1. Phõn tớch những nội dung chủ yếu của thế giới quan duy vật biện chứng?2. Anh chị hóy làm rừ ý nghĩa phương pháp luận trong quá trỡnh vận dụng lý luận thế giới quan duy vật biện chứng vào trong hoạt động thực tiễn? Liên hệ với lĩnh vực cụng tỏc và học tập của bản thõn?
PHẦN 3: TRIẾT HỌC MÁC Câu 1: 1. Phân tích những nội dung chủ yếu của thế giới quan duy vật biện chứng? 2. Anh chị hãy làm rõ ý nghĩa phương pháp luận trong quá trình vận dụng lý luận thế giới quan duy vật biện chứng vào trong hoạt động thực tiễn? Liên hệ với lĩnh vực công tác và học tập của bản thân? Đáp án: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và con người trong thế giới ấy. - Nội dung của thế giới quan phản ánh 3 phần: + Một là, con người với tư cách là chủ thể + Hai là, thế giới với tư cách là khách thể + Ba là, quan hệ giữa con người và thế giới - Kết cấu của thế giới quan gồm: + Tri thức + Niềm tin + Lý tưởng 1 Ba yếu tố này hòa nhập vào nhau, trong đó tri thức là cơ sở để hình thành thế giới quan, nhưng tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. Lý tưởng là sự phát triển cao nhất của thế giới quan. Các hình thức cơ bản của thế giới quan (3 hình thức) - Thế giới quan huyền thoại (thần thoại): Có từ xã hội công xã nguyên thủy, là một hình thức thế giới quan có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực & ảo. Là hình thức thế giới quan dựa vào những ông thần, ông tiên do con người tưởng tượng ra từ khát vọng của mình. Nhưng nó còn rất hư ảo, phi hiện thực. Do đó, huyền thoại không thể trở thành thế giới quan khoa học vì nó thiếu “yếu tố tri thức”. Ví dụ: Thần thoại Hy Lạp, - Thế giới quan tôn giáo: Là thế giới quan ra đời từ xã hội công xã nguyên thủy, ra đời sớm hơn triết học. Sở dĩ xuất hiện tôn giáo là do con người bất lực trước các hiện tượng tự nhiên, sợ hãi nên họ phải dựa vào một niềm tin nào đó và tôn giáo ra đời. Họ lấy một vật hoặc con vật gì đó để thờ. Ngoài ra, con người bất lực trước vua chúa đầy quyền lực, đồng thời tôn sùng họ lên cũng xuất hiện tôn giáo. Tóm lại, tôn giáo là niềm an ủi về tinh thần cho con người. Mác nói: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Thế giới quan tôn giáo có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên đối với thế giới, đối với con người được thể 2 hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy. Ví dụ: Thần thánh, ma quỷ, phép màu, - Thế giới quan triết học: Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội & của tư duy con người. Thế giới quan triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua các hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật nó nêu ra & chứng minh những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người bằng lý luận. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, thế giới quan là chức năng quan trọng đầu tiên và riêng có của triết học. Triết học là thế giới quan nhưng thế giới quan thì không quy nhập về triết học vì trong thế giới quan gồm có thế giới quan khoa học và thế giới quan không khoa học, thế giới quan tôn giáo. Thế giới quan triết học được chứng minh bằng khoa học, bằng lý luận. Thế giới quan có tác dụng định hướng cho toàn bộ cho hoạt động của con người của về mặt nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nhằm mục đích giải thích thế giới và cải tạo thế giới. Thế giới quan triết học ra đời vào xã hội chiếm hữu nô lệ. Khái quát lịch sử phát triển của TGQ duy vật Cùng với sự hình thành và phát triển của triết học, TGQDV đã trải qua những giai đoạn phát triển của XH loài người. Sự phát triển đó có thể chia ra thành 3 giai đoạn sau: 3 - Thế giới quan duy vật Cổ đại: chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính vật ngây thơ, chất phác vì chủ yếu dựa vào các quan sát trực tiếp, chưa có cơ sở khoa học - Thế giới quan duy vật cận đại (thế giới quan thế kỷ 17 - 18, thế giới quan máy móc siêu hình): Nhìn sự vật động trong sự cô lập, tĩnh tại không vận động không phát triển. Thế giới quan này dựa vào tư duy siêu hình là chủ yếu. Một số đại diện như: Bêcơn, Đềcác, Hôn bách, - Thế giới quan duy vật biện chứng: Do Mác và Ăng ghen sáng lập, Lênin phát triển. TGQDVBC là đỉnh cao trong lịch sử phát triển TGQDV trong triết học. Sự hình thành TGQDVBC được trang bị bởi những tiền đề (chính là những tiền đề hình thành Triết học Mác) Nội dung khoa học của TGQDVBC a) Quan điểm duy vật về thế giới - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và vật chất là thực tại khách quan. Tính thống nhất của thế giới vật chất được thể hiện như sau: + Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất nó tồn tại khách quan vô hại, vô tận không sinh ra, không mất đi. 4 Tất cả các svht trên TG đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất. + Thứ hai, các bộ phận khác nhau của thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển, chúng vận động chuyển hóa luẫn nhau theo quy luật khách quan. + Thứ ba, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người, ý thức là một đặc tính của bộ óc con người, ý thức là sự phản ánh sự vật, hiện tượng nhưng đó là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo. Theo Lenin: “ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Phản ánh có tính sáng tạo lại hiện thực. - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: + Vật chất có trước và quyết định ý thức + Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Sự tác động trở lại vật chất vì ý thức phản ánh bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng; ý thức phản ánh bằng cách kết hợp với những cái đã có để sáng tạo ra cái mới, ý thức đề ra các biện pháp, chủ trương để cải tạo hiện thực hiệu quả. + Ý thức tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. b) Quan điểm duy vật về xã hội 5 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội cho rằng: xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Xã hội là do con người làm ra, do đó xã hội là sản phẩm của tự nhiên, nhưng xã hội là sự thống nhất của những con người & được phát triển theo những quy luật khách quan của nó. Con người sáng tạo ra xã hội & lịch sử nhưng bản thân con người phải tuân theo quy luật khách quan của lịch sử. Do đó, con người vừa là sản phẩm của xã hội và vừa là chủ thể của xã hội. Như thế, con người là động vật có ý thức (khác với con vật - hoạt động theo bản năng). - Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại & phát triển của xã hội. - Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định các quá trình sinh hoạt chính trị, xã hội & tinh thần. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội (trước Mác, người ta thường lấy ý thức xã hội để giải thích tồn tại xã hội - nghĩa là họ đứng trên lập trường duy tâm để tiếp cận với đời sống xã hội/ Triết học Mác đã lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội, những tư tưởng xã hội không thể giải thích một cách khác đi nếu không xuất phát từ trong đời sống vật chất trong xã hội, nghĩa là triết học Mác đứng trên lập trường duy vật triệt để để giải thích tồn tại xã hội). - Triết học Mác đã coi sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, nó phát triển từ thấp đến cao cụ thể là từ xã hội cộng sản nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ -> phong kiến -> tư bản 6 chủ nghĩa -> cộng sản chủ nghĩa. Quá trình này bị chi phối bởi những quy luật khách quan của xã hội như: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - Về vai trò của quần chúng nhân dân lao động: Nếu như trước Mác, người ta không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân làm nên lịch sử. Triết học Mác, đã khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử & là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là người quyết định sự phát triển của lịch sử, đặc biệt trong XH cận & hiện đại thì Mác còn vạch ra vai trò, xứ mệnh to lớn của giai cấp công nhân trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ & xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Phải bảo đảm tính khách quan trong nhận thức và thực tiễn Trong nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan, phản ánh một cách trung thành đặc biệt là không để các yếu tố chủ quan chi phối nhận thức: 7 + Lợi ích: Trong yếu tố nhận thức không thể không có yếu tố lợi ích, lợi ích tác động đến nhận thức nhưng không để lợi ích chi phối nhận thức. + Trong thực tiễn, ta phải tôn trọng hành động theo các quy luật khách quan. Nếu hành động không theo quy luật khách quan thì quy luật khách quan sẽ tác động đến con người. Nếu hoạt động theo quy luật khách quan thì quy luật khách quan sẽ trở thành nô lệ, thành cô hầu ngoan ngoãn. 2. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức - Phát huy vai trò hoạt động tích cực của con người, quan điểm này được rút ra từ nguyên lý về tính độc lập tương đối của ý thức. Tức là chúng ta không được thụ động, không được ngồi chờ, phải phát huy nội lực vì về mặt thực tiễn chính con người làm ra lịch sử, hoạt động của con người làm cho lịch sử biến đổi, trong việc phát huy tính sáng tạo chủ quan cần phải quan tâm đến lợi ích của người lao động. Để phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức con người cần nâng cao tri thức khoa học vốn hiểu biết cho Đảng viên, cho nhân dân. - Tăng cường công tác giáo dục, trình độ tư duy, phương pháp nhận thức khoa học. - Bồi dưỡng lòng nhiệt tình, ý trí, niềm tin cho con người. 3. Khắc phục bệnh chủ quan duy ý trí 8 Bệnh này là do quá đề cao ý trí, niềm tin, tình cảm mà không dựa trên tri thức. Nguyên nhân của bệnh này là: + Sự yếu kém về mặt nhận thức khoa học & phương pháp lý luận, lấy nhiệt tình thay cho sự hiểu biết. + Do ảnh hưởng của tâm lý của nền văn hóa dân tộc, tư duy phương đông của nền sản xuất nhỏ. + Hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp 9 10 . phép màu, - Thế giới quan triết học: Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội & của tư duy con người. Thế giới quan triết học là thế giới quan được. quy nhập về triết học vì trong thế giới quan gồm có thế giới quan khoa học và thế giới quan không khoa học, thế giới quan tôn giáo. Thế giới quan triết học được chứng minh bằng khoa học, bằng. thân con người bằng lý luận. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, thế giới quan là chức năng quan trọng đầu tiên và riêng có của triết học. Triết học là thế giới quan nhưng thế