TRAN HOU HIEN
SOAN THAO HE THONG CAU HOI TRAC NGHIEM KHACH QUAN NHIEU LUA CHON SU DUNG TRONG KIEM TRA DANH GIA MỨC ĐỘ NHẬN THỨC MỘT SỐ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG
ĐÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU?LỚP12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vat li
Mã số : 60 14 10
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC Người hướng dẫn khoa học:
PGS — TS Lê Thị Oanh
Trang 2Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ nhiệm và thầy cơ khoa vật lí trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Tổ vật lí các trường THPT Việt Yên 1, THPT Việt yên 2, THPT Lý Thường Kiệt — Việt
'Yên — Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tác giả làm thực nghiệm sư phạm
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô tổ Phương pháp
giảng dạy trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt
thời gian tác giả học tập, làm luận văn
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và làm luận văn
Tác giả
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một cơng trình khoa học nào khác
Tác giả
Trang 41 |CSLL Cơ sở lý luận 2 |GS Giáo sư
3 | GS.TS Giáo sư — Tiến sỹ 4 | PGS.TS Phó giáo sư — Tiến sỹ
5 | HS Hoc sinh
6 | KTDG Kiểm tra đánh giá
7 |NXB Nhà xuất bản
8 |PPDH Phương pháp dạy học
9 |PPGD Phương pháp giảng dạy
10 | THPT Trung học phổ thông 11.| TNKQ Trắc nghiệm khách quan
12 | TNKQ NLC Trắc nghiệm khách quan nhiêu lựa chọn
13 | TNSP Thuc nghiém su pham 14.) TN Thuc nghiém
Trang 5NOI DUNG Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài ¿-2s-52s 2t k2 E2 E11 eEkrrkerrrrer
2 Mục đích nghiên cứu - -cS+S+sstsstrererererrererrrree 3 Giá thuyết khoa học 2- 22 ©2z+2++EEEtEEEEevrxrerrkerrrrerree 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Nhiệm vụ nghiên CỨU - + +5 x+x*#EsEskEsrkeeeererkervrs
6 Phương pháp nghiên 7 Đóng góp của đề tài
8 Cấu trúc luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
1.1.1.Khái niệm về kiểm tra đánh giá 2-5555 1.1.2 Mục đích của kiểm tra đánh giá
1.1.3 Chức năng của kiểm tra đánh giá
1.1.4.Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoc tap ctha HOC SIN,
1.1.5.NÑguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá
1.1.6.Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản -.- 1.2 Mục tiêu dạy hỌC .- -s- «+ xxx ng ngư
1.2.1.Tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học
1.2.2.Cần phát biểu mục tiêu như thế nào . - ++
1.2.3.Phân biệt các mục tiêu nhận thức - «++
1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan
1.3.2 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan an
Trang 6
1.3.3 Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC
1.4 Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - we HH re
1.4.1 Cách trình bày «-.«-x+ TT ngư nưy
1.4.2 Chuẩn bị học sinh
1.4.3 Công việc của giám thị . +++s+x+e+eserererereerers
1.4.4 Chấm bài
1.4.5 Các loại điểm của bài trắc nghiệm - 5+
1.5 Phân tích câu hỏi -¿-¿- ¿+55 xxx keekrkerrrrrkrrre 1.5.1 Mục đích của phân tích câu hỏi - <-+ 1.5.2 Phương pháp phân tích câu hỏi
1.5.3 Giải thích kết quả
1.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm 5252 5+cccccxcxcxc+ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Dòng điện xoay chiêu” “
2.1 Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều”
2.1.1 Đặc điểm nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” 2.1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” 2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học
2.2.1 Nội dung về kiến thức
2.2.2 Các kỹ năng cần rèn
2.3 Các sai lầm phổ biến của học sinh 2.4 Soạn thảo hệ thóng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn chương “ Dòng điện xoay chiều”
2.4.1 Bảng ma trận hai chiều
2.4.2 Bảng phân bố s câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy
2.4.3 Hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Dòng điện xoay
Trang 7
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.2 Đối tượng thực nghiệm 3.3 Phương pháp thực nghiệm
3.4 Các bước tiến hành thực nghiệm
3.4.1 Nội dung bài kiểm tra 3.4.2 Trình bày bài trắc nghiệm 3.4.3 Tổ chức kiểm tra
3.5 Kết quả thực nghiệm và nhận xét 3.5.1 Kết quả thực nghiệm
3.5.2 Đánh giá theo mục tiêu trắc nghiệm
3.5.3 Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm theo chỉ số thống kê
3.5.4 Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó và độ phân biệt
3.5.5 Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm
3.5.6 Bảng so sánh các giá trị thu được và các giá trị lý thuyết
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được việc dạy của thây, việc học của trò, từ đó giúp cho thầy có kế hoạch hồn thiện phương pháp giảng dạy của mình, giúp cho trò tự đánh giá, hoàn thiện việc học tập Kiểm
tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý và điều hành
Lam thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một vấn đề mang tính
thời sự, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
Từ trước tới nay, chúng ta đã sử dụng nhiều hình thức thi và kiểm tra trong
giáo dục Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi
phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định, khơng có một phương pháp nào hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục Thực tiễn cho thấy, trong dạy học
cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức thi và kiểm tra một cách tối ưu mới
có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học,thi Kiểm tra viết là
hình thức được sử dụng nhiều trong dạy học, nó được chia thành 2 loại: Loại luận
đề ( trắc nghiệm tự luận ) và loại trắc nghiệm khách quan Đối với luận đề, đây là loại được sử dụng một cách phổ biến từ trước đến nay.Ưu điểm của loại này là nó
cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó
có thể dùng để kiểm tra khả năng tư duy ở trình độ cao, song nó có những hạn
chế là: Loài này chỉ cho phép khảo sát một số kiến thức trong thời gian nhất định, việc chấm điểm loại này mất nhiều thời gian, thiếu khách quan, khó ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực, do đó trong một số trường hợp không xác định
được thực chất trình độ của học sinh
Trắc nghiệm khách quan có các ưu điểm là tính khách quan khi chấm, kiểm
tra đánh giá những mục tiêu đánh giá khác nhau, độ tin cậy cao và tốt Học sinh phát xét đoán và phân biệt kỹ càng trước khi trả lời
Trang 92 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đáp ứng những yêu cầu khoa học của hệ thống câu hỏi, mức độ nhận thức một số kiến thức của học sinh thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” sách Vat ly 12 Nang cao — THPT
3 Gia thuyét khoa hoc
Nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chon
được soạn thảo một cách khoa học phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung
kiến thức thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 Nang cao — THPT
để sử dụng trong kiểm tra đánh giá thì có thể đánh giá chính xác, khách quan
mức độ nhận thức kiến thức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức chương “Dòng điện
xoay chiều” của học sinh lớp 12- THPT 4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏỉ sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận
thức một số kiến thức thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12- THPT và thực nghiệm trên một số lớp 12 các trường THPT của tỉnh Bắc Giang
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh ở trường phổ thông
- Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ NLC
Trang 10- Điều tra những khó khăn cơ bản, sai lầm phổ biến của học sinh khi học lớp 12 — THPT ( chương trình nâng cao)
Ay?
chuong “ Dong dién xoay chiéu
- Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc
chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 — THPT ( chương trình nâng cao)
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo 6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra đánh giá, trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra những khó khăn cơ bản, sai lầm phổ biến của học sinh + Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hệ thống câu hỏi
7 Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống lại lí luận về
kiểm tra đánh giá và việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh - Đóng góp về mặt thực tiễn: Góp phân khẳng định tính ưu việt của
phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá,
làm tài liệu tham khảo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn Vật lý ở trường phổ
thông Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã soạn thảo có thể xem như
là một hệ thống bài tập, thông qua đó học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kết
quả học của mình và có thể sử dụng làm tài liệu 8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 03 chương
Chương Ï : Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong dạy học ở trường phổ thống
Chương TT: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 — THPT
( chương trình nâng cao)
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG
PHỔ THÔNG
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
1.1.1.Khái niệm về kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra
đối với người học cần thu được những thông tin cần thiết để đánh giá
Quá trình đánh giá gồm các khâu:
- Đo: Trong dạy học đo là việc giáo viên gắn các số ( điểm ) cho các sản phẩm của học sinh Để việc đo được chính xác thì đề ra phải đảm bảo:
+ Độ giá trị: Đề ra phải căn cứ vào mục tiêu chương trình học
+ Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng
một đại lượng với cùng một dụng cụ đo
+ Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt được khi hai
đại lượng chỉ khác nhau rất ít
- Lượng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ
năng của học sinh, làm sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của
chương trình học tập
+ Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình
chung của tập hợp
+ Lượng giá theo tiêu chí: Là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra
- Đánh giá: Là việc đưa ra những kết luận nhất định, phán xét về trình
độ của học sinh
Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra
kiến thức, kĩ năng trong dạy học Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng [15]
Trang 12- Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường
hợp Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:
+ Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người
học có liên quan đến việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn
học, một học phần sắp bắt đầu
+ Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học
+ Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra
đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy [15] -_ Mục đích đánh giá trong đề tài này là:
+ Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra
+ Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn
+ Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học
sinh giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học vật lý
1.1.3.Chức năng của kiểm tra đánh giá
Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm
tra đánh giá Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau
GS Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học:
Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học
GS.TS Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thơng thì chủ yếu
quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học
+ Chức năng chuẩn đoán
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện thu lượm
Trang 13Dựa trên kết qủa kiểm tra đánh giá kiến thức ta biết rõ trình độ xuất phát
của người học để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù hợp, cho
phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy
Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chuẩn đoán
+ Chức năng định hướng hoạt động học
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra trong quá trình dạy học có thể
được sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học Đó là các câu hỏi kiểm tra tùng phần, kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học
Các bài trắc nghiệm được soạn thảo cơng phu, nó là một cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định Nó có tác
dụng định hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh Việc thảo luận các
câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy
học tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ
sung hoạt động dạy có hiệu quả
+ Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.Các bài kiểm
tra trắc nghiệm sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành
tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học
Với chức năng này đòi hỏi nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục tiêu dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến
thức kĩ năng Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thể được sử dụng để nghiên
cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học [15]
1.1.4.Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh
1.1.4.1.Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
- Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của
học sinh so với yêu cầu chương trình qui định
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chương trình qui định - Tổ chức thi phải đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng và dân chủ
Trang 14chức thi tới khâu cho điểm, xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp
1.1.4.2.Đảm bảo tính tồn diện
Trong q trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng cả nội dung và hình thức
1.1.4.3.Dảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
- Cần kiểm tra, đánh giá học sinh liên tục, thường xuyên trong mỗi tiết
học, sau mỗi phần kiến thức, mỗi chương và học kì
- Các câu hỏi kiểm tra cần có tính lơgíc và hệ thống 1.1.4.4.Đảm bảo tính phát triển
- Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng
- Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh [15]
1.1.5.Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá
Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng
thì việc đó phải được tiến hành theo một qui trình hoạt động chặt chẽ Qui
trình này gồm:
- Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá
- Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra
đánh giá, các tiêu trí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng đơn vị kiến thức ki năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu Việc xác định nội
dung kiến thức cần chính xác, cụ thể, cơ đọng Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng về mục tiêu dạy học
- Xác định rõ hình thức kiểm tra phù hợp với đặc điểm của nội dung
kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra Cần nhận rõ ưu nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối hợp và tìm biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của mỗi hình
thức đó
Trang 15- Tién hành kiểm tra, thu lượm thông tin, xem xét kết quả và kết luận đánh giá [15]
1.1.6.Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản
Ta chỉ đi sâu nghiên cứu loại trắc nghiệm viết được chia thành hai loại
Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm.Danh từ “luận để” ở đây không
chỉ giới hạn trong phạm vi các bài “ luận văn” mà nó bao gồm các hình thức
khảo sát khác thơng thường trong lối thi cử, chẳng hạn như những câu hỏi lý
thuyết, những bài toán.Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức kiểm
tra này là “trắc nghiệm loại luận để” cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc
nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan”.Thật ra việc dùng danh từ “khách
quan” này để phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũng khơng đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quan” và trắc nghiệm
khách quan khơng phải là hồn toàn “khách quan”
Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương
đồng, song quan trọng là cả hai đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo và công dụng của mỗi loại
Với hình thức luận đề việc kiểm tra thường bộc lộ nhiều nhược điểm là
không phản ánh được toàn bộ nội dung, chương trình, gây tâm lý học tủ và khi chấm bài giáo viên cịn nặng tính chủ quan vì thế để nâng cao tính khách quan
trong kiểm tra đánh giá nhiều tác giả cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm khách
quan Nhìn chung nếu xây dựng và sử dung có hiệu quả hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức
kiểm tra, thi tự luận
1.2 Mục tiêu dạy học
1.2.1.Tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học
- Xác định được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
- Có được lý tưởng rõ ràng về cái cần kiểm tra đánh giá khi kết thúc mỗi
Trang 16- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học
là gì? Điều này giúp họ tự tổ chức công việc học tập của mình
- Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của
giáo viên [15]
1.2.2.Cần phát biểu mục tiêu như thế nào? Các câu phát biểu mục tiêu cần:
Phải rõ ràng, cụ thể, chính xác, khoa học
Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập
-_ Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học
- Phải qui định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khả năng mà
người học sẽ có được khi họ đã đạt đến mục tiêu
Phải đo lường được
- Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn học tập [12]
1.2.3.Phân biệt các mục tiêu nhận thức
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều cách phân loại các mục tiêu khác
nhau Ba mục tiêu lớn thường được khảo sát bằng các bài trắc nghiệm ở lớp học là: Nhận biết- Thông hiểu- Vận dụng
1.2.3.1 Nhận biết
Trình độ này thể hiện ra ở khả năng nhận ra được, nhớ lại được, phát biểu
lại được đúng sự trình bày kiến thức đã có, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng
“A là gì? Thế nào? Thực hiện A như thế nào?”
Trong vật lý câu hỏi kiểm tra trình độ này là những câu hỏi đòi hỏi: Ghi nhớ một định luật, một qui tắc, nhận biết các dấu hiệu của một sự vật, hiện
tượng, ghi nhớ các công thức đơn vị đo
1.2.3.2 Thông hiểu ( áp dụng kiến thức giải quyết tình huống quen thuộc)
Trình độ này bao gồm cả nhận biết, nhưng ở mức cao hơn là trí nhớ, nó liên quan tới ý nghĩa và các mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, đã học
Khi học sinh lặp lại đúng một định luật vật lý chứng tỏ học sinh biết định
luật ấy Nếu học sinh ấy giải thích được ý nghĩa của những khái niệm quan
Trang 17bởi định luật đó thì có nghĩa là học sinh đã hiểu định luật này
-_ Sự thông hiểu khái niệm
Đồi hỏi học sinh phải giải thích được khái niệm bằng ngôn ngữ của riêng mình
Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm trình độ này phải được diễn đạt bằng thứ
ngôn ngữ khác những gì đã được viết trong sách giáo khoa
- Sự thông hiểu các ý tưởng phức tạp
Mục tiêu loại này địi hỏi các q trình suy luận phức tạp, nó được chứng
tỏ bằng khả năng giải thích mối liên hệ giữa các yếu tố Những câu trắc nghiệm thuộc loại này yêu cầu học sinh phải
+ Giải thích
+ Phân biệt các sự kiện phù hợp ( hay không phù hợp ) giữa sự kiện và
quan điểm
+ Lua chon thong tin cần thiết để giải quyết một vấn đề + Suy diễn từ các dự kiện đã cho
Trong vật lý loại câu hỏi kiểm tra trình độ này thường là: Giải thích một
hiện tượng, vận dụng các định luật, định lý, qui tắc để giải quyết các bài toán
quen thuộc
1.2.3.3 Vận dụng sáng tạo
Khả năng vận dụng được đo lường khi một tình huống mới được trình
bày ra, người học phải quyết định nguyên lý nào cần được áp dụng như thế nào trong tình huống như vậy Giải quyết câu hỏi: Các A nào giải quyết X và giải quyết như thế nào?
1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan
1.3.1.1 Trắc nghiệm điển khuyết
Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học
sinh phải điền vào một từ hay một cụm từ
Trang 18hội đốn mị, luyện trí nhớ
- Nhược điểm: Chấm bài mất nhiều thời gian, thiếu yếu tố khách quan
khi chấm điểm, phạm vi các vấn đề khảo sát hẹp, khơng có khả năng kiểm tra
phát hiện sai lầm của học sinh
1.3.1.2 Trắc nghiệm đúng- sai
Loại này được trình bầy dưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời
bằng cách chọn( Ð) hay sai ( S )
- Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những
kiến thức Nó giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng
thời gian thi ngắn, soạn nhanh
- Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đốn mị nên khó có thể xác định
sai lầm chủ yếu của học sinh khi học một kiến thức cụ thể, có độ tin cậy thấp
Học sinh rễ có thói quen học thuộc lịng vì loại câu hỏi này được giáo viên
trích nguyên văn sách giáo khoa, không gây hứng thú cho học sinh giỏi
1.3.1.3 Trắc nghiệm ghép đôi ( xứng hợp )
Là loại rất thơng dụng gồm có hai cột, gồm nhóm chữ hay không Dựa
vào câu hỏi hiểu biết của mình học sinh sẽ ghép chữ, nhóm chữ tương ứng Mỗi phần tử trong câu trả lời có thể dùng một hay nhiều lần với một câu hỏi
- Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết và dễ sử dụng, ít tốn giấy hơn khi in, giảm được yếu tố may rủi
- Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định khả năng vận dụng, mất nhiều thời gian đọc [12]
1.3.1.4 Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiêu lựa chọn
Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống chương sau
Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần “gốc” và phần “lựa chọn” + Phần gốc: Là một câu hỏi hoặc là một câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất) Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt ra một vấn đề hay
đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi ấy
muốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp
Trang 19thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất,
còn những phần còn lại là những “mồi nhử ” Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử ” ấy đều hấp dẫn ngang nhau vói những học sinh chưa học kĩ
hay chưa hiểu Kĩ bài học
Trong đề tài, chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì theo
chúng tơi nếu ít lựa chọn hơn thì khơng bao qt được sai lầm của học sinh, nhiều lựa chọn hơn thì có những mồi thiếu căn cứ [12]
- Ưu điểm:
+ Tính khách quan khi chấm
+ Kiểm tra đánh giá những mục tiêu đánh giá khác nhau
+ Độ tin cậy cao và tốt
+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng trước khi trả lời + Phân tích được tính chất của câu hỏi
- Nhược điểm:
+ Khó soạn câu hỏi
+ Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án
đã cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn
+ Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể khơng đo được
khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách
hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn Kĩ
+ Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác, tốn nhiều thời gian để đọc câu hỏi
1.3.2 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn
- Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường hay nói cách khác là xác
định rõ mục đích của bài trắc nghiệm
- Sự phân tích về nội dung sẽ cho ta một bản tóm tắt ý đồ chương trình
Trang 20Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu
quả nhất và mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu
1.3.2.1 Mục đích của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắc
nghiệm lợi ích và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho
mục đích chuyên biệt nào đó
- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì sử dụng để xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới
phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém
- Nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra để sử dụng kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh đều đạt được điểm tối đa
- Nếu bài trắc nghiệm sử dụng trong việc chuẩn đốn, tìm ra những chỗ
mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học
sinh phạm tất cả sai lâm về môn học nếu chưa học Kĩ
Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích
luyện tập giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với nối thi trắc nghiệm
Nhu vậy, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc
nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn được bài trắc nghiệm có giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm
1.3.2.2 Phân tích nội dung mon hoc
- Tìm ra những kiến thức, những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đưa ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm
- Phân ra hai loại thông tin được trình bày trong môn học
+ Một là những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh hoa
+ Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì học sinh cần nhớ
Trang 21năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới
1.3.2.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm
Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung
môn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm Lập một bảng ma trận hai
chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều kia biểu thị các quá trình tư duy (
mục tiêu ) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệm được viết ra
1.3.2.4 Số câu hỏi trong bài
- Số câu hỏi được trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến
thức mà ta đồi hỏi ở học sinh phải có
- Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho nó, nhiều bài trắc nghiệm
được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn Ta có thể giả
định rằng ngay cả những học sinh làm chậm cũng có thể trả lời một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong 1,5 phút
1.3.3 Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC
Câu hỏi thuộc dạng này gồm hai phần: Phần gốc và phần lựa chọn Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gồm một số ( thường
là 4 hoặc 5 ) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn
Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học
sinh kém
- Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ
sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng
+ Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh phải nhầm
+ Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy
nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho
Phần lựa chọn được ngắn gọn
Trang 22- D6i véi phan lua chon:
+ Trong 4 hay 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng
+ Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô [12]
+ Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp + Các câu trả lời phải có vẻ hợp lí
+ Các câu chọn phải đồng nhất về đồng nghĩa, âm thanh
+ Khơng nên có những câu hỏi giống hay tương tự sách giáo khoa + Các câu chọn đúng phải được sắp xếp ở các vị trí khác nhau với số lần
tương đương
1.4 Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.4.1 Cách trình bày
- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh
rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu Mỗi phần, mỗi câu được chiếu
lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có
thể trả lời được Cách này có ưu điểm + Kiểm soát được thời gian
+ Tránh được sự thất thoát đề thi + Tránh được phần nào gian lận
+ Đảm bảo tính cơng bằng trong kiểm tra, đánh giá
- Cách 2: Thông dụng hơn là in bằng trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng
với số người dự thi Trong phương án này có hai cách trả lời khác nhau:
+ Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía bên phải hay ở phía bên trái
+ Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu:
Cau 1 A B C D E Bỏ trống Câu 2 A B C D E Bỏ trống
Trang 23+ Tránh ïn sai, in không rõ ràng, thiếu sót + Cần được trình bày rõ ràng dễ đọc
+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc
+ Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thể in thành những bộ bài trắc
nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn
1.4.2 Chuẩn bị học sinh
- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, hình thức, nội dung thi Huấn
luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp học sinh
dự thi lần đầu
- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài
+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài
trắc nghiệm
+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm
+ Học sinh phải được nhắc nhở phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách
rõ ràng, sạch sẽ
+ Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi dù khơng
hồn tồn chắc chắn
+ Học sinh nên bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm không nên lo nắng quá
+ Trang bị cho học sinh những Kĩ thuật làm bài thi trắc nghiệm
1.4.3 Công việc của giám thị
- Đảm bảo đúng, đủ thời gian làm bài của học sinh
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các học sinh ngồi cạnh nhau không
cùng một mã đề
- Phát đê thi xen kẽ hợp lý
- Không cho học sinh mang tài liệu và máy điện thoại vào phòng thi
Trang 24- Dùng máy chấm bài - Dùng máy vi tính chấm bài
- Nhưng cách chấm bài thông dụng nhất của giáo viên ở lớp học là dùng
bảng đục lỗ Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời
đúng Đặt bảng đục lỗ lên trên bảng trả lời, những dấu gạch ở các câu trả lời
đúng hiện qua lỗ
1.4.5 Các loại điểm của bài trắc nghiệm
Có hai loại điểm:
- Điểm thơ: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính một điểm và câu sai là 0 điểm Như vậy điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm
- Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau
x-X
Cơng thức tính điểm chuẩn: Z =
Ss
Trong đó: x: Điểm thơ
x: Điểm thơ trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy
Bất lợi khi dùng điểm chuẩn z là:
+ Có nhiều trị số z âm, gây nhiều khó khăn khi tính tốn + Tất cả các điểm z đều là số lẻ
Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T:
+ T= 10Z + 50 ( Trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 ) Hoặc V = 4Z ( Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4 )
+ Điểm 11 bậc ( Từ 0 đến 10 ) dùng ở nước ta hiện nay, ở đây chọn điểm
trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên V = 2Z + 5
Ví dụ: Sinh viên có điểm thơ là 49; điểm trung bình của nhóm học sinh
làm bài trắc nghiệm là 31,56; độ lệch tiêu chuẩn là 8,64 Ta có:
+ Điểm tiêu chuẩn Z:
z= 49-3156) = 2,027
Trang 25+ Điểm chuẩn T:
T = 10Z + 50 = 10.2,027 + 50 = 70,27
+ Diém V:
V =2Z4+5 =2.2,027 +5 = 9,054
- Cách tính điểm trung bình thực tế và trung bình lý thuyết của bài trắc
nghiệm
+ Trung bình thực tế: Tổng số điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người Điểm này tuỳ thuộc
vào bài làm của từng nhóm
Ee N
y=
+ Trung bình lý thuyết: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia số lựa chọn ) Điều này không
thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định
Ví dụ: Một bài có 50 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, ta có
Điểm may rủi: > = 12,5
= 31,25
Trung binh ly thuyét: = 3°
1.5 Phân tích câu hỏi
1.5.1 Mục đích của phản tích câu hỏi
- Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của
công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp lẻ lối làm việc
- Để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu
hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách
hữu hiệu hơn
1.5.2 Phương pháp phân tích câu hỏi
Phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quả hoc tập chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số
chung toàn bài Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học
Trang 26có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức
Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát
chúng ta có thể lấy 25- 27% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 27% học
sinh có nhóm điểm thấp nhất
Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm ở mỗi
câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn mỗi câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời Khi đếm sự phân bố các câu trả
lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra:
Mức độ khó của câu hỏi
Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi Mức độ lôi cuốn của các câu mồi
Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây
-_ Sấp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp
- Chia tap bai ra 3 phan:
+ Phần 1: 25% hoac 27% những bài điểm cao + Phần 2: 50% hoặc 46% bài trung bình + Phần 3: 25% hoặc 27% những bài điểm thấp
-_ Lập một bảng có dạng như sau:
Câu trả Số người Tổng số | Số giỏi
lời để Nhóm Nhóm Nhóm người trừ số chọn giỏi TB kém chọn kém Câu hỏi SỐ A B C# D Bỏ trống Tổng cộng
+ Ghi các số đã thống kê được trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và
từng câu
Trang 27+ Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0 1.5.3 Giải thích kết quả
1.5.3.1 Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho môi câu hỏi - Phân tích xem câu mồi có hay khơng, có hiệu nghiệm khơng Nếu cột
cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay Nếu cột cuối bằng 0 cần xem xét lại câu mồi đó vì nó khơng phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém, câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao
- Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu
hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không 1.5.3.2 Độ khó của một câu hỏi
P=(0<P<1)
Nếu P =0 thì câu hỏi q khó
Nếu P= I thì câu hỏi quá dễ
Độ khó vừa phải của một câu hỏi là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng:
Ví dụ: Một câu trắc nghiệm có bốn phương án chọn, độ khó vừa phải là:
_ 100+100/4
VpP nan = 62,5%
Một bài có giá trị và đáng tin cậy thường là bài gồm những câu có độ khó
xấp xỉ bằng độ khó vừa phải
1.5.3.3 Độ phân biệt của một câu hỏi
H-L
n
D=
H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp
n: Số lượng người trong mỗi nhóm
Theo Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây
Chỉ số D Đánh giá câu
Từ 0,4 trở lên Rất tốt
Trang 28Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh
Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại
1.5.3.4 Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay
Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những
câu có các tính chất sau:
+ Hệ số khó vào khoảng 40- 62,5%
+ Hệ số phân biệt dương khá cao
+ Các câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm ( lôi cuốn được học sinh ở
nhóm kém )
- Chú ý:
+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian làm mọi câu hỏi
+ Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc những hạn chế trong công việc giảng dạy
1.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Mức độ phân tán về điểm số của học sinh khi làm cùng một bài trắc nghiệm trong những lần thi khác nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ
biểu thị mức độ đáng tin cậy hay không đáng tin cậy của bài trắc nghiệm Nếu
điểm số của học sinh trong những lần thi khác nhau đều có phân bố giống hệt nhau và có vị trí mỗi học sinh trên đường phân bố đó khơng đổi thì bài trắc
nghiệm là hoàn toàn đáng tin cậy Mức độ tin cậy này được biểu thị qua hệ số
tin cậy
Có nhiều cách để ước lượng độ tin cậy của bài trắc nghiệm như phương pháp thi hai lần, phương pháp dùng bài trắc nghiệm tương đương Việc sử
dụng các phương pháp này thường gặp nhiều khó khăn trong xử lí số liệu và
mất thời gian nên người ta hầu như khơng cịn sử dụng nữa
Thông dụng nhất và đơn giản nhất là sử dụng cơng thức tính số 20 của
Trang 29
r= ra 3] K-1 ở Trong đó: r: Hệ số tin cậy
K: Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm
p: TỶ lệ trả lời đúng cho từng câu q: Ti lé trả lời sai cho từng câu
ở”: Phương sai điểm số của bài trắc nghiệm
Nếu các câu hỏi trắc nghiệm không quá khác biệt nhau về độ khó p, ta có
thể tính độ tin cậy của bài trắc nghiệm theo công thức Kuler — Richardson số 21:
x : là điểm trung bình của bài trắc nghiệm
Phương sai của bài trắc nghiệm được tính theo công thức: Se 5./0G—3)
n-1
n: Số đơn vị trong mẫu đo, chính là tổng số bài dự thi
f;: Tần số của điểm loại ¡
x: Điểm trung bình của bài trắc nghiệm
Khi bài trắc nghiệm có độ tin cậy r >70% thì bài trắc nghiệm đó có thể
coi là đáng tin cậy
Sai số tiêu chuẩn đo lường
Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của
bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương
đối như hệ số tin cậy đã nêu
Cơng thức: SE, =S,Jl-r,
Trong đó: SE„: sai số tiêu chuẩn đo lường
$, : độ lệch tiêu chuẩn của bài ; rụ : hệ số tin cậy của bài
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trang 30giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dung câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Trong đó, những vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là:
- Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá Vì mục đích, chức
năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc
nghiệm
- Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học Vì để
viết được một bài trắc nghiệm tốt cần xác định rõ được mục tiêu dạy học và
viết các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này
- Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh
giá, ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh
giá, trong đó đặc biệt chú trong tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:
+ Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
+ Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
+ Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn + Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu
Trang 31CHUONG 2: SOAN THAO HE THONG CAU HOI TRAC NGHIEM KHACH QUAN NHIEU LUA CHON SU DUNG TRONG KIEM TRA
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC MỘT SỐ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG “ĐÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU?LỚP12 THPT
(CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương Dòng điện xoay chiều [4] 2.1.1 Đặc điểm nội dung của chương Dòng điện xoay chiêu
Đây là một chương nằm trong phần dao động và sóng điện từ của vật lý lớp 12 THPT Những kiến thức về “Dòng điện xoay chiều” là những kiến thức mới học sinh bắt đầu được làm quen Trong SGK vật lý — chương trình nâng cao đề cập tới những khái niệm và định luật sau:
Khái niệm hiệu điện thế dao động điều hồ, dịng điện xoay chiều, cảm kháng, dung kháng, hệ số công suất
Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có R, L, C và đoạn mạch RLC không phân nhánh
2.1.2 Sơ đô cấu trúc nội dung chương ˆ Dòng điện xoay chiêu
Trong chương này ta xét một loại dao động điện từ cưỡng bức Đó
chính là dịng điện xoay chiều được dùng rộng rãi Dòng điện này đổi chiều
liên tục hàng trăm lần trong một giây, làm từ trường do nó sinh ra cũng thay
đổi theo Chính điều đó đã làm cho dịng điện xoay chiều có một số tác dụng mà dịng điện một chiều khơng có
Trong chương này, ta lần lượt xét khái niệm dòng điện xoay chiều và các đại lượng có liên quan, các tác dụng và ứng dụng cơ bản của dòng điện
này Các đoạn mạch xoay chiều được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp giản đồ Fre-nen Các máy điện được xét về mặt nguyên tắc, cấu tạo và họat
động mà không đi sâu vào các chi tiết công nghệ
Như vậy chương “ Dòng điện xoay chiều được bắt đầu từ khái niệm
dòng điện xoay chiều đi nghiên cứu các loại đoạn mạch và máy điện Ta có sơ
Trang 32
Dong dién xoay chiéu
|
Doan Doan Doan
mach mach mach
chỉ có chỉ có chỉ có
cuộn điện trở tụ điện
cảm thuần
Ỷ _Ỷ
V Ỳ
Cảm Quan Định Giản Dung
kháng hệ luật đồ kháng
của giữa Om vecto của tụ
cuộn u vài điện
dây
Công Đoạn mạch RLC không phân nhánh
suất J J J J
"eso DO Dinh Giản | | Hien
cong suất lệch ° luật ` đồ tượng ^
pha Om vecto cong
gitta huong
uva i
Cac may dién
May phat dién Dong co dién Máy biến áp
Cấu tạo Nguyên tác hoạt động Ứng dụng
Trang 33
2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 2.2.1 Nội dung về kiến thức
Sau khi học xong chương “ Dòng điện xoay chiều” học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức sau:
2.2.1.1 Đại cương về dòng điện xoay chiều - Suất điện động cảm ứng do máy phát tạo ra:
Khi cho một khung dây có diện tích S gồm N vòng dây quay đều với
vận tốc ø quanh trục A trong một từ trường đều Z 1L A thì trong khung dây
suất hiện một suất điện động cảm ứng là: £ =E, cos(ø + øX) ( trong đó Eạ =
BSNø)
- Hiệu điện thế cung cấp cho mạch ngoài là: z = U, cos(ø + ø, XV) - Cường độ dịng điện ở mạch ngồi là: ¡ =1, cos(ø + ø, (4)
4 te get hia E U 1
- Các giá trị hiệu dung: E=—2; U=—*£; I=-==
V2 V2 V2
2.2.1.2 Mạch điện xoay chiêu chỉ có điện trở thuần, cuộn cảmhoặc
tụ điện
- Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R
*- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên
điều hoà cùng pha với dòng điện ( ø = 0)
u=U, cost
i=, cost — _}—
^ A R B
* Biểu thức định luật Ôm
R= SP ——>—>
I, Tf Oo U I
* Biéu dién bang gian dé vecto
- Đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm L
* Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm biến
thiên điều hoà sớm pha hơn dòng điện là 5 (ø= 2):
Trang 341 =U, coo or A 0D
* Cảm kháng của cuộn cảm: Z4 = Lø
UL
* Biểu thức định luật Ôm
U, _U oO 1
‘1, 0
* Biểu diễn bằng giản đồ vectơ
- Đoạn mạch chỉ có tụ điện C
* Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện biến thiên điều hoà trễ
pha hơn dòng điện là 5 (9 23
i=I1,cos@t
u=U, coor 4 c
* Dung khang Z, = &|-
* Biểu thức định luật Ôm ° `
z.-Ÿ-~Ð cd
* Biểu diễn bằng giản đồ vectơ
2.2.1.3 Đoạn mạch RLC không phản nhánh
* Hiệu điện thế tức thời
Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch RLC có dạng:
i=, cosat
Thì hiệu điện thế hai đầu các phần tử là: R L Cc
=1,Rcosat =U, cos at A Ct a B
Hy =Mụy = lạ@L coo z + 4 =Ù,, coo + ;]
I, Z a
Uc =Uyz = 70 8s — =y, cosl a
Vì mạch mắc nối tiếp nên điện áp tức thời giữa hai đầu A, B là:
Trang 35uU =uạy +Uu¡ +uc
Ỳ
* Giản đồ vectơ Fre-nen xe s
U=U, 4U, +Uc ° 2 yi
Pan
Khi đó U =jU‡ +(U, =U„} ý 3.3! 2
* Biểu thức định luật Ôm
I=-——`——- °
Rˆ+(Z,-Z.Ÿ (2, -2c) w +(ot-2) 1)
œŒ
Nếu đặt: Z = R°4ar= se) thì 7-2
aC Z
*Độ lệch pha của điện áp và cường độ dòng điện
tang ~ + —Ức _ Z¡ =Zc
U, R
* Điều kiện cộng hưởng
ZL=Zchay ol = => o= VLC
2.2.1.4 Công suất của dòng điện xoay chiêu
xét đoạn mạch điện xoay chiều có:
¿= lạ cos@f VỀ u =U, cos(wt+¢) Cơng suất tức thời của đoạn mạch là:
p =ui =Ug1 cos at cos(ct + 9)
Biến đổi ta được:
œ®=Ulcosø
ae R Tà ĐÀ CÁ BA Ki
VỚI cosø= z gọi là hệ số công suất 2.2.1.5 Các máy điện
2.2.1.5.1 Máy phát điện xoay chiêu ba pha
Trang 36* Cấu tạo: Gồm hai phần chính là:
- Stato phần cố định gồm ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau, quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 120” trên vòng trịn
- Rơto phần quay là một nam châm điện
2.2.1.5.2 Động cơ không đồng bộ ba pha
* nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay
* Cấu tạo: Gồm hai phần chính là:
- Stato phần cố định gồm ba cuộn dây giống nhau, quấn trên ba lõi sắt
đặt lệch nhau 120” trên vịng trịn
- Rơto phần quay gồm một lõi hình trụ giống như một khung dây
2.2.1.5.3 Máy biến áp
* Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ * Cấu tạo:
- Dây cuốn: Gồm hai cuộn dây có số vịng dây khác nhau quấn trên một
lõi sắt kín
- Lõi sắt: Gồm nhiều lá sắt hoặc thép pha silic, ghép cách điện với nhau
và cách điện với dây cuốn
2.2.2 Các kỹ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện
- Kỹ năng viết biểu thức dòng điện và điện áp xoay chiều ứng với mỗi loại đoạn mạch
- Kỹ năng xác định pha của dòng điện khi biết pha của điện áp hoặc
ngược lại
- Kỹ năng sử dụng giản đồ vectơ để xác định các đại lượng trong đoạn
mạch RLC không phân nhánh
- Kỹ năng đổi đơn vị trong các bài toán cho thích hợp
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học như: cộng vectơ, giải phương trình lượng giác, tính toán
Trang 372.3 Các sai lâm phổ biến của học sinh
- Thường lúng túng khi xác định dạng của biểu thức dòng điện và điện áp trong mỗi loại đoạn mạch
- Mắc sai lầm khi chọn gốc thời gian ( chọn gốc pha ban đầu của điận
áp hay dịng điện)
- khơng xác định được các đại lượng hoặc xác định sai khi cho trước giản đồ vectơ
- Nhầm cơng thức tính cảm kháng và dung kháng
- Gặp khó khăn khi giải phương trình lượng giác
- Nhâm lẫn giữa giá trị hiệu dụng với giá trị cực đại
- Nhầm dạng giản đồ vectơ giữa đoạn mạch chỉ có tụ điện với đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm
- Mắc sai lầm và lúng túng khi cho cuộn dây có điện trở thuần
- Sai lầm khi xác định dấu độ lệch pha của điện áp với dòng điện hay
dòng điện với điện áp
- Đổi đơn vị về đơn vị thích hợp để tính tốn cịn gặp nhiều khó khăn 2.4 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
chương Dong điện xoay chiêu Vật lý 12 THPT nang cao
ở đây chúng tôi muốn soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “ Dòng điện xoay chiều”, mỗi câu
hỏi có bốn lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng Các mồi được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học chương “Dòng điện xoay chiều”
Trong hệ thống câu hỏi có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức của
học sinhtrong khi học hoặc sau khi học chương “ Dòng điện xoay chiều” Tuỳ
mục đích và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng và câu hỏi cụ thể
nào Thậm chí có thể dùng hệ thống câu hỏi này như là các bài tập giao cho học sinh, giúp họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân
Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vào
Trang 38vững tri thức: nhận biết, hiểu, vận dụng 2.4.1 Bảng ma trận hai chiều
Chúng tôi chỉ quan tâm tới một số kiến thức thuộc chương “ Dòng điện
xoay chiều” đó là:
A- Dịng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
B- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch RLC không phân nhánh C- Điều kiện có cộng hưởng trong đoạn mạch RLC
D- Cơng suất của dịng điện xoay chiều
Các khối kiến thức được xác định với các mục tiêu học sinh cần đạt
được sau khi học xong chương “ Dòng điện xoay chiều”
` ^ " Van dung
rinh do Nhận biết - Hiểu (Vận dụng
(áp dụng tình huống wae
Nội dun quen thuộc) linh hoạt giải
_ : quyết vấn dé)
A Đoạn |- Nhớ: Quan hệ giữa hiệu |- Hiểu cơng thức tính|- Vận dụng
mạch chỉ |điện thế hai đầu đoạn |Z„, Z¿ Tính L khi biết | biểu thức định có R,L,C
mạch và dòng điện trong mach,
+ Đoạn mạch chỉ có R thì hiệu điện thế biến thiên
điều hồ cùng pha với
dịng điện
+ Đoạn mạch chỉ có L thì
hiệu điện thế biến thiên
điều hoà sớm pha hơn
dịng điện một góc là 5
+ Doan mach chỉ có C thì hiệu điện thế biến thiên
điều hoà trễ pha hơn dòng
œ Và Z„ hoặc tính œ khi biết L và Z„ Tính C khi
biết œø và Z¿ hoặc tính
ø khi biết C và Ze
- Hiểu biểu thức định luật Ôm vận dụng biểu
thức tính một đại lượng
khi biết các đại lượng cịn lại
luật Ơm, cơng
thức tính Z4,
Ze va quan hệ giữa hiệu điện
thế với dòng
điện trong
mạch để giải
các bài toán về
viết biểu thức
của u khi biết
biểu thức của ï
và ngược lại
Trang 39điện một góc là NIA - Nhớ cơng thức tính Z4 = 1 oC’ - Nhớ biểu thức định luật oL, Zo= Om cho đoạn mạch chỉ có R,L,C
- Nhớ giản đồ vectơ của
đoạn mạch chỉ có R, L, C B Mạch RLC khong phan nhánh - Nhớ công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC Z=\JR?+(Z,-Z.} - Nhớ công thức tính hiệu
điện thế của đoạn mạch RLC
U4, = VU; +(U, -U,}
- Nhớ công thức tính độ lệch pha giữa hiệu điệh thế
và dòng điện _ 2, mm = U, -U, ngờ ng U, ai - Chú ý trong đoạn mạch khuyết thành phần nào thì điện trở và hiệu điện thế
của thành phân đó bằng
khơng
- Nhớ biểu thức định luật
Ôm cho đoạn mạch RLC
- Hiểu bản chất cơng
thức
Z=4JR?+(Z,-Z.}
+ Tính R khi biết Z„ Z¡,
va Zo
+ Tinh Z, khi biét Z, R
va Zo
+ Tính Z¿ khi biét Z, R và Z¡
U„ =\U2+(U, =U.} + Tính Uạ khi biết Uy,
Ủ, và Ưc
+ Tính U, khi biết Uy, Up và Uc
+ Tính Uc khi biết Uy, U, va Up
tang= “7< = "
+ Tính R hoặc U„ khi biết ø, Z¡ hoặc U, và Z¿ Vận dụng các cơng thức tính tổng trở, hiệu điện thế, độ lệch pha giữa u và ¡ và biểu thức định luật Ôm để giải quyết các bài toán về viết biểu thức của dòng điện khi biết biểu thức
của hiệu điện thế và ngược
lại
Trang 40
7-¥ hoac 7, - 22
Z Z
- Nhớ dạng giản đồ vectơ của đoạn mạch RLC mắc
nối tiếp trong trường hợp mạch có tính cảm kháng hoặc mạch có tính dung kháng hoặc Ưc + Tính Z4 hoặc U, khi biết ø, R hoặc Ủạ và Ze hoac Uc
+ Tính Z¿ hoặc Ưc khi biết ø, Z4 hoặc U, và R
hoặc Up
U
7-¥ hoac 7, =—
Z Z
+ Tính U hoặc Uạ khi biết Z„ I hoặc lạ,
C.Mạch |- Nhớ điều kiện xảy ra|- Hiểu rõ bản chất của|- Vận dụng RLCcó |cộng hưởng trong đoạn | hiện tượng cộng hưởng | các kiến thức cộng mạch RLC mắc nối tiếp Vận dụng công thức | về mạch RLC
huong |7 ~7 hoặc „= arch ø= de để tính L hoặc | để giải các bài
tốn có liên - Khi đó dịng điện trong | C khi biết ø và C hoặc quan đến hiện
mạch đạt giá trị cực đại L tuong cong
hưởng
D.Công | - Nhớ công thức tính cơng |- Hiểu bản chất công|- Vận dụng suất của | suất của dịng điện xoay | thức tính công suất các công thức
dòng điện | chiều P= Ulcosg P= Ulcosg
xoay | P=Ulcosg và công thức cosø= R_U,
chiều | Cong thitc tinh hé s6 công cosy = 8 Ui - 7 / o
suất Z_U để giải các bài
RU, dé tính các đại lượng khi | tập liên quan
888 biết cácđại lượng còn lại | đến công suất
trong công thức và cộng hưởng