Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
32,58 KB
Nội dung
I. Khái niệm quản lý nhà nước về đối ngoại: 1. Quản lý Nhà nước: là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Đối ngoại: có thể hiểu hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước với bên ngoài. 3. Quản lý nhà nước về đối ngoại là: hoạt động quản lý do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tiến hành trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế đối ngoại và các hoạt động đối ngoại khác tức là quản lý tất cả hoạt động và quan hệ do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thực hiện với các nước, các tổ chức nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực. 4. Các văn bản cần tham khảo QLNN về Đối ngoại: - Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; - Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế - Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013 của Chính phủ : Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. - Nghị định 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT * * * BÁO CÁO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3 CHUYÊN ĐỀ 10: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Hương 1. Lê Quốc Bảo S1200299 2. Lê Thị Thùy Duyên S1200306 3. Lê Thị Trúc Phương S1200338 - Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. - Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Quyết định 76/2009/QĐ-BNG của Bộ Ngoại giao về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao. II. Tầm quan trọng của công tác đối ngoại: 1. Các giai đoạn lịch sử trong công tác đối ngoại: Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với một nền ngoại giao tinh tế và hiển hách, trừ một nghìn năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại khác nhau từ Vua Hùng, An Dương Vương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và thời đại Hồ Chí Minh. Nền ngoại giao mới Việt Nam ra đời cùng với việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nay là nước CHXHCN Việt Nam. Lịch sử ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh có thể chia làm 5 giai đoạn chính. - Giai đoạn 1945-1946: Đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn của của đất nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Nhà nước độc lập non trẻ đứng trước vô vàn thử thách (chính quyền vừa ra đời, kinh tế đình đốn, ngân sách trống rỗng, chưa được nước nào công nhận, thiên tai liên miên, đặc biệt là 30 vạn thù trong, ngoài ra còn có giặc ngoài). Có thể nói nước ta trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã thực hiện những sách lược hết sức đúng đắn, khôn khéo vừa kiên quyết vừa linh hoạt: lúc hoà với Tưởng, tập trung sức chống Pháp xâm lược ở miền Nam, rồi hoà với Pháp với việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng Ba 1946 để đuổi Tưởng về nước, góp phần giữ vững Nhà nước độc lập non trẻ. - Giai đoạn 1947-1954: Ngoại giao phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị chủ động triển khai hoạt động quốc tế, tranh thủ đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là hình thành liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia chống kẻ thù chung; xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ…Tranh thủ thuận lợi do thắng lợi của chiến dịch biên giới đưa lại, ngoại giao đã thành công thúc đẩy thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại với Việt nam. Đầu năm 1950, lần đầu tiên chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân ở châu Á, Đông Âu. Các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa quan trọng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với mặt trận quân sự, Việt nam đã tham gia Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, buộc các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương, giải phóng được miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. - Giai đoạn 1954-1975: Ngoại giao phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ngoại giao đã trở thành mặt trận, đánh vào hậu phương quốc tế của Mỹ, mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn, mà nòng cốt là Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước Đông dương ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973). Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn của ngoại giao Việt Nam, đã buộc Mỹ và các nước liên quan rủt quân khỏi Việt Nam, chấm dứt hoạt động chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi dẫn đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. - Giai đoạn 1975-1986: Đây là thời kỳ ngoại giao phục vụ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc. Những năm đầu sau chiến tranh, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (9/1977), tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (6/1978), ký Hiệp ước hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô (11/1978). - Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là "giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng là mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/19988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng bước đước bổ sung, hoàn chỉnh. Đó là đưòng lối đối ngoại "độc lập tự chủ, hoà bình , hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" ( Văn kiện Đại hội X). Đại hội XI đã phát triển và bổ sung chính sách đối ngoại, không chỉ là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;” (Văn kiện Đại hội XI) mà còn phải “nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế” (Văn kiện Đại hội XI), năm 2011. Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được những thành công quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Cămpuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá; bình thường hoá và từng bước xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển (cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc (1977), Phong trào Không liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN (1995). Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương APEC ,1998 ); giải quyết ổn thoả nhiều tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hoà bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ 1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-ÂU V ( 2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006) … Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương Thế giới WTO (11/2006) , Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009. Năm 2010 Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: (1) Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. (2) Chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á. (3) Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. (4) Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ hai. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư. 2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đối ngoại - Công tác đối ngoại có ý nghĩa toàn diện sâu sắc với phát triển tổng thể về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao của đất nước. - Hoạt động đối ngoại cần đến sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước, do quan hệ xã hội trong đối ngoại vượt khỏi tầm quốc gia, là thứ quan hệ vừa rộng, vừa đầy bắt trắc và phức tạp, chỉ có nhà nước mới có đủ tư cách pháp lý và đủ khả năng giúp các cơ quan, tổ chức vận động tốt tho đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nha nước và quy chế hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức… III. Quan điểm của Đảng và Nguyên tắc quản lý nhà nước về đối ngoại: 1.Quan điểm của Đảng về công tác đối ngoại: Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, đề ra đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới. Về tổng quan, đường lối đối ngoại của Đại hội XI là sự tiếp nối đường lối đối ngoại của các Đại hội trước trong thời kỳ Đổi Mới, được khởi xướng từ Đại hội VI năm 1986. Đồng thời, đường lối này có những phát triển mới phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới: (i) Về quan hệ song phương: Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. (ii) Là thành viên ASEAN: Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (iii) Về ngoại giao đa phương: Với phương châm là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc. Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu. (iv) Về biên giới lãnh thổ: thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. (v) Về các lĩnh vực khác: Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại đảng với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và các đảng khác, tiếp tục coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân. Những phát triển mới quan trọng : Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đường lối đối ngoại của Đại hội XI đã có một số phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ mới và tình hình mới, cụ thể là: Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc là lợi ích tối cao của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa-xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu. Từ chủ trương “là bạn và đối tác tin cậy” của Đại hội IX, Đại hội XI bổ sung thêm Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xây dựng cộng đồng ASEAN trở thành một trọng tâm đối ngoại. Đại hội XI khẳng định Việt Nam là thành viên ASEAN, cam kết phấn đấu cùng các nước xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Các hoạt động đối ngoại sẽ được triển khai đồng bộ, toàn diện trên cơ sở phát huy tiềm lực của mọi lực lượng và thực thi trên mọi kênh, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên mặt trận đối ngoại. 2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đối ngoại: Trong thế giới hiện đại, khi xu hướng toàn cầu hoá chiếm ưu thế thì hoạt động đối ngoại càng có ý nghĩa quan trọng. Lĩnh vực đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng được tiến hành với những mục đích khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá… hoặc kết hợp các mục đích đó. Các hoạt động đối ngoại do Chính phủ thống nhất quản lý. Trong lĩnh vực này, Chính phủ có những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau: - Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nuớc ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thống nhất quản lý nhà nước về công tác đối ngoại. - Trình Chủ tịch nuớc quyết định việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nuớc và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc kí kết, gia nhập điều ước quốc tế do Chính phủ kí nhân danh Chính phủ; chỉ đạo thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. + Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (Ngày có hiệu lực với Việt Nam 23/6/1994) + Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế 17/3/1948 (Ngày có hiệu lực với Việt Nam 1984) + Công ước Geneve năm 1971 về bảo hộ nhà xuất bản, ghi âm chống việc sao chép không được phép; + Công ước UPOV năm 1961 về bảo hộ giống cây trồng mới; + Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1997 về thiết lập quan hệ quyền tác giả; + Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999 về sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. + Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000. + Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghê, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của Nhà nuớc tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài. (Quyết định số 102/2008/QĐ-TTg ngày 18/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao) - Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, [...]... phủ quản lý và trực tiếp tiến hành các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.Hệ thống cơ quan Quản lý nhà nước về đối ngoại hiện nay: Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý. .. quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật Bộ được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 Bộ trưởng hiện nay là ông Phạm Bình Minh Các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước: • Vụ Chính sách đối ngoại • Vụ Tổng hợp kinh... pháp và Điều ước Quốc tế • Vụ các Tổ chức quốc tế • Cục Lễ tân Nhà nước • Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO • Vụ Thông tin Báo chí • Vụ Tổ chức Cán bộ • Cục Quản trị Tài vụ • Cục Lãnh sự • Thanh tra Bộ • Văn phòng Bộ • Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài • Ủy ban Biên giới Quốc gia • Cục Cơ yếu • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh Các tổ chức sự nghiệp • Học viện Ngoại giao • Báo Thế giới và Việt... Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu đối ngoại là Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực Sự nghiệp đổi mới đang tiếp... chí nước ngoài • Trung tâm Thông tin • Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn • Nhà khách Chính phủ • Xí nghiệp Ô tô V 75 Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao thống nhất quản lý • Các Đại sứ quán • Các Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán Các Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam ở nước ngoài và bên cạnh Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên chính phủ IV Phương hướng công tác đối ngoại. .. bản pháp lý liên quan Cố gắng đẩy nhanh phân giới cắm mốc trên bộ với Campuchia Quản lý ổn định biên giới trên bộ với Trung Quốc Xử lý chủ động, kịp thời các phức tạp nảy sinh và cố gắng tìm giải pháp thỏa đáng, lâu dài liên quan vấn đề nguồn nước sông Mê Công Chủ động đấu tranh trên các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; bảo vệ lợi ích của ta và không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại 5/ Ngoại. .. khẩu và kiên quyết bảo vệ lợi ích kinh tế - thương mại của ta; (v) Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định trong nước hài hòa với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế 6/ Ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại tiếp tục triển khai kế hoạch hành động Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến 2020 và Chương trình hành động về thông... Chuẩn bị và triển khai tốt các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Cấp cao 3/ Triển khai mạnh mẽ chủ trương hội nhập, phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm trên các diễn đàn đa phương Chủ động đóng góp, cùng ASEAN thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và nội hàm tầm nhìn sau 2015 Xây dựng Nghị quyết về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc Phát huy vai trò thành... Phương hướng công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2014: 1/ Tập trung quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 28 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22 2/ Tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, trọng tâm là cụ thể hóa các nội hàm và xây dựng chương trình hành động, cơ... ở nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh; triển khai sâu rộng vận động người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước Triển khai tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 36; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống, chính sách, pháp luật trong nước, tạo thuận lợi cho bà con và thu hút các trí thức, doanh nhân Việt kiều, các sinh viên Việt Nam du học về thăm quê hương, sinh sống và . I. Khái niệm quản lý nhà nước về đối ngoại: 1. Quản lý Nhà nước: là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông. thống cơ quan Quản lý nhà nước về đối ngoại hiện nay: Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên. HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT * * * BÁO CÁO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3 CHUYÊN ĐỀ 10: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Hương