Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm trang trí đường diềm , cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí đường diềm 2.. Trình bày các nguyên tắc trang trí trong đường diềm * Gv kết luận bổ
Trang 1TaiLieu.VN Page 1
VẼTRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIÊM
A MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm trang trí đường diềm , cách sắp xếp hoạ tiết
trong trang trí đường diềm
2 Kỹ năng : HS biết cách trang trí 1 đường diềm cơ bản
3 Thái độ: Yêu quý các đồ vật qua trang trí đường diềm
B PHƯƠNG PHÁP
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành nhóm
C.CHUẨN BỊ:
1.GV: Tài liệu tham khảo, ĐDDH MT 6
Tranh ảnh tham khảo, sưu tầm các vật mẫu có trang trí đường diềm
2 HS : Giấy, chì, màu, tẩy, vật mẫu liên quan đến bài học
D.TIẾN HÀNH
I.ổn định tổ chức (1'):Kiểm tra dụng cụ
II.Kiểm tra bài cũ (2'): ? Phân tích một số bức tranh đề tài bộ đội
III.Bài mới (36')
1.Đặt vấn đề :
Trang trí là một bộ môn quan trọng trong môn mỹ thuật Nó đẹp và hay bởi đem lại cho
con người cái nhìn mới mẻ Những hình vuông, hình tròn, đồ vật được trang trí lên trông
thật đẹp mắt và hấp dẫn
2 Triển khai bài
Trang 2TaiLieu.VN Page 2
Hoạt động 1:Thế nào là đường diềm
GV cho hs quan sát một số đường diềm
trong bộ tranh MT 6
? Thế nào là đường diềm
?Nêu ứng dụng của đường diềm
? Trình bày các nguyên tắc trang trí
trong đường diềm
* Gv kết luận bổ sung và chuyển hoạt
động
? Thế nào là nguyên tắc nhắc lại ? Cho
ví dụ
? Thế nào là nguyên tắc xen kẻ ? cho ví
dụ (GV cho ví dụ và giải thích thêm)
1 Khái niệm :
Đường diềm là hình thức kéo dài mà trên đó các hoạ tiết được trang trí lặp đi, lặp lại đều đặn và liên tục giới hạn bởi hai đường thẳng song song
2 ứng dụng :
Trang trí nhiều đồ vật như bát đĩa, khăn,
áo, mũ nón, giường tủ, trong kiến trúc đình chùa hoặc nghệ thuật trang trí bia
đá
3 Nguyên tắc:
Trang trí theo nguyên tắc nhắc lại hoặc xen kẻ
Nhắc lại là hình thức lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hoạ tiết
Xen kẻ là hình thức sử dụng hóm hoạ tiết này xen kẻ nhóm hoạ tiết kia
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
Trang 3TaiLieu.VN Page 3
-Gv cho HS xem những bức tranh được
trang trí theo những nguyên tắc nhắc lại
hoặc xen kẻ
? Trình bày cách trang trí đường diềm (
theo những bước nào )
GV cho HSxem những bài trang trí
đường diềm của HS năm trước
B1: xác định khuôn khổ đường diềm cần trang trí (kẻ 2 đường thẳng song song )
B2: Tìm bố cục -chia khoảng để vẽ hoạ tiết
B3: Vẽ hoạ tiết
B4: Tô màu
Trang 4TaiLieu.VN Page 4
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa
bài cho những em vẽ chưa được
-Khuyến khích động viên các em
- Yêu cầu các em vẽ hoạ tiết phải chọn
lọc kỹ càng, những hoạ tiết tiêu biểu tạo
nên phong cách riêng cho bài vẽ của
mình
-Vẽ trang trí một đường diềm, -Kích thước : 6x28 cm
-Màu sắc tuỳ ý
Trang 5TaiLieu.VN Page 5
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
? Nêu khái niệm và ứng dụng của đường diềm
? Cách vẽ đường diềm theo các bước như thế nào
* Hãy chọn ra câu trả lời đúng nhất trong những ý sau :
a đường diềm là 2 đường thẳng không có giới hạn
b Đường diềm là 2 đường thẳng song song không có giới hạn
c Đường diềm là 2 đường thẳng song song không có giới hạn và được trang trí các hoạ tiết
d Đường diềm là đường được trang trí các hoạ tiết xen kẻ hoặc nhắc lại
? Gv tóm tắt, kết luận , bổ sung
V.Dặn dò (2'):
-Hoàn thành bài vẽ ở nhà
-chuẩn bị bài 15 - vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu
-Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ mẫu hình trụ và hình cầu
-Giấy chì, màu tẩy, phác thảo nét
E.BỔ SUNG