phân tích khái niệm và bản chất của liên kết kinh tế quốc tế
Trang 11 Phân tích khái niệm “liên kết kinh tế quốc tế”
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá đang ngày càng diễn ra sâu và rộng là biểu hiện rõnét nhất cho sức mạnh to lớn của việc hội nhập, liên kết kinh tế giữa các thị trường cácquốc gia Và vấn đề liên kết kinh tế quốc tế ngày càng dành được sự quan tâm đặc biệt.Trước tiên, chúng ta cần hiểu được liên kết kinh tế quốc tế là gì.
“Liên kết (hội nhập) KTQT là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thịtrường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa và mởcửa trên cấp độ đơn phương, song phương và đa phương”
Hay có thể hiểu rằng liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tếcủa các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất, với các mối quan hệ kinh tếđược sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên.Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnh lợi ích của cácthành viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độ phát triển, thúc đẩy các quan hệkinh tế quốc tế phát triển cả về khối lượng và cường độ, cả về chiều rộng và chiều sâu.
Liên kết kinh tế là một hình thức phát triển tất yếu của phân công lao động quốctế Phân công lao động quốc tế là quá trình phân chia lãnh thổ quá trình lao động và táisản xuất giữa các quốc gia Sự phân công lao động quốc tế đã phá vỡ sự biệt lập, khépkín của các nền kinh tế dân tộc, hình thành mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữacác nền kinh tế mặc dù mức độ mở cửa, mức độ hội nhập và liên kết của mỗi quốc giaphụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, dân số, truyền thống củamỗi quốc gia.
Tuy nhiên, liên kết kinh tế quốc tế là sự phát triển rất cao của quá trình phân cônglao động quốc tế chứ không chỉ đơn thuần là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cụcbộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Liên kết (hội nhập) kinh tế quốc tế chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hiện đại ngàynay (từ cuối thế kỷ XX) Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu một cách chặt chẽ là việcgắn kết mang tính thể chế giữa các quốc gia Đó là quá trình chủ động thực hiện hai việc:Gắn nền kinh tế, thị trường của từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua
Trang 2nỗ lực mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác gia nhập và góp phầnxây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu Đến nay, hội nhập kinh tế quốc tế trảiqua nhiều cấp độ từ đơn phương, song phương đến đa phương (khu vực: EU, OPEC,…;có quy mô toàn thế giới: WTO)
2 Phân tích bản chất của “liên kết kinh tế quốc tế”
Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:
Thứ nhất, liên kết kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới Đó là quá trình vừa hợp tác để
phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triểnđể bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý củacác cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia Mục đích của liên kết kinh tếquốc tế là tạo lập những mối quan hệ hợp tác về tất cả các lĩnh vực dựa trên cơ sở bìnhđẳng, các bên cùng có lợi.
Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phầncác rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế.
Ngay ở mức độ liên kết thấp nhất là Khu vực mậu dịch tự do thì mục tiêu quan trọngnhất của liên kết đã là xóa bỏ các rào cản thương mại: miễn giảm thuế, hạn chế các ràocản tiêu chuẩn kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, … Ở những mức độ liên kết kinh tếcao hơn, những mục tiêu này lại càng được cam kết thực hiện.
Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho cácdoanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác, buộc các doanh nghiệp phải cónhững đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường Đây là hai mặt của
quá trình thực hiện liên kết kinh tế quốc tế Mặt tích cực là các doanh nghiệp có thể tranhthủ những ưu đãi mà các quốc gia khác giành cho mình để thâm nhập vào các thị trườngtrong nội khối với một vị thế thuận lợi hơn như: đặt giá sản phẩm thấp hơn do được ưuđãi thuế, hàng hóa công ty sản xuất ra được các quốc gia khác ưu tiên cho nhập khẩu, …Bên cạnh đó, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo ra cho các doanh nghiệp thêm nhiều khókhăn hơn, doanh nghiệp đứng trước một sân chơi rộng lớn hơn với nhiều đối thủ cạnhtranh lớn mạnh buộc cho doanh nghiệp nếu muốn tồn tại thì phải “tự đổi mới” mình đểcạnh tranh được với những doanh nghiệp khác trong khối và bên ngoài khối.
Thứ tư, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo thuận lợi cho việc thực hiện các côngcuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với cácquốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách
Trang 3và phương thức quản lý vĩ mô Không chỉ có các doanh nghiệp mà ngay cả Chính phủ
của mỗi quốc gia cũng phải đối mặt với cả thuận lợi và khó khăn khi tham gia liên kếtkinh tế quốc tế Một mặt, quốc gia có cơ hội giao lưu với nhiều quốc gia bên ngoài hơn,quan hệ hợp tác trở nên gắn bó khăng khít, Chính phủ có thể học hỏi được cách thứcquản lý của các quốc gia khác để từ đó ứng dụng vào quốc gia mình Mặt khác, để nhữngchính sách quốc gia có thể tích hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệptrong và ngoài nước, Chính phủ cũng phải tự đổi mới những quy tắc, luật pháp của quốcgia mình Việc sửa đổi chính sách kinh tế vĩ mô không thể thay đổi một cách nhanhchóng mà việc này đòi hỏi cả một quá trình “thay đổi dần dần để phù hợp”.
Thứ năm, liên kết kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điềukiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độphát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất Liên kết kinh tế quốc tế
góp phần tạo nên bước chuyển biến trong năng suất lao động của mỗi quốc gia vì giữacác quốc gia có sự hỗ trợ, hợp tác, đoàn kết lẫn nhau Điều này trở thành tiền đề để tạodựng các nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển không chỉ của quốc gia mà còn làcủa khu vực và toàn thế giới.
Thứ sáu, bản chất liên kết kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòngchảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giaocông nghệ và các kinh nghiệm quản lý Quy mô của các quốc gia không chỉ dừng lại
trong phạm vi lãnh thổ của họ mà đã vươn ra đến tầm khu vực phụ thuộc vào vị thế củaquốc gia đó Vì vậy, quá trình chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực diễn ra nhanhchóng và hiệu quả hơn Giữa các quốc gia có sự học hỏi, chia sẻ lẫn nhau một cách tựnguyện vì sự phát triển của quốc gia này ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn mạnh của cácquốc gia khác trong khu vực.
3 Kết luận chung
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, khi quá trình phân công lao động đã mangtầm quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế trở thành một lựa chọn tất yếu của tất cả các quốcgia nếu muốn tồn tại và phát triển Mặc dù liên kết quốc tế có tính hai mặt nhưng khôngthể phủ nhận liên kết kinh tế quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên, cả phía doanhnghiệp và Chính phủ Mục tiêu cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế là giúp đỡ tất cả cácquốc gia đoàn kết lẫn nhau, cùng hợp tác và cùng phát triển, xóa bỏ mọi ranh giới về mặtđịa lý giữa các quốc gia.