Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thiết lập, ứng dụng Sơ đô tư duy của Tonny Buzan, tổng hợp một số tài liệu liên quan tài
Trang 1
TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA SU PHAM
BO MON SU PHAM SINH HOC
THIET LAP VA SU DUNG SO DO TU DUY TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG I, II PHAN BA SINH HOC
VI SINH VẬT SINH HỌC 11 - CƠ BẢN
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP
Chuyên ngành: SƯ PHẠM SINH
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS TRƯƠNG TRÚC PHƯƠNG LÊ THANH NHI
Lớp: SP Sinh K35 MSSV : 3092222
NĂM 2013
Trang 2CẢM TẠ
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo
tận tình của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ
môn Sư phạm Sinh học, khoa Sư Phạm, trường Đại học Cần Thơ
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trương Trúc Phương, người đã đưa ra ý tưởng và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Cô đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm, những góp
ý để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình
Xin chân thành cảm ơn Cô có vấn học tập — Trần Thị Anh Thư; các bạn cùng làm luận văn thuộc các tổ phương pháp, thực vật, động vật, sinh lí và các bạn lớp Sư phạm Sinh K35 đã nhiệt tình động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến BGH trường THPT Long Mỹ, GV hướng dẫn chuyên môn ~ Cô Nguyễn Thị Xuân Trang đã nhiệt tình hướng dẫn, góp
ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thực tập sư phạm và thực hiện quá trình quan sát sư phạm, giúp cho kết quả luận văn của tôi tốt hơn
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi sai sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các ban dé bai viết được hoàn chỉnh hơn
Trang 3
TÓM LƯỢC
Dé tài “Thiết lập và sử dụng Sơ đô tư duy dé day học chương I, II phân
ba Sinh học vì sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản) ” được thực hiện từ
tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 Mục tiêu đề tài là:
- Thiết lập 08 sơ đồ tư duy (SĐTD) và bộ 05 giáo án giảng dạy có ứng dụng
sơ đề tư duy cho toàn bộ chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
- Đề xuất quy trình thiết lập và sử dụng hiệu quả sơ đô tư duy để giảng dạy bài mới chương I, II phan ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ
bản)
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu
lý thuyết và phương pháp thiết lập, ứng dụng Sơ đô tư duy của Tonny Buzan, tổng hợp một số tài liệu liên quan (tài liệu chuyên ngành, các luận văn có liên quan, cà các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thiết lập, ứng dụng Sơ đô khái niệm, Sơ đô kiến thức ), quan sát sư phạm để định hướng một số phương pháp phù hợp cho việc diễn đạt từng nội dung kiến thức cũng như vận dụng sản
phẩm của đề tài vào QTDH
Những kết quả đã đạt được gỗm:
-_ Bộ giáo án có sử dụng SDTD gôm: 5 giáo án có sử dụng SĐTD từ bài 22
đến bài 27, thuộc chương I, II phân ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo
khoa sinh học 10 — cơ bản)
-_ Bộ SĐTD sử dụng cho giảng dạy chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật gôm: 17 SĐTD, trong đó có 9 SĐTD mẫu và 8 SĐTD khuyết
-_ Quy trình thiết lập SĐTD cho giảng dạy và quy trình sử dụng SĐTD cho
dạy học chương I, II phan ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh hoc 10 —co ban)
- B6 dan ¥ gom 5 bai (tir bài 22 đến bài 27, chuong I, II phần ba Sinh học
vỉ sinh vật, Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
Tuy không thực hiện được thực nghiệm Sư phạm, nhưng thông qua phương pháp quan sát Sư phạm trong thời gian thực tập Sư phạm tại trường THPH Long
Mỹ, và qua ý kiến đóng góp của quý thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm,
Trang 4cho thấy việc ứng dụng SDTD vào giảng dạy là một biện pháp tích cực có thể kích thích và phát triển tư duy cho HS
Trang 5
- MỤC LỤC
CÁM TTẠ S595 se Error! Bookmark not defined TÓM LƯỢC ss<c©2 Error! Bookmark not defined MỤC LLỤCC <5- 5< «5s «5s se Error! Bookmark not defined
DANH SÁCH SƠ ĐỎ .ss< cevveedeetsorrarrrreooroke viii DANH SÁCH HÌNH -ccervvxxxddeeeorsrorrrrrrrrke ix DANH SACH BANG ssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss x
TỪ VIẾT TẮTT - 5s se sessesseessessessessseseesserserssesse XỈ CHƯƠNG I GIỚI THIỆU . 2 s-sscssscssssssessse VẴÏÏ
3 Đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu . s -s°-+se©©vv+eetEvvxeetetrvsetstrxsetstrsseesre 2
3.2 Khách thể nghiên cứu . se s©cssvssevssesssersesrseersssrssersssrsse 2
4 Phạm vỉ nghiên CỨU - << << + s91 498931 98498346008008 8e 2
5 Phương pháp nghiên CỨU 5< (%2 %4 999 99 998.9898098 2 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết . se se cssseeessescsssse 2 5.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạIm - << 55-5 << ss se ses s«seseses 3 5.3 Phương pháp điều tra giáo dục .« -«-ss-cssecsseecsssessssesrsseee 3
6 Mục tiêu dG tai ssesssssssssssssssessssessssesssssessssessssessssessssscssnecsssessenecsasesssssesssneeseseeses 3
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5° <¿ 4
Trang 6
2.2.3 Khắc phục hạn chế - -s sessecvsseevssservsserssseerssserrsee 10
2.3 CẤU TÚC .2.«© ° 2EE 14100.EE990722011111110E6EEE9E27221411140000ttrrrrke 11
2.3.1 Các ý chính (Khái niệm chính ) <5 «<< sssssesese 11
2.3.2 Khái niệm phụ „11
2.3.3 Đường dẫn 12
2.3.4 Hình ảnh 12
2.3.5 Ghi chú 15
2.4 Những nguyên tắc cơ bán 15 2.4.1 Không được quá phức tạp 15 2.4.2 Nhiều màu sắc 15
2.4.3 Có quy tắc 16
2.5 Phân loại 16
3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng SĐTD
3.1.1 Cơ sở của việc tư duy bằng bai bán cầu đại não 3.1.2 Cơ sở của việc kích thích tư duy và ghi nhớ 3.2 Cơ sớ thực tế của việc sứ dụng SĐTD 3.2.1 Dùng ghi nhớ tóm tắt
3.2.2 Dùng sắp xếp - lên kế hoạch 18
3.2.3 Dùng phân tích, tống hợp nội dung kiến thức .- 18
3.2.4 Dùng so sánh các nội dung kiến thức và tìm ra bản chất 18
4 Đặc điểm của quá trình dạy và học của cấp học THPT 18
4.1 Đặc điểm về hoạt động học tập của HS THPT . 18
4.1.1 Đặc điểm về nhân cách se sssssseeevsserxsseersssesssee 19 4.1.2 Đặc điểm về học tập -s-cssccveseerssserxsserrsstrrsssrrssserrsee 19 4.2 Đặc điểm quá trình hình thành kiến thức Sinh học ở bậc THPT 19
4.2.1 Kiến thức khái niệm -s se sssse©vsseervssersssserssserrsee 19 4.2.2 Kiến thức quá trình: . << ssssssssesssseessseerssservsee 21 4.2.3 Kiến thức quy luật .-. sssesecssecssserssserrsseerssserrsee 21
Trang 7
4.3 Quy trình phân tích và diễn đạt lại những nội dung cần thiết của SGK
4.3.1 Phân tích nội dung phần sinh học VSV, sinh học 10 cơ bản 22
4.3.2 Đặc điểm của Chương I - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
4.3.3 Đặc điểm của Chương II — Sinh trưởng và sinh sản của VSV 24 CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
000 26
1 Phương tiện nghiên CỨU s25 x9 1 1 90989 158858980806 26
2 Phương pháp nghiÊH CỨU << 2£ «914 99 99 495998 990 26 2.1 Nghiên cứu lí thuyẾt s-s- se ©ssvesexssvssstrseersstrsserssersssrsssse 26 2.2 Quan sát Sư JDÏ1ẠIT . 5-5 2£ 2° 2 59999199905 9801 0080080080800 27 CHƯƠNG IV KÉT QUÁ THẢO LUẬN - 28
1 Kết quả luận văn
1.1.3 Hoàn thành SĐTD mẫu trên word
1.2 Quy trình sử dụng SĐTD cho dạy học môn Sinh học
1.2.1 Chuẩn bị SĐTD
1.2.2 Chuẩn bị cho HS về phương pháp làm việc
dụng cụ cần thiết để tiến hành học và thiết kế SĐTD
1.2.3 Sử dụng SĐTD cho cho 1 tiết dạy
TÀI LIỆU THAM KHẢO s-ssessevcsssssvsssevssse 62
PHU LUC 1: SƠ ĐỎ TƯ DU Y . -5°-ss se essesssesssessee I
PHỤ LỤC 2: DÀN Ý -s<ccccssssecvrssssetrrrssssrrrree XIX
Trang 9DANH SÁCH SƠ ĐÒ
SO DO 1: Tom tat những ưu điểm của SĐTD -2¿22zc2cszcccseceee 8
SƠ ĐỒ 2: Quá trình hình thành kiến thức khái niệm (Bên trái là khái niệm cụ thể,
bên phải là khái niệm trừu tượng) - 1 111111222112122111021000 ee 19
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sư phạm Sinh
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
HÌNH 1: Giao diện của phần mềm Iminmap **
HÌNH 2: Giao điện của phần mềm khi vẽ xong SĐTD
Trang 11
DANH SÁCH BẢNG
BẢNG I: Các bước thiết kế SĐTD hoàn chỉnh
BẢNG 2: Các loại SĐTD có thể sử dụng trong giảng đạy 41 BANG 3: Tiêu chí đánh giá SĐTD 2222 S22222222E2222221122222122 222 44 BẢNG 4: Các bước sử dụng SĐTD vào kiểm tra bài cũ . -.- 45 BẢNG 5: Các bước sử dụng SĐTD vào dạy bài mới . - 46
BẢNG 6: Tóm tắt quy trình sử đụng SĐTD trong giảng dạy - 56
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học 60 Bộ môn Sư phạm Sinh
học
Trang 13CHUONG I GIỚI THIỆU
1 Đặt vấn đề
Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lân thứ ba bắt đâu từ năm 1970 đên nay đang
thúc đây kiến thức của nhân loại phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão Ta có thể tìm
được một lượng thông tin cực lớn chi mat vài giây thông qua mạng Internet Để có thé thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ đó, cá người dạy và người học đều phải tìm cho
mình một phương thức nào đó để có thể truyền đạt và tiếp thu một lượng kiến thức lớn
nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất Bên cạnh đó, đối với giáo viên (GV), ngoài việc
giúp học sinh (HS) biết, hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế còn phải giúp HS phát
triển tư đuy phân tích, tổng hợp, đắc biệt là khả năng sáng tạo Đây là những kỹ năng
không thể thiếu đối với một người sống trong thời đại khoa học hiện đại
Trong quá trình học tập, tìm hiểu thưc tế và tiếp cận với rất nhiều phương pháp trong học tập cũng như trong giảng dạy Trong đó, chúng tôi đã nhận thấy phương pháp lập (SĐTD) của Tony Buzan có những ưu điểm rõ rệt trong dạy và học
Việc có thế sơ đồ hóa tất cả các loại kiến thức không những giúp HS tiếp thu dễ
dàng mà còn phát triển tư duy phân tích, tổng hợp Hơn nữa, học theo phương pháp lập
SĐTD còn giúp HS phát triển tư duy logic, giúp các em có thể tổ chức kiến thức nói
riêng và tổ chức đời sống nói chung, một cách trật tự và khoa học Ngoài ra, SĐTD được
sử dụng để GV có thể tiết kiệm thời gian giảng trong những bài có quá nhiều kiến thức và
có thé thiết kế đề kiểm tra một cach dé dàng từ những ý chỉ tiết trong sơ đồ
Đối với môn sinh học có đặc thù nhiều kiến thức khái niệm và quá trình nối kết
thành một hệ thống thì việc áp dụng thành công SĐTD vào giảng day là rất có khả năng
Có thể thấy điều này cụ thể ở chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo
khoa sinh học 10 — cơ bản) Đây là chương có rất nhiều kiến thức khái niệm (Bài 25, 26, 27), và các kiến thức quá trình (Bài 22, 23) nên rất thích hợp cho việc sử đụng SĐTD
Trang 14
Chính vì những lí do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài: “ Thiết lập và sử dụng sơ
đồ tư duy để dạy học chương IL, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết lập và sử dụng SĐTD vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy HS học ở trường Trung học phô thông (THPT) mà cụ thé là dạy học học chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
3 Đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
SĐTD về quá trình chuyển hóa vật chất, năng lượng ở vi sinh vật và sự sinh trưởng, sinh san 6 vi sinh vat
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết SĐTD
- Thiết lập và sử dụng SĐTD trong dạy học chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng và ứng dụng SĐTD thông qua mạng Internet và tài liệu (Sách, tạp chí, luận văn )
- Phân tích nội dung chỉ tiết của chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học 60 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trang 155.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế SĐTD cho chương I, II phần ba Sinh hoc vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh
học 10 — cơ bản)
- Tiến hành giang dạy trên lớp, lấy kết quả kiểm nghiệm (sơ bộ) giả thuyết khoa
học
5.3 Phương pháp điều tra giáo dục
- Tiến hành thăm dò thái độ, ý kiến của HS vê phương pháp dạy học bằng SĐTD
6 Mục tiêu đề tài
- Thiêt lập 08 SĐTD và bộ 05 giáo án giảng dạy có ứng dụng SĐTD cho toàn bộ chương I, II phan ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
- Đề xuất quy trình thiết lập và sử dụng hiệu quả SĐTD để giảng dạy bài mới
chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 — cơ bản)
Trang 16Trong những năm 1950-1960, hai nhà khoa học hoa kỳ là Allen Collins và Ross Quillian đã phát triển một hình thức sơ đồ mà theo các ông gọi là Semantic netword (Mạng ý nghĩa) và đã ứng dụng vào việc sáng tạo ra ngôn ngữ máy tính (Theo Nguyễn
Duy Anh, 2011) Đây là những khởi đầu cho thấy việc sơ đồ hóa kiến thức đã có lợi ích
Từ năm 1960 đến nay, SĐTD đã phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều lĩnh vực và có mặt ở nhiều
quốc gia Theo thống kê của trang web www.minmap.com.uk các sách của Buzan về SĐTD đã được dịch ra 30 ngôn ngữ và có mặt ở 125 quốc gia Chỉ riêng tiếng việt, trang web wwW.google.com.vn đã cung cấp 2900000 kết quả bao gồm rất nhiều kiến thức liên quan đến
Trang 17"SĐTD" của Buzan xuất bản năm 2000 và ông đã lên sóng VTV trong chương trình
"Người đương thời" dé nói về phương pháp này
Năm 2005, Khối Đại học quốc gia đã tổ chức dự án "Ứng dụng công cụ phát triển tư
duy- SĐTD" với gần 20 hội tháo về ứng đụng SĐTD Đây là những hoạt động giúp phố
biến và phát triển việc ứng dụng SĐTD vào đạy học Sau đó, có rất nhiều nghiên cứu về van dé này
Một trong những nghiên cứu về việc ứng dụng SĐTD là nghiên cứu của thầy Lê Phước Lộc, giảng viên trường Đại học Cần Thơ Vào năm 2006, thầy đã đề cập đến việc
“sử dụng SĐTD trong nghiên cứu tài liệu” và nội dung nghiên cứu này được trình bày
trong quyền "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2" Qua nghiên cứu này có thể nhận
thay rằng khi sử dụng SĐTD vào việc nghiên cứu tài liệu có thể giúp người đọc tiết kiệm
thời gian khi phải tiếp thu một lượng kiến thưc lớn Qua đó SĐTD còn giúp người sử
dụng phát triển tư duy tổng hợp và phân tích Tiếp sau những nghiên cứu này, có rất
nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu hơn việc ứng dụng SĐTD vào thực tiễn, không chỉ là sử
dụng cho việc nghiên cứu tài liệu mà SĐTD còn là một công cụ tư duy hiệu quả cho những công việc khác, đặc biệt là trong hoạt động dạy và học
Năm 2009, các tác giả Lê Đình Châu và Đặng Thị Thu thủy (Viện khoa học giáo
dục) có viết bài "Sử dụng SĐTD để tăng hiệu quả học tập của HS" Nghiên cứu này cho
thấy việc sử dụng SĐTD vào các hoạt động học tập như: học bài cũ, ôn tập để kiểm tra có thể giúp phát triển tư duy cho HS, qua đó sẽ giúp hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt hơn Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy thì việc đưa SĐTD vào giảng dạy là
một yêu cầu cần thiết, vì việc có GV hướng dẫn cách sử dụng SĐTD như thé nao 1a hiệu
quả sẽ giúp HS ứng dụng công cụ này một cách tốt nhất Dựa trên quan điểm này, vào năm 2009, tác giả Hoàng Đức Huy có viết quyền " Bản đồ tư duy- Đổi mới day học" Thầy Hoàng Đức Huy đã cho rằng việc ứng dụng hiệu quả SĐTD vào dạy học là việc hoàn toàn có thể, vì SĐTD là một công cụ tư duy hữu ích vừa có thể giúp GV truyền đạt thông tin tốt hơn vừa có thể giúp phát triển tư duy tổng hợp, phân tích và khả năng sáng tạo cho HS
Trang 18Cơ sở lí luận của việc ứng dụng SĐTD vào giảng day như thế nào là hiệu quả đã được tac gia Hoàng Đức Huy viết rất rõ Tuy nhiên với đặc thù của từng môn học thì việc ứng dụng này sẽ cần phải điều chỉnh để hợp lí hơn Vào năm 2011, tác giá Nguyễn Duy
Anh với đề tài "Thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học chương Sinh trưởng và phát
triển (Sinh học 11 nâng cao)" Đây là một trong những đề tài tiêu biểu trong việc nghiên cứu ứng dụng SĐTTD vào một môn học cụ thể - môn Sinh học Đề tài đã cung cấp một hệ
thống SĐTD và giáo án có sử dụng SĐTD vào dạy học chương Sinh trưởng và phát triển
(Sinh học 11 nâng cao) Đặc biệt quan trọng là đề tài đã đề xuất được quy trình thiết lập
và quy trình sử dụng SĐTD vào dạy học môn Sinh học
Ngày nay, SĐTD vẫn đang không ngừng phát triển và hoàn thiện, lợi ích của công
cụ tư duy này đã được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực và đang trở thành trào lưu trên thế
hệ các khái niệm đó với nhau (Buzan, 2000)
Buzan (2000) cho rằng SĐTD như một bản đồ thành phó Trung tâm sơ đồ là trung tâm thành phó tượng trưng cho ý chính quan trọng nhất, những con đường chính tỏa ra từ trung tâm tượng trưng cho những ý chính trong quá trình tư duy còn những con đường nhỏ hơn tượng trưng cho những ý suy rộng từ ý chính và cứ tiếp tục như vậy
Vì lí do phạm vi nghiên cứu của đề tài là thiết lập và sử dụng SĐTD vào dạy học
cho HS phổ thông, nên SĐTD trong đề tài này có sự kết hợp với một số kiểu sơ đồ khác
như sơ đồ khái niệm, sơ đồ quá trình Có sự kết hợp này là do đối với đặc thù của môn
Sinh học thì những loại sơ đồ trên sẽ hỗ trợ tốt cho SĐTD trở thành vừa là một công cụ
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 19tư duy hiệu quả vừa là một công cụ giảng dạy hiệu quả với thời gian 1 tiết học ở cấp THPH
2.2 Ưu —- nhược điểm của SĐTD
2.2.1 Ưu điểm
a Uu điểm chung của SÐTD
SĐTD là một công cụ lưu giữ kiến thức hiệu quả vì SĐTD có rất nhiều ưu điểm, có
thể tóm tắt những ưu điểm đó như sau:
1.Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50-95 % thời gian
2.Chỉ đọc các từ liên quan, tiết kiệm hơn 90% thời gian
3.Thời gian ôn bài ghi chú dạng SĐTD tiết kiệm 90%
4.Tránh lãng phí thời gian dò tìm các Từ Khóa trong một rừng chữ dông dài, tiết kiệm trên 90% thời gian
5 Tăng cường tập trung vào trọng tâm
6.Dễ dàng nhận biết những Từ Khóa thiết yếu
7.Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những Từ Khóa thiết yếu
§.Tạo mối liên kết mạch lạc tối ưu giữa các Từ Khóa
9.Không như với bản ghi chú tuần tự đơn điệu, tẻ nhạt, não dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ những SĐTD kích thích thị giác, đa sắc và đa chiều hơn
10 Suốt quá trình thực hiện SĐTD, chúng ta luôn bắt gặp các cơ hội khám phá tìm
hiểu, tạo điều kiện cho dòng chảy tư duy liên tục bất tận
11 Lập SĐTD sẽ hòa điệu với khả năng khát khao tự điền vào chỗ khuyết và tìm sự hoàn thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiểu học
12 Nhờ liên tục vận dụng mọi kỹ năng của vỏ não mà não ngày càng linh hoạt, tiếp nhận hiệu qua, va tu tin vào khả năng của mình hơn (Theo http://www.thinkbuzan.vn/bvct.html)
Trang 20Nhìn chung, SĐTD là một công cụ tư duy rất hữu ích đối với con người, vừa giúp
tiết kiệm thời gian tiếp thu kiến thức vừa giúp kích thích phát triển tư duy cho người sử
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trang 21dụng Trong số những ưu điểm trên, có thể nhận thấy SĐTD có một số ưuđiểm đối với quá trình dạy và học đáng lưu ý như: Thời gian ôn bài ghi chú đạng SĐTD tiết kiệm 90%, lập SĐTD sẽ hòa điệu với khả năng khát khao tự điền vào chỗ khuyết và tìm sự hoàn thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học
b Uu điểm của SĐTD trong dạy — học
Riêng đối với quá trình dạy và học, SĐTD có nhiều ưu điểm riêng, theo Hoàng Đức Huy (2009), SĐTD còn có 4 ưu điểm đối với quá trình đạy và học như sau:
- _ Sắp xếp các ý theo một trật tự xác định và dễ quan sát
- _ Tiết kiệm thời gian truyền đạt kiến thức của GV và thời gian tiếp thu kiến thức
mới của HS cũng như thời gian ôn tập và ghi nhớ
- _ Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp
- _ Phát triển khả năng sáng tạo của HS
Ngoài ra, Buzan cũng cho rằng so với ghi chép truyền thống SĐTD còn có ưu điểm tạo sự hứng thú cho người học Buzan chỉ ra rằng: Việc ghi chép là kỹ năng của bán cầu
não trái (Bán cầu tư duy logic) Ghi chép bằng chữ dù theo lối từ trái sang phải, từ phải
sang trái hay từ trên xướng dưới, từ dưới lên trên thì trong thời gian dai sẽ khiến não trở nên “buồn tẻ” Khi đó não sẽ vứt bỏ mọi thứ và chìm vào trạng thái mơ màng, “buồn ngủ” (Buzan, 2000) Như đã biết ghi chép là một kỹ năng quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy và học, tuy nhiên kỹ năng này còn rất nhiều bất cập trong lối dạy truyền thống như hiện nay SĐTD sẽ là một công cụ giúp cải thiện tinh trạng bất cập này
một cách hiệu quả
Trang 22
Bên cạnh những ưu điểm trên thì SĐTD cũng có nhiều hạn chế cần có biện pháp khắc phục
2.2.2 Hạn chế của SĐTD
Theo Hoàng Đức Huy (2009), khi sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ có thể gặp phải một sô vân đê như sau:
Mất nhiều thời gian để hoàn thành SĐTD hoàn chỉnh
Sử dụng SĐTD là một kỹ năng cần phải mắt nhiều thời gian để gia công và rèn luyện đối với cả GV và HS
SĐTD đối với người có tư duy phân tích, tổng hợp yếu sẽ là một cấu trúc rối
và lộn xộn gây nhiều khó khăn cho việc nắm bắt thông tin nhiều hơn là kích
thích
Thông thường người vừa bắt đầu và không được hướng dẫn kỹ thường tạo ra
những SĐÐTD lộn xộn và nhiều chỉ tiết thừa
Nhìn chung đối với GV và HS Việt Nam, SĐTD vẫn còn là một hình thức học tập
mới mẻ nên gặp phải nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi Những khó khăn này
cần có những biện pháp khắc phục hiệu quả để có thể khơi gợi hứng thú trong việc sử dụng SĐTD của GV và HS hiện nay
2.2.3 Khắc phục hạn chế
Theo Hoang Dire Huy (2009) và Lê Phước Lộc (2006), có một số biện pháp có thé khắc phuc những hạn chế trên của SĐTD:
Có gắng đơn giản hóa tối đa SĐTD Hạn chế đến mức tối đa những chỉ tiết
thừa trong sơ đồ
GV phải hướng dẫn tận tình cách thiết lập và sử dung SĐTD cho HS
Phải bắt đầu từ những nội dung kiến thức đơn giản rồi nang dan dan theo thời
Trang 23- Sau mỗi chương nên cho HS tự vẽ lại một SĐTD khác theo ý kiến của bản thân
để khơi gợi khả năng sáng tạo của HS
2.3.1 Cac ¥ chinh (Khai niém chinh )
Theo Hoàng Đức Huy (2009), khái niệm chính là khái niệm chủ đề của cả sơ đồ Có thé hiểu khái niệm chính là chủ đề của một chương, một bài hoặc một phần nào đó tùy theo mục đích nghiên cứu
Theo nguyên tắc, khái niệm chính thường đặt ở trung tâm sơ đồ nhưng có thể thay đổi tùy theo mục đích của người thiết kế SĐTD Ví dụ như: có thể đặt khái niệm chính ở bên trái sơ đồ hoặc bên phải sơ đồ nếu như nội dung các khái niệm phụ quá nhiều, việc thay đổi như vậy sẽ làm tăng tính thâm mỹ cho sơ đổ và người xem sẽ dé quan sát hơn (Theo Hoàng Đức Huy, 2009)
Trong SĐTD theo kiểu Buzan thường coi nhẹ vai trò của khái niệm chính và thay
vào đó là hình ảnh làm trung tâm để tạo “điểm nhấn” cho sơ đồ Từ đó có thể nhận thấy
rằng, khái niệm chính đôi khi không đóng vai trò quan trọng mà chí mang tính gợi mở và hình thức nhiều hơn
Theo Nguyễn Duy Anh (2011), tùy theo vị trí trong sơ đồ mà khái niệm phụ được
chia thành những loại: khái niệm phụ bậc I, II, II
Trang 24- _ Khái niệm phụ bậc I được suy ra từ khái niệm chính
- _ Khái niệm phụ bậc II được suy ra tư khái niệm phụ bac I
- _ Khái niệm phụ bậc III được suy ra từ khái niệm phụ bậc II
- _ Khái niệm phụ bậc n được suy ra từ khái niệm phụ bac n — 1
Mức độ quan trong của các bậc khái niệm con cũng khác nhau Trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng khái niệm con bậc II, III là những khái niệm chỉ tiết
nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành kiến thức mới
Đặc biệt đối với đối tượng nghiên cứu là HS phổ thông thì việc yêu cầu về cách vẽ
SĐTD sẽ giúp HS hứng thú hơn và từ đó sẽ khơi nguồn sáng tạo tốt hơn Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, việc yêu cầu tỉ mỉ như độ lớn nhỏ hay đậm nhạt của đường dẫn chỉ nên yêu cầu khi cho HS về nhà vẽ SĐTD, vì nếu yêu cầu ngay trên lớp thì chỉ với 45 phút HS sẽ không thể hoàn thành được, mà ngược lại còn làm HS không chú ý bài
2.3.4 Hình ảnh
a Khái niệm về hình ảnh:
Theo Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Lê Tràng Định (2000): “Hình ảnh là
những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình
ảnh mà ta vừa thu nhận”
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 25Khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dùng lối vẽ làm phương tiện thông tin Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động vật được khắc lên vách
đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết Từ tranh chuyên sang chữ viết là một quá trình trừu tượng hóa, sau dần người ta lược bỏ các chỉ tiết cụ thể, phức tạp, dùng các đường nét đơn giản làm kí hiệu ghi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con người Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến Vì con người cần thiết sử dụng các giác
quan dé tìm hiểu thực tại và mở rộng tri thức “Trăm nghe không bằng một thấy” hình
ảnh đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này Nó đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu quan sát của loài người Như vậy hình ảnh đã trở thành một loại ngôn ngữ - ngôn ngữ hình ảnh Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung mang tính vật chất nhất định Khả năng thông tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của mắt người, giúp con người hiểu
đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn (Theo Cao Thị Minh Lý, 2012)
b Vai trò-ÿ nghĩa
Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời nhanh và gây
ấn tượng sâu sắc
- Hình ảnh là thông tin, là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận
- Hình ảnh có sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và phát thanh
- Hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng thái động
- Hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực
Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng Theo tư duy thông thường, trực quan là nhận thức trực tiếp bởi các giác quan Việc chuyền hóa đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái niệm trừu tượng Với điều đó những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết Chúng thực hiện hai chức năng cơ bản:
- Chức năng nhận thức: làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chỉ tiết đã bị
mắt đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu
Trang 26
- Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học: những hình ảnh trựcquan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quátrình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng Ở giai đoạn hình thành tư duy trừu tượng cho HS, những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy Tư đuy đù đạt đến mức độ cao như thế nào nhưng ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh (Theo Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Lê Tràng Định, 2000)
Ngoài ra, hình ảnh giúp hình dung được cấu trúc không gian của vật hay dụng cụ, thiết bị nhưng thường không cho phép đi sâu vào các cấu tạo chỉ tiết Ảnh chụp các vật
thật, các công cụ, thiết bị, các bộ phận của cơ thể sinh vật hoặc nhà máy, dây chuyền sản
xuất Sẽ rất có ít cho việc dạy và học
Qua những phân tích trên cho thấy hình ảnh giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy của người học, cũng vì thế mà hình ảnh giữ vai trò trung tâm trong việc thiết lập SĐTD theo kiểu Buzan Tuy nhiên, khi áp dụng SĐTD vào đạy học cho HS phố thông thì việc sử dụng gặp nhiều khó khăn như:
-_ H§ không có phương tiện dé tim hình ảnh
- _ Khi hình ảnh có sai lệch về nội đung GV không có thời gian điều chỉnh
- _ Việc in màu các hình ảnh đề phát cho HS sẽ gây khó khăn cho GV vì lí đo kinh
tẾ
- _ Hình ảnh có thể làm HS phân tâm, không chú ý bài học
Để khắc phục những hạn chế trên, chúng ta có thể:
-_ Khi cho HS về nhà vẽ SĐTD thì mới yêu cầu có hình ảnh
- GV chi in một bản các hình ảnh, trong quá trình giản sẽ gắn lên bảng đến khi
cuối bài sẽ hoàn thành SĐTD trên bang
-_ Hoặc có thể dùng hình ảnh cho HS chơi trò chơi “ghép hình” khi ôn tập chương Sau khi cho HS hoàn thành trò chơi ghép hình thì GV có thể sửa chữa
và hoàn thành sơ đồ của cả chương
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 272.3.5 Ghi chú
Trong SĐTD theo kiểu Buzan không có phần ghi chú Tuy nhiên để khắc phục những hạn chế khi sử dụng SĐTD cho việc day học cho HS phổ thông, Nguyễn Duy Anh
(2011) có đề nghị thêm phần ghi chú bên dưới các khái niệm
Theo Nguyễn Duy anh (201 1), ghi chú có thể là:
-_ Giải thích ý nghĩa khái niệm (Bao gồm cả cấu trúc, chức năng )
- _ Điều kiện để một quá trình xảy ra
- _ Những điều liên quan mà HS cần ghi nhớ
Những ghi chú này sẽ được ghi ngay bên dưới và nhỏ hơn khái niệm, ghi chú nên ngắn gọn, tốt nhất là nên viết tắt và có quy ước cụ thể cho ghi chú
2.4 Những nguyên tắc cơ bản
Theo Buzan (2000), để xây dựng một SĐTD hoàn chỉnh cần phải chú ý các nguyên
tac sau:
2.4.1 Không được quá phức tạp
- Sử dụng càng ít chữ càng tốt, cần tập trung vào những tư khóa, các từ có ý nghĩa then chốt với nội dung
- Nên tập sử dụng và sáng tạo các kí hiệu như: ! ? {} &*|@®"$'@
- _ Sắp xếp sao cho các ý cùng bậc nằm trên cùng một đường thang
- _ Sử dụng tiết kiệm tối đa các đường dẫn, các đường dẫn không được chồng lên
nhau
- _ Nên đừng lại ở khái niệm phụ bậc III Trong trường hợp thấy cần sir dung qua
nhiều chỉ tiết có thê tách thành nhiều SĐTD khác nhau
2.4.2 Nhiều màu sắc
Theo Buzan (2000), mau sắc đem lại suy tưởng cho não phải và kích thích sự đam
mê hứng thú Trong những SĐTD của mình, Buzan thường sử dụng những màu sáng và
ấm, luôn kết hợp hài hòa những màu sắc trên để sơ đồ như một bức tranh Điều này góp phần tạo cảm giác thích thú cho người đọc
Trang 282.4.3 Có quy tắc
SĐTD là một công cụ để ghi nhớ và tư duy nên nhất định phải được thiêt lập theo những quy tắc nhất định để người đọc dễ đàng đọc và hiểu
Người thiết kế SĐTD nên lập một bảng quy ước trước khi vẽ để SĐTD được nhất
quán, điều này sẽ giúp người đọc và cả tác giả dễ đàng hình dung lại kiến thức
Tóm lại, khi thiết kế SĐTD phải ngắn gọn, có trật tự nhất định và tự do sáng tạo
(Buzan, 2000)
2.5 Phân loại
Hiện nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại chính thức nào cho các loại SĐTD
Theo Lê Phước Lộc (2006), dựa theo cách thức triển khai nội dung kiến thức có thể
phân SĐTD theo 3 nhóm như sau:
- _ Sơ đồ ngang: sơ đồ chuỗi
- _ Sơ đồ dọc: sơ đồ nhánh cây
- _ Sơ đồ xuyên tâm: còn gọi là sơ đồ lưới
Marzano và ctv (2005), dựa theo công dụng của sơ đồ có thể phân thành 6 nhóm:
-_ Sơ đồ kiểu miêu tả
- _ Sơ đồ khái niệm
- _ Sơ đồ nhân quả (Nguyên nhân — kết quả)
-_ Sơ đồ cánh huống (Hoàn cảnh - tình huống)
- So dé trinh ty thời gian
- So dé nguyén ly
Do giới hạn đề tai này, như đã nói đến ở trên chúng tối sẽ kết hop cdc kiéu SBTD
với sơ đồ khái niêm, sơ đồ kiến thức
3 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng SĐTD vào dạy HS học
3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng SĐTD
3.1.1 Cơ sở của việc tư duy bằng hai bán cầu đại não
Đại não của con người gồm hai nửa: não trái và não phải Hai nữa đó được kết nối bằng một mạng lưới cực kỳ phức tạp gồm nhiều dây thần kinh (Thể chai) có chức năng là
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 29xử lí các loại hoạt động tư duy khác nhau (Theo Trần Thanh Thảo, Trương Thị Thủy, Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2012)
Theo Sperry (1982) não trái (Còn gọi là não bán thân) chi phối ngôn ngữ, khả năng tính toán, suy luận não phải (Còn gọi là não thiên tính) thiên về màu sắc, trực giác, tưởng tượng
Theo phân tích trên có thể nhận thấy rằng: SĐTD vẽ ra một bức tranh tổng thể vấn
đề với các mối liên hệ và có sự phân biệt bằng những ranh giới màu sắc, điều này sẽ kích
thích tư duy bằng cả hai bán cầu đại não
3.1.2 Cơ sở của việc kích thích tư duy và ghỉ nhớ
Vỏ não chứa 10'" (một trăm tỷ) tế bao và đóng vai trò quan trọng trong việc ghỉ nhớ
và điều khiển các giác quan, cảm xúc, ngôn ngữ, tư duy (Theo Trần Thanh Thảo, Trương Thị Thủy, Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2012)
Các thông tin được truyền đến não bộ qua các giác quan sẽ được các vùng trên não
xử lý và vẽ ra hình ảnh tổng quát về các thuộc tính của sự việc, sự vật
Buzan (2000) cho rằng: Việc viết ra các khái niệm, và vẽ các đường liên kết trong
SĐTD chính là diễn dịch lại cách thức hoạt động của não bộ là: liên kết và sáng tạo
3.2 Cơ sở thực tế của việc sử dụng SĐTD
Ngày nay, SĐTD đã được sử dụng và sử dụng thành công trong nhiều lĩnh vực, thì việc sử dụng thành công SĐTTD vào dạy học là việc hoàn toàn có thể Theo Buzan (2009),
SDTD có thể được ứng dụng cho các mục đích sau:
3.2.1 Dùng ghỉ nhớ tóm tắt
Vì SĐTD có thê ghi lại một lượng thông tin trong một diện tích nhỏ và bằng những hình thức đơn giản nhất, gây chú ý nhất nên có thể ứng dụng cho:
- _ Tóm tắt một bài học, một chương, một phần học, thậm chí một cuốn sách
- _ Tóm tắt một bài giảng ngay trên lớp
- Tóm tắt các vấn đề trong tam dé ôn tập hoặc giảng day
Trang 303.2.2 Dùng sắp xếp - lên kế hoạch
Vì SĐTD là một hệ thống ngắn gọn các khái niệm liên kết theo một thứ tự logic
nhất định nên có thể ứng dụng cho:
- Biéu diễn các ý tưởng đề trình bày cho một nhóm hợp tác
- _ Sắp xếp các ý tưởng đề viết một bài báo cáo
3.2.3 Dùng phân tích, tống hợp nội dung kiến thức
Vì SĐTD cho thây rõ vị trí của khái niệm, môi liên hệ của nó với các khái niệm
khác và trên tổng thể là mối liên hệ giữa các khái niệm với nhau Nếu sắp xếp ý một cách
hợp lí SĐTD còn cho thấy một “mô hình” đơn giản của khái niệm, quá trình đạng được
mô tả nên có thể ứng cho:
- Phan tich lam rõ một khái niệm cũ
- Tìm hiểu đánh giá một khái niệm mới: mối liên hệ của nó với các khái niệm
khác, các ý chính (Trọng tâm) của kiến thức
3.2.4 Dùng so sánh các nội dung kiến thức và tìm ra bản chất
Thông qua SĐTD có thê phân tích cấu trúc của một khái niệm, diễn biến của một
quá trình nên có thế ứng dụng cho so sánh hai khái niệm tương tự, hai khái niệm đối lập hoặc bản chất hai quá trình
Trên thực tế, thế giớ nói chung và Việt Nam nói riêng, việc ứng dụng SĐTD vào dạy học đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực Nhiều thầy cô đã ứng thành công SĐTD vào giảng dạy những bộ môn khác nhau như: thầy Hoàng Đức Huy (GV Văn, thành phố Hồ Chí Minh), thầy Mai Văn Phương (GV Sinh, tỉnh Hậu Giang), thầy Dương Văn Thuận (GV Địa, thành phó Hồ Chí Minh)
4 Đặc điểm của quá trình dạy và học của cấp học THPT
4.1 Đặc điểm về hoạt động học tập của HS THPT
Tuổi thanh niên (Từ 14, 15 đến 18 tuổi) là thế giới thứ 3 theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn chính đo đặc điểm trên mà lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển phức tạp về tất cả các mặt tâm, sinh lý
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 314.1.1 Đặc điễm về nhân cách
Vào giai đoạn này HS bắt đầu hòa vào xã hội thông qua sự hình thành thế giới quan,
sự phát triển tư duy ý thức., xu hướng nghề nghiệp đan xen với sự phát triển tình cảm (bạn bè, gia đình, tình bạn khác giới ) (Theo Phan Thị Mai Khuê va ctv, 2011)
4.1.2 Đặc điễm về học tập
Trong giai đoạn này động cơ học tập của HS chủ yếu là các yếu tố quan hệ xã hội
nhiều hơn là vì mục tiêu hoàn thiện và chiếm lĩnh tri thức Thái độ học tập cũng vì vậy
mà thường không nghiêm túc và thiếu bền vững Điều đó dẫn đến thực trạng học đối phó,
học vẹt và lúng túng khi liên hệ thực tế
Từ những đặc thù trong hoạt động học tập của HS THPT như trên, co thể nhận thấy rằng GV cần thiết kế SĐTD sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm học tập của HS, có như vậy thì SĐTD mới có thé phát huy hết tác dụng đối với hoạt động dạy
và học
4.2 Đặc điểm quá trình hình thành kiến thức Sinh học ở bậc THPT
Theo Phan Thị Mai Khuê va ctv (2011) kiến thức môn sinh học bậc THPT gồm 3 loại:
- _ Kiến thức khái niệm
-_ Kiến thức quy trình
-_ Kiến thức quy luật
Trong đó kiến thức khái niệm là thường gặp và quan trọng nhất Kiến thức quá trình có thể được xem là mối liên hệ giữa các khái niệm Kiến thức quy luật về bản chất cũng là kiến thức quá trình
4.2.1 Kiến thức khái niệm
Khái niệm là những biểu tượng được khái quát hóa Có thể hiểu kiến thức khái niệm là kiến thức mô tả các sự vật, hiên tượng sinh học về mặt cấu trúc chức năng Khái
Trang 32
niệm thường được viết bằng một danh từ ngắn gọn mô tả tính chất căn bản nhất của khái
dâu hiệu, bản chât, định nghĩa của
khái niệm (khái quát hóa khoa học,
trừu tượng hóa lý thuyết)
Vv
3 Phân tích dấu hiệu bán chất — 3 Cụ thể hóa khái niệm bằng trực
Định nghĩa khái niệm quan tượng trưng, trực quan gián
SƠ ĐÒ 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KIÉN THỨC KHÁI NIỆM (BÊN TRÁI LÀ KHÁI
NIỆM CỤ THẺ, BÊN TRÁI LÀ KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG)
(Theo Phan Thị Mai Khuê và ctv, 2011)
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 334.2.2 Kiến thức quá trình
Quá trình là một chuỗi những sự kiện hiện tượng diễn ra ở một không gian thời gian nhất định và có sự tham gia của các cấu trúc vật chất nhất định (Theo Phan Thị Mai Khuê
và ctv, 2000)
Các bước hình thành kiến thức quá trình: 1 Mô tả diễn biến của quá trình—>Phân
tích cơ chế—>Nêu ý nghĩa của qúa trình (Theo Phan Thị Mai Khuê và ctv, 2011)
4.2.3 Kiến thức quy luật
Kiến thức quy luật cũng là một loại kiến thức khái niệm, nó phản ánh xu thế vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng Phản ánh mối quan hệ bản chất giữa các mặt
khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng hoặc giữa những sự vật hiện tượng khác nhau, trong đó quan trọng là mối quan hệ nhân quả Chỉ những mối quan hệ chung được lập đi lập lại nhiều lần, bền vững ồn định, mang tính phổ biến mới được xem là có tính quy luật Quy luật thường được diễn đạt bằng 1 câu ngắn gọn (Theo Phan Thị Mai Khuê và ctv,
2011)
Các bước hình thành kiến thức quy luật: Xác định nhiệm vụ nhận thức—>Giới thiệu nội dung quy luật—›Phân tích bản chất quy luật—>Phân tích ý nghĩa quy luật->Vận dụng quy luật
Dựa trên những cơ sở lý luận, cở sở thực tế của việc ứng dụng SĐTD vào dạy HS
học và so với đặc điểm của các quá trình hình thành kiến thức sinh học có thể nhận thấy rằng: việc ứng dụng thành công SĐTD vào việc dạy học cho HS THPT là hoàn toàn có khả năng
4.3 Quy trình phân tích và diễn đạt lại những nội dung cần thiết của SGK
Theo Trương Trúc Phương (2010) Tùy theo mục đích diễn đạt mà người ta có thể thực hiện các quy trình sau:
- Phân tích và diễn đạt nội dung tổng kết chương
Bước 1: Xác định mục tiêu và định hướng DH của chương bằng cách dựa vào quan điểm
cấu trúc — hệ thống, quan điểm sinh học đại cương và quan điểm sinh thái — tiến hóa
Bước 2: Đọc kỹ nội dung chương
Trang 34Bước 3: Xác định mục tiêu diễn đạt
Bước 4: Lựa chọn hình thức diễn đạt
Bước 5: Xây dựng nội dung diễn đạt
- Phân tích và diễn đạt nội đung từng đơn vị kiến thức trong bài
Bước 1: Xác định mục tiêu và định hướng DH của bài bằng cách dựa vào
quan điểm cấu trúc — hệ thống, quan điền sinh học đại cương và quan điểm
sinh thái - tiến hóa
Bước 2: Đọc kỹ nội dung bài
Bước 3: Tìm ra những nội dung kiến thức SGK diễn đạt chưa rõ ràng và
chưa hiệu quả
Bước 4: Xác định mục tiêu diễn đạt
Bước 5: Lựa chọn hình thức diễn đạt
Bước 6: Xây dựng nội dung diễn đạt
4.3.1 Phân tích nội dung phần sinh học VSV, sinh học 10 cơ bản
niệm hoàn toàn mới và tương đối trừu tượng như vi khuẩn, vi rút, miễn dịch, .phân biệt
các hình thức sinh sản của các VSV nhân sơ, nhân thực .các quá trình phức tạp như quá trình chuyền hóa vật chất và năng lượng ở VSV, quá trình sinh trưởng và phát triển của vi rút, quá trình lây nhiễm và phát triển của HIV, để từ đó có thể so sánh với những kiến
thức đã học về sinh học tế bào và tìm ra mối liên hệ giữa những mảng kiến thức của
chương trình đã học Rõ ràng những khái niệm và quá trình sinh học này mang tính trừu tượng và mới mẻ đối với HS phổ thông Thêm vào đó là các kiến thức của phần này mang tính thực tiễn rất cao nhưng HS khó có thể hình dung được vì VSV là những đối tượng rất nhỏ, phải được quan sát dưới kính hiển vi (KHV) mới có thể thấy được Những
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 35hình ảnh minh họa có sẵn sẽ giúp HS biết rõ về cấu tạo cũng như hình dạng, đặc điểm
của từng loại VSV, SĐTD sẽ giúp HS có thể kết nối các kiến thức đã học với nhau, giúp
HS hiểu biết về quá trình sinh sản, sinh trưởng của chúng đề từ đó nắm được những con đường lây truyền bệnh nguy hiểm mà VSVgây ra
4.3.2 Đặc điểm của Chương I - Chuyễn hóa vật chất và năng lượng ở VSV
a Tóm tắt nội dung
Ở chương đầu tiên của phần 3, HS chủ yếu chỉ được làm quen với khái niệm mới là
VSV, môi trường sống của những sinh vật nhỏ bé này, tìm hiểu tiêu chí phân loại và đặc biệt là về các hình thức chuyên hóa vật chất và năng lượng của VSV cũng như các ứng dụng của chúng trong đời sống thực tiễn, qua đó sẽ thay rõ mục đích và tam quan trọng
khi học mảng kiến thức này
Chương 1 gồm 3 bài lý thuyết (Từ bài 22 đến 23) được phân bố như sau:
- Dinh dưỡng, chuyền hóa vật chất và năng lượng ở VSV (Bài 22)
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV (Bài 23)
Như vậy, chương này chủ yếu thảo luận về các quá trình chuyền hóa vật chất cơ bản
của VSV Theo Trương Trúc Phương (2011) để giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức đồng
thời có thể hình thành và phát triển tư duy hệ thống, GV nên tổ chức dạy học theo thứ tự
diễn biến các giai đoạn như sau:
I Khai nệm VSV
II Môi trường nuôi cấy
II Quá trình phân giải ngoại bào
IV Quá trình hấp thu chất dinh đưỡng
V Quá trình phân giải bên trong tế bào (hô hấp và lên men)
Trang 36- Các khái niệm tương đương nhau như: VSV quang tự dưỡng, VSV quang dị dưỡng, VSV hóa tự dưỡng, VSV hóa dị dưỡng; môi trường tông hợp, bán tổng hợp, tự nhiên; hô hấp và lên men; hô hấp hiếu khí và kị khí; phân giải và tổng hợp, cần thiết kế SĐTD sao cho HS thấy rõ sự khác nhau giữa các khái niệm trên Ngoài ra, đối với mảng kiến thức này SĐTD còn giúp HS xác định được vị trí của từng máng kiến thức nhỏ trong toàn bộ kiến thức của chương
- Kiến thức về các quá trình chuyển hóa vật chất như: quá trình lên men, quá trình
hô hấp, quá trình tổng hợp lipit, gluxit, các quá trình phân giải axit nuclelc, prôtê¡n, pôlisacarit, là những mảng kiến thức cần được tóm tắt bằng sơ đồ để HS dễ tiếp thu kiến thức trong quá trình đạy của GV, qua đó SĐTD có thê giúp HS thấy được tính logic của các quá trình
4.3.3 Đặc điễm của Chương II — Sinh trưởng và sinh sản của VSV
a Tóm tắt nội dụng
Nhiệm vụ của chương 2 là chứng minh về mặt lí thuyết sự sinh sản theo cấp
số mũ của VSV, quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục, yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV
Chương 2 gồm 4 bài (Từ bài 25 đến bài 27) đề cập đến các vấn đề sinh trưởng và
sinh sản của VSV đó là:
- Sinh trưởng của VSV (Bài 25)
- Sinh sản của VSV (Bài 26)
- Các yêu tô ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV (Bài 27)
Như vậy bài 25, 26 giúp chúng ta hiểu được sự sinh trưởng và sinh sản của VSV diễn ra như thế nào? Sau đó bài 27 giải thích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV trong đó có đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố hoá học và lý học Để HS đễ quan
sát và dé dàng ghi nhớ kiến thức mới, tác giả đề nghị nên tổ chức dạy chương này theo
thứ tự sau:
I Khái niệm sinh trưởng ở VSV
II Khái niệm sinh sản ở VSV
Chuyên ngành Sự phạm Sinh học 60 Bộ môn Sự phạm Sinh học
Trang 37IH Các hình thức sinh sản
IV Các yếu tố ảnh hướng đến sinh trưởng của VSV
V Môi trường nuôi cấy
VI Ứng dụng thực tiễn
b Đặc điểm
- Qua các máng kiến thức của các hình thức sinh sản ở VSV, HS sẽ được làm quen với các loại VSV cũng như các khái niệm như: nội bào tử, ngoại bào tử, bài tử trần, bào
tử kín, bào tử túi, bào tử áo, bào tử đảm, nam soi, xa khuan, nam men, nam dam, cac
phan nay cần thiết ké SDTD dé HS cé thể nhìn được một cách khái quát các đặc điểm của quá trình sinh trưởng và sinh sản ở VSV Sau đó, những kiến thức sẽ được phân tích từ SDTD chung này
- Các khái niệm và quá trình cần phân biệt hoặc thống kê so sánh với nhau như: các pha của quá trình sinh trưởng VSV, nuôi cấy liên tục và không liên tục, các hình thức sinh sản của VSV nhân thực, các hình thức sinh sản của VSV nhân sơ, phân biệt 4 nhóm VSV dựa vào nhu cầu oxi của chúng, những yếu tố ánh hưởng VSV và tác dụng, ứng dụng của VSV trong đời sống Qua phân tích trên có thé thấy SĐTD sẽ là một công cụ tư duy tốt trong việc giúp HS dễ đàng phân biệt các khái niệm trên
- Các quá trình nuôi cấy VSV: sơ đồ thời gian thế hệ của VSV, sơ đồ tốc độ sinh trưởng của Ecoli, hoặc các khái niệm cần được tổng hợp và hệ thống đưới dang so dé
để thấy mối quan hệ giữa chúng như: các hình thức sinh sản của VSV,