1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết lập chiến lược E Marketing cho website Book To Go Viet

20 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 69,44 KB

Nội dung

3.1.2 Nhà cung cấp: Nhà cung cấp của công ty là tất cả những người cung cấp các dịch vụ du lịch từ các khách sạn, resort, nhà hàng lớn, nhỏ cho đến các tài xế xe hơi, xe gắn máy, xích lô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

- -TIỂU LUẬN E-MARKETING

Đề tài: Thiết lập chiến lược E-Marketing

cho website Book To Go Viet

Nhóm: 3

Lớp: Quản trị Kinh doanh Đêm 1

Khóa: 22

Giảng viên: TS Hoàng Lệ Chi

- -TP Hồ Chí Minh, tháng 03/2014

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Stt Họ và tên Mã số học viên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

1 Giới thiệu về công ty.

Book to Go Viet được sáng lập bởi một nhóm các bạn trẻ làm việc trong ngành du lịch nhằm phát triển trang web kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến Hiện kế hoạch này đang trong giai đoạn khởi động

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch và dự đoán về xu hướng phát triển của ngành

du lịch, Book to Go Viet cung cấp cho khách hàng một sản phẩm chất lượng, uy tín Đặc biệt Book to Go Viet muốn trao quyền cho khách hàng nhiều hơn trong việc lựa chọn dịch vụ cho chuyến đi của mình

2 Kế hoạch chiến lược.

2.1 Sứ mệnh.

Book to Go Viet cung cấp cho khách hàng một dịch vụ uy tín, chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của khách hàng trong và ngoài nước Book to Go Viet cũng muốn tạo một hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp cho du lịch Việt Nam trong mắt du khách quốc tế từ đó tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông cũng như tạo ra các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho nhân viên

2.2 Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh bền vững.

Book to Go Viet cố gắng xây dựng năng lực cốt lõi để tạo sự khác biệt như:

(1) Cung cấp trang web dịch vụ du lịch trực tuyến chuyên nghiệp

(2) Duy trì đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, kinh doanh, tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là tiếp thị tại các trang web, diễn đàn nước ngoài

Để chuyển tải những năng lực cốt lõi thành lợi thế cạnh tranh bền vững, công ty cần

có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và giữ chân người tài thích hợp

3 Phân tích tình huống.

3.1 Môi trường vi mô.

3.1.1 Năng lực công ty:

Công ty có khả năng thương lượng với các nhà cung cấp dịch vụ để có giá tốt hơn giá khách hàng tự liên hệ

Trang 5

Công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ đại học nên có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng bằng các kĩ năng như: giao tiếp, ngoại ngữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin, sử dụng các thiết bị công nghệ mới,…

Nguồn lực tài chính của công ty có hạn Tất cả các dịch vụ công ty cung cấp cho khách hàng còn phải thuê ngoài

Nhân viên công ty có khả năng thực hiện tốt các công tác tiếp thị qua internet

Công ty được trang bị hệ thống máy tính và mạng internet tốc độ cao Công ty cũng có

hệ thống trang web có thể tiếp nhận việc đặt dịch vụ trực tuyến của khách hàng

3.1.2 Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp của công ty là tất cả những người cung cấp các dịch vụ du lịch từ các khách sạn, resort, nhà hàng lớn, nhỏ cho đến các tài xế xe hơi, xe gắn máy, xích lô hay hướng dẫn viên Đặc điểm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại Việt Nam là:

- Số lượng nhiều nhưng phân bố không đồng đều

- Chất lượng không đồng đều Không có các quy chuẩn chung, đặt biệt là đối với các dịch vụ nhỏ, lẻ

- Có thể thương lượng giá tùy theo thời điểm và mức độ quan hệ

- Thường xảy ra các hiện tượng lừa đảo khách hàng

3.1.3 Hệ thống trung gian

Công ty đóng vai trò là trung gian cung cấp dịch vụ từ nhà sản xuất trực tiếp đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng

Do đặc điểm của ngành nên các hệ thống trung gian marketing chưa phát huy vai trò

rõ rệt đặc biệt là các tổ chứ phân phối và các tổ chức tài chính, ngân hàng

Các công ty hỗ trợ tìm kiếm khách hàng hay môi giới gần như chưa có hoặc nếu có thì cũng không tạo ra hiệu quả rõ ràng Ví dụ như một số công ty cung cấp các cơ sở dữ liệu khách hàng nhưng các cơ sở dữ liệu này không có giá trị thực tiễn cao

Có nhiều công ty tổ chức các dịch vụ marketing

3.1.4 Khách hàng:

Đối tượng khách hàng của công ty là các du khách có nhu cầu đặt dịch vụ du lịch tại Việt Nam Ta có thể tạm phân khách hàng của công ty ra làm hai nhóm là nhóm du khách là

Trang 6

người Việt Nam sống tại Việt Nam có nhu cầu du lịch trong nước và nhóm du khách là người nước ngoài có nhu cầu du lịch tại Việt Nam Hai nhóm này có các đặc điểm khác nhau là: Nhóm du khách là người Việt Nam Nhóm du khách là người nước ngoài

Dễ dàng tiếp cận trực tiếp với các nhà cung

cấp dịch vụ để dọ giá và thương lượng giá

Thường lựa chọn các công ty du lịch đã có

thương hiệu tốt, lâu năm

Dễ dàng tiếp cận các thông tin về các điểm

tham quan, du lịch

Khó tiếp cận trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ, lẻ

Thường lựa chọn các công ty du lịch có giá tốt, được những người sử dụng khác đánh giá cao hoặc được bảo đảm bởi một tổ chức thứ ba nào đó như các tạp chí chuyên đề, sách hướng dẫn về du lịch…

Thiếu các thông tin về các điểm đến

Xu hướng du lịch hiện này đặc biệt là các khách hàng trẻ thường tự đặt các dịch vụ du lịch trực tiếp với nhà cung cấp hơn là đặt qua nhiều đại lý trung gian như trước đây Tuy nhiên việc tự đặt tất cả các dịch vụ sẽ mang nhiều rủi ro nên khách hàng vẫn chọn một trung gian duy nhất để đặt các dịch vụ thiết yếu theo nhu cầu của họ Đặc biệt khi họ lựa chọn du lịch đến những địa điểm lạ hay địa điểm ngoài lãnh thổ

3.1.5 Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả các công ty du lịch khác có cung cấp dịch vụ tour nội địa hay inbound Ta có thể phân thành hai nhóm:

Nhóm các công ty chưa có thương hiệu Nhóm các công ty có thương hiệu lâu năm Thường phục vụ một lượng khách hàng

quen của công ty Lượng khách hàng nhỏ

Ít sử dụng các biện pháp quảng cáo, tiếp

thị Phần lớn các công ty này chỉ chú trọng

vào việc bán hàng qua điện thoại

Có năng lực tài chính nhỏ, sử dụng các

dịch vụ thuê ngoài là chủ yếu

Uy tín không được đánh giá cao vì tồn tại

nhiều công ty cạnh tranh không lành mạnh

Phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng Lượng khách hàng lớn

Sử dụng nhiều biện pháp quảng cáo, tiếp thị và bán hàng

Có năng lực tài chính lớn, có khả năng cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng

Được khách hàng đánh giá cao về uy tín

Có giá sản phẩm cao

Trang 7

Có giá sản phẩm thấp.

3.1.6 Giới công chúng

Do một số công ty du lịch hoạt động cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến công chúng

có thái độ tiêu cực đặc biệt đối với các công ty nhỏ

Truyền thông đại chúng cũng có thái độ tiêu cực đối với các công ty du lịch nhỏ

Đối với hình ảnh chung của du lịch Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài cũng chia làm hai bộ phận:

o Do một số nhà cung cấp dịch vụ có hiện tượng lừa đảo du khách đặc biệt là các dịch vụ nhỏ,

lẻ dẫn đến hình ảnh du lịch Việt Nam trở nên xấu đi

o Ngược lại nhờ lợi thế vào địa hình, khí hậu, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế

3.2 Môi trường vĩ mô.

3.2.1 Môi trường chính trị, an ninh

Một đất nước thường xuyên xảy ra bạo động, bắt cóc, khủng bố thì không thể là điểm đến hấp dẫn cho những du khách quốc tế Những biến động của nền chính trị sẽ dẫn tới những thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch Ngoài ra, tự do hóa thương mại làm mở rộng và củng cố mối quan hệ với các nước Hiện nay tình hình chính trị của Việt Nam đang rất ổn định, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp mới đa số các quốc gia trên thế giới Nhờ vậy

sẽ giúp thu hút nhiều du khách, tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch quốc tế phát triển

3.2.2 Luật pháp

Việt Nam hiện đang mở rộng tự do hóa thương mại, có những điều chỉnh và sửa đổi về luật pháp để phù hợp với luật pháp kinh doanh quốc tế

Các thủ tục cấp giấy phép đi ra nước ngoài như visa, hay thị thực nhập cảnh, hải quan…cũng được giảm bớt, thời gian cấp phép nhanh hơn Công dân của những nước ký hiệp định song phương miễn thị thực với Việt Nam như Thailand, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, và Lào; hoặc là công dân Nhật Bản và Hàn Quốc là nước Việt Nam đơn phương miễn thị thực

Trang 8

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống

Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn còn nhiều sơ hở trong cơ chế quản lý dẫn đến còn nhiều công ty hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, công tác đảm bảo an toàn cho du khách còn nhiều vấn đề cần khắc phục Nhiều vụ việc du khách bị lừa đảo xảy ra trong thời gian qua cũng như các tai nạn về thuyền bè đã tạo nên một hình ảnh xấu cho du lịch Việt Nam

3.2.3 Môi trường công nghệ

Trước đây, công nghệ được đưa vào Việt Nam với chi phí cao, không phù hợp với khả năng chi trả của các doanh nghiệp nhỏ Do không được tiếp cận với khoa học công nghệ, hệ thống xử lý dữ liệu của ngành dịch vụ du lịch còn kém

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin nói chung và internet nói riêng ngày càng phát triển Nhờ đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp được ứng dụng công nghệ trong khâu quản lý du lịch như quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, lên lịch bảng biểu thời gian, địa điểm cho các tour một cách khoa học Yếu tố này có ảnh hưởng tích cực tới việc cung cấp dịch vụ du lịch

Tuy nhiên việc tiến hành chi trả trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn do các công cụ này chưa được phát triển mạnh mẽ

3.2.4 Môi trường tự nhiên

Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc-nam với 3/4 đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh như Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Vân phong là những kỳ quan của thời đại có sức hút du lịch mạnh mẽ Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch

Trang 9

Với 3.200 km bờ biển và trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ Kê, Mũi Né, Vũng Tàu , vịnh đẹp và nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Xuân Đài, cùng với các đảo gần bờ như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo

Tuy nhiên việc quản lý khai thác các tài nguyên thiên nhiên này còn chưa tốt dẫn đến một số tài nguyên đang dần dần bị xâm hại nặng nề

3.2.5 Môi trường văn hóa

Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn

Những kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ để lại những dấu ấn hiển hách gắn liền với những danh nhân của lịch sử như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là những thiên anh hùng ca có sức hấp dẫn cuốn hút du khách tìm hiểu và thưởng ngoạn

3.2.6 Nguồn nhân lực

Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân số trẻ chiếm đa

số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch

Tuy nhiên nguồn nhân lực có trình độ cao lại tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Việc phân bố không đồng đều này tạo ra chất lượng không đồng đều cho du lịch Việt Nam giữa các vùng Đặc biệt các điểm du lịch nổi tiếng lại nằm xa hai thành phố lớn nhất là Hồ Chí Minh và Hà Nội dẫn đến chất lượng dịch vụ bị giảm xuống

Trang 10

3.3 Phân tích SWOT.

3.3.1 Điểm mạnh

o Công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề

o Công ty được trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tiếp thị và bán dịch vụ trực tuyến

o Công ty có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt và ổn định

3.3.2 Điểm yếu

o Công ty vừa ra đời nên chưa có thương hiệu

o Công ty còn sử dụng tất cả các dịch vụ thuê ngoài

o Công ty có năng lực tài chính hạn chế

3.3.3 Cơ hội

o Rào cản công nghệ và các ứng dụng khoa học kĩ thuật liên quan đến Internet tại Việt Nam so với thể giới hầu như không còn và có chi phí ngày càng thấp hơn

o Theo xu hướng phát triển của du lịch, khách hàng tự đặt trực tiếp các dịch vụ cho chuyến đi của mình thay vì qua nhiều đại lý trung gian như trước đây

o Các nhà cung cấp đang không ngừng chấn chỉnh chất lượng dịch vụ với giá thành rẻ hơn nhằm cạnh tranh trong giai đoạn kinh tế suy thoái

3.3.4 Nguy cơ

o Thái độ tiêu cực của công chúng đối với các công ty du lịch nhỏ

o Việc thiếu quy hoạch, quản lý một cách hiệu quả việc khai thác tài nguyên du lịch của nhà nước tạo ra một số tiêu cực như hiện tượng lừa đảo du khách, tai nạn do thiếu các biện pháp an toàn,… khiến cho hình ảnh về du lịch Việt Nam đối với du khách bị xấu đi

o Kinh tế suy thoái kéo dài khiến lượng khách hàng bị giảm

Trang 11

Kết luận: Ta nhận thấy do các hạn chế của điểm yếu cũng như nguy cơ từ tình hình

khách quan, hiện tại chưa phải là giai đoạn thích hợp để công ty đặt vấn đề gia tăng lợi nhuận lên hàng đầu Để tận dụng cơ hội và phát huy ưu điểm của mình, công ty cần tiến hành xây dựng một thương hiệu và quảng bá nó rộng rãi trước Sau khi có thương hiệu rồi, công ty sẽ

có thể khắc phục các nhược điểm để bắt đầu một chiến lược gia tăng lợi nhuận

Vậy mục tiêu cho chiến lược E - Marketing tại đây là: Đạt một triệu lượng truy cập

vào trang web chính công ty trong 1 năm

4 Định vị sản phẩm - thị trường.

4.1 Phân khúc thị trường.

Dựa trên những cơ hội và điểm mạnh đã phân tích được, nhóm quyết định lựa chọn hướng phân tích thị trường theo nhân chủng học Trong đó tập trung vào những khác biệt về quốc tịch của người sử dụng dịch vụ du lịch, về thu nhập hàng tháng và độ tuổi của họ, từ đó định vị được nhóm khách hàng chính của website đang thiết lập

4.2 Xác định mục tiêu.

Mục tiêu chính của website là một cầu nối trung gian giữa những khách hàng tiềm năng có nhu cầu đi du lịch tại Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các công ty

lữ hành, hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng v.v

Để thực hiện được mục đích này, website phải thực hiện hiệu quả hai giai đoạn:

- Tạo sự liên kết với hệ thống công ty lữ hành, hãng hàng không Đóng vai trò là trung gian tìm nguồn khách hàng cho các công ty dịch vụ này Đây thực sự là một mục tiêu khó vì đa số các công ty dịch vụ đều sẵn có hệ thống chi nhánh và đại lý rộng khắp Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin thì một website du lịch sẽ hiệu quả hơn trong việc cung cấp thông tin

và các lựa chọn khác nhau để khách hàng có thể so sánh

- Quảng bá hình ảnh của website đến người tiêu dùng Mục tiêu này có vẻ dễ thực hiện hơn vì hiện tại ở Việt Nam có không nhiều các website có chức năng tương tự, phần lớn là website đặt phòng khách sạn hoặc website của các công ty du lịch lập ra

Ngày đăng: 10/09/2015, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w