1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ TÀI LỄ HỘI PHẦN LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ

4 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Vẽ tranh ở trường THCS là một phân môn trong bộ môn MT, có tính tổng hợp nhiều môn học như: Vẽ theo mẫu, màu sắc, sắp xếp hình mảng, đậm nhạt,…nhằm ghi lại, tạo nên hình ảnh của một phong cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống. Đây cũng chính là phân môn có tính chất tổng hợp toàn bộ sự hiểu biết và khả năng thể hiện kĩ năng, kĩ xảo của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tính thẩm mĩ.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……… TRƯỜNG THCS …… GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ( Phần lý thuyết) Người thực hiện: …………………. Đơn vị: …………………………. Năm học: 2013- 2014 PHÒNG GD & ĐT ……… TRƯỜNG THCS ………… Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ TRANH NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH. Người thực hiện: ………………… Tổ chuyên môn: …………………… Đơn vị: ……………………………. Nhiệm vụ được giao: Dạy Mĩ thuật khối 6,7,8,9. Phần I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vẽ tranh ở trường THCS là một phân môn trong bộ môn MT, có tính tổng hợp nhiều môn học như: Vẽ theo mẫu, màu sắc, sắp xếp hình mảng, đậm nhạt,…nhằm ghi lại, tạo nên hình ảnh của một phong cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống. Đây cũng chính là phân môn có tính chất tổng hợp toàn bộ sự hiểu biết và khả năng thể hiện kĩ năng, kĩ xảo của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tính thẩm mĩ. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức môn mĩ thuật nói chung và áp dụng cho phân môn vẽ tranh nói riêng còn nhiều bất cập, chưa tạo cho học sinh sự hứng thú và yêu thích môn học. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ảnh hưởng nhiều mặt: do quan niệm về môn chính- môn phụ, do yếu tố tâm lý sợ vẽ xấu, vẽ sai, ngoài ra một phần còn do quan niệm đây là môn học phải có hoa tay…những tác động đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học ở phân môn vẽ tranh. Bên cạnh đó, các em thường có tính ỷ lại, chưa tích cực, chủ động tham gia môn học, sản phẩm mà các em tạo ra chưa thực sự tốt, phần lớn các em còn phụ thuộc vào tranh có ở sách giáo khoa, do đó tranh vẽ của các em chưa phong phú, không có tính sáng tạo. Trong khi đó, để có tranh vẽ đẹp cần phải biết tìm tòi nhiều ý tưởng, phải có và biết vận dụng thực tế, phải thể hiện được cảm xúc… vì vậy cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng. Phần II: NỘI DUNG: Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng, tôi xin đề ra một số giải pháp sau: 1. Kết hợp công nghệ thông tin phù hợp và có chọn lọc để đạt hiệu quả cao nhất trong tiết học vẽ tranh: Sử dụng CNTT trong phân môn vẽ tranh giúp HS hiểu biết rõ hơn những hoạt động trong cuộc sống, những cảnh đẹp của đất nước, địa phương, những lễ hội truyền thống của dân tộc…Đồng thời khi kết hợp CNTT thì trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên có thể đưa ra nhiều minh họa các bước vẽ tranh, nhiều bố cục khác nhau, hay từ một bố cục có thể vẽ nhiều hình ảnh, màu sắc khác nhau. Kết hợp CNTT còn tạo điều kiện cho HS được tham khảo tranh của các họa sĩ, của học sinh năm trước được nhiều hơn với màu sắc, đậm nhạt rõ ràng hơn. Khi được xem nhiều hình ảnh, nhiều tranh tham khảo, HS sẽ cảm thấy thích thú, từ đó hình thành yêu cầu được vẽ, các em sẽ tự giác, sáng tạo trong học tập và học tập có hiệu quả. Trong khi chuẩn bị bài giảng có kết hợp CNTT cho mỗi tiết dạy vẽ tranh, giáo viên cần phải xác định sử dụng CNTT ở hoạt động nào là hợp lí để mang lại hiệu quả cao nhất. 2. Phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn vẽ tranh để tạo hứng thú và phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh: Mỗi tiết dạy vẽ tranh, giáo viên cần kết hợp một số phương pháp để đạt hiệu quả cao như: hoạt động nhóm, phỏng vấn từng học sinh, gợi mở để HS có nhiều cách sáng tạo khác nhau, liên tưởng đến một hoạt động hay sự việc rồi hình thành bố cục nhằm tạo hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh… Trong hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ, để khắc sâu kiến thức, giáo viên có thể cho học sinh chơi một số trò chơi như: tiếp sức xếp hình, tiếp sức hoàn thiện các bước vẽ tranh…với những trò chơi này sẽ giúp HS hứng thú hơn, từ đấy thể hiện bài sẽ được tốt hơn. Trong hoạt động hướng dẫn HS thực hành, giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi mở để học sinh hình thành bố cục về nội dung đã chọn theo sơ đồ sau: Đề tài Nội dung đề tài Hình ảnh chính Hình ảnh phụ Cảnh vật Không gian Thời gian Địa điểm Sơ đồ này có thể áp dụng cho tất cả các bài vẽ tranh, cho tất cả những nội dung mà mỗi học sinh đã chọn để hình thành được bố cục hoàn chỉnh. Như vậy, với nội dung đã chọn, mỗi học sinh lại có một hay nhiều sơ đồ, từ mỗi sơ đồ, học sinh lại có thể hình thành nên nhiều bố cục khác nhau, điều này giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào vẽ tranh… Ở bước vẽ hình, giáo viên gợi mở để HS liên tưởng đến những hình ảnh, dáng người ( nếu có) có trong sơ đồ. Đối với những học sinh khá, có thể yêu cầu HS kí họa thực tế các dáng vận động, cảnh vật, phong cảnh có trong sơ đồ để làm tư liệu tranh. Ở bước vẽ màu, giáo viên có thể kết hợp các phương pháp quan sát, trực quan, phỏng vấn, luyện tập để giúp HS được vẽ theo cảm xúc, theo hòa sắc, phù hợp với nội dung đề tài. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần gợi ý để HS tạo sắc độ diễn tả không gian cho tranh vẽ. 3. Kết quả: Khi giáo viên vận dụng thành công các phương pháp trên sẽ giúp cho học sinh có hứng thú hơn trong môn học, từ đó học sinh có mong muốn được học tập và học tập một cách tự giác, điều này giúp các em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng vẽ nhanh chóng, một khi đã có kiến thức và kĩ năng thì học sinh sẽ phát huy được khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng. 4. Kết luận: Việc sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn cũng là giải pháp tốt, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn vẽ tranh. Với các phương pháp trên, giáo viên có thể áp dụng cho nhiều bài học khác nhau trong cùng một phân môn, giúp học sinh hứng thú hơn trong học môn mĩ thuật, góp phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. . TẠO……… TRƯỜNG THCS …… GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ( Phần lý thuyết) Người thực hiện: …………………. Đơn vị: …………………………. Năm học: 2013- 2014 PHÒNG GD & ĐT ……… TRƯỜNG THCS ………… Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ TRANH. CỦA HỌC SINH. Người thực hiện: ………………… Tổ chuyên môn: …………………… Đơn vị: ……………………………. Nhiệm vụ được giao: Dạy Mĩ thuật khối 6,7,8,9. Phần I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vẽ tranh ở trường THCS là một phân. dụng phương pháp gợi mở để học sinh hình thành bố cục về nội dung đã chọn theo sơ đồ sau: Đề tài Nội dung đề tài Hình ảnh chính Hình ảnh phụ Cảnh vật Không gian Thời gian Địa điểm Sơ đồ này có thể

Ngày đăng: 28/10/2014, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w