1. Kiến thức: HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.2. Kĩ năng: HS biết cách trang trí đường diềm và bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh.3. Thái độ: HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý thích.
Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014. MÔN MĨ THUẬT Lớp dạy: 6A- Trường THCS Trung Hòa Tiết dạy: 2. PPCT: 15 TUẦN: 15 Ngày soạn: 25/11/2013 Tiết ( PPCT): 15 Ngày dạy: 27/11/2013 Bài 15: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống. 2. Kĩ năng: HS biết cách trang trí đường diềm và bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh. 3. Thái độ: HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý thích. II CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Máy chiếu. - Một số hình ảnh các đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài trang trí đường diềm của HS. - Hình minh họa cách vẽ đường diềm. b. Học sinh: - Giấy, chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ. 2.Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp vấn đáp, gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS; Kiểm tra ĐDHT của HS. 2. Bài cũ: ? Có bao nhiêu cách sắp xếp trong trang trí. HS trả lời: Có 4 cách sắp xếp trong trang trí: + Nhắc lại. + Đối xứng. + Xen kẽ. + Mảng hình không đều. GV trình chiếu một số bài vẽ trang trí có sử dụng 4 cách sắp xếp họa tiết, đảo sai thứ tự, yêu cầu HS sắp xếp lại cho đúng. 1. Đối xứng 2.Xen kẽ Trang 1 Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 3. Mảng hình không đều 4. Nhắc lại Trả lời: 1. Xen kẽ 2. Nhắc lại 3. Đối xứng 4. Mảng hình không đều 3. Bài mới: Trên cơ sở nội dung bài cũ, giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét, tìm hiểu khái niệm thế nào là đường diềm. - GV trình chiếu một số đồ vật được trang trí đường diềm, đặt câu hỏi: ? Kể tên các đồ vật trên. ? Các đồ vật trên được trang trí bởi hình thức nào? ? Trang trí đường diềm trên đồ vật nhằm mục đích gì? ? Kể thêm một số ứng dụng khác của trang trí đường diềm. Gv trình chiếu hình ảnh đường diềm trên trang phục; đường diềm trong các vật dụng hàng ngày; đường diềm trong kiến trúc - HS quan sát, tìm hiểu. ? Từ xa xưa, các nghệ nhân đã biết dùng đường diềm vào trang trí những đồ vật nào? ? Từ những quan sát trên, em hãy cho biết đường diềm có đặc điểm gì? ? Họa tiết trang trí trên đường diềm được sắp xếp như thế nào? GV yêu cầu HS rút ra khái niệm thế nào là đường diềm. ? Vậy, đường diềm là gì? HS trả lời GV trình chiếu khái niệm ? Người ta thường dùng những họa tiết nào để trang trí đường diềm? HS trả lời GV trình chiếu một số bài trang trí đường diềm. GV nhận xét, chốt ý I. THẾ NÀO LÀ ĐƯỜNG DIỀM? Khái niệm: ( SGK) Trang 2 Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 Hướng dẫn HS cách trang trí. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí. GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 5 để trả lời. ? Theo em, để trang trí được một đường diềm ta phải thực hiện những bước gì? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, hướng dẫn HS cách vẽ HS theo dõi, tìm hiểu - Trong quá trình hướng dẫn cách vẽ, GV kết hợp đặt các câu hỏi để giúp HS nhớ lại được thứ tự các bước vẽ đường diềm. - GV hướng dẫn HS chia khoảng theo 2 cách: Nhắc lại và xen kẽ. - GV hướng dẫn HS vẽ họa tiết vào mảng hình. ? Vẽ họa tiết chính trước hay phụ trước ? Họa tiết chính nằm ở đâu? GV hướng dẫn HS cách lựa chọn màu sắc, lưu ý học sinh: Nền đậm- họa tiết nhạt; Nền nhạt- họa tiết đậm. ? Các họa tiết giống nhau thì phải vẽ màu như thế nào? ? Vẽ màu họa tiết chính như thế nào? GV hướng dẫn HS cách thực hiện hòa sắc trong bài vẽ. Trình chiếu một số bài vẽ có hòa sắc nóng lạnh để HS dễ hình dung. GV giới thiệu một số bài trang trí đường diềm để HS tham khảo. HS tham khảo, rút kinh nghiệm. GV hướng dẫn HS làm bài. II. CÁCH TRANG TRÍ MỘT ĐƯỜNG DIỀM CƠ BẢN 1. Kẻ 2 đường thẳng song song. 2. Chia khoảng để vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ. 3. Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng hình 4. Lựa chọn màu sắc. a. Tìm màu nền ( đậm hoặc nhạt để làm nổi họa tiết). b. Tìm màu ngả về nóng hoặc lạnh sao cho có hòa sắc toàn bộ. Hòa sắc nóng Trang 3 Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài: - GV nêu yêu cầu bài thực hành. - GV góp ý cho HS cách vẽ họa tiết và tô màu. - HS làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên - GV đặc biệt chú ý đến những học sinh còn lúng túng trong cách thể hiện bài. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: - GV thu một số bài, yêu cầu HS nhận xét về bài làm của bạn. - GV nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét quá trình làm bài của HS, tuyên dương những HS có sự chuẩn bị chu đáo về ĐDHT, có tiến bộ trong bài vẽ. động viên những HS còn yếu kém để các em cố gắng trong những lần sau. Hòa sắc lạnh III. THỰC HÀNH: Em hãy trang trí một đường diềm có kích thước: 20 x 8cm. Họa tiết tự chọn, màu sắc 4 màu. 4. Dặn dò: - Hoàn thành tiếp bài trang trí đường diềm ( Nếu chưa xong) - Chuẩn bị bài học sau: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu ( Tiết 1) 5. Nhận xét tiết dạy: Trang 4 . Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014. MÔN MĨ THUẬT Lớp dạy: 6A- Trường THCS Trung Hòa Tiết. 15: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống. 2. Kĩ năng: HS biết cách trang trí đường. THẾ NÀO LÀ ĐƯỜNG DIỀM? Khái niệm: ( SGK) Trang 2 Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2013- 2014 Hướng dẫn HS cách trang trí. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí. GV đặt