QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO...1 a Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết đề quan trọng ...1 b Hoạt động đối ngoại trực tiếp...1 c Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ 11 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐỐI NGOẠI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHÓM THỰC HIỆN Nguyễn Lan Hương 1 Nguyễn Hồ Thân Vinh
2 Huỳnh Thanh Huy
3 Lê Hữu Hội
4 Huỳnh Mạnh Khang
Trang 2MỤC LỤC
I QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO 1
a) Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết
đề quan trọng 1 b) Hoạt động đối ngoại trực tiếp 1 c) Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân Việt Nam 2 d) Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước trong công tác
đối ngoại 2 e) Quản lý nhà nuớc đối với các cơ quan đại diện của Việt Nam
ở nước ngoài 3
Trang 3II QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 3
1 Quản lí hoạt động ngoại thương 3
a) Các chính sách quản lý 3
b) Phân cấp quản lý 3
2 Quản lý về Đầu tư nước ngoài 4
a) Các chính sách quản lý 4
b) Phân cấp quản lý 4
III TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 4NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
I QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
Quản lý công tác ngoại giao – lĩnh vực quan trọng nhất trong hoạt động đối ngoại, các hoạt động đối ngoại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Các hoạt động quản lý công tác ngoại giao bao gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc
tế, quản lý các Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam
và quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật
Nội dung của hoạt động ngoại giao bao gồm các nhóm cơ bản sau:
a Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề quan trọng
- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng của ngành, các dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Trang 5- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương
b Hoạt động đối ngoại trực tiếp
Hoạt động đối ngoại trực tiếp được tiến hành thông qua những hình thức sau:
- Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ
- Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế
- Phối hợp với các Bộ, ngành quản lý công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc báo chí đưa tin có liên quan đến hoạt động đối ngoại ở trong
và ngoài nước
- Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Bộ Ngoại giao
- Phối hợp triển khai, công tác văn hoá đối ngoại và chủ trì các hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
Trang 6c Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Thực hiện công tác lãnh sự ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, sự phân công của Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm Bảo hộ lãnh sự; Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài; Hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự, công chứng, chứng thực, ủy thác tư pháp; Các công việc liên quan đến quốc tịch, hộ tịch và các công việc lãnh sự khác theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong thực hiện các mối liên hệ hợp tác với nhau, đóng góp vào sự phát triển của đất nước;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
d Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước trong công tác đối ngoại
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại Nhà nước, chương trình tổng thể hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Nhà nước và nghiệp vụ về công tác đối ngoại
Trang 7e Quản lý nhà nuớc đối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán; các Phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên Chính phủ
- Bộ Ngoại giao thống nhất chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan đại diện và thành viên của Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật
II QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Quản lý kinh tế đối ngoại bao gồm quản lý ngoại thương (xuất nhập khẩu) và đầu tư nước ngoài
1 Quản lí hoạt động ngoại thương
a Các chính sách quản lý
Nhà nước quản lý hoạt động ngoại thương, đề ra các chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi;
Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc
b Phân cấp quản lý
Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ; Quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam,
từ Việt Nam ra nước ngoài
Trang 8Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại; trong lĩnh vực thương mại bao gồm xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế- thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sở công thương là cơ quan chuyên môn ở địa phương tham mưu giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động ngoại thương như: xuất khẩu, nhập khẩu, hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế và một số nhiệm vụ khác được giao
Ngoài ra, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hành nhà nước, Tổng cục hải quan theo chức năng của mình quy định và hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương;
2 Quản lý về Đầu tư nước ngoài
a Các chính sách quản lý
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
b Phân cấp quản lý
* Bộ Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan tham mưu cho Chính
phủ ở trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, trong đó có đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài và một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Trang 9i) Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước
Tổng hợp chung về đầu tư phát triển Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA
Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung
dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực
Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác;
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước;
ii) Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
- Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tưtrong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu
tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
- Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư
Trang 10- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
iii) Về quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ;
- Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút,
sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA
và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ;
- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và
xử lý các nhu cầu đột xuất đối với các chương trình, dự án ODA
Trang 11- Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA
Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Chính phủ quyết định và cho công bố danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư, danh mục dự án khuyến khích đầu tư, dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện và danh mục lĩnh vực không cấp phép đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư theo quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ban hành ngày 01/12/1998 về việc phân cấp, uỷ quyền cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Trang 12* Sở Kế hoạch và đầu tư: là cơ quan tham mưu giúp UBND
cấp tỉnh quản lý nhà nước về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài
ở địa phương, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ và một số chức năng khác theo quy định tại nghị định 24/2008 của Chính phủ
Trang 13III TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
2 Nghị định 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao (thay thế NĐ 15/2008/NĐ-CP);
3 Nghị định 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
4 Quyết định 76/2009/QĐ-BNG của Bộ Ngoại giao về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao