Giải pháp phá sản

Một phần của tài liệu một số đề xuất cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại việt nam (Trang 44 - 46)

- Về Công tác phân nhóm các NH:

3.8.5. Giải pháp phá sản

Ở nước ta hiện nay, khi đề cập đến tái cấu trúc NH thì cách xử lý vẫn thiên về khuynh hướng mua bán, sáp nhập. Biện pháp này về cơ bản sẽ giúp NH tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản mà bản chất không thể cải thiện mức độ an toàn sau khi sáp nhập. Cụ thể là tổng dư nợ xấu của toàn hệ thống vẫn không đổi. Tuy nhiên nếu tiếp tục cho hoạt động 1 NH yếu kém thì sẽ như thế nào hay chỉ là sự tích tụ tổn thất? Chính vì thế, nếu hiệu quả của việc tái cơ cấu hệ thống NH hiện nay không mang lại hiệu quả. NHNN cần tính đến biện pháp cho phá sản các NHTM yếu kém. Trong trường hợp phải đóng cửa các NHTM này, có thể lấy nguồn xử lý từ nguồn bảo hiểm tiền gửi; có thể bán các khoản nợ sang các NHTM khác mạnh hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền vào các NH này.

KẾT LUẬN

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam rõ ràng là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ không dễ dàng vì nó có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống, nền kinh tế và cả tâm lý, niềm tin của người dân. Trước hàng loạt các ý kiến, giải pháp được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra, Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài chính và Chính Phủ cần phải kiên quyết và hết sức thận trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, lựa chọn những biện pháp tối ưu, hiệu quả nhằm ổn định lại hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, bản thân mỗi ngân hàng cũng cần phải tự cơ cấu lại nguồn vốn, quy mô, hoạt động cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01A: Cơ cấu kỳ hạn nợ của NHTM niêm yết đến 30/09/11 và cơ cấu kỳ hạn tiền gửi của NHTM niêm yết đến 30/09/11;

Một phần của tài liệu một số đề xuất cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w