1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương hạt nhân nguyên tử của học sinh lớp 12 thpt

121 463 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 14,98 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

TRAN VAN NAM

XAY DUNG HE THONG CAU HOI TRAC NGHIEM KHACH QUAN NHIEU LUA CHON SU DUNG TRONG KIEM TRA DANH GIA CHAT LUQNG KIEN THUC CHUONG “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ” CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học vật lí Mã số: 601410

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Diệu Nga

Trang 2

WYN NYA NVUL IT.LVA NOW O04 DOH AVG dYHd DNODHd VA NVOTIT HNYON NAANHO 6007 - 9007 YOH

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

TRAN VAN NAM

XAY DUNG HE THONG CAU HOI TRAC NGHIEM KHACH QUAN NHIEU LUA CHQN SU DUNG TRONG KIEM TRA DANH GIA CHAT LƯỢNG KIÊN THỨC CHƯƠNG “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ” CỦA HỌC

SINH LỚP 12 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2009

Trang 3

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa họcTS Ngô Diệu Nga đã tận tình giúp đố tơi hồn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô trong tổ Phương pháp giảng dạy, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ và cho tôi nhiêu ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự nghiên cứu Các số liệu trong luận văn là chân thực Đề tài chưa được

đăng trên bất kì một tạp chí nào Tôi chịu trách nhiệm

vé dé tài của tôi

Hà Nội, tháng 09 năm 2009 Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MO DAU

Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quá học tập của học sinh trong dạy học ở nhà trường phổ thông 1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học 1.2 Mục tiêu dạy học 1.3.Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiêu lựa chọn 1.4 Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1.5 Phân tích câu hỏi 1.6 phân tích đánh giá bài trắc nghiệm 1.7 Hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập vật lí ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc giang Chương 2 Soạn tháo hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT 2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT 2.1.1 Đặc điểm nooii dung chương “ Hạt nhân nguyên tử” 2.1.2 Sơ đô câu trúc nội dung chương “ Hạt nhân nguyên tử” 2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 2.2.1 Nội dung về kiến thức 2.2.2 Các kỹ năng cơ bản học sinh cân rèn luyện

Trang 8

Mo dau 1 Ly do chon dé tai

Hoạt động giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nền văn minh của một quốc gia, chính vì vậy mà trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã

chủ trương tiến hành đổi mới nền giáo dục một cách toàn diện; đổi mới về chương

trình, nội dung giáo dục; đối mới về phương pháp dạy học; đổi mới về phương pháp

kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có một vai trò hết sức

quan trọng trong quá trình đạy học Nó là một khâu không thể tách rời của quá

trình dạy học

Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quan lý và điều hành

Cu thé 1a đối với thầy, kết quá của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò của

mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình

Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp ho tự đánh giá, tạo động lực thúc đây họ chăm lo học tập

Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái

nhìn khách quan hơn đề từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như

về cách thức tổ chức đào tạo

Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một trong những

vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và có thể nói rằng đây là một vấn đề mang tính thời sự

Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương pháp nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục Thực tiễn cho thấy, dạy học không nên chỉ

áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho một môn học, mà cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức thi kiểm tra một cách tối ưu mới có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học Các bài thi kiểm tra viết được chia làm hai loại: loại luận

Trang 9

Đối với loại luận đề, đây là loại mang tính truyền thống, được sử dụng một

cách phô biến trong một thời gian dài từ trước tới nay Ưu điểm của loại này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó có

thể dùng để kiểm tra trình độ tư duy ở trình độ cao Song loại bài luận đề cũng

thường mắc phải những hạn chế rất dé nhận ra là: Nó chỉ cho phép khảo sát một số

ít kiến thức trong thời gian nhất định Việc chấm điểm loại này đòi hỏi nhiều thời gian châm bài, kết quả thi không có ngay, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và đo đó trong một số trường hợp không xác định được thực chất trình độ của học sinh

Trong khi đó phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể dùng kiểm tra

đánh giá kiến thức trên một vùng rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính

xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng

thể cả lớp học hoặc một trường học; giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh hoàn

thiện phương pháp day dé nâng cao hiệu quả dạy học Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một bộ môn là một công việc không đơn

giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm và mắt nhiều thời gian

Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, qua thực tiễn giảng dạy môn Vật lí

ở THPT chúng tôi lựa chọn để tài tài: Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần làm phong phú các hình thức kiểm

tra chất lượng kiến thức vật lí của học sinh Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc " Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sứ dụng trong kiểm tra đánh giá chất

lượng kiến thức chương "Hạt nhân nguyên tử"cúa học sinh lớp 12 THPT 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn ở chương " Hạt nhân nguyên tử "ở lớp 12 nâng cao, dung dé kiểm tra đánh giá mức

độ nắm vững kiến thức của học sinh

3 Giá thuyết khoa học

Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo

phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức chương "Hạt nhân nguyên tử " của lớp 12 THPT thì có thể đánh giá chính xác, khách quan mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở chương này, góp phần nâng cao hiệu quả đạy và học Vật lí

Trang 10

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học vật lí

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương

"Hạt nhân nguyên tứ " của học sinh lớp 12 THPT và thực nghiệm trên một số lớp

12 ở các trường THPT của tỉnh Bắc Giang 5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

ở trường phổ thông

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn

- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí 12 nói chung và chương

"Hạt nhân nguyên tử " nói riêng; trên cơ sở đó xác định trình độ của mục

tiêu nhận thức chung ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được

- Vận dụng cơ sở lý luận xây đựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn chương “Hạt nhân nguyên tứ " lớp 12 THPT

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo 6 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê toán học 7 Đóng góp của đề tài

7.1 Đóng góp về mặt khoa học

Đề tài nghiên cứu, hệ thống lại phương pháp kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh trong dạy học vật lí Đặc biệt nghiên cứu sâu cách soạn câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương "Hạt nhân nguyên tử " của học sinh lớp 12 THPT

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách quan

Trang 11

- Làm tài liệu tham kháo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn Vật lí ở trường phổ thông

- Mặt khác, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn này có thể xem như là một hệ thống bài tập mà thông qua đó người học có thể tự kiểm tra,

đánh giá kết quả học của mình 8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mo dau, kết luận, dé tai gom 3 chuong:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra, đánh giá kết quá học tập của học sinh trong day học ở trường phổ thông

Chương 2: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn chương "Hạt nhân nguyên tử " lớp 12 THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HQC TAP CUA HQC SINH TRONG DAY HQC O NHA TRUONG PHO

THONG

1.1 Cơ sở lý luận về việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

1.1.1 Khái niệm về kiếm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá "Đánh giá có

nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin thu thập được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra quyết định nào

đó" (J.M.Deketle)

Quá trình đánh giá gồm các khâu:

- Đo: theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến

cố theo một quy tắc được chấp nhận một cách logic

Trong dạy học đó là việc giáo viên gắn các số (các điểm) cho các sản phẩm

của học sinh Cũng có thể coi đó là việc ghi nhận thông tin cần thiết cho việc đánh giá kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của học sinh

Để việc đo được chính xác thì đề ra phải đảm bảo:

+ Độ giá trị: Đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng được đo ( cho phép đo được cái cần đo)

+ Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một đại lượng đo với dụng cụ đo

+ Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thê phân biệt được khi hai đại lượng chỉ khác nhau rat Ít

-Lượng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ năng của học sinh, làm sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình học tập

+ Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp

Trang 13

- Đánh giá: Là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ

của học sinh

Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức kĩ năng trong dạy học Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm

tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng [15]

1.1.2 Mục đích của kiểm tra đánh giá

- Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường hợp

Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:

+ Kiểm tra kiến thức kĩ năng đề đánh giá trình độ xuất phát của người học có

liên quan tới việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn học, một học phần sắp bắt đầu

+ Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy

+ Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm

nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học [19]

- Mục đích đánh giá trong đề tài này là:

+ Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra

+ Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn

+ Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của kiểm tra giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí

1.1.3.Chức năng của kiểm tra đánh giá

Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm tra

đánh giá Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau GS Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học

Theo GS-TS Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phô thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành 3 chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học

Trang 14

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thê sử dụng như phương tiện thu lượm thông tin cần thiết cho việc đánh giá hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp day hoc

Nhờ việc xem xét kết quả kiêm tra đánh giá kiến thức, ta biết rõ trình độ xuất

phát của người học dé điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sót, phát huy những kết quả trong cải

tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy

Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chuẩn đoán

+ Chức năng định hướng hoạt động học

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra trong quá trình dạy học có thể được sử

dụng như phương tiện, phương pháp dạy học Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần,

kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học

Các bài trắc nghiệm được soạn thảo công phu, nó là một cách diễn đạt mục

tiêu đạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định Nó có tác dụng định

hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh Việc thảo luận các câu hỏi trắc

nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy học tích cực giúp

người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người

day kip thoi điều chính, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả

+ Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra sau khi kết thúc dạy một phần được sử

dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học

Với chức năng này đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc

nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thê được

sử dụng đề nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy

học [19]

1.1.4 Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Vấn đề kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có tác dụng khi thực hiện các yêu cầu sau:

1.1.4.1 Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:

- Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học

Trang 15

- Nội dung kiểm tra phái phù hợp với các yêu cầu chương trình quy định - Tổ chức thi phải nghiêm minh

Đề đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức

thi tới khâu cho điểm; xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp

1.1.4.2 Đảm bảo tính toàn diện

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức

1.1.4.3 Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thong

- Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học, sau mỗi phân kiến thức

- Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống

1.1.4.4 Đảm báo tính phát triển - Hệ thống câu hoi tir dé đến khó

- Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học

tập của học sinh

1.1.5 Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiếm tra đánh giá

Đề đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thì việc đó phải được tiến hành theo một quy trình hoạt động chặt chẽ Quy trình này

gồm:

- Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá

- Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu

chí cụ thê của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối

chiếu các thông tin cần thu Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa

trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học

- Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp với

đặc điểm của nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra Cần nhận rõ ưu nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối

hợp và tìm biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó

- Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định

Trang 16

- Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét kết quả và kết luận đánh giá

- Chấm điểm các bài kiểm tra căn cứ theo một thang điểm được xây dựng phù hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác định Xem xét kết quả chấm thu được, rút ra

các kết luận đánh giá tương ứng với mục đích kiểm tra đánh giá đã xác định [15] 1.1.6 Các hình thức kiếm tra đánh giá cơ bán

Luận đề và trắc nghiệm khác quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm (test) theo nghĩa Hán "trắc nghĩa là đo

won

lường”, "nghiệm là suy xét, chứng thực”

Danh từ "luận đề" ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi các bài "Luận van" mà nó bao gồm các hình thức khảo sát khác thông thường trong lối thi cử, chang hạn như những câu hỏi lý thuyết, những bài toán Các chuyên gia đo lường gọi chung là hình thức kiểm tra này là "trắc nghiệm loại luận đề" (essay-type test) cho

thuận tiện để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là "trắc nghiệm khách quan" (objective test) Thật ra việc dùng danh từ "khách quan" này để phân biệt 2 loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hắn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm "chủ quan" và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn "khách quan"

Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương đồng;

song quan trọng là cả hai đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo và công dụng của mỗi loại

Với hình thức luận đề việc kiểm tra thường bộc lộ nhiều nhược điểm là khơng phản ánh được tồn bộ nội dung, chương trình, gây tâm lý học tủ và khi chấm bài giáo viên còn nặng tính chủ quan Vì thế để nâng cao tính khách quan trong kiểm

tra đánh giá nhiều tác giả cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm khách quan Nhìn chung nếu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra, thi tự luận 1.2 Mục tiêu dạy học

1.2.1 Tầm quan trọng cúa việc xác định mục tiêu dạy học

Việc xác định các mục tiêu dạy học, có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm: - Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học

Trang 17

- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học là gì? Điều này giúp họ tự tô chức công việc học tập của mình

- Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của giáo

viên [19]

1.2.2 Cần phát biếu mục tiêu như thế nào? Các câu phát biểu mục tiêu cần:

- Phải rõ ràng, cụ thể

- Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập - Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học

- Phải quy định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khá năng mà người

học sẽ có được khi họ đã đạt đến mục tiêu

- Phải đo lường được

- Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn học tập [13]

1.2.3 Phân biệt bốn trình độ của mục tiêu nhận thức

Có rất nhiều cách phân loại mục tiêu nhận thức nhưng chúng tôi nhận thấy cách phân loại của GS.TS Phạm Hữu Tòng là phù hợp hơn cả

1.2.3.1.Trình độ nhận biết, tái hiện, tái tạo

Trình độ này thể hiện ở khả năng nhận ra được, nhớ lại được, phát biểu lại được đúng sự trình bày kiến thức đã có, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng: "A là gì? Thế nào? Thực hiện A như thế nào?"

1.2.3.2 Trình độ hiểu, áp dụng (giải quyết tình huống tương tự như tình huồng

đã biết )

Trình độ này thé hiện ở khả năng giải thích, minh hoạ được nghĩa của kiến thức, áp dụng được kiến thức đã nhớ lại, hoặc đã được goi ra dé giai quyét được những tình

huống tương tự với tình huống đã biết, theo cùng một mẫu như tình huống đã biết; giải

đáp được câu hỏi thuộc dạng:“A giúp giải quyết X như thế nào?” ( Kiến thức A giúp bạn giải quyết vấn đề này thế nào?)

1.2.3.3 Trình độ vận dụng linh hoạt (giải quyết được tình huống có biến đổi so với tình huống đã biết)

Trình độ này thê hiện ở khả năng lựa chọn, áp dụng tri thức trong tình huống

có biến đổi so với tình huống đã biết, nhận ra rằng có thê giải quyết tình huống đã cho bằng cách vận dụng phối hợp các cách giải quyết các tình huống theo các mẫu

Trang 18

đã biết; giải đáp được câu hỏi thuộc dạng :”Các A nào giúp giải quyết X va giải

quyết như thế nào?”(Bạn biết gì về cái sẽ giúp bạn giải quyết vấn dé này và giải

quyết như thế nào?) [16]

1.2.3.4 Trình độ sáng tạo ( đề xuất và giải quyết vấn đề không theo mẫu có sẵn)

Trình độ này thể hiện ra khả năng phát biểu và giải quyết những vấn đề theo cách riêng của mình bằng cách lựa chọn, đề xuất và áp dụng kiến thức đề giải quyết

được các van dé khong theo các mẫu ( Angôrit ) đã có sẵn; Đề ra và giải quyết được câu hỏi thuộc dạng: “ Có vấn đề gì?; “ Đề xuất ý kiến riêng, cách giải quyết riêng

thế nào?” ( Bạn thấy vấn đề đặt ra là gì và bạn có thể đi tới kết quả thoả mãn như thế nào? )

Các câu hỏi nêu ở mỗi bậc trên đây có thê xem như những tiêu chí chung để

phân biệt các trình độ nắm tri thức khi kiểm tra đánh giá Dựa theo các dang chung đó của các câu hỏi, có thể soạn thảo các câu hỏi hoặc các để bài kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học đã xác định và phù hợp với

mục đích kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng đã đề ra

1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan

1.3.1.1 Trắc nghiệm đúng — sai

Loại này được trình bày đưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách chọn (Ð) hay sai (S)

-Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất đề trắc nghiệm về những sự kiện

Nó giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi ngắn

- Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò khó dùng đề thẩm định học sinh yếu, có độ tin cậy thấp

1.3.1.2 Trắc nghiệm cặp đôi (xứng hợp)

Trong loại này có hai cột danh sách, những chữ, nhóm chữ, hay câu Học sinh sẽ ghép một chữ, một nhóm chữ hay câu của một cột với một phần tử tương

ứng của cột thứ hai Số phan tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau Mỗi phần tử trong cột trả lời có thê được dùng trong một lần hoặc nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi

Trang 19

- Nhược điểm: Muốn soạn câu hỏi đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều

công phu

1.3.1.3 Trắc nghiệm điển khuyết

Có thể có hai đạng, chúng có thê là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay

cũng có thê gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn

- Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát

huy óc sáng kiến, luyện trí nhớ

- Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm

điểm Đặc biệt nó chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh [13]

1.3.1.4 Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi sử đụng trong hệ thống chương

sau

- Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm hai phần: Phần "gốc" và phần "lựa chọn"

+ Phân gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý

tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi điều gì

để lựa chọn câu trả lời thích hợp

+ Phan lựa chọn: (thường là 4 hay 5 lựa chọn) gồm có nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mỗi nhử" Điều quan trọng là làm sao cho những

"mỗi nhử" ấy đều hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa

hiểu kĩ bài học

Trong đề tài, chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì theo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn thì không bao quát được sai lầm của học sinh, nhiều lựa chọn hơn sẽ có những mồi thiếu căn cứ [13]

- Ưu điểm:

+ Độ tin cậy cao hơn

+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi + Tính chất giá trị tốt hơn

+ Có thể phân tích được tính chất "mỗi" câu hỏi

Trang 20

+ Tính khách quan khi chấm - Nhược điểm:

+ Khó soạn câu hỏi

+ Thí sinh nào óc sáng tạo có thé tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã

cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn

+ Các câu trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tỉnh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu

nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ

+ Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác

1.3.2 Các giai đoạn soạn tháo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường (trả lời câu hỏi: Cần khảo sát những gì

ở học sinh?) hay nói cách khác là xác định rõ mục đích của bài trắc nghiệm Một sự phân tích về nội dung sẽ cho ta một bản tóm tắt ý đồ chương

trình giảng dạy được diễn đạt theo nội dung: Đặt tầm quan trọng vào những phần nao của môn học và mục tiêu nào? Những lĩnh vực nào trong các nội dung đó nên đưa vào trong bài trắc nghiệm đại diện này

Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất và mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu

1.3.2.1 Mục đích cua bài trắc nghiệm

Một bài trắc nghiệm có thé phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắc nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho mục đích chuyên biệt nào đó

- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì nhằm xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém

- Nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra nhằm kiểm tra những hiểu biết tối

thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh

đều đạt được điểm tối đa

- Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chắn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp, thì

Trang 21

Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích tập

luyện giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm

Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài [5]

1.3.2.2 Phân tích nội dung môn học

- Tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm

- Phân loại 2 dạng thông tin được trình bày trong môn học (hay chương):

+ Một là: Những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh hoạ

+ Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì học sinh cần nhớ

- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết đề giải quyết vấn đề trong tình huống mới [13]

1.3.2.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn

học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm

Lập một bảng quy hoạch 2 chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều kia

biểu thị mục tiêu nhận thức mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát Số câu hỏi cần được

đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi viết các câu trắc nghiệm Một mẫu dàn bài: Mục tiêu nhận thức og 2 -

Nhận biêt Hiéu Van dung Tổng

- (sé cau) | (số câu)| (số câu) cộng

Trang 22

1.3.2.4 Lựa chọn số câu hỏi và soạn các câu hỏi cụ thể

Số câu hỏi được bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể

kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có

Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho nó, nhiều bài trắc nghiệm được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn

Yêu cầu chính xác các điểm số, nghĩa là làm sao mẫu nghiên cứu mang tính

chất đại diện cho quần thê [13]

1.3.3 Äột số nguyên tắc soạn tháo những câu trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn

Câu hỏi thuộc dạng này gồm 2 phần: Phần gốc và phần lựa chọn Phần gốc

là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn.Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém

- Đối với phần gốc: Dù lại một câu hỏi hay câu bố sung đều phải tạo cơ sở

cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng

+ Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định dé học sinh khỏi nhằm

+ Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho:

e Phần lựa chọn được ngắn gọn

e Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra - Đối với phần lựa chọn:

+ Trong 4 hay 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng

+ Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp

+ Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô [13]

1.4 Cách trình bày và cách chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.4.1 Cách trình bày Có 2 cách thông dụng:

Trang 23

màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có thê trả lời

được Cách này có ưu điểm: + Kiểm soát được thời gian

+ Tránh được sự thất thoát đề thi

+ Tránh được phần nào gian lận

- Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng với số người dự thi Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau:

+ Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thắng ở phía bên phải hay ở phía bên trái

+ Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu: Câu I A B C D E Bỏ trống Câu 2 A B C D E Bỏ trống

- Luu y khi in bai trac nghiệm

+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót

+ Cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc

+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc

+ Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn [13]

1.4.2 Chuẩn bị cho học sinh

- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi Huấn luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm , nhất là trong trường hợp họ dự thi lần đầu

- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài:

+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm

+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm

Trang 24

+ Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi, đù khơng hồn

tồn chắc chắn

+Hoe sinh nên bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm không nên lo ngại quá 1.4.3 Công việc của giám thi

- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp - Phát đề thi xen kẽ hợp lý

- Cam hoc sinh dem tài liệu vào phòng thi 1.4.4 Cham bai

- Cách chấm bài thông dụng nhất của thầy giáo ở lớp học là dùng bảng đục lô Bảng này có thê dùng một miêng bìa đục lô ở những câu trả lời đúng hiện qua lô

- Dùng máy chấm bài

- Dùng máy vi tính chấm bài

1.4.5 Các loại điểm cúa bài trắc nghiệm

Có 2 loại điểm:

- Điểm thô: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm

Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính 1 điểm và câu sai là 0 điểm

Như vậy điểm thô là tổng điểm tắt cá các câu đúng trong bài trắc nghiệm

- Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau

Công thức tính điểm chuẩn: z=*—"

Trong đó: x: Điểm thô

x: Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Bắt lợi khi dùng điểm chuẩn Z là:

+ Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán + Tat cả các điểm Z đều là số lẻ

Trang 25

+ V =4.Z + 10 ( Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4 )

+ Điểm I1 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên V =

2.Z+5

- Cách tính trung bình thực tế va trung bình lý thuyết:

+ Trung bình (thực té):Téng sé điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả

mọi người làm bài trong nhóm chia cho tông số người Điểm này tuỳ thuộc vào bài

X»x

N

làm của từng nhóm x =

+ Trung bình lí tưởng: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng (số câu chia số lựa chọn) Điểm này không thay đổi

với một bài trắc nghiệm cố định [13]

Ví dụ: Một bài có 54 câu hỏi, mỗi câu 4 lựa chọn, ta có:

54

Diém may rui: 4 = 13,5

13,5+54

Trung bình lý tưởng: —_" 33,75 1.5 Phân tích câu hồi

1.5.1 Mục đích cúa phân tích câu hoi

- Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập đề thay đổi phương pháp, lề lối làm việc

- Việc phân tích câu hỏi là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, từ đó sửa lại các câu hỏi dé bài trắc nghiệm có thể đo lường thành qua kha nang hoc

tập một cách hữu hiệu hơn [5]

1.5.2 Phương pháp phân tích câu hỏi

Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quả học

tập chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số

chung toàn bài Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở

nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi Nếu kết quả không như vậy, có thể câu

hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức

Đề xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát

chúng ta có thể lấy 25- 30% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 30% học sinh

có nhóm điểm thấp nhất

Trang 26

Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trá lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn sai, bao

nhiêu học sinh không trả lời Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra:

- Mức độ khó của câu hỏi

- Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi - Mức độ lôi cuốn của các câu mồi

Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây:

- Sắp các bài làm theo tông số điểm từ cao xuống thấp - Chia tập bài ra 3 chồng:

+ Chồng 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao + Chồng 2: 50% hoặc 46% bài trung bình

+ Chồng 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp - Lập I bảng có dạng như sau: K xe > R Lane

_| Cau tra loi SO nguoi Tong sé | Sé gidi

Trang 27

- Phân tích sự phân bồ số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi

Phân tích xem câu mồi có hiệu nghiệm không Nếu cột cuối cùng có giá trị

âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mỗi càng hay Nếu cột cuối bằng 0 cần xem xét lại

câu mỗi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém Câu trả lời đúng

bao giờ cũng có giá trị dương cao

Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi

hoặc trong phương pháp giảng dạy không - Tính các chỉ số thống kê:

+ Độ khó của một câu hỏi

Số học sinh trả lời đúng Tổng số học sinh tham dự Nếu P = 0 thi câu hỏi quá khó Nếu P= 1 thì câu hỏi qua dé

+Độ khó vừa phải của một câu hỏi: là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng: 100 + ( 100/ số lựa chọn) Pyp = 2 Ví dụ: Một trắc nghiệm có bốn phương án lựa chọn, độ khó vừa phải là: 100+ 100 Pyp = ——* =62,5% 2 Một bài có giá trị và dang tin cậy thường là bài gồm những câu có độ khó xấp xi bằng độ khó vừa phải + Độ phân biệt của một câu hỏi _H-L n D

H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao

L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp

Trang 28

Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây: Chỉ số D Đánh giá câu Từ 0,4 trở lên Rất tốt

Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thê làm cho tốt hơn Từ 0,20 đên 0,29 Tạm được, cân hoàn chỉnh Dưới 0.19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại

+ Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay

Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có các tính chất sau:

- Hệ số khó vào khoảng 40 - 62,5%

- Hệ số phân biệt dương khá cao

- Các câu trả lời mỗi có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở nhóm kém)

Chú ý:

+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian làm

mọi câu hỏi

+ Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc thiếu sót trong công việc giáng dạy

+ Thông thường tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém

của một câu hỏi không phải là tính chất cần thiết Vậy quá trình phân tích câu hỏi chỉ còn tìm ra loại câu hỏi soạn quá kém [13]

1.6 Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chí số thống kê

Trang 29

Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố Trong phần nghiên cứu, chỉ cần tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại Độ lệch

chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi Đề tính nó ta có

thể sử dụng công thức:

Le n-1

Trong dé: n là số người làm bài

d=xi-x Với: xị: điểm thô của mẫu thứ ¡

x : điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu

Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người làm được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho

điểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có để ->»” Hoặc: S=.|_“——““— Trong đó x: điểm số của từng học sinh n.(n —]) n: số người làm [13] 1.6.3 Hệ số tin cậy Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy: - £122 | —K-I ổ 8: độ lệch chuẩn bình phương của mỗi câu trắc nghiệm ¡ r K: so cau

5 : bién lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn bài trắc nghiệm Hoặc có thể dùng công thức khác của Kuder Richardson cũng suy ra từ công

thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác

hề

nhau: 5

K-¬I 6

K: số câu

p: tỉ lệ số trả lời đúng cho một câu hỏi q: tỉ lệ số trả lời sai cho một câu hỏi

Trang 30

8: biến lượng của bài

Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thề chấp nhận được là: 0,60 < r < 1,0

1.6.4 Sai số tiêu chuẩn đo lường

Sai số tiêu chuân đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như hệ số tin

cậy đã nêu

Công thức: SE„=S.4Jl—r, m x te

Trong đó: = SE,,: sai số tiêu chuẩn đo lường $, : độ lệch tiêu chuẩn của bài

rạ : hệ số tin cậy của bài

1.6.5 Đánh giá một bài trắc nghiệm

Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó Một bài trắc

nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải Khi đánh giá giá trị, sự phân

tích nội đung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn của phép đo Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị

trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học

1.7 Hoạt động kiếm tra đánh giá thành quá học tập vật lí ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc giang

Để thu thập thông tin về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập vật lí ở một số trường THPT thuộc tỉnh bắc giang và tìm ra những sai lầm phổ biến học sinh thường mắc phải khi giải các bài tập chương "Hạt nhân nguyên tử" lớp 12 THPT,

chúng tôi đã tiến hành các hình thức điều tra sau :

+ Sử dụng phiếu điều tra đối với các giáo viên thuộc tô vật lí ở hai trường THPT Yên Thế và THPT Bồ Hạ thuộc tỉnh Bắc giang ( Phần phụ lục)

+ Trao đổi, đi dự các giờ day bài tập của một số giáo viên ở hai trường THPT Yên

Thế và THPT Bó Hạ thuộc tỉnh Bắc giang

+ Trò chuyện, tìm hiểu đối với các em học sinh khối 12 ở hai trường THPT Yên

Thế và THPT Bồ Hạ thuộc tỉnh Bắc giang về những khó khăn các em gặp phải khi

giải các bài tập vật lí chương "Hạt nhân nguyên tử"

Thông qua việc thu thập thông tin, chúng tôi rút ra một số nhận định về hoạt động

kiểm tra đánh giá thành quả học tập vật lí ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc

Trang 31

1.7.1 Hoạt động kiếm tra đánh giá trong thực tiễn

- Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thê thiếu được trong quá trình giáo dục, có chức năng, khả năng điều khién quá trình dạy và học, là động lực

để đổi mới phương pháp giáo dục, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục

- Trong thực tế hoạt động kiểm tra, đánh giá thành quả học tập vật lí ở hau hết

các trường THPT thuộc tỉnh Bắc Giang được tiến hành thông qua các bài kiểm tra

thường xuyên, định kì, hình thức kiểm tra chủ yếu là kết hợp giữa kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Trong năm 2008- 2009 ở một số trường đã áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm đối với các em học sinh khối 12, điều

này giúp các em làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm chuẩn bị cho kì thi tốt

nghiệp THPT và thi đại học cao đẳng

1.7.2.Các sai lầm phổ biễn của học sinh ở chương "Hạt nhân nguyên tir"

- Thường mắc sai lầm khi tính toán năng lượng liên kết, năng lượng của phản ứng

hạt nhân ra các don vi khac nhau nhu MeV, eV, J

- Thường nhằm lẫn giữa khối lượng, số hạt nhân chất phóng xạ còn lại với khối lượng, số hạt nhân của chất phóng xạ đã bị phân rã

- Khi tính khối lượng của hạt nhân con sinh ra trong hiện tượng phóng xạ thường

nhằm lẫn khi áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đẻ tính

- Khi tính khối lượng hoặc số hạt nhân chất phóng xạ theo các công thức của định

luật phóng xạ thường học sinh không đổi thời gian t và chu kì bán rã T về cùng một

đơn vị

- Mắc sai lầm khi giải phương trình mũ để tính chu kì bán rã T hoặc tuổi của chat phóng xạ t

- Trong các bài toán tính khối lượng chất phóng xạ khi biết trước độ phóng xạ H

học sinh thường không đổi chu kì bán rã T ra đơn vị giây

- Học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng định luật bảo toàn động lượng và

năng lượng toàn phan dé tính động năng của các hạt và góc giữa các phương chuyên động của chúng

Trang 32

Kết luận chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm

khách quan nhiều lựa chọn Trong đó, những vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là: + Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá Vì mục đích, chức năng

của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm

+ Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu trắc

nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này

+ Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá; ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá; trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:

- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Cách tiền hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn - Các chỉ số thống kê đề đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm

Tất cá những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng đề xây dựng câu hỏi

trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "Hạt nhân nguyên tử " của học sinh lớp I2 THPT mà nội dung nghiên cứu

Trang 33

Chương 2

Soạn tháo hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Hạt nhân nguyên tử" ở lớp 12 - THPT

2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT 2.1.1 Đặc điểm nội dung chương “Hạt nhân nguyên tử”

Đây là một chương nằm ở cuối chương trình Vật lí lớp 12, gồm có 6 tiết, trong đó có 5 tiết lí thuyết và một tiết bài tập Nội dung chương này khá trừu tượng, nhiều kiến thức khó và không có đồ dùng thí nghiệm trong quá trình giảng dạy Hầu hết các kiến thức trong chương không có liên quan tới các kiến thức vật lí mà học sinh

đã được học trong chương trình vật lí THPT, vì vậy việc tiếp thu các kiến thức trong chương của học sinh đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy

Chương này đề cập tới những khái niệm, định luật sau:

1.Khái niệm về độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân nguyên tử Khái niệm về hiện tượng phóng xạ, độ phóng xạ, phản ứng

hạt nhân, phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch

2 Định luật phóng xạ, định luật bảo toàn số khối, định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần của phản ứng hạt nhân

Việc lĩnh hội và tiếp thu các khái niệm và định luật trong chương sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi lí thuyết, giải các bài tập về hạt nhân nguyên tử

2.1.2 Sơ đồ cấu trúc chương “Hạt nhân nguyên tử”

Để tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử, trong chương “Hạt nhân nguyên tử” SGK

12 THPT dé cập tới ba vấn đề chính 1 Cấu tạo hạt nhân nguyên tử 2 Hiện tượng phóng xạ

3 Phản ứng hạt nhân

Hạt nhân nguyên tử nằm ở trung tâm của nguyên tử, mang điện tích dương và

được xem như là một quả cầu nhỏ có bán kính khoảng 10m Hạt nhân nguyên tử

được cấu tạo từ các nuclon là proton (p) và nơtron (n) Số proton trong hạt nhân bằng nguyên tử số Z„ tông số proton Z và số nơtron N bằng số khối A của hạt nhân

Cac nuclon trong hat nhân liên kết với nhau bằng lực hạt nhân, chính vì vậy giữa

chúng có một năng lượng liên kết giúp cho hạt nhân được bền vững Đề phá vỡ hạt

Trang 34

hiệu là ZX, các hạt nhân có cùng số proton Z nhưng có số khối A khác nhau được

gọi là đồng vị

Hiện tượng phóng xạ là một quá trình diễn ra một cách tự phát của một số hạt

nhân không bền vững, hiện tượng này chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hồn tồn khơng chịu tác động của các yếu tơ thuộc mơi trường ngồi như nhiệt độ,

áp suất Trong chương đề cập tới ba loại tia phóng xạ: Tia an pha, Tia beta,Tia

Gama

Định luật phóng xạ mô tả qui luật giảm của số hạt nhân và khối lượng chất phóng xạ theo thời gian phóng xạ

Độ phóng xạ đặc trưng cho sự phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất

phóng xạ nhất định Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ nhất định giảm dần

theo thời gian theo qui luật hàm số mũ

Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân Như vậy quá trình phóng xạ chính là một phản ứng hạt nhân Phản ứng hạt nhân được chia làm hai loại:

1 Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

2 Phản ứng hạt nhân thu năng lượng

Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng đã được con người quan tâm, nghiên cứu và

đã được ứng dụng trong nhà máy điện nguyên tử

Có hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng là: Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch Từ phản ứng phân hạch dẫn tới việc phát minh ra các phản ứng phân hạch dây chuyền và ứng dụng của nó là nhà máy điện nguyên tử Phản ứng

nhiệt hạch hiện nay đã đang được nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn

Như vậy chương “ hạt nhân nguyên tử” SGK vật lí 12 nâng cao- xuất phát từ hạt nhân nguyên tử- đã mô tả rõ nét cấu tạo của hạt nhân và các quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân, việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào phục vụ cuộc sống của con

Trang 35

Hạt nhân nguyên tử | | Ỉ I

Cấu tạo hạt Lực hạt Hiện tượng Phán ứng hạt

nhân nguyên nhân phóng xạ nhân

Hạt Độ Năng Các Định Phản Phản

nhân || hụt lượng loại luật ứng ứng

của || khối Liên tia phóng | | phân nhiệt các kết phóng xạ hạch hạch đồng hạt xạ vị nhân @ ———— Phản ứng đây chuyên Tia anpha Tia Bêta Tia Gama Nha may dién nguyên tử

Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Hạí nhân nguyên tứ”

2.2 Nội dung về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau khi học

2.2.1 Nội dung kiến thức

2.2.1.1 Các kiến thức về cấu tạo hạt nhân nguyên tử

- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

Trang 36

+ Kí hiệu hạt nhân nguyên tử là ZX.ZX

- Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton Z nhưng có số nơtron N khác nhau - Lực hạt nhân, + Lực hạt nhân là lực hút giữa các nuclon + Lực hạt nhân là lực tương tác mạnh + Lực hạt nhân có bán kính tác dụng nhỏ,cở 10m

- Năng lượng liên kết

+ Độ hụt khối khi tạo thành một hạt nhân ZXY là 7= Zmp,+ (A — Z)mạ + Năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng liên kết giữa các nuclon trong hạt nhân: Wy=_ 7mcŸ

+ Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclon

Công thức tính năng lượng liên kết riêng là ¬ Hạt nhân có năng lượng liên kết

riêng càng lớn thì càng bền vững

2.2.1.2 Các kiến thức hiện tượng phóng xạ

* Định nghĩa và đặc điểm của hiện tượng phóng xạ

+ Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền vững, tự phát

phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác

+ Quá trình phân rã phóng xạ hồn tồn khơng chịu sự tác động của các yếu

tố thuộc mơi trường ngồi như nhiệt độ, áp suất *Các tia phóng xạ Có 3 loại tia phóng xạ:

+ Tia anpha ( kí hiệu a) + Tia beeta ( kí hiệu Ø) + Tia gama ( Kí hiệu 7)

* Tính chất chung của các tia phóng xạ: Kích thích một số phản ứng hóa học, làm ion hóa không khí, làm đen kính ảnh, xuyên thấu lớp vật chất mỏng và phá hủy tế bao

* Ban chất các loại tia phóng xạ

- Tia anpha: Là các hạt nhân nguyên tử Heli ( Kí hiệu ‡77e), được phóng ra từ hạt

Trang 37

- Tia beeta:

+ Được phóng ra từ hạt nhân với tốc độ xấp xỉ vận tốc ánh sáng

Tia bêta trừ: là dòng các electron phóng ra từ hạt nhân ?e

+ Có hai loại tia Bêta:

Tia bêta cộng: là dòng các pôzitron phóng ra từ hạt nhân ?e - Tia Gama: Là một sóng điện tử có bước sóng rất ngắn, dưới 10”'m

* Định luật phóng xạ

- Chu kì bán rã của một chất phóng xạ (T): Là khoảng thời gian mà sau đó một nửa

số hạt nhân hiện có bị phân rã, biên đôi thành hạt nhân khác

- Hằng số phóng xạ đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ Công thức: _ Ln2 T a - Qui luật giảm của số hạt nhân và khối lượng chất phóng xa theo thời gian: N=N,e“ — At m= me

- Định luật phóng xạ: Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo

thời gian theo định luật hàm số mũ

* Độ phóng xạ ( Kí hiệu H)

- Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tốc độ phân

rã của lượng chất ấy và được đo bằng số phân rã trong l giây - Don vi: Bq; Ci 1Ci=3,7.10'° Bq

- Công thức tính độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ : H= 4N

- Qui luất giảm của độ phóng xạ : H= Hạc 2 +

2.2.1.3.Các kiến thức về phản ứng hạt nhân * Phản ứng hạt nhân :

- Phan ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân

- Phương trình tổng quát của phản ứng hạt nhân : A+ B -› C+D

* Phản ứng hạt nhân nhân tạo : Là các phản ứng hạt nhân do con người gây ra * Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân :

- Định luật bảo toàn số nuclon

Trang 38

- Định luật bảo toàn điện tích

- Định luât bảo toàn năng lượng toàn phan

- Định luật bảo toàn động lượng

* Năng lượng của phản ứng hạt nhân : A+ B > C+D - Năng lượng của phản ứng : W= (mạ + mạ — mẹ —mp)c’

- Nếu W> 0 phản ứng được gọi là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

- Nếu W< 0 phản ứng được gọi là phản ứng hạt nhân thu năng lượng * Hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

= Phan ứng phân hạch của U235 :

ạn+ 3U > ¿X+ 2Ÿ +kụn

Đặc điểm của phán ứng : Mỗi phản ứng tỏa ra năng lượng khoảng 200MeV và sinh

ra 2 đên 3 nơtron

- Phản ứng phân hạch dây chuyên :

- Là phản ứng phân hạch mà số phân hạch tăng lên nhanh trong một thời gian ngắn - Nguyên nhân : Do số nơtron sinh ra sau mỗi phân hạch lại có thể bị hấp thụ hạt nhân U235 khác ở cạnh đó, và cứ thế, sự phân hạch diễn ra thành dây chuyển

- Điều kiện dé xay ra phan ứng phân hạch dây chuyền :

+ Hệ số nhân nơtron : Là số nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch + Điều kiện để phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra là k> l

Khối lượng tới hạn mạ là khối lượng tối thiểu của nhiên liệu phân hạch đẻ đảm bảo

cho phản ứng dây chuyền xảy ra

- Lò phản ứng hạt nhân :

+Là một thiết bị mà trong đó, phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, có điều khiên

+ Nhiên liệu trong lò phản ứng là 235 hoặc Pu239

+ Dé dam bao k=1, trong lò dùng các thanh điều khiển chưa Bo hay Cadimi, là các

chất hấp thụ nơtron

+ Năng lượng tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân không đổi theo thời gian

- Nhà máy điện hạt nhân : Biến đồi năng lượng hạt nhân thành điện năng

Trang 39

- Là sự tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn - Đặc điểm của phản ứng nhiệt hạch :

+ Chi xảy ra ở nhiệt độ rất cao từ 10” đến I0 K

+ Cùng một lượng nhiên liệu, phản ứng nhiệt hạch tỏa ra một năng lượng lớn hơn

phản ứng phân hạch rất nhiều

- Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ : Nguồn gốc năng lượng của mặt trời và các sao là do phản ứng nhiệt hạch sinh ra

- Thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên trái đất : Con người chí thực hiện được phản ứng nhiệt hạch trên trái đất dưới dạng khơng kiểm sốt được, đó là sự nỗ của bom nhiệt hạch

2.2.2 Các kĩ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện

- Kĩ năng đổi đơn vị của năng lượng từ MeV sang eV hoặc đơn vị Jun - kĩ năng vận dụng các kiến thức toán học như lũy thừa, loogarit

- kĩ năng phán đoán, suy luận giải một số dạng bài tập vật lí của chương, cụ thê : + Bài tập về tính năng lượng và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân + Bài tập về tính số hạt nhân, khối lượng chất phóng xạ còn lại hoặc đã phân

ra tai thoi diém t

+ Tính độ phóng xạ, hằng số phóng xạ

+ Tính tuổi của mẫu chất phóng xạ, chu kì bán rã của chất phóng xạ + Tính năng lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hạt nhân

+ Tính động năng, vận tốc, góc giữa phương chuyền động của các hạt tham

gia và tạo thành trong phản ứng hạt nhân

- Kĩ năng biểu diễn véc tơ động lượng của các hạt trong phản ứng hạt nhân

2.3 Soạn tháo hệ thống câu hói theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương“Hạt nhân nguyên tứ” Lớp 12 THPT

Ở đây chúng tôi muốn soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương “Hạt nhân nguyên tử”, mỗi câu hỏi có bốn lựa chọn trong đó có một lựa chọn đúng Các mỗi được xây dựng dựa trên sự phân tích các sai lầm phổ biến của học sinh sau khi học xong chương hạt nhân nguyên tử

Trong hệ thống, các câu hỏi có thê dùng làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh

Trang 40

trong khi học hoặc sau khi học xong chương “Hạt nhân nguyên tử” Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra mà giáo viên lựa chọn số lượng và câu hỏi cụ thể sao cho phù hợp Thậm chí có thể dùng hệ thống câu hỏi như là các bài tập giao cho học sinh, giúp họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân sau khi học xong các

kiến thức về hạt nhân nguyên tử

Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức, vận dụng vào phạm

vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến ba trình độ tri thức : nhận biết,

hiểu và vận dụng

2.3.1 Bảng ma trận hai chiều

Nội dung kiến thức cơ bản của chương có thê chia làm ba nhóm: Nhóm các kiến thức về cầu tạo hạt nhân nguyên tử, nhóm kiến thức về hiện tượng phóng xạ và nhóm các kiến thức về phản ứng hạt nhân Trình độ NHẬN BIẾT HIỂU VẬN DỤNG nhận thức „ £ (Nhớ) (.4p dụng tình huông | ( Vận dụng lĩnh hoạt Nội dung quen thuộc) để giải quyết vấn đề kiến thức mới)

A Cấu - Nhớ hạt nhân - Nhận ra số proton - Vận dụng được công

tạo hạt được cấu tạo bởi bằng số e quay quanh | thức A = N+ Z, tức là

nhân và các proton và hạt nhân và bằng số nếu biết hai trong ba năng notron thứ tự của nguyên tử _ | đại lượng tìm ra đại

lượng trong bảng hệ thống _ | lượng thứ ba liên kết - Nhớ đồng vị là các hạt nhân có cùng số proton Z nhưng có số khối A khác nhau - Nhớ lực hạt nhân là lực liên kết giữa các nuclon và công thức tính bán kính

tuần hoàn Tính được số khối A nếu biết số

N va Z

- Nhận ra các đồng vi cua mot nguyén tố

Ngày đăng: 28/10/2014, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w