1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại xã Thọ Thắng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

68 805 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 568,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUĐất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nghành nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, là nền tảng xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.Mặc dù giữ vai trò vô cùng quan trọng, là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là nhu cầu cần thiết của mọi nghành và mọi người nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn và không tái tạo được. Trong khi đó, sự tác động của thiên nhiên và quá trình sử dụng đất của con người có thể làm cho đất đai bị biến động về cả bề mặt lẫn độ phì nhiêu theo cả hai chiều “ tốt” và “ xấu”. Vì vậy để bảo vệ đất đai nhằm đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả cả trước mặt và lâu dài thì chúng ta phải đề ra chiến lược quản lý đất đai một cách chặt chẽ và hợp lý.Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai 1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Luật đất đai năm 2003; Đặc biệt, Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 chính thức có hiệu lực ngày 0172014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận tại điều 22 của Luật đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.Tuy nhiên, tồn tại chung của ngành quản lý đất đai nước ta là tình trạng nắm không chắc quản không chặt nguồn tài nguyên này, vấn đề ô nhiễm tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất. Mà mục tiêu của quản lý và sử dụng đất hiện nay là đạt hiệu quả bền vững trên 3 mặt: kinh tế xã hội môi trường.Với tầm quan trọng của đất đai như vậy, và để hiểu rõ hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai – Trường Đại Học Tài nguyên và môi trường Hà Nội và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo –TS Nguyễn Thị Hải Yến – Trưởng bộ môn quản lý đất đai, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại xã Thọ Thắng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.”

Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 MỞ ĐẦU Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nghành nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, là nền tảng xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Mặc dù giữ vai trò vô cùng quan trọng, là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là nhu cầu cần thiết của mọi nghành và mọi người nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn và không tái tạo được. Trong khi đó, sự tác động của thiên nhiên và quá trình sử dụng đất của con người có thể làm cho đất đai bị biến động về cả bề mặt lẫn độ phì nhiêu theo cả hai chiều “ tốt” và “ xấu”. Vì vậy để bảo vệ đất đai nhằm đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả cả trước mặt và lâu dài thì chúng ta phải đề ra chiến lược quản lý đất đai một cách chặt chẽ và hợp lý. Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai 1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Luật đất đai năm 2003; Đặc biệt, Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp 1 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận tại điều 22 của Luật đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại. Tuy nhiên, tồn tại chung của ngành quản lý đất đai nước ta là tình trạng nắm không chắc quản không chặt nguồn tài nguyên này, vấn đề ô nhiễm tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất. Mà mục tiêu của quản lý và sử dụng đất hiện nay là đạt hiệu quả bền vững trên 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường. Với tầm quan trọng của đất đai như vậy, và để hiểu rõ hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai – Trường Đại Học Tài nguyên và môi trường Hà Nội và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo –TS Nguyễn Thị Hải Yến – Trưởng bộ môn quản lý đất đai, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại xã Thọ Thắng- huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa.” 2 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng. - Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất của xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014. Trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai và tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Thọ Thắng trên các mặt nhằm rút ra những mặt ưu điểm và tồn tại của công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã trong thời gian qua. - Đề xuất một số biện pháp, phương hướng quản lý và sử dụng đất nhằm phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp địa phương quản lý chặt, hiệu quả nguồn tài nguyên đất. 1.2. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của nhà nước về đất đai để từ đó: Nắm chắc Luật đất đai và các văn bản dưới luật của Trung ương và địa phương. Nắm chắc 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Nắm vững tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014. Các số liệu điều tra thu thập phản ánh trung thực, khách quan về thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014. Những đề xuất và kiến nghị phải có cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp với thực tế địa phương và quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng đất. 1.3. Nội dung nghiên cứu. 1.3.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thọ Thắng. 3 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 1.3.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Thọ Thắng giai đoạn 2010-2014. 1.3.4. Đánh giá việc thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của xã Thọ Thắng giai đoạn 2010 - 2014. * Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. * Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. * Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. * Công tác quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất. * Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. * Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sổ địa chính, cấp GCNQSD đất. * Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. * Công tác quản lý tài chính về đất đai. * Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. * Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. * Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. * Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. * Công tác quản lý dịch vụ công về đất đai. 1.3.5. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của xã Thọ Thắng giai đoạn 2010 – 2014. 1.3.6. Nguyên nhân và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất của xã. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu nội nghiệp. 4 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Thọ Thắng. Tìm hiểu các văn bản pháp luật Thông tư, Nghị quyết về quản lý sử dụng và sử dụng đất do Nhà nước, UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Thọ Xuân ban hành. 1.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp. Đây là phương pháp điều tra thu thập số liệu của xã, đối chiếu các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được với thực trạng sử dụng đất ở địa phương. 1.4.3. Phương pháp phân tính thống kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu. Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã được thu thập tiến hành thống kê, liệt kê các tài liệu, số liệu có nội dung tin cậy cao, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng. 1.4.4. Phương pháp thống kê toán học. So sánh tình hình quản lý và sử dụng đất với các văn bản pháp luật của nhà nước. So sánh cơ sở lý thuyết với tình hình cụ thể của địa phương để tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề ra các ý kiến, giải pháp. 5 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 CHƯƠNG II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng. Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng ta lãnh đạo. Đánh đổ thực dân là để giải phóng đất nước mang lại tự do. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố để thực hiện tốt công tác quản lý ruộng đất. Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Từ năm 1959, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng kinh tế tập thể. Hiến pháp năm 1960 ra đời đã xác lập 3 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân về đất đai, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ năm 1960 – 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế HTX sử dụng. Giai đoạn 1980 đến nay, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời. Mở đầu giai đoạn bằng Hiến pháp 1980, trong đó quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời: Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký đất đai; Chỉ thị 100/CT– TW ngày 13/01/1981 của Ban bí thư TW Đảng về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp. 6 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 Luật Đất đai 1987 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật, nhằm đưa công tác quản lý ruộng đất đi vào nề nếp. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp là Nghị quyết 10/NQ – TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001. Luật đất đai 2003 và mới nhất hiện nay là Luật đất đai năm 2013 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý. 2.2.Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai chúng ta thấy Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu đất đai. Nhà nước thể hiện quyền năng sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất của các cơ quan quyền lực trên cơ sở những đặc điểm kinh tế xã hội chính trị của đất nước. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật dưới sự giám sát của Nhà nước. Hiến pháp năm 1980 của nước CHXHCN Việt Nam quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời. Ngày 01/07/1980 Chính phủ ban hành Quyết định 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Đặc biệt, ngày 31/1/1981 Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị 100/CT – TW về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông 7 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 nghiệp, mở đầu cho việc chuyển nền nông nghiệp sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Điều 9 Luật đất đai 1987 quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 7 nội dung này luôn có mối quan hệ biện chứng tạo ra những tiền đề bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai được hiệu quả, chặt chẽ. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện luật Đất đai 1987 đã bộc lộ một số điều không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn đổi mới của đất nước. Trước tình hình đó, ngày 14/07/1993, Nhà nước đã bổ sung hoàn chỉnh và thông qua Luật Đất đai năm 1993. Đây là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đất đai 1993 là tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần ổn định chính trị - xã hội. Điều 13 Luật đất đai 1993 quy định rõ 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Tiếp theo Luật đất đai 1993 là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ở Luật đất đai 1998 và 2001 lấy Hiến pháp 1992 làm nền tảng đã khẳng định rõ hơn về chế độ sử dụng đất cũng như phương thức quản lý sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội nước ta. Điểm nổi bật trong chính sách quản lý đất đai được thể hiện là cho phép người sử dụng đất có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê. Như vậy là đã công nhận tính chất hàng hóa của đất đai và giá trị của đất. Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường đất đai phát triển một cách sôi động và lành mạnh, người dân có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất làm chủ trên mảnh đất được giao. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, sự đổi mới của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng vì vậy pháp luật đất đai đã bộc lộ những hạn chế không phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Do đó, để nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, ngày 26/11/2003 Luật đất đai 2003 ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004. Đặc biệt Luật đất đai 8 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 2013 đã bổ sung và thêm mới một số nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn tới. Tại điều 22 Luật đất đai 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Đồng thời Luật đất đai 2013 chia đất đai thành 3 nhóm chính. Đó là: a. Đất nông nghiệp. b. Đất phi nông nghiệp. c. Đất chưa sử dụng. 9 Báo cáo tốt nghiệp Học viên: Nguyễn Văn Đức DLV03-QĐ03 Để triển khai thi hành Luật đất đai 2013 với yêu cầu nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra hàng loạt các văn bản để hướng dẫn và thi hành Luật đất đai và bổ sung các nghị định của Luật đất đai năm 2003 tạo ra những chuyển biến rõ rệt hơn trong công tác quản lý và sử dụng đất như: -Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thay thế Nghị định 181/2014/NĐ-CP; NĐ 17/2006; NĐ 84/2007; NĐ 69/2009; NĐ 88/2009; - Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất thay thế NĐ 188/2009/NĐ-CP; NĐ 123/2007/NĐ-CP; - Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất thay thế NĐ 198/2004/NĐ-CP; NĐ 44/2008/NĐ-CP; NĐ 120/2010/NĐ-CP; - Nghị định 46/2014/NĐ-CP thay thế NĐ 142/NĐ-CP; NĐ 121/2010/NĐ- CP; NĐ 121/2010/NĐ- CP; - Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay thế NĐ 197/NĐ-CP - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 05/7/2014 về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 05/7/2014 về hồ sơ địa chính. - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 5/7/2014 về bản đồ địa chính. Và rất nhiều các văn bản pháp luật khác. Như vậy chúng ta có thể thấy, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Nhà nước ta luôn đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý sử dụng đất. Ứng với mỗi thời kỳ, Nhà nước ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về đất đai phù hợp với chế độ chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước với các hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau nhằm từng bước triển khai và hoàn thiện trong công tác quản lý và sử dụng đất nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, phù hợp và góp phần tích cực vào tiến trình CNH – HĐH đất nước. 10 [...]... quản lý đất đai từ huyện đến các xã, thị trấn đảm bảo việc quản lý đất đai theo các nội dung quy định - Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm do vậy UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất. .. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Thọ Thắng là xã nằm phía Tây Bắc của huyện Thọ Xuân cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 km, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Yên Giang và xã Yên Phú Huyện Thọ Xuân - Phía Nam giáp xã Phú Yên huyện Thọ Xuân - Phía Đông giáp xã Xuân Minh... DLV03-QĐ03 2.3 Kết quả quản lý và sử dụng đất của cả nước trong thời gian qua Song song với việc từng bước hoàn thiện pháp luật đất đai, các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cũng được triển khai đồng bộ, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, nhằm khai thác sử dụng đất có hiệu quả và bền vững Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã đạt được những kết quả sau: -... hoang hóa; đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng đất trên cơ sở, đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Đảng trong quá trình triển khai - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất: Nội dung này được thực hiện song song cùng với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đât đai Các khoản thu ngân sách chủ yếu từ nguồn sử dụng đất như:... động đất đai qua các giai đoạn, từ đó có các kế hoạch sử dụng đất cho hợp lý +Điều tra, đánh giá tài nguyên đất Công tác đánh giá tài nguyên đất đai là sự đánh giá, so sánh tính chất, khả năng sinh lợi của từng loại đất, giúp cho Nhà nước quản lý nguồn tài nguyên đất đai về mặt chất lượng, làm căn cứ để lập quy hoạch, bố trí cây trồng phù hợp, đồng thới là căn cứ để Nhà nước quản lý tài chính về đất đai. .. quản lý Nhà nước về đất đai ở Thọ Thắng đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch của ngành, của huyện đề ra 3.2.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.Trong 15 nội dung quản. .. 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai thì ở cấp xã nội dung này chủ yếu là tổ chức thực hiện các văn bản do Ngành, cơ quan quản lý cấp trên ban hành Trong những năm qua, xã Thọ Thắng đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của huyện, của tỉnh đề ra Cụ thể: - Thực hiện chỉ thị số 04/CT... chiếm 49,8% ; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha, chiếm 0.9%; đất phi nông nghiệp 148.990ha chiếm 13,5%; đất chưa sử dụng 153.520 ha, chiếm 13,8% Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu được những kết quả như sau: - Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Hằng năm, tỉnh Thanh Hóa đều ban hành các văn 11... ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đất đai đã được ban hành và ngày càng được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới để công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả Từ Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa đổi 1998, 2001 , Luật Đất đai 2003 và Luật đất đai năm... bị thu hồi đất, tránh thất thoát tài sản của nhà nước - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Thực hiện Quyết định thanh tra của UBND tỉnh, Kế hoạch thanh tra, năm 2014 Thanh tra Sở TN&MT đã thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra Qua thanh tra, . số liệu đã được thu thập tiến hành thống kê, liệt kê các tài liệu, số liệu có nội dung tin cậy cao, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng. 1.4.4. Phương pháp thống kê toán học. So sánh tình hình. Nhà nước về đất đai giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Tiếp theo Luật đất đai 1993 là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ở Luật đất đai 1998 và 2001. đất đai đã bộc lộ những hạn chế không phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Do đó, để nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và

Ngày đăng: 16/08/2015, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w