liên kết nhỏ là tất yếu khách quan.
1.3 Vai trò của các liên kết nhỏ:
- Thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hoá thế giới, qua đó thúc đẩy thươngmại quốc tế phát triển.
- Liên kết giữa các tập đoàn kinh tế lớn của các nước thúc đẩy nhanh quátrình tích tụ và tập trung tư bản quốc tế, đó là tiền đề để phát triển cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật trên toàn cầu.
- Giúp trình độ kỹ thuật của các nước xích lại gần nhau thông qua việcchuyển công nghệ sang các nước phát triển.
- Giúp các nước khai thác và sử dụng các lợi thế của mình: tài nguyên, đấtđai, sức lao động một cách có hiệu quả nhất thông qua các công cuộc đầu tưquốc tế.
- Các liên kết nhỏ có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp vốn cho cácnước đang phát triển thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trang 141.4 Các hình thức liên kết nhỏ1.4.1 Căn cứ vào vốn pháp định:
- Công ty đa quốc gia( Multinational Corporation - MNC): Là công ty quốctế mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bảnthuộc hai hay nhiều quốc gia khác nhau và có mạng lưới công ty con ở nướcngoài.
Ví dụ: công ty Royal Dutch Shell( Hà lan), công ty Unilever( Hà Lan)
Anh Công ty xuyên quốc gia (Transnational CorporationAnh TNC): Là công ty màvốn pháp định của công ty mẹ thuộc cùng một nước, còn đi vào hoạt độngkinh doanh được triển khai ở nhiều nước bằng cách phụ thuộc các công ty xínghiệp vào nó
Ví dụ: Công ty D&G
1.4.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động:
+ Cácten quốc tế: Là hình thức liên kết giữa các công ty xí nghiệp trongcùng một ngành trên cơ sở ký kết một hiệp định thống nhất về sản lượng sảnxuất, giá cả và thị trường tiêu thụ, còn việc tổ chức sản xuất vẫn do các thànhviên tự chủ Ví dụ: Tổ chức dầu mỏ OPEC.
Thành công của các Cácten sẽ rất lớn khi nó đảm bảo kiểm soát được phầnlớn sản lượng sản xuất của một ngành nào đó Khách hàng ít có khả năng từbỏ mặt hàng do cácten sản xuất và sản phẩm thay thế khó có khả năng pháttriển.
+ Xanh đi ca quốc tế: Là hình thức liên minh trong đó các xí nghiệp trongcùng một ngành ký kết một hiệp định thoả thuận việc tiêu thụ sản phẩm docùng một ban quản trị chung đảm nhận Các thành viên vẫn độc lập trong sảnxuất.
Trang 15+ Tờ rớt quốc tế: Là hình thức công ty quốc tế bao gồm nhiều hãng, nhiềuxí nghiệp trong cùng một ngành Tờ rớt thống nhất cả sản xuất và lưu thôngvào trong tay một ban quản trị còn các thành viên thì vẫn trở thành cổ đông.
Tờ rớt nội địa mua cổ phiếu của công ty nước ngoài, biến công ty nướcngoài trở thành công ty của mình và khống chế công ty nước ngoài bằng cáchnắm độc quyền về cung cấp nguyên liệu.
+ Côngxoocxiom: Là hình thức liên kết công trình xí nghiệp lớn gồm cảxanhđica, tờrớt thuộc các ngành khác nhau, có liên quan đến nhau về kinh tếvà kỹ thuật.
+ Cônglômêrat: Là hình thức liên kết đa ngành hình thành nên các tập đoànkhổng lồ bao gồm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau, baogồm cả vận tải, ngân hàng, thương nghiệp, bảo hiểm Mục đích của cácCônglômêrat là tập trung vốn, công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, tránhbớt rủi ro và các ngành hỗ trợ cho nhau nâng cao hiệu quả sản xuất.
2 Liên kết lớn hay còn gọi là liên kết kinh tế quốc tế nhà nước( Macrointergration)
2.1 Khái niệm:
Liên kết lớn là những liên kết kinh tế được hình thành trên cơ sở hiệp địnhđược ký kết giữa hai hoặc nhiều chính phủ nhằm lập ra các liên minh kinh tếkhu vực hoặc liên kết khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngkinh tế đối ngoại phát triển.
2.2 Nguyên nhân hình thành các liên kết lớn:
- Liên kết lớn hình thành xuất phát từ vai trò khách quan của liên kết kinhtế cho phép mỗi quốc gia thực hiện đồng thời hai mục tiêu: vừa tham gia vàotiến trình toàn cầu hóa, vừa dựa vào các nước đồng minh trong liên kết đểthực hiện bảo hộ có giới hạn nền kinh tế của mình trước sự bành trướng kinhtế từ các nước ở các khu vực khác.
Trang 16- Nhiều vấn đề kinh tế, tài chính, hoạt động đầu tư, thương mại mang tínhkhu vực hoặc toàn cầu đòi hỏi phải có sự đồng thuận giải quyết ở tầm trênchính phủ theo những nguyên tắc thỏa thuận chung thống nhất
- Cùng với tiến trình toàn cầu hóa thì quyền lợi kinh tế của các nước gắnchặt, tác động lẫn nhau Cho nên liên kết kinh tế ở tầm vĩ mô ra đời cho phépgiải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế, tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ cáchiệp định song phương và đa phương mà các chính phủ đã cùng nhau xâydựng và ký kết.
2.3 Vai trò của liên kết lớn:
Thực chất của liên kết kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tếhóa đời sống kinh tế của một số nước có cùng một xu hướng chính trị kinh tế.Liên kết kinh tế lớn có những vai trò sau đây:
- Giúp phát triển quan hệ thương mại quốc tế: vì thường các nước trong nộibộ liên kết kinh tế cố gắng gạt bỏ cho nhau những trở ngại ngăn sự phát triểncủa quá trình buôn bán quốc tế như: thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và cácbiện pháp hạn chế mậu dịch khác.
- Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi: Về tài chính, thương mại, đầu tư,du lịch, các loại hình dịch vụ…
- Nhờ có sự phân công lao động động trong các khối liên kết kinh tế màmỗi nước sử dụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tươngđối của mình.
- Việc lập ra liên kết kinh tế quốc tế lớn có vai trò làm cho các thành tựukhoa học kỹ thuật được sử dụng tối ưu, tăng năng suất lao động và tiết kiệmthời gian.
- Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất và dẫntới việc hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực.
Trang 17- Liên kết kinh tế khu vực giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnhtranh của mình trên thị trường quốc tế, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấucủa quá trình hội nhập toàn cầu và những bất lợi của quá trình đó để đẩynhanh quá trình phát triển kinh tế của quốc gia mình.
- Ngày nay, ích lợi của liên kết kinh tế quốc tế lớn quá to lớn khiến cho cácnước khác nhau về trình độ phát triển, về xu hướng chính trị cũng tham giatrong cùng một tổ chức liên kết kinh tế quốc tế.
2.4 Phân loại liên kết lớn:
2.4.1 Căn cứ vào quy mô tham gia liên kết có thể chia thành 3 loại:
+ Liên kết mang tính chất khu vực: là sự liên minh trong cùng một khu vựcđịa lí.
Ví dụ như: ASEAN, EU, NAFTA…
+ Liên kết kinh tế mang tính chất liên khu vực: Là sự liên minh kinh tế ởnhững khu vực khác nhau.
Ví dụ: APEC, ASEM…
+ Liên kết kinh tế toàn cầu: WTO
2.4.2 Căn cứ vào mức độ tham gia liên kết, liên kết lớn được chia thànhcác loại hình phát triển từ thấp đến cao như sau:
a) Khu mậu dịch tự do( Free Tra Area_ FTA): Ví dụ: AFTA, NAFTA,EFTA…
Khu mậu dịch tự do là một liên minh quốc tế giữa hai hay nhiều nướcnhằm mục đích tự do hóa việc buôn bán về một hoặc một số nhóm mặt hàngnào đó Trong đó các nước cùng nhau thỏa thuận:
- Thuận lợi hóa hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước thành viênbằng cách thỏa thuận cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế, thuận lợihóa hoạt động đầu tư vào nhau
Trang 18- Giữa các nước xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sựphát triển chung của các nước thành viên.
- Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan và thị thực xuất nhập cảnh tạođiều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư của các thành viên thâmnhập vào nhau, tiến tới hình thành một thị trường chung thống nhất về hànghoá và dịch vụ.
- Mỗi nước tùy vào điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia mình mà đưara các giải pháp về thuế quan, các biện pháp phi thuế riêng phù hợp với cácnguyên tắc chung của khối.
- Mỗi nước thành viên vẫn duy trì quyền độc lập, tự chủ của mình trongquan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác ngoài khối.
* Mục đích của khu mậu dịch tự do là nhằm:
+ Thứ nhất là nhằm thu hút hàng hoá từ nước ngoài tham gia lưu thông mộtcách có điều kiện ở thị trường trong nước Tạo nên sự cạnh tranh và kích thíchsản xuất hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp nội địa.
+ Thứ hai là thu được một khoản tiền thông qua phí thuê địa điểm, lệ phíkinh doanh, dịch vụ điện nước, quản lý, thu đổi ngoại tệ…
+ Thứ ba là tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận đượccách làm ăn lớn mà thương mại quốc tế đang áp dụng.
FTA là hình thức liên kết kinh tế phổ biến nhất Vì đây là hình thức chophép mỗi nước thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong liên kếtnhưng vẫn thực hiện được chính sách đa dạng hóa thị trường, đa phương hóacác mối quan hệ kinh tế Mỗi nước có thể tham gia vào nhiều FTA nhằm đểmở rộng nhanh thị trường thuận lợi, vừa tháo gỡ được những khó khăn mangtính đặc thù trên từng thị trường chủ lực, nhờ đó mà tăng tốc nhanh tiến trìnhhội nhập khu vực và quốc tế.
Trang 19b) Liên minh thuế quan( Customs Union) Ví dụ: EEC.
Là hình thức liên kết có tính thống nhất tổ chức cao hơn so với hình thứcFTA, nó mang toàn bộ những đặc diểm của FTA, nhưng giữa các nước cònthỏa thuận thêm những điều kiện hợp tác sau:
- Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế Hải quanthống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên.
- Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng chung cho cácnước thành viên.
- Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt độngthương mại với các nước ngoài liên kết.
- Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà mỗi nướcthành viên phải tuân thủ.
c) Thị truờng chung( Common Market) Ví dụ: EC.
Là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước Cácnước hội viên thuộc thị truờng chung thoả thuận:
- Xoá bỏ những trở ngại đến quá trình buôn bán lẫn nhau như thuế quan,hạn ngạch, giấy phép…
- Xoá bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao độnggiữa các nước hội viên.
- Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên.- Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ vớicác nước ngoài khối.
d) Liên minh kinh tế( Economic Union) Ví dụ: EU.
Là hình thức liên kết kinh tế có tính tổ chức thống nhất cao hơn so với thịtrường chung Nó mang toàn bộ đặc điểm của liên kết thị trường chung nhưngnó có thêm các đặc điểm khác như:
Trang 20- Các nước xây dựng chung nhau chính sách kinh tế đối ngoại và chínhsách phát triển kinh tế nội địa như chính sách phát triển kinh tế ngành, pháttriển kinh tế vùng mà không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nướcthành viên.
- Thực hiện sự phân công lao động sâu sắc giữa các nước thành viên.
- Cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tếgiữa các nước( thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủtừng nước).
e) Liên minh tiền tệ( Monetary Union): Ví dụ: EMU.
Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc giakinh tế chung” của nhiều nước với những đặc điểm:
- Xây dựng chính sách kinh tế chung.
- Xây dựng chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách ngoại thươngchung.
- Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêngcủa các nước hội viên.
- Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
- Xây dựng Ngân hàng chung thay thế cho Ngân hàng Trung ương của cácnước.
- Xây dựng quỹ tiền tệ chung.
- Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nướcđồng minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
- Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
Trang 21Tóm lại, những đặc trưng cơ bản của các hình thức liên kết lớn này đượcthể hiện như sau:
Bảng 1: Đặc trưng của các hình thức liên kết lớnĐặc
Hình thứcLiên kết
Tự do hóathươngmại ápdụng MFN
Thốngnhất 1 chế độ thuế quanvới nước ngoài khối
Tự do hóa đầu tư
Có chính sách kinhtế - xã hội chung
Có đồng tiền chung
CHƯƠNG II:
Trang 22XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾCHO ĐẾN HIỆN NAY:
Những năm gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển nhanhchóng và mạnh mẽ của quá trình liên kết khu vực, liên kết toàn cầu về kinh tế.Các mối liên kết kinh tế diễn ra ở nhiều cấp độ, từ tay đôi, tay ba đến tamgiác, tứ giác phát triển… như sự hình thành ở khu vực Đông Nam Á, ĐôngÂu, Trung Á… cho đến các tổ chức hợp tác tiểu khu vực và tiểu vùng như khuvực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA), khu vực mậu dịch tự do BắcMỹ( NAFTA), Liên minh Châu Âu EU, Hiệp ước các thị trường chung NamMỹ( MERCOSUR)… Sự hợp tác giữa các nước trong cùng một tiểu vùng haytrong khuôn khổ khu vực tạo điều kiện cho các nước thành viên phát huynhững mặt mạnh của mình, phát triển tối đa nội lực, bổ sung lẫn nhau để pháttriển và đưa cả khu vực phát triển tương đối đồng đều, tăng cường khả năngcạnh tranh và lợi thế của cả khu vực.
Từ liên kết châu lục các nước nhanh chóng tiến lên các hình thức hợp tácliên châu lục như APEC( giữa Châu Á – Châu Mỹ - Nam Thái Bình Dương),Chương trình phát triển xuyên Đại Tây Dương( giữa Châu Âu với Châu Mỹ),Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, Tổ chức hợp tác phát triển 14 nước ven Ấn ĐộDương… Cuối cùng là tổ chức thương mại thế giới được xem như một liênhợp quốc về kinh tế với 153 thành viên.
Từ thực tiễn ra đời và hoạt động của của các tổ chức kinh tế, các thể chếhợp tác đa phương, chúng ta có thể thấy các liên kết kinh tế quốc tế vận độngtheo các hướng: Xu hướng mở rộng liên kết khu vực, Xu hướng ký kết cáchiệp định thương mại tự do song phương, Xu hướng toàn cầu hoá
1 Xu hướng mở rộng liên kết khu vực:
Trang 231.1 Những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy xu hướng mở rộng liên kết khuvực:
1.1.1 Do xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và công nghệ diễn ra mạnh mẽ Toàn cầu hoá là một tất yếu lịch sử, khách quan, tác động đến mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế văn hoá, xã hội trên thế giới Trong một thế giới màtính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng thì không một quốc gianào có thể phát triển đuợc nếu không có mối liên hệ nào với bên ngoài Cácquốc gia, khu vực đều phải tham gia trào lưu toàn cầu hoá, tham gia quá trìnhhội nhập ở các mức độ nhất định, nếu không muốn bị tụt hậu, bỏ rơi Toàn cầuhoá tạo ra những cơ hội phát triển cho các nước nhưng cũng tạo ra nhiều tháchthức đối với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Xu hướng toàn cầu hoá của kinh tế thế giới được đặc trưng bởi môi trườnglưu hoạt cao các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và các sản phẩm hànghoá, dịch vụ, môi trường công nghệ kỹ thuật với nhiều tác nhân mới như cáctập đoàn xuyên quốc gia, các định chế quốc tế… Chính những đặc trưng nàykhiến các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và đều phải hoạch địnhchính sách thích hợp trước làn sóng toàn cầu hoá kinh tế Về mặt kinh tế, bêncạnh các khuôn khổ đa phương như WB, IMF, GATT, WTO, hội nhập, mởrộng và tăng cường liên kết khu vực cũng là một kênh điều chỉnh chính sáchquan trọng trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hoá kinh tếđối với mỗi quốc gia và khu vực.
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sức ép cạnhtranh kinh tế toàn cầu buộc các nước phải mở cửa thị truờng ở cấp độ khu vựcđể nhằm mục đích giúp doanh nghiệp mình có thể vượt truớc các doanhnghiệp cạnh tranh Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia ra đời, là tiềnđề cho sự ra đời và phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế
Như vậy, có thể nói, xu hướng toàn cầu hoá và những thành quả của cuộccách mạng khoa học - công nghệ đã làm thu hẹp khoảng cách không gian và
Trang 24thời gian, nối các quốc gia, các khu vực trên thế giới thành một thị trườngthống nhất, một "làng toàn cầu".
1.1.2 Hệ quả của các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và sức ép cải cáchtrong mỗi quốc gia.
Khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997 – 1998 buộc các quốc gia phải cải cáchchính sách phát triển bằng cách chuyển sang tham gia liên kết khu vực Việctham gia các liên kết này giúp các quốc gia không chỉ cải thiện được nền kinhtế mà còn giúp các quốc gia liên kết, hợp tác với nhau để tránh các cuộckhủng hoảng về tài chính, tiền tệ bằng các hiệp định ký kết.
1.2 Sự mở rộng và phát triển của một số LKKTQT điển hình.1.2.1 Liên minh Châu Âu - European Union ( EU)
1.2.1.1 Quá trình hình thành và mở rộng của Liên minh Châu Âu.
Liên minh Châu Âu EU có tiền thân là cộng đồng than thép Châu Âu.
Cộng đồng Than Thép châu Âu (European Coal and Steel Community hay
viết tắt là ECSC) là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước Pháp, Tây Đức,
Ý, Bỉ, Luxembua và Hà Lan, được thành lập năm 1952 theo Hiệp ước Paris1951 nhằm phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao động liên quanđến các tài nguyên than và thép là những đầu vào thiết yếu cho sản xuất quânnhu.
Khi Hiệp ước Rome có hiệu lực năm 1958, sáu nước này lập ra Cộng đồngKinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, hoạt độngsong song với ECSC.
Năm 1967, cả ba khối này hợp lại thành Cộng đồng châu Âu (EC) trên cơsở hiệp ước Merge được ký kết ngày 8/4/1965, có hiệu lực ngày 1/1/1967 vềvấn đề hợp nhất ba cộng đồng này thành một hội đồng duy nhất và một uỷ banduy nhất của các nước Châu Âu Thành công bước đầu của EC đã chứng minhsự hoà nhập kinh tế giữa các nước là có thể thực hiện được và những lợi ích
Trang 25đem lại rất rõ ràng Điều này dẫn đến nhu cầu hoà nhập mở rộng liên kết sangtoàn bộ các sản phẩm của khu vực Mục tiêu của EC là thiết lập một liên minhthuế quan trong khuôn khổ cộng đồng và thành lập một thị trường chung đảmbảo việc tự do lưu thông lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư Các quốcgia thành viên tìm thấy những lợi ích kinh tế mà trước đó họ chưa từng cóđược.
Năm 1980, hiệp ước thành lập liên minh Châu Âu được tất cả các nướcthành viên phê chuẩn, tháng 11/1993, hiệp ước có hiệu lực, Cộng đồng ChâuÂu được đổi thành Liên minh Châu Âu( EU).
Tổ chức EU ngày càng được mở rộng với số lượng các thành viên tănglên:
- Ngày 23/7/1957, ECSC ra đời chính thức bao gồm 6 nước Pháp, Đức, Ý,Bỉ và Hà Lan.
- Ngày 22/1/1972, thêm 3 nước gia nhập là Anh, Ailen, Đan Mạch.
- Ngày 1/1/1981, EC được mở rộng xuống phía Nam với sự gia nhập củaHy Lạp.
- Ngày 1/1/1986, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau khi vượt qua nhiều khókhăn đã được gia nhập, trở thành thành viên thứ 11, 12 của Liên minh Châu Âu.
- Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất và toàn bộ lãnh thổ của Cộng hoàliên bang Đức trở thành lãnh thổ của Liên minh.
- Ngày 1/1/1995, số thành viên của Liên minh được nâng lên con số 15 vớisự gia nhập của Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan.
- 1/5/2004, thêm 10 nước Đông Âu và Địa Trung Hải là thành viên của EUgồm: Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,Estonia, Malta, Cộng hoà Síp.
- Ngày 1/1/2007, EU chính thức thu nhận thêm hai thành viên mới là
Trang 26Bungary và Rumani.
Cùng với số lượng thành viên tăng lên, Liên minh Châu Âu còn đạt đượcthành tựu lớn là cho ra đời đồng tiền chung Châu Âu Euro và Liên minh tiền tệChâu Âu ( EMU) EMU ra đời ngày 7/2/1992 theo quyết định của Hội nghịThượng đỉnh Liên hiệp Châu Âu( EU) họp tại Maxtơrich (Maastricht - Hà Lan)trong các ngày 9 – 10/12/1991 Ngày 1/1/2002, đồng tiền EURO bắt đầu thực sựlưu thông trên thị trường Châu Âu, người dân của 12 nước thành viên EU đã sửdụng xu và tiền giấy Euro 01/01/2009, Slovakia bắt đầu sử dụng đồng Euro,nâng số lượng thành viên sử dụng đồng tiền chung của EU lên 16 nước.
1.2.1.2 Những thành tựu đạt được của EU
Thành tựu có thể nhận thấy đầu tiên của EU là sự lớn mạnh về số lượngthành viên Liên minh Châu Âu hiện nay bao gồm 27 nước thành viên với sốdân hơn 500 triệu người Cùng với quá trình mở rộng của mình, EU đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể.
- Hơn nửa thế kỷ, nó đã mang lại sự ổn định chính trị và thịnh vượng kinhtế cho công dân của mình Nó đã tạo ra một thị trường thống nhất và một loạitiền tệ duy nhất, đồng euro
- Thương mại giữa các nước EU chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị thương mạicủa EU và thương mại nội khối mang tính chất sống còn đối với các quốc giathành viên.
- GDP của EU chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của toàn thế giới Theosố liệu thống kê của CIA World Factbook: Năm 2008, với tổng GDP của thế
giới là 60.689.812 triệu USD thì EU đã chiếm tới 18.394.115 triệu USD, tức
là 30,30%.
- GDP bình quân đầu người của các quốc gia EU rất cao Dưới đây là bảngsố liệu GDP bình quân đầu người của các nước EU:
Trang 27Bảng 2: GDP bình quân người dân của một số nước EU năm 2006
Đơn vị tính: triệu USD
1.2.2.1 Giới thiệu về ASEAN
ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967 Tính đến nay khu vực này đãbao gồm 10 nước với tổng diện tích 4,43 triệu km2 và dân số gần 592 triệungười.
a) Mục tiêu
Trang 28Tuyên bố ngày 08/08/1967 nêu 2 mục tiêu:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoátrong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợptác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Áhoà bình và thịnh vượng
- Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọngcông lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủcác nguyên tắc của Hiến chương LHQ
Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của ASEAN khẳngđịnh lại: “Hoà bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bảncủa ASEAN”.
b) Các nguyên tắc chính
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôntuân thủ 6 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợptác ở Đông Nam Á, còn gọi là Hiệp ước Bali hay TAC (Treaty of Amityand Coopearation), ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I tại Balingày 24-2-1976 là:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ vàbản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình màkhông có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình - Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả
c) Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của ASEAN
Trang 29*) Cơ cấu tổ chức
Cơ quan có quyền ra quyết định cao nhất của ASEAN là Hội nghị cấpcao các Nguyên thủ Nhà nước và Chính phủ, họp mỗi năm 1 lần Tiếp theolà Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hàng năm và hội nghị Bộ trưởng về từnglĩnh vực riêng lẻ (nông nghiệp và lâm nghiệp, kinh tế, năng lượng, môitrường, tài chính, tin học…), Hội đồng Đầu tư ASEAN (AIA), Hội đồngkhu vực thương mại tự do AFTA Tiếp đó là 29 uỷ ban và 122 nhóm làmviệc giúp việc cho các hội nghị bộ trưởng
Tổng Thư ký ASEAN được bầu theo năng lực và trao hàm Bộ trưởng.Tổng Thư ký ASEAN có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền đề xuất, tư vấn, phốihợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN Bộ máy của Ban Thư ký đượctuyển chọn công khai và dựa trên sự cạnh tranh trong toàn khối
ASEAN còn thành lập những tổ chức hợp tác liên chính phủ như: Hệthống đại học ASEAN, Trung tâm Quản trị ASEAN-EC, Trung tâm Nănglượng ASEAN, Trung tâm Kế hoạch hoá và Phát triển nông nghiệpASEAN, Trung tâm thông tin Động đất ASEAN, Trung tâm Huấn luyện vàNghiên cứu Gia cầm ASEAN, Trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh tháiASEAN, Trung tâm Phát triển Thanh niên nông thôn ASEAN, v.v…
Bên cạnh đó, còn có các tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực như:Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN, Diễn đàn Doanh nghiệpASEAN, Liên đoàn Du lịch ASEAN, Hội đồng Dầu mỏ ASEAN, Liên đoànCảng ASEAN, Học viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN, Câu lạcbộ Dầu thực vật ASEAN, cùng với 53 tổ chức phi chính phủ (NGOs) cóquan hệ chính thức với ASEAN
Để yểm trợ hoạt động đối ngoại của ASEAN, có các Uỷ ban gồm trưởngcác phái đoàn ngoại giao tại các thủ đô: Brussels, London, Paris,Washington D.C., Tokyo, Canberra, Ottawa, Wellington, Geneva, Seoul,New Delhi, New York, Beijing, Moscow và Islamabad
Trang 30*) Cơ chế hoạt động :
ASEAN hoạt động theo cơ chế sau đây:
- Nguyên tắc đồng thuận: theo đó các quyết định về các vấn đề quantrọng chỉ được coi là của ASEAN khi không có nước thành viên nào bác bỏ.Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo đượclợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên Đây là nguyên tắc được ápdụng ở mọi cấp và mọi vấn đề của ASEAN
- Nguyên tắc bình đẳng: thể hiện trên hai mặt Thứ nhất là, các nước
ASEAN, bất kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong
nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai là, hoạt động của tổ
chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ toạ các cuộchọp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm chocác cuộc họp được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiêntheo vần a, b, c của tiếng Anh
- Các nguyên tắc bất thành văn: trong quan hệ giữa các nước ASEANcũng đã dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn,song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại,không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữgìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội…
d) Các hình thức và nội dung hợp tác chính trị của ASEAN
Hợp tác chính trị của ASEAN dựa trên các thỏa ước sau đây:
- Tuyên bố Thành lập ASEAN tại Bangkok ngày 8-8-1967;
- Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập tại Kuala Lumpurngày 27-11-1971;
- Tuyên bố về Thỏa ước ASEAN tại Bali ngày 24-2-1976;
- Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á tại Bali ngày 24-2-1976;
Trang 31- Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại Manila ngày 22-7-1992;
- Hiệp ước về Vùng Phi hạt nhân Đông Nam Á tại Bangkok ngày 1997;
15-12 Tầm nhìn ASEAN 2020 tại Kuala Lumpur ngày 1515-12 1215-12 1997;- Kế hoạch Hành động Hà Nội năm 1998;
- Tuyên bố ASEAN 2001 về Hành động chung chống chủ nghĩa khủng bố;- Tuyên bố báo chí về Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ VII của ASEAN tạiSingapore ngày 5-11-2001
1.2.2.2 Hợp tác thương mại của khối ASEAN
Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 1970 Một sốchương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng như Thỏathuận thương mại ưu đãi( PTA), Dự án công nghiệp ASEAN( AIP),Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN( AIC), Chương trình liên doanhcông nghiệp ASEAN( AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trongnhững năm 1970-1980 Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tácnày rất hạn chế.
Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lựcchung( Common Effective Prefered’;intial Tariff Scheme – CEPT) quy địnhviệc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN( AFTA).
Bên cạnh mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEANcòn có các chương trình hợp tác kinh tế khác Đáng chú ý là:
- Hiệp định Khung về Đầu tư ASEAN( AIA) nhằm biến ASEAN thành khuvực có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Nộidung cơ bản của Hiệp định này là các nước ASEAN mở cửa các ngành nghềcho các nhà đầu tư ASEAN và dành nguyên tắc đối xử quốc gia cho họ vào
Trang 32năm 2010; sau đó các quy định này cũng sẽ được mở ra cho các nhà đầu tưngoài ASEAN vào năm 2015.
- Chương trình Hợp tác Công nghiệp ASEAN( AICO) nhằm thúc đẩy hợptác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp đểthực hiện AFTA sớm trong công nghiệp.
- Hợp tác dịch vụ trong ASEAN cũng được đẩy mạnh với việc các nướcthành viên đã ký Hiệp định Khung về dịch vụ ASEAN( AFAS) và hai Nghịđịnh thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: tàichính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng không, kinh doanh và bưu chínhviễn thông.
- Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin – viễn thông là một lĩnh vựchợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vàokỷ nguyên của nền kinh tế số Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung e-ASEAN tại Hội nghị cấp cao không chính thức năm 2000 tại Singapore nhằmtăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin để thu hẹp khoảng cách về côngnghệ số trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực.
- Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhưtài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nông, lâm nghiệp vànhiều lĩnh vực chuyên ngành khác
Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng đượcchú trọng Các nước thành viên cũ trong ASEAN cũng tăng cường giúp đỡ cácthành viên mới trong quá trình hội nhập bằng việc đưa ra Sáng kiến Hội nhậpASEAN (IAI), được khẳng định một lần nữa trong Hội nghị Bộ trưởngASEAN tại Hà Nội tháng 7/2001 Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 33tại Hà Nội từ ngày 12 đến 16/9/2001, các nước ASEAN-6 đã nhất trí trao Hệthống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước thành viên mới củaASEAN để các nước này tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng được hưởng
Trang 33thuế quan ưu đãi 0% sang thị trường các nước ASEAN-6 Các quốc gia thànhviên không ngừng giúp đỡ nhau nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước.
- ASEAN luôn tăng cường hợp tác, mở rộng quy mô thành viên Cho đếnhiện nay ASEAN đã trở thành ASEAN 16.
Khu mậu dịch tự do ASEAN( AFTA):
Khu mậu dịch tự do ASEAN được thành lập vào năm 1992 nhằm xóa bỏcác hàng rào thuế và phi thuế giữa các quốc gia thành viên Cơ sở chính đểthành lập AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPTtrong đó quy định các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0– 5% khi các thành viên buôn bán với nhau, các sản phẩm giảm thuế do hộiviên ASEAN tự nguyện đề nghị, nằm trong hai cấp độ cắt giảm là cát giảmcấp tốc và cắt giảm thông thường Thời hạn đối với 6 thành viên cũ( Brunaây,Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapo và Thái Lan) là 01/01/2003, ViệtNam là 01/01/2006, Lào và Mianma là 01/01/2008 và Campuchia là01/01/2010 Khi một mặt hàng cắt giảm thuế quan còn 0 – 5% thì cũng phảibỏ các hạn chế định lượng và trong vòng 5 năm tiếp theo phải loại bỏ tất cảcác hàng rào phi thế quan khác liên quan đến mặt hàng đó.
Theo quy định, đến năm 2010 các nước ASEAN- 6 sẽ hoàn thành việc loạibỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với tất cả các mặt hàng và ASEAN - 4 sẽloại bỏ hoàn toàn vào năm 2015 với một số sự linh động nhất định cho một sốmặt hàng nhạy cảm.
AFTA là một trong những khu vực mậu dịch tự do khổng lồ với số dânkhoảng 570 triệu người và GDP đạt khoảng 570 tỷ USD AFTA đã mở đườngcho ASEAN tiến đến Cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) vào năm 2015.
Những thành tựu đã đạt được dưới tác động của AFTA/CEPT:
- Thương mại nội khối ASEAN tăng lên nhanh chóng Nếu như năm 1990,kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối ASEAN chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch
Trang 34thương mại của khối thì đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối đãtăng lên 25%
- Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ đôla Mỹ Đầu tư nội khối ASEAN đã được duy trì khá ổn định trong nhiều nămqua Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) nội khối đạt 10,8 tỉđô la Mỹ, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu vực này( 59,7 tỉ đô la Mỹ).Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ đô la Mỹ Và đáng chú ý lànếu như trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN chỉ tăng8,6%, thì dòng FDI nội khối tăng tới 42,6% Điều đó có nghĩa rằng, đầu tư nộikhối có xu hướng tăng nhanh hơn FDI nói chung.
- Cho đến hiện nay, 6 nước thành viên cũ đã cơ bản hoàn thành nghĩa vụcắt giảm thuế xuống 0 – 5% Ngày 01/ 01/ 2010, các nước ASEAN 6 đã hoànthành việc xóa bỏ thuế quan đối với 7.881 dòng thuế cuối cùng tham giaChương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung nhằm thực hiện Khu vựcthương mại tự do(ASEAN – AFTA), nâng tổng số dòng thuế đạt mức thuếsuất tự do lên 54.457 dòng, đạt 99,11% tổng số dòng thuế của các nướcASEAN 6 Việc hoàn thành mục tiêu tự do hoá thuế quan này sẽ làm giảmmức thuế quan trung bình của các nước này từ 0,79% năm 2009 xuống còn0,05% vào năm 2010.
- AFTA đã cùng với AIA giúp thu hút thêm đầu tư nuớc ngoài vàoASEAN, từ năm 2002 đến nay, ngược lại với xu hướng giảm đầu tư trên toàncầu thì đầu tư vào ASEAN vẫn tăng Năm 2005, FDI vào ASEAN đạt 38 tỷUSD, tăng 48 % so với năm 2004 Năm 2008, ASEAN thu hút hơn 60,2 tỷUSD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) Điều đó cho thấy ASEAN vẫnhứa hẹn là một điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư.
1.2.2.3 Các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các nước đối tác.a) Quan hệ ASEAN – Trung Quốc
Trang 35Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã lớn mạnhnhanh chóng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau Hiệp định khung vềHợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậudịch tự do ASEAN - Trung Quốc( ACFTA), với mục tiêu hiện thực hóaACFTA vào năm 2010 đối với Brunây, Indonesia, Malaysia, Philippin,Singapo, Thái Lan và Trung Quốc, và vào 2015 đối với Campuchia, Lào,Mianma và Việt Nam
Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranhchấp giữa ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn.Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005.Hiệp định thương mại dịch vụ được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10ASEAN - Trung Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippin và có hiệulực từ ngày 1/7/2007 Ủy ban Đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc(AC-TNC) đã hoàn tất thương lượng về Hiệp định đầu tư ASEAN - TrungQuốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hộinghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tạiBangkok, Thái Lan Điều này đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phángiữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã được hoàn tất theonhư Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và TrungQuốc đặt ra.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một thỏa thuận thươngmại khu vực có ý nghĩa toàn cầu, xét về quy mô thương mại giữa hai bênchiếm 13,7% thương mại toàn cầu và gần một nửa tổng kim ngạch thương mạicủa châu Á trong năm 2007.
Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và TrungQuốc, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Quỹ Hợp tác Đầu tưASEAN – Trung Quốc chi 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác đầu tư lớn của
Trang 36ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và tàinguyên, công nghệ thông tin và truyền thông và một số lĩnh vực khác.
Các hội nghị tham vấn nhằm hoàn tất Biên bản ghi nhớ( MOU) sơ bộ vềviệc thành lập trung tâm ASEAN-Trung Quốc đang được thực hiện Các hộinghị tham vấn nhằm đưa ra Biên bản ghi nhớ chính thức trong lĩnh vực sở hữutrí tuệ và Các rào cản kỹ thuật trong thương mại( TBT) cũng đang được tiếnhành.
Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 192,5 tỷUSD năm 2008 Sự tăng trưởng này đưa Trung Quốc trở thành đối tác thươngmại lớn thứ ba của ASEAN vào năm 2009, chiếm 11,3% tổng kim ngạchthương mại của ASEAN.
Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các mốiquan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN(CAEXPO) nhằm giới thiệu các sản phẩm của hai bên được tổ chức hàng nămtại Nam Ninh, Trung Quốc kể từ năm 2004, với nhiều sản phẩm mới đượcgiới thiệu mỗi năm bởi các doanh nghiệp từ hai bên Ngoài ra, Hội nghịThương mại và Đầu tư ASEAN-Trung Quốc( CABIS), được tổ chức tiếp nốivới hội chợ CAEXPO hàng năm, là một cách thức hiệu quả để chính phủ vàkhu vực tư nhân xích gần nhau hơn nhằm trao đổi quan điểm về các vấn đềảnh hưởng đến tình hình kinh tế và kinh doanh của các nước thành viênASEAN và Trung Quốc.
Biên bản ghi nhớ giữa ASEAN và Trung Quốc về Tăng cường hợp táctrong Các biện pháp kiểm dịch động thực vật( SPS) được ký kết vào tháng11 năm 2007 bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 11 tạiSingapore Biên bản này được ký kêt nhằm hỗ trợ cho việc thực thi ACFTA.
Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệpđã phát triển sâu rộng đánh dấu bởi biên bản ghi nhớ về hợp tác trong nôngnghiệp năm 2002 tại Phnom Penh Biên bản ghi nhớ này thúc đẩy quan hệ hợp
Trang 37tác trực tiếp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp giữa các cơ quan có thẩm quyềnquản lý nông nghiệp của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc MộtBiên bản ghi nhớ ASEAN-Trung Quốc về hợp tác trong nông nghiệp mở rộngtrong giai đoạn 2007-2011 cũng được ký vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu.
Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), ASEAN vàTrung Quốc vẫn liên tục tiến hành xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược nhằmtăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển đầu tư và nguồn nhân lực ICTcũng như tìm hiểu triển vọng xây dựng xa lộ thông tin tiểu vùng sôngMekong Với mục đích này, hai bên đã hoàn tất hai văn bản quan trọng làBiên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyềnthông tháng 10 năm 2003 tại Bali và Tuyên bố Bắc Kinh về Hợp tác ASEAN-Trung Quốc vì sự phát triển chung lĩnh vực công nghệ thông tin và truyềnthông, được thông qua tháng 5 năm 2005 tại Bắc Kinh Nhằm củng cố quátrình thực hiện tuyên bố Bắc Kinh, hai bên đã thông qua kế hoạch hành động2007-2012 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tổ chức vào tháng 1năm 2007 tại Cebu.
Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao thông giữa ASEAN và Trung Quốcđược đánh dấu bởi Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong Giao thông vận tảitháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn Qua biên bản ghi nhớ này, hai bên sẽ hỗtrợ hợp tác trung hạn và dài hạn trong các lĩnh vực sau: i) xây dựng cơ sở hạtầng cho giao thông; ii) hỗ trợ giao thông; iii) an ninh và an toàn hàng hải; iv)giao thông đường hàng không; v) phát triển nguồn nhân lực; và vi) trao đổithông tin Thỏa thuận về vận tải biển giữa ASEAN và Trung Quốc (ACMTA)được ký tháng 11 năm 2007 tại Singapore Hội nghị giữa các bộ trưởng giaothông vận tải của ASEAN và Trung Quốc lần thứ 7 được tổ chức vào tháng 11năm 2008 đã thống nhất về nguyên tắc với Kế hoạch chiến lược hợp tác Giaothông vận tải ASEAN-Trung Quốc, trong đó nêu ra 90 dự án cơ sở hạ tầng
Trang 38giao thông vận tải nhằm tăng cường và tạo điều kiện cho giao thông quốc tếvà xuyên biên giới.
Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN vàTrung Quốc Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa ASEAN và TrungQuốc đã được tăng cường và số lượng du khách luôn tăng ổn định ASEAN vàTrung Quốc tin tưởng rằng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởngmạnh cùng với mối quan hệ được mở rộng trong tương lai.
Đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng tăng Trung Quốclà nhà đầu tư lớn thứ 8 của ASEAN với tổng số vốn đầu tư cho đến năm 2008lên tới 6,1 tỷ USD Tổng đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc chođến hết năm 2008 đạt 5,6 tỷ USD
Từ 01/01/2010, Hiệp ước thương mại tự do giữa Trung Quốc và sáu nướcban đầu của ASEAN bắt đầu có hiệu lực Từ đây, quan hệ hợp tác giữaASEAN và Trung Quốc ngày càng phát triển hơn.
b) Quan hệ ASEAN - Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong giai đoạn hiệnnay ASEAN và Nhật Bản tiếp tục mở rộng và tăng cường các quan hệ thươngmại
Kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Nhật Bản thường chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ASEAN Tổng kim ngạch thương mạigiữa ASEAN và Nhật Bản tăng 22,1% từ 173,1 tỷ USD năm 2007 lên 211,4 tỷUSD năm 2008 Kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản tăng 22,8%từ 85,1 tỷ USD năm 2007 lên 104,5 tỷ USD năm 2008 Kim ngạch nhập khẩuvào ASEAN từ Nhật Bản trong cùng giai đoạn cũng tăng từ 87,9 tỷ USD lên106,8 tỷ USD, tương đương mức tăng 21,5% Nhật Bản là đối tác thương mạilớn nhất của ASEAN với 12,4% tổng kim ngạch thương mại của khối Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN, dòng vốn FDI từ Nhật Bản
Trang 39giảm 8,4% từ 8,3 tỷ USD năm 2007 xuống 7,7 tỷ USD năm 2008 Trong cácđối tác đối thoại của ASEAN, Nhật Bản là nguồn FDI lớn thứ hai của khốinày ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế toàndiện (AJCEP) vào tháng 4 năm 2008 Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiềulĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN vàNhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơntrong khu vực Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008 Đến tháng 7năm 2009, các nước Brunây, Lào, Malaysia, Mianma, Singapo, Thái Lan, ViệtNam và Nhật Bản đã thông qua Hiệp định AJCEP Trung tâm Xúc tiếnThương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC) được thành lập vàotháng 5 năm 1981 dựa trên Thỏa thuận thành lập Trung tâm Xúc tiến Thươngmại, Đầu tư và Du lịch ASEAN được ký kết bởi chính phủ các nước ASEAN(khi đó bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapo và Thái Lan) vàNhật Bản Sau đó, các nước Brunây (tháng 6/1990), Việt Nam (tháng 2/1998),Campuchia (tháng 6/2001), Lào (tháng 3/2002) và cuối cùng là Mianma(tháng 4/2006) cũng chính thức tham gia thỏa thuận này Trung tâm AJC cótrụ sở chính tại Tokyo đóng vai trò then chốt trong việc xúc tiến tăng trưởngxuất khẩu, đầu tư và du lịch trong sự phát triển kinh tế giữa Nhật Bản và cácnước thành viên ASEAN Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản diễn ravào tháng 12 năm 2003 đã kêu gọi cải cách Trung tâm Xúc tiến Thương mại,Đầu tư và Du lịch ASEAN- Nhật Bản (AJC) để củng cố các chức năng và tăngcường các lĩnh vực hoạt động của trung tâm này Ủy ban cán bộ cao cấpASEAN-Nhật Bản( EPC) về cải cách Trung tâm AJC đã được thành lập năm2005 và hoàn thành báo cáo riêng vào tháng 4/2006 Báo cáo này được đệtrình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản lần thứ 10 vào tháng 1 năm2007 tại Cebu Hội nghị này nhấn mạnh các đề xuất và hướng dẫn các Bộtrưởng và quan chức cấp cao thực hiện việc cải cách trung tâm (bao gồm cảviệc sửa đổi thỏa thuận) dựa trên các kiến nghị của EPC Hội đồng giám đốc
Trang 40của trung tâm này đã thống nhất sửa đổi một số điều của Thỏa thuận Thànhlập Trung tâm AJC vào tháng 11/ 2007 Các kiến nghị sửa đổi Thỏa thuậnthành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN đangđược các nước ký kết tiến hành các thủ tục chấp nhận hoặc thông qua
2 Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do songphương( BFTA)
Hiệp định thương mại tự do song phương là thỏa thuận ký kết giữa haiquốc gia nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ thương mại giữa các bêndựa trên các nguyên tắc tự do hóa thương mại như: không phân biệt đối xử,tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng hay quyền được tự bảo vệ…Hiệnnay các quốc gia đang tăng cường hợp tác theo xu thế này.
2.1 Nguyên nhân thúc đẩy xu thế tự do hóa thương mại song phương:Xu thế tự do hóa thương mại đang được tăng cường do các nguyên nhân là: Thứ nhất, cho đến nay, tiến trình tự do hóa thương mại đa phương trongkhuôn khổ WTO vẫn chưa được khai thông, các quốc gia có xu hướng tìmkiếm các thỏa thuận thương mại tự do song phương nhằm tiếp tục đẩy mạnhquá trình tự do hóa thương mại quốc tế Những bất đồng về tiếp cận thịtrường, nhất là vấn đề mở cửa thị trường nông sản khiến quá trình tự do hóathương mại toàn cầu bị chậm lại Việc tham gia các thỏa thuận thương mại tựdo khu vực và song phương được xem như là giải pháp tình thế cho những bếtắc về tự do hóa thương mại trong khuôn khổ của WTO.
Hai là, các thỏa thuận thương mại tự do song phương có khả năng giảiquyết nhanh hơn những vấn đề mà phải đưa ra tổ chức gồm 153 thành viên.Tức là trong đàm phán song phương các nước dễ đạt được sự đồng thuận vànhượng bộ nhanh hơn trong đàm phán đa phương Tham gia vào các hiệp địnhsong phương, các nước đang phát triển sẽ hạn chế được những nghĩa vụ quásức so với trình độ phát triển của mình.