TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế.doc (Trang 52 - 54)

1. Thuận lợi:

Tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, từng nước với tư cách là thành viên, sẽ gia tăng thế thương lượng và diện mạo chính trị của mình trên trường quốc tế.

Các nước phát triển, khi tham gia vào các LKKTQT sẽ có điều kiện tốt hơn để xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển là thị trường rộng lớn với dân cư đông đúc. Một khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ thì các nước phát triển không còn khó khăn khi đưa sản phẩm của mình tiếp cận với bộ phận lớn người tiêu dùng này.

Đồng thời các nước phát triển còn phát triển được lĩnh vực đầu tư. Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thị trường lao động dồi dào với nhân công giá rẻ, là mảnh đất đầu tư màu mỡ cho các nước phát triển.

Bên cạnh đó, khi đầu tư sang các nước đang phát triển, các nước phát triển có điều kiện tận dụng hết những phát minh - công nghệ đã lỗi thời, không còn phù hợp để sử dụng ở nước mình nữa.

2. Thách thức:

Những thách thức mà việc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế đem lại là:

- Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ một số khác biệt kinh tế giữa các nước, xác lập những tiêu chí phát triển chung, trong đó cùng với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về mọi mặt của từng quốc gia thành viên, là việc hi sinh một phần tính độc lập trong các quyết sách kinh tế và phát triển. Mức độ hội nhập càng cao thì quyền quyết định quốc gia theo nghĩa tương đối càng có nguy cơ bị thu hẹp.

- Tham gia vào các LKKTQT, thuế quan ngày càng bị cắt giảm, do đó, gây thiệt hại một phần khá lớn cho ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế.doc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w