1. Kiến thức: HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về đề tài Lễ hội. 2. Kĩ năng: HS vẽ được tranh về ngày lễ hội theo ý thích. 3. Thái độ: HS thêm yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Máy chiếu. Tranh ảnh về đề tài Lễ hội
Trang 1GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CỤM- NĂM HỌC 2013-2014.
MÔN MĨ THUẬT
GV dạy: ………… Đơn vị: ………
Lớp dạy: 9A- Tiết dạy: 2 PPCT: 10 TUẦN: 10 Ngày soạn: 20/10 /2013 Tiết ( PPCT): 10 Ngày dạy: 23/10 /2013
Bài 10: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI LỄ HỘI
( Tiết 1)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức: HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về đề tài Lễ hội
2 Kĩ năng: HS vẽ được tranh về ngày lễ hội theo ý thích
3 Thái độ: HS thêm yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.
II CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng dạy học:
a Giáo viên:
- Máy chiếu
- Tranh ảnh về đề tài Lễ hội
- Bài vẽ về đề tài Lễ hội của họa sĩ, học sinh
- Hình minh họa các bước vẽ tranh ( Phần hình và phần chữ)
b Học sinh:
- Giấy (vở) vẽ, bút chì, tẩy , thước kẻ
2 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp luyện tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định: GV kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3 Bài mới: - GV trình chiếu một đoạn video clip về lễ hội
? Đoạn Video nói về hoạt động gì?
- Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu vào bài mới
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm và chọn nội
dung đề tài:
- GV đặt câu hỏi gợi mở về lễ hội:
? Em hiểu Lễ là gì? Hội là gì?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, trình chiếu
hình ảnh về các hình thức tổ chức lễ hội
- GV cho lớp hoạt động nhóm: GV trình chiếu
I Tìm và chọn nội dung đề tài
Trang 24 hình ảnh về đề tài Lễ hội, đánh số thứ tự từ 1
đến 4 Phân lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4
hình ảnh, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 2
phút về:
? Tranh thể hiện hoạt động gì của lễ hội.
? Các lễ hội đó thể hiện đặc trưng của vùng
miền nào ở nước ta.
- Đại diện nhóm trình bày- Thành viên nhóm
bổ sung- Lớp bổ sung ( nếu có)
- GV nhận xét, bổ sung kết quả của từng nhóm
? Ngoài những lễ hội trên, em hãy kể tên những
lễ hội khác mà em biết
- HS trả lời
- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về lễ hội
truyền thống và giới thiệu cho HS tìm hiểu
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về các lễ hội ở
Tây Nguyên:
? Ở Tây Nguyên có những lễ hội gì?
- HS trả lời
- Gv nhận xét, trình chiếu hình ảnh một số lễ
hội ở Tây Nguyên
- GV cho HS xem một số bức tranh vẽ của các
bạn học sinh về đề tài lễ hội
? Các bức tranh vẽ về lễ hội gì?
? Màu sắc của các bức tranh như thế nào?
? Cùng một đề tài nhưng nội dung các bức
tranh có giống nhau không?
? Em thấy đề tài Lễ hội là đề tài như thế nào?
- HS trả lời
- GV chốt ý, hướng dẫn HS cách vẽ tranh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- Để nhắc lại kiến thức đã học, GV tổ chức cho
HS chơi trò chơi tiếp sức, sắp xếp các bước vẽ
tranh theo trình tự
- HS chia thành 2 đội, mỗi đội cử ra số bạn
tương ứng với các bước vẽ tranh và bốc thăm
phần thực hiện của đội mình ( Phần hình minh
họa hay phần chữ)
- GV phổ biến luật chơi: Hai đội lần lượt xếp
các bước vẽ tranh song song nhau ( Một đội
xếp hình, một đội xếp chữ) theo đúng trình tự
các bước vẽ tranh đã học Mỗi bạn chỉ được
tham gia một lần và mỗi lần chỉ được xếp một
bước Thời gian thực hiện là 2 phút, đội nào
II Cách vẽ:
Trang 3phạm luật sẽ bị trừ điểm.
- Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên và HS
kiểm tra lại kết quả, đội nào hoàn thành đúng
và nhanh hơn thì thắng cuộc, được cả lớp tuyên
dương
- GV nhận xét và nhắc lại bằng cách trình chiếu
cách vẽ để khắc sâu kiến thức cho học sinh
- GV giúp HS tìm nội dung đề tài bằng cách lập
sơ đồ
- HS tìm hiểu
- GV yêu cầu HS lập một sơ đồ đề tài do mình
tự chọn
- GV hướng dẫn HS tìm bố cục trên cơ sở sơ đồ
ở bước 1 Trình chiếu cách tìm bố cục
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình
? Hình nào vẽ trước, hình nào vẽ sau?
? Hình chính phải như thế nào?
GV trình chiếu cách vẽ hình
- GV hướng dẫn HS cách vẽ màu
1 Tìm và chọn nội dung đề tài
2 Tìm bố cục ( Vẽ phác các mảng hình chính phụ)
3 Vẽ hình
4 Vẽ màu
- Màu vẽ tươi sáng, hài hòa, nổi bật… để phù hợp với không khí chung của Lễ hội
Cảnh chính (Người chơi, dây đu)
Cảnh phụ (Người xem, cây cối, cảnh vật…)
Không gian (Ngoài trời)
Thời gian (Buổi sáng)
ĐỀ TÀI LỄ HỘI HỘI LIM
ĐU TIÊN
Trang 4- GV trình chiếu một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp,
yêu cầu HS quan sát, nhận xét
? Quan sát tranh, cho biết bài vẽ nào đẹp, bài
vẽ nào chưa đẹp? Vì sao?
- HS quan sát, trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- GV cho HS xem một số bài vẽ tham khảo
- HS xem tranh
- GV hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Yêu cầu HS tìm, chọn nội dung đề tài gần gũi,
có những hình ảnh quen thuộc để vẽ
- Nhắc HS tiến hành vẽ bài theo từng bước
- GV theo dõi, hướng dẫn Đặc biệt chú ý đến
những HS yếu kém, còn lúng túng trong cách
thể hiện bài
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV thu một số bài có mức độ hoàn thành tốt,
thể hiện đúng theo trình tự các bước vẽ và thu
một số bài chưa tốt, yêu cầu HS nhận xét
- Vì bài tiến hành trong hai tiết, trong tiết 1 GV
chỉ yêu cầu HS nhận xét về cách thể hiện nội
dung, bố cục và mức độ hoàn thành hình vẽ
- HS nhận xét bài vẽ của bạn
- GV nhận xét, bổ sung
- GV tuyên dương những em học nghiêm túc,
hoàn thành bài tương đối tốt Động viên những
em làm chưa tốt để các em cố gắng trong
những lần sau
- GV kết luận, giáo dục học sinh thông qua nội
dung bài học chốt lại bài học
III Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Lễ hội mà em thích ( Khổ giấy A4, chất liệu tự chọn)
Tiết 1: Tìm nội dung, phác bố cục
4 Dặn dò:
- Sưu tầm thêm một số hình ảnh đẹp về đề tài Lẽ hội
- Chuẩn bị bài học sau: Đề tài Lễ hội ( Tiết 2)
5 Nhận xét tiết dạy:
………
………
………
………