GV trình chiếu một đoạn video clip về Ngày tết và Mùa xuân ? Trong đoạn Video có nhắc tới những hình ảnh gì?HS trả lời: Bánh chưng, dưa hấu, hoa mai, hoa đào, chúc tết, lì xì...? Những hình ảnh đó thường xuất hiện vào dịp nào?HS trả lời: vào ngày tết và mùa xuân. Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới: Tết đến xuân về, đó là khoảnh khắc đất trời vào xuân, vạn vật đổi mới. Cũng như lời Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân…”. Mùa xuân cũng là đề tài muôn thuở của thơ ca và nghệ thuật. Để giúp chúng ta thể hiện được cảm xúc của mình về ngày tết và mùa xuân, trong bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ tranh về đề tài này nhé.
Trang 1GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI NĂM HỌC 2014- 2015.
MÔN MĨ THUẬT
GV dạy: Bùi Thị Phương Đơn vị: Trường THCS 19/8
Lớp dạy: 6D Trường: THCS Trung Hòa.
Tiết TKB: 2 Tiết PPCT: 23 TUẦN: 23 Ngày soạn: 24/01/2015 Tiết ( PPCT): 23 Ngày dạy: 26/01/2015
Tiết 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
( Tiết 1)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục, tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết và mùa xuân
- Học sinh biết tìm và chọn nội dung đề tài Ngày tết và Mùa xuân
- Học sinh biết cách vẽ tranh về đề tài : ”Ngày tết và Mùa xuân”
2 Kĩ năng: Học sinh vẽ được tranh về đề tài ”Ngày tết và Mùa xuân” theo ý thích
3 Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước; thông qua việc tìm hiểu về các hoạt
động của ngày tết và vẻ đẹp của mùa xuân
II CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng dạy học:
a Giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính
- Video clip về Ngày tết và mùa xuân
- Tranh ảnh về đề tài Ngày tết và Mùa xuân
- Bài vẽ về đề tài Ngày tết và Mùa xuân của họa sĩ, học sinh
- Hình minh họa các bước vẽ tranh ( Phần hình và phần chữ)
- Nam châm
b Học sinh:
- Giấy (vở) vẽ, bút chì, tẩy , thước kẻ
2 Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp liên môn, tích hợp kĩ năng sống và phương pháp dạy học:
a Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp liên môn và kĩ năng sống:
- Giáo dục học sinh hiểu và nắm được ý nghĩa của phong trào ” Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động Qua đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
- Tích hợp qua môn Âm nhạc, giáo dục công dân, văn học
- Biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung và của từng vùng miền nói riêng,
từ đó tự tin, sáng tạo, khéo léo để thực hiện được một bức tranh theo chủ đề
b Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
- Phương pháp trò chơi
Trang 2- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp luyện tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định: GV kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3 Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới ( tích hợp qua môn âm nhạc):
- GV trình chiếu một đoạn video clip về Ngày tết và Mùa xuân
? Trong đoạn Video có nhắc tới những hình ảnh gì?
HS trả lời: Bánh chưng, dưa hấu, hoa mai, hoa đào, chúc tết, lì xì
? Những hình ảnh đó thường xuất hiện vào dịp nào?
HS trả lời: vào ngày tết và mùa xuân
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới:
Tết đến xuân về, đó là khoảnh khắc đất trời vào xuân, vạn vật đổi mới Cũng như lời Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân…” Mùa xuân cũng là đề tài muôn thuở của thơ ca và nghệ thuật Để giúp chúng ta thể hiện được cảm xúc của mình về ngày tết và mùa xuân, trong bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ tranh về đề tài này nhé.
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề
tài:
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về
ngày tết và mùa xuân Đặt câu hỏi:
? Tranh thể hiện hoạt động gì của Ngày tết và mùa
xuân.
Học sinh trả lời: Chúc tết, đón giao thừa, gói bánh
chưng…
Giáo viên nhận xét câu trả lời Đặt câu hỏi:
? Ngoài những hoạt động trên, em hãy kể tên những
hoạt động khác mà em biết.
Học sinh kể tên, giáo viên nhận xét, bổ sung, kết hợp
ghi bảng Trình chiếu thêm một số hình ảnh tiêu biểu
của ngày tết và mùa xuân cho học sinh tìm hiểu
- GV cho HS xem một số bức tranh vẽ của các bạn học
sinh về đề tài Ngày tết và mùa xuân
? Các bức tranh vẽ về nội dung gì?
? Màu sắc của các bức tranh như thế nào?
? Cùng một đề tài nhưng nội dung các bức tranh có
giống nhau không?
- HS trả lời; GV nhận xét
Phần mở rộng:
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về ngày tết
của các vùng miền, đặt câu hỏi:
? Tranh thể hiện đặc trưng ngày tết của vùng miền
nào?
Học sinh trả lời: Miền Bắc, Trung, Nam
I Tìm và chọn nội dung đề tài
- Lễ hội, thăm hỏi, chúc tụng, đón giao thừa, du xuân,…
Trang 3Giáo viên giới thiệu qua về những nét đặc trưng riêng
về ngày tết ở một số vùng miền trên đất nước ta
Học sinh lắng nghe, tìm hiểu
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức đã học về
tranh dân gian Việt Nam Đặt câu hỏi:
? Kể tên những bức tranh dân gian Việt Nam có nội
dung vẽ về ngày tết mà em biết.
Học sinh trả lời: Gà trống, gà mái, vinh hoa, phú
quý…
Giáo viên nhận xét, trình chiếu kết hợp giới thiệu
nhanh về một số bức tranh dân gian Việt Nam
Phần tích hợp: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Liên môn
Ngữ văn và Phần giáo dục học sinh
? Có 2 câu thơ nói về tết trồng cây của Bác Hồ, theo
em đó là câu thơ nào?
Học sinh trả lời: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Giáo viên nhận xét câu trả lời Đặt câu hỏi:
? Vậy, theo em trồng cây để làm gì.
Học sinh trả lời: Điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường,
không khí trong lành…
? Em đã và sẽ làm gì để hưởng ứng phong trào
“ Tết trồng cây” của Bác.
HS trả lời: Tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi
trường, tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng, không
chặt phá rừng bừa bãi…
GV nhận xét câu trả lời kết hợp giáo dục học sinh,
chốt ý, hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- Để nhắc lại kiến thức đã học, GV tổ chức cho HS
chơi trò chơi tiếp sức, sắp xếp các bước vẽ tranh theo
trình tự
- HS chia thành 2 đội, mỗi đội cử ra số bạn tương ứng
với các bước vẽ tranh và bốc thăm phần thực hiện của
đội mình ( Phần hình minh họa hay phần chữ)
- GV phổ biến luật chơi: Hai đội lần lượt xếp các
bước vẽ tranh song song nhau ( Một đội xếp hình, một
đội xếp chữ) theo đúng trình tự các bước vẽ tranh đã
học Mỗi bạn chỉ được tham gia một lần và mỗi lần chỉ
được xếp một bước Thời gian thực hiện là 2 phút, đội
nào phạm luật sẽ bị trừ điểm
- Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên và HS kiểm tra
lại kết quả, đội nào hoàn thành đúng và nhanh hơn thì
thắng cuộc, được cả lớp tuyên dương
II Cách vẽ:
Trang 4- GV nhận xét và nhắc lại bằng cách trình chiếu kết
hợp vẽ trên bảng cách vẽ để khắc sâu kiến thức cho
học sinh
- Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
Trên cơ sở các nội dung đã tìm hiểu trong phần I,
Giáo viên gọi và phỏng vấn 2 đến 3 học sinh về nội
dung đề tài các em đã chọn
? Em thấy đề tài Ngày tết và mùa xuân là một đề tài
như thế nào?
? Em đã chọn nội dung gì để vẽ cho bức tranh của
mình
Học sinh trả lời
Giáo viên nhấn mạnh về sự đa dạng, phong phú của đề
tài, yêu cầu học sinh tìm cho mình những nội dung đề
tài yêu thích nhất để vẽ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm bố cục:
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Mảng hình chính như thế nào
? Mảng hình phụ như thế nào
Học sinh trả lời: Mảng hình chính to, chiếm phần lớn
tranh, nằm ở phía trước
Mảng hình phụ chiếm phần nhỏ, ở xung quanh và phía
sau mảng chính
Giáo viên nhận xét câu trả lời, hướng dẫn kết hợp
giảng giải cho học sinh cách tìm bố cục
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình
? Hình nào vẽ trước, hình nào vẽ sau?
HS: Hình chính vẽ trước, hình phụ vẽ sau
- GV vẽ hình trên bảng ( Vào đồ dùng dạy học đã
chuẩn bị sẵn) Vừa vẽ vừa giảng giải cho học sinh hiểu
- GV lưu ý học sinh cần chú ý đến động tác của các
nhân vật trong tranh sao cho có động, có tĩnh để bức
tranh thêm sinh động
- GV hướng dẫn HS cách vẽ màu:
? Để thể hiện được không khí, vẻ đẹp của ngày tết và
mùa xuân, chúng ta phải vẽ màu sắc như thế nào
HS trả lời: Màu vẽ tươi sáng, hài hòa, nổi bật… để phù
hợp với không khí chung của Ngày tết và Mùa xuân
- GV nhận xét câu trả lời, trình chiếu phần tranh đã tô
màu
1 Tìm và chọn nội dung đề tài
2 Vẽ phác các mảng hình chính phụ (Tìm
bố cục)
3 Vẽ hình
4 Vẽ màu
Trang 5- GV trình chiếu một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, yêu
cầu HS quan sát, nhận xét
? Quan sát tranh, cho biết bài vẽ nào đẹp, bài vẽ nào
chưa đẹp? Vì sao?
- HS quan sát, trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- GV cho HS xem một số bài vẽ tham khảo
- HS xem tranh
- GV hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Yêu cầu HS tìm, chọn nội dung đề tài gần gũi, có
những hình ảnh quen thuộc để vẽ
- Nhắc HS tiến hành vẽ bài theo từng bước
- GV theo dõi, hướng dẫn Đặc biệt chú ý đến những
HS yếu kém, còn lúng túng trong cách thể hiện bài
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV thu một số bài có mức độ hoàn thành tốt, thể hiện
đúng theo trình tự các bước vẽ và thu một số bài chưa
tốt, yêu cầu HS nhận xét
- Vì bài tiến hành trong hai tiết, trong tiết 1 GV chỉ yêu
cầu HS nhận xét về cách thể hiện nội dung, bố cục và
mức độ hoàn thành hình vẽ
- HS nhận xét bài vẽ của bạn
- GV nhận xét, bổ sung
- GV tuyên dương những em học nghiêm túc, hoàn
thành bài tương đối tốt Động viên những em làm chưa
tốt để các em cố gắng trong những lần sau
- GV kết luận, giáo dục học sinh thông qua nội dung
bài học
III Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Ngày tết và mùa xuân mà em thích ( Khổ giấy A4, chất liệu tự chọn)
Tiết 1: Tìm nội dung, phác bố cục
4 Dặn dò:
- Sưu tầm thêm một số hình ảnh đẹp về đề tài Ngày tết và Mùa xuân
- Chuẩn bị bài học sau: Ngày tết và Mùa xuân ( Tiết 2)
5 Nhận xét tiết dạy:
………
………
………
………
………