tiền tệ trong tài chính tiền tệ

8 623 4
tiền tệ trong tài chính tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tài chính tiền tệ 1 Chương 5: Tiền Tệ 1. Định nghĩa và Chức năng của tiền tệ 1.1 Định nghĩa: Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ. Phân biệt tiền với các khái niệm: thu nhập, tài sản . 1.2. Chức năng: a. Phương tiện trao đổi: Tiền là vật trung gian cho những trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa những chủ thể khác nhau trong xã hội theo công thức: H A - T – H B Tài chính tiền tệ 2 Chương 5: Tiền Tệ b. Đơn vị đánh giá (thước đo giá trị) Việc đo lường giá trị của hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế cũng giống như việc đo lường khối lượng bằng kg hay đo khoảng cách bằng km - Nếu không có tiền, giá trị của hàng hoá đem bán phải biểu hiện lẫn nhau. Số lượng các mặt hàng đem trao đổi càng lớn, số giá cần để biểu hiện càng nhiều - Khi định giá bằng tiền số giá sử dụng ít và có thể so sánh được với nhau Tài chính tiền tệ 3 c.Chức năng dự trữ giá trị Tiền tệ có những ưu thế rất cơ bản đối với nhu cầu dự trữ: - Cho phép tách rời giữa việc dự trữ hàng hoá với dự trữ giá trị hàng hoá - Tiền tệ nhất là tiền giấy đã giải quyết được những bất tiện của dự trữ hàng hoá: vừa kín đáo, không cồng kềnh và có thể cất giữ lâu dài. Tài chính tiền tệ 4 Chương 5: Tiền Tệ d. Chức năng phương tiện thanh toán (hay thanh toán hoãn hiệu) Phương tiện thanh toán đề cập đến một công dụng của tiền tệ là tiền được dùng như một phương tiện để cho vay và thanh toán các khoản nợ *Kết luận: - Cả bốn chức năng của tiền tệ đều liên quan đến khái niệm chi phí giao dịch. Chức năng của tiền thể hiện ở chỗ tối thiểu hoá chi phí giao dịch khi thay thế các phương tiện khác trong trao đổi; đo lường giá trị; dự trữ; thanh toán. - Để tiền phát huy tốt các chức năng của mình, điều căn bản nhất là tiền phải có sức mua ổn định theo thời gian. 2 Tài chính tiền tệ 5 Câu hỏi • Điều kiện cơ bản nhất để tiền thực hiện tốt các chức năng của mình • Nếu không có sự hiện diện của tiền, trong 1 nền kinh tế có 50 mặt hàng sẽ có bao nhiêu loại giá? • Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất nhưng tại sao người ta vẫn muốn nắm giữ tiền? • Sắp xếp những tài sản sau đây theo thứ tự giảm dần về tính lỏng: tiền gửi tài khoản séc, nhà, tiền mặt, cổ phiếu, xe máy. Tài chính tiền tệ 6 Chương 5: Tiền Tệ 2. Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ 2.1. Giai đoạn tiền bằng hàng hoá (hoá tệ) (a)Thời kỳ hoá tệ phi kim loại Nhược điểm :tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận trong từng khu vực. - Răng cá voi ở đảo Fiji - Gỗ đàn hương ở Hawaii - Lưỡi câu (cá) ở quần đảo Gilbert - Mai rùa ở đảo Marianas - Tuần lộc ở nhiều nơi thuộc Nga - Lụa ở Trung quốc - Bơ ở Na Uy - Rượu Rum ở Australia Tài chính tiền tệ 7 Chương 5: Tiền Tệ (b) Thời kỳ hoá tệ kim loại Có nhiều kim loại từng đóng vai trò tiền tệ như: , đồng, chì, kẽm, bạc, vàng •Ưu điểm: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, bền hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi 2.2. Giai đoạn tiền quy ước a. Căn cứ vào đặc điểm hình thái có thể phân loại: (i) Tiền kim loại kém giá (coin): là loại tiền đúc bằng kim loại, thông thường là hợp kim do nhà nước đúc và quy định mệnh giá trao đổi. (ii) Tiền giấy (paper money): là các loại giấy tờ có khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền Tài chính tiền tệ 8 Chương 5: Tiền Tệ b. Căn cứ vào đặc điểm phát hành (i) Giấy bạc ngân hàng (Bank notes) (ii) Tiền quy ước do Nhà nước phát hành (Fiat money) c. Căn cứ vào cơ sở của giá trị trao đổi (i) Tiền khả hoán (Convertible money): là các loại tiền quy ước có thể đổi thành vàng một cách vô điều kiện từ người phát hành theo một tỷ lệ cố định giữa đơn vị tiền tệ với số lượng vàng. (ii) Tiền bất khả hoán (inconvertible money): là các loại tiền giấy không thể đổi lấy vàng theo một tỷ lệ cố định bởi người phát hành 3 Tài chính tiền tệ 9 Chương 5: Tiền tệ 2.3 Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. 2.4 Tiền điện tử (E-money) là tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hoá). Như vậy, tiền điện tử là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử (số hoá). Tài chính tiền tệ 10 Giá trị danh nghĩa và gía trị thực của đồng tiền - Giá trị danh nghĩa (mệnh giá) :sức mua của đồng tiền dựa trên quy ước của cộng đồng hay pháp luật nhà nước - Giá trị thực: giá trị của vật liệu làm nên đồng tiền Tài chính tiền tệ 11 Chương 5: Tiền Tệ Sự phát triển của tiền tệ theo xu hướng: - Tạo điều kiện tối thiểu hóa chi phí giao dịch - Giảm dần giá trị thực của vật làm tiền tệ từ chỗ giá trị thực bằng giá trị danh nghĩa đến chỗ giá trị thực gần bằng 0 Tài chính tiền tệ 12 Chương 5: Tiền Tệ 3. Thành phần của các khối tiền - M1 (thường được gọi là khối tiền hẹp) bao gồm những loại tiền có độ lỏng cao nhất : Tiền mặt pháp định và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng - M2 = M1 + Tiền gửi định kỳ + tiền gửi tiết kiệm. - M3 = M2 + Tiền gửi ở tất cả các định chế tài chính phi ngân hàng - L = M3 + Các chứng khoán khả nhượng (hay các chứng khoán có độ lỏng cao) 4 Tài chính tiền tệ 13 * Công thức tính tổng số tiền trong lưu thông: (M a ) M a =∑M i × f i Trong đó: • M i : Tổng lượng tiền tệ của phương tiện tiền tệ lưu thông thứ i • f i : Hệ số phản ảnh “độ lỏng” của phương tiện thứ i (0 < f i ≤ 1) Chẳng hạn, khối M 1 có “độ lỏng” cao nhất, có hệ số 1,các thành phần còn lại sẽ có hệ số nhỏ hơn như tiền gửi tiết kiệm có hệ số 0,4. 5 janvier 2012 13 Tài chính tiền tệ 14 4. Quá trình cung ứng tiền - Nghiên cứu về quá trình cung ứng tiền tệ sẽ sử dụng định nghĩa hẹp về tiền tệ với khối M 1 - 4 tác nhân cơ bản của quá trình cung ứng tiền tệ (M 1 ): Ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng trung gian, những người gửi tiền, những người vay tiền 4.1. Vai trò của Ngân hàng trung ương đối với quá trình cung ứng tiền tệ 4.1.1. Phát hành tiền tệ qua ngõ chính phủ Đây là việc Ngân hàng trung ương cho chính phủ vay nợ nhằm tài trợ cho việc thiếu hụt ngân sách dưới hình thức cho vay ứng trước. * 3 hình thức ứng trước: • Ứng trước tạm thời: là hình thức ứng trước nhằm tài trợ những nhu cầu chi tiêu của ngân sách khi số thu và số chi không cân đối về tiến độ. 5 janvier 2012 14 Tài chính tiền tệ 15 • Ứng trước bất thường: là hình thức nhằm tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu đột xuất trong năm ngân sách mà chưa lường trước trong kế hoạch ngân sách. • Ứng trước thường xuyên: số ứng trước có tính chất thường xuyên trong cả năm ngân sách do sự sai biệt giữa tổng số thu luỹ kế và tổng số chi luỹ kế của từng thời điểm trong năm. 4.1.2. Phát hành tiền tệ qua kênh ngân hàng trung gian Ngân hàng trung ương gia tăng lượng tiền tệ cung ứng qua ngõ ngân hàng trung gian bằng phương pháp tái cấp vốn Ở Việt nam, hoạt động tái cấp vốn của NHTƯ được thực hiện theo những hình thức sau: - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 5 janvier 2012 15 Tài chính tiền tệ 16 4.1.3. Phát hành tiền qua kênh thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở : việc NHTƯ tham gia vào việc mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền theo định hướng của chính sách tiền tệ quốc gia. Ở nghiệp vụ mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở, NHTƯ đã cung ứng một lượng tiền ra lưu thông. Thực chất quá trình này chính là việc NHTW cấp tín dụng thông qua việc mua các chứng khoán nợ. Việc phát hành tiền của NHTƯ qua 3 kênh nói trên đều dựa trên cùng một cơ sở được gọi là nguyên tắc phát hành tín dụng. 5 janvier 2012 16 5 Tài chính tiền tệ 17 Nguyên tắc tín dụng trong phát hành tiền được hiểu ở 2 khía cạnh: • Số tiền giấy mà NHTƯ phát hành thực ra chỉ là số cho vay ứng trước. • Số lượng tiền phát hành trực tiếp hoặc gián tiếp đều phản ảnh nhu cầu bù đắp thiếu hụt về tiền cho các giao dịch hàng hóa, dịch vụ có thực trong nền kinh tế. 4.1.4. Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ Đây là việc NHTƯ thông qua việc mua vàng và ngoại tệ mà tăng lượng tiền cung ứng. Bằng cách này, NHTƯ đã tăng dự trữ vàng và ngoại tệ. Lượng tiền phát hành được bảo đảm bởi số vàng và ngoại tệ - nguyên tắc phát hành cổ điển trong thời kỳ tiền giấy khả hoán. 17 Tài chính tiền tệ 18 Bảng tổng kết tài sản của NHTƯ sau các nghiệp vụ phát hành trên: Hoặc : 5 janvier 2012 18 Tài sản có Tài sản nợ •Số tiền chính phủ nợ •Số tiền ngân hàng trung gian nợ •Giá trị giấy tờ có giá ngắn hạn đang sở hữu •Giá trị vàng và ngoại tệ đang sở hữu (dự trữ) Tiền phát hành •Tiền ứng trước cho chính phủ •Tái cấp vốn cho ngân hàng trung gian •Mua giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường mở •Mua vàng và ngoại tệ. Tài sản có Tài sản nợ 1. Các khoản nợ của chính phủ 2. Các khoản của NH trung gian 3. Chứng khoán nợ mua trên thị trường mở 4. Dự trữ vàng và ngoại tệ 1. Tiền mặt đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng trung gian 2. Tiền dự trữ của hệ thống NH trung gian Tài chính tiền tệ 19 4.2. Quá trình tạo tiền của ngân hàng trung gian Thông qua khả năng sáng tạo “tiền ghi sổ”. các ngân hàng trung gian đã làm tăng khối tiền gửi thanh toán so với số tiền mặt pháp định được gửi thực sự vào hệ thống NHTG. Khối lượng tiền cung ứng M 1 sẽ được tăng lên. 4.2.1. Tạo tiền của riêng một ngân hàng trung gian Phương thức tạo tiền của một NHTG thường được thực hiện thông qua các nghiệp vụ sau: Cho vay bằng chuyển khoản: - Khi một ngân hàng cho khách hàng vay bằng tiền mặt, tiền không được tạo ra thêm. - Khi ngân hàng cho một khách hàng vay chuyển khoản nghĩa là số tiền cho vay được ghi tăng vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mà không được chuyển bằng tiền mặt thì ngân hàng đã gia tăng lượng tiền mà trước hết đã gia tăng tài sản có và tài sản nợ của chính ngân hàng đó 5 janvier 2012 19 Tài chính tiền tệ 20  Cho khách hàng thấu chi: thấu chi là nghiệp vụ trong đó ngân hàng với tư cách là trung gian thanh toán cho phép khách hàng được chi trả vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. 5 janvier 2012 20 Bảng cân đối kế toán của ngân hàng : Tài sản có Tài sản nợ Cho vay: +100 Tiền gửi thanh toán của khách hàng: +100 Tăng : 100 Tăng: 100 6 Tài chính tiền tệ 21 4.2.2. Tạo tiền do kết quả liên kết toàn hệ thống ngân hàng trung gian Giả sử khách hàng A gửi một khoản tiền mặt 100 đơn vị (nằm trong cơ số tiền tệ) vào NH 1 • NH 1 cho khách hàng B vay, giả sử bằng tiền mặt. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và giả sử NH 1 cho vay hết số dự trữ quá mức thì bảng cân đối của NH 1 biến động như sau: 5 janvier 2012 21 Tài sản Có Tài sản Nợ Tiền mặt: +100 Tiền gửi của A: +100 Tăng:100 Tăng:100 Tài sản Có Tài sản Nợ Cho B vay: +90 Giảm TM: - 90 Tài chính tiền tệ 22 • Giả sử số tiền trên B trả cho C toàn bộ. C lại gửi vào NH 2 . Bảng cân đối của NH 2 : • Tiếp tục như vậy, NH 2 lại cho D vay, số tiền lúc này là 81 đơn vị (trừ 10% dự trữ bắt buộc) và D lại thanh toán cho E, E gửi vào NH 3 thì số tiền gửi tạo thêm lúc này là: 100 + 90 +81. • Giả sử n tức là số ngân hàng tiến đến vô cùng, điều này có nghĩa là quá trình cho vay, thanh toán và gửi tiền diễn ra lặp đi lặp lại vô hạn lần, ta có tổng lượng tiền tăng thêm ( M g ) sẽ là: ∆Mg = k g * d với k g = 1/ r d d: tiền gửi ban đầu ở một NH thứ nhất; r d : tỷ lệ dự trữ bắt buộc (0< r d <1) Hệ số (k g ) : bội số tiền gửi hay số nhân tiền gửi 22 Tài sản Có Tài sản Nợ Tiền mặt: +90 Tiền gửi của C: +90 Tăng: 90 Tăng: 90 Tài chính tiền tệ 23 * Ngược với quá trình tạo tiền là quá trình huỷ tiền. Khi có một lượng tiền gửi được rút ra khỏi hệ thống ngân hàng thì lượng tiền gửi thanh toán giảm đi cũng sẽ là: M g = k g * (-d) Hiện tượng tạo tiền của các NH trung gian đã dẫn đến sự xuất hiện của hình thái bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ. Theo đó, tiền được tạo ra trên sổ và được thanh toán cũng bằng phương pháp ghi sổ. 5 janvier 2012 23 Tài chính tiền tệ 24 5. Cầu về tiền tệ 5.1. Các động cơ giữ tiền của các chủ thể Tiền được giữ bởi các chủ thể nói ở đây là lượng tiền M 1 5.1.1. Động cơ giao dịch Nhu cầu tiền tệ cho giao dịch là số tiền cần được giữ để phục vụ cho các nhu cầu thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể 5.1.2. Động cơ dự phòng Nhu cầu nắm giữ tiền vì động cơ dự phòng được hiểu là việc giữ tiền cho các chi tiêu không dự tính trước được. 5.1.3. Động cơ đầu cơ/đầu tư John Maynard Keynes đã phát triển lý thuyết của trường phái Cambridge về nhu cầu cất giữ tiền như một loại của cải. Trong lý thuyết của mình, J. M. Keynes đã gọi nhu cầu này là động cơ đầu cơ (specultive motive). Xu hướng giải điều tiết (deregulation) và các đổi mới tài chính hiện nay đã làm cho các động cơ dự phòng và đầu cơ ngày càng suy giảm. 24 7 Tài chính tiền tệ 25 5.2. Hàm số cầu tiền Lý thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Milton Friedman đã đưa ra mô hình hàm số cầu tiền như sau: M d /P = f(Y p , r b – r m , r e – r m , ∏ e - r m ) (Lưu ý: cách tiếp cận của Milton Friedman là không xem xét cầu tiền theo các động cơ mà nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chung đến cầu tiền) - M d /P: cầu tiền theo giá trị thực (đã loại trừ yếu tố tăng giá trị danh nghĩa) - Y p : Mức thu nhập thường xuyên (được xem như thu nhập dài hạn bình quân dự tính). - r m : lợi tức dự tính (kỳ vọng) về tiền - r b : lợi tức dự tính (kỳ vọng) về trái phiếu - r e : lợi tức dự tính (kỳ vọng) về cổ phiếu thường - ∏ e : Tỷ lệ lạm phát dự tính (kỳ vọng) 25 Tài chính tiền tệ 26 * Xây dựng mô hình hàm cầu tiền với hai biến mới là c e và r a : M d /P = f(Y p , r b – r m - c e , r e – r m - c e , r a + ∏ e - r m -c e ) - c e : chi phí chuyển đổi từ tiền sang các tài sản thay thế và ngược lại - r a : Tỷ lệ sinh lời dự tính của các tài sản thay thế là tài sản thực (real assets) Hàm cầu tiền sẽ tỷ lệ thuận với Y b và tỷ lệ nghịch với: - r b – r m - c e - r e – r m - c e - r a - ∏ e - r m * Cầu tiền chịu tác động của những nhân tố cơ bản sau: - Chi phí cho việc bán các tài sản thay thế tiền và ngược lại - Lợi tức kỳ vọng của các tài sản thay thế tiền - Mức thu nhập - Lạm phát. 26 Tài chính tiền tệ 27 6. Tiền tệ và lạm phát 6.1. Định nghĩa lạm phát Định nghĩa về lạm phát được các nhà kinh tế chấp nhận là: lạm phát là sự gia tăng nhanh và liên tục trong mức giá. * Lưu ý: - Lạm phát là hiện tượng mặt bằng giá cả chung tăng làm cho sức mua của một đơn vị tiền tệ giảm sút nhưng không phải hiện tượng giá tăng nào cũng đều đồng nhất với lạm phát. - Lạm phát là một quá trình diễn tiến liên tục chứ không phải là một sự kiện có tính thời điểm, nhất thời. Quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát Định đề nổi tiếng của Milton Friedman : « lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi đều là một hiện tượng tiền tệ ». Nói cách khác, nguồn gốc thực sự của lạm phát là tỷ lệ tăng trưởng cao trong cung tiền. 27 Tài chính tiền tệ 28 6.2. Phân loại lạm phát Căn cứ vào mức độ lạm phát - Lạm phát thấp (0%-9%): lạm phát 1 con số mỗi năm, thể hiện ở mức tăng giá hàng tiêu dùng < 10%. - Lạm phát phi mã (10%-99%) mức giá tăng từ 2 đến 3 con số. - Siêu lạm phát: mức giá tăng gấp nhiều lần, có những tác động rất lớn đến nền kinh tế. 8 Tài chính tiền tệ 29 6.3. Nguyên nhân của lạm phát • Lạm phát do cầu kéo + Chi tiêu của chính phủ tăng + Chi tiêu của hộ gia đình tăng + Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tăng • Lạm phát do chi phí đẩy • Lạm phát do nền kinh tế mất cân đối về cơ cấu. Tài chính tiền tệ 30 6.4. Hậu quả của lạm phát • Tạo nên sự bất ổn trong môi trường kinh tế xã hội • Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội • Lãi suất tăng lên • Tác động đến cán cân thanh toán • Thất nghiệp tăng lên 6.5. Giải pháp khắc phục lạm phát • Tăng sản lượng hàng hoá sản xuất để cân bằng cung cầu • Giảm lượng tiền trong lưu thông Tài chính tiền tệ 31 Câu hỏi ôn tập chương 5 1. Những bất tiện của hoá tệ phi kim loại là gì? 2. So sánh các khái niệm sau: a. Hoá tệ kim loại và tiền kim loại kém giá b. Giấy bạc Ngân hàng và tiền do Nhà nước phát hành c. Tiền khả hoán và tiền bất khả hoán 3. Giải thích và chứng minh nhận định sau: Để tiền phát huy tốt chức năng của mình, điều căn bản nhất là tiền phải có sức mua ổn định theo thời gian. . bội số tiền gửi hay số nhân tiền gửi 22 Tài sản Có Tài sản Nợ Tiền mặt: +90 Tiền gửi của C: +90 Tăng: 90 Tăng: 90 Tài chính tiền tệ 23 * Ngược với quá trình tạo tiền là quá trình huỷ tiền. Khi. 9 Chương 5: Tiền tệ 2.3 Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. 2.4 Tiền điện tử (E-money) là tiền trong các tài khoản. bằng 0 Tài chính tiền tệ 12 Chương 5: Tiền Tệ 3. Thành phần của các khối tiền - M1 (thường được gọi là khối tiền hẹp) bao gồm những loại tiền có độ lỏng cao nhất : Tiền mặt pháp định và tiền gửi

Ngày đăng: 30/10/2014, 08:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan