1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các khía cạnh liên quan tới thương mại trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường

37 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 255 KB

Nội dung

Chuyên đề: Các khía cạnh liên quan tới thương mại trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 GIỚI THIỆU 3 1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH MẤU CHỐT TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 5 1.1. Công nghệ thân thiện môi trường là gì? 5 1.2. Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường có khác gì chuyển giao các công nghệ khác? 6 2. NHỮNG KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHÍNH 8 2.1. Chuyển giao công nghệ thông qua thương mại hàng hóa và dịch vụ 9 2.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và li-xăng 12 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG: CÁC ĐỘNG LỰC VÀ TRỞ NGẠI 15 3.1 Tiếp cận thông tin 15 3.2. Quy định và chính sách 16 3.3. Các chính sách và hoạt động liên quan đến thương mại 23 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 36 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong thế giới hiện nay, để phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều phải nhập công nghệ từ các nước tiên tiến hơn. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, thế giới đang hướng tới sử dụng những công nghệ thân thiện môi trường (Environmental Sound Technology-EST), do vậy vấn đề chuyển giao các công nghệ thân thiện môi trường đã được nhiều nước quan tâm. Để đảm bảo cho chuyển giao thành công các công nghệ thân thiện môi trường cho các nước đang phát triển, kinh nghiệm thế giới đã đưa ra nhiều yếu tố tỏ ra hữu ích. Trong tổng luận này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề chính liên quan dến các khía cạnh thương mại của các chuyển giao công nghệ sạch: các kênh chuyển giao các công nghệ đó và các nhân tố liên quan đến chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường nói riêng. Tổng luận cũng trình bày tóm tắt các điều kiện để chuyển giao công nghệ sạch thành công, cụ thể là những vấn đề liên quan đế nội dung thương mại, bao gồm cả các quy định của chỉnh phủ và các công cụ thị trường, các chính sách và thực thi liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, năng lực và tài chính. Việt Nam đang phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Hàng năm, một khối lượng lớn công nghệ được đưa vào nước ta qua nhiều kênh khác nhau. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, đồng thời giữ gìn được môi trường trong sạch, việc khai thác các công nghệ thân thiện môi trường là một sự lựa chọn tất yếu. Kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực này hy vọng sẽ giúp Việt Nam xây dựng được các chính sách và thực thi hữu hiệu để có thể thu hút thành công các công nghệ thân thiện môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững. 2 GIỚI THIỆU Việc chuyển giao công nghệ có khả năng đóng góp vào phát triển bền vững đã được quốc tế công nhận. Trong bản Tuyên bố Rio, các quốc gia đã tuyên bố họ sẽ hợp tác “ trong việc đẩy mạnh sự phát triển, thích ứng, phổ biến và chuyển giao các công nghệ, bao gồm cả các công nghệ mới và đổi mới”. Chương trình nghị sự 21 1 đã dành hẳn một chương để nói về chuyển giao công nghệ và rất nhiều sáng kiến tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển đã được khởi xướng. Tuy nhiên, một điều đã được thừa nhận là mức độ và tốc độ chuyển giao và đổi mới công nghệ ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi nhằm tiến tới một hệ thống, quy trình sản xuất sạch hơn và sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn vẫn còn rất chậm (OECD, 2001; UNEP, 2003). Trong thiên niên kỷ mới này, đã có nhiều lời kêu gọi cho những chương trình mục tiêu toàn diện về chuyển giao công nghệ. Theo Mục tiêu số 5 (Sự phụ thuộc lẫn nhau của môi trường toàn cầu; cải tiến quản lý và hợp tác) trong Chiến lược môi trường OECD cho thập niên đầu thế kỷ 21, được nhất trí bởi các Bộ trưởng Môi trường từ năm 2001, các quốc gia OECD cần phải “tiếp tục và nâng cao sự hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia không phải là thành viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường và xây dựng năng lực quản lý môi trường.” Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm 2002 về Phát triển Bền vững, các quốc gia tiếp tục cam kết sẽ huy động các nguồn lực và đóng góp vào việc chuyển giao và phổ biến các công nghệ thân thiện môi trường. Trong cuộc gặp vào tháng 6 năm 2003, Nhóm công tác hỗn hợp về Thương mại và Môi trường (JWPTE) đã thống nhất sẽ thực hiện một nghiên cứu để khảo sát các nhân tố đã chứng tỏ là có ích cho việc chuyển giao thành công công nghệ thân thiện môi trường tới các quốc gia đang phát triển. Chuyên đề này cung cấp một cái nhìn tổng quát về những vấn đề chính nằm sau các khía cạnh liên quan tới thương mại trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường, xem xét những kênh chính để chuyển giao những công nghệ loại này và những nhân tố liên quan đến chuyển giao công nghệ nói chung và công nghệ thân thiện môi trường nói riêng. Cuối cùng là tóm tắt về các điều kiền cần cho việc chuyển giao thành công công nghệ thân thiện môi trường, có liên quan đặt biệt tới thương mại. 1 Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một chương trình của Liên Hợp Quốc liên quan đến phát triển bền vững. Chương trình này là một kế hoạch tổng hợp chi tiết được các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các chính phủ và các nhóm hoạt động chính trong mọi lĩnh vực mà con người tác động đến môi trường triển khai trên tất cả các phạm vi: toàn cầu, quốc gia và địa phương. Con số 21 ám chỉ Thế kỷ 21. Toàn bộ nội dung của Chương trình nghị sự 21 được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janero (Braxin) với sự thông qua của 179 quốc gia. 3 Chuyên đề này dựa trên nguồn tài liệu rất phong phú và chuyên sâu về chuyển giao công nghệ nói chung và công nghệ thân thiện môi trường nói riêng, đồng thời dựa trên những trường hợp thực tế đã được tóm tắt lại trong nhiều báo cáo. Những báo cáo này chủ yếu được lấy từ các nguồn: Nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) “Công nghệ không biên giới: Nghiên cứu thực tiễn về chuyển giao công nghệ thành công” (IEA/OECD, 2001); Báo cáo của Nhóm Chuyên gia quốc tế về Biến đổi Khí hậu “Những vấn đề về kỹ thuật và phương pháp trong chuyển giao công nghệ” (IPPC, 2000) và Trung tâm Chuyển giao Công nghệ thân thiện môi trường “Kinh doanh trong thị trường môi trường Trung Quốc” (CESTT, 2002). 2 Ngoài ra, số liệu còn được lấy từ rất nhiều nghiên cứu của Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển Bền vững (WBCSD), bao gồm công trình nghiên cứu “Các nước đang phát triển và hợp tác về công nghệ, 10 doanh nghiệp điển hình” (WBCSD, 2002) và từ trang web của WBCSD (www.wbcsd.org). Cuối cùng, báo cáo cũng đề cập đến những nghiên cứu và phát hiện trong báo cáo năm 1992 của OECD có tên “Các vấn đề về thương mại trong chuyển giao công nghệ sạch”, đây là một nghiên cứu về vai trò của các chính sách thực tiễn liên quan đến thương mại trong chuyển giao công nghệ sạch. 3 Ngoài những điển hình có trong báo cáo năm 1992 của OECD này thì không một báo cáo nào khác tập trung đặc biệt tới các vấn đề thương mại. 2 Các nghiên cứu IEA/OECD và IPPC chủ yếu tập trung vào các công nghệ nhằm giảm khí thải nhà kính (GHG), các báo cáo CESST và WBCSD bao trùm một loạt hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, xử lý chất thải rắn, trữ nước và nông nghiệp và quản lý môi trường. 3 Nghiên cứu khảo sát một số công nghệ được mua bán trên thị trường quốc tế, từ đó xem xét việc liệu các chính sách liên quan đến thương mại và thực tiễn có ảnh hưởng thực sự (và ảnh hưởng tới mức độ nào) đến việc chuyển giao những công nghệ này. Việc điều tra bao gồm rất nhiều cuộc phỏng vấn những nhà nhập khẩu và xuất khẩu chính. 4 1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH MẤU CHỐT TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 1.1. Công nghệ thân thiện môi trường là gì? Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương trình nghị sự 21 như sau 4 : “Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm và phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế”. Công nghệ thân thiện môi trường trong bối cảnh ô nhiễm là “công nghệ quy trình và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm. Nó cũng bao gồm cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát sinh ra. Các công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ mà là toàn bộ hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và quản lý. Điều này có nghĩa là khi đàm phán về chuyển giao công nghệ, thì cũng cần phải đề cập đến nguồn nhân lực và xây dựng năng lực tại chỗ trong lựa chọn công nghệ, bao gồm cả các vấn đề thuộc về giới. Công nghệ thân thiện môi trường phải phù hợp với những ưu tiên về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia. Khái niệm về công nghệ thân thiện môi trường mang tính tương đối và quy chuẩn. Thuật ngữ này hàm ý rằng những công nghệ đã được chọn sẽ hoàn thành các mục tiêu chứ không chỉ là tạo điều kiện cho một quá trình công nghiệp, giám sát, thương mại hay nội địa, đồng thời sẽ mang lại những lợi ích và giá trị sử dụng rộng lớn hơn chứ không chỉ là về năng suất (UNCTAD, 1997a). Đây là một khái niệm luôn tiến hóa: một công nghệ ngày hôm nay có thể làm giảm ô nhiễm và giảm mức sử dụng tài nguyên, vẫn có thể trở thành một công nghệ “bẩn” chỉ sau vài năm, khi có nhiều công nghệ tiên tiến hơn ra đời. Vì vậy, duy trì quá lâu những công nghệ được coi là “sạch” của ngày hôm nay (ví dụ như giảm hoặc áp dụng thuế ưu đãi) có thể sẽ trì hoãn những phát minh mới hoặc làm lệch hướng các quyết định đầu tư và thương mại hướng tới những công nghệ ít sạch hơn mà không phải là các loại công nghệ có thể có được nhờ đổi mới và tiến bộ công nghệ (OECD, 2001b). 4 Chương trình nghị sự 21, chương 34. 5 1.2. Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường có khác gì chuyển giao các công nghệ khác? Trong khuôn khổ nội dung, các tài liệu và các nghiên cứu thực tế đã được đề cập đến đều không cho thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường và chuyển giao các công nghệ khác.Ví dụ, có một chút khác biệt về động lực chính trong phát triển và chuyển giao công nghệ, về vấn đề tài chính và địa điểm các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển, mặc dù những khác biệt nhỏ này cũng không ảnh hưởng đến những khía cạnh liên quan đến thương mại trong chuyển giao. Những điểm khác biệt chính sẽ được trình bày dưới đây và được tóm tắt trong Bảng 1. Khuôn khổ áp dụng công nghệ thân thiện môi trường có tính điều tiết rất cao, từ luật pháp về xử lý rác thải và nước thải cho đến việc thay thế chất CFC theo Nghị định thư Montreal. Vì vậy mà công nghệ thân thiện môi trường cần có phạm vi rộng và tập trung vào đánh giá tính hợp lý và khả năng thành công của nó. Phạm vi này không chỉ bao gồm các nhu cầu (nhu cầu về môi trường và các nhu cầu khác) của người sử dụng sau cùng, mà còn bao gồm những mục tiêu định trước về môi trường mà những thành viên chính – chủ yếu là chính phủ các nước – đã đặt ra. Trong một số trường hợp, yêu cầu của nhà cung cấp tư nhân và của người sử dụng công nghệ sau cùng có thể không thống nhất với nguyện vọng của chính phủ của nước tiếp nhận công nghệ. Điều này có thể xảy ra với trường hợp của công nghệ thân thiện môi trường vì những tiêu chuẩn để dẫn đến thành công ở tầm chính phủ thường rộng hơn. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chỉ ra rằng “sẽ có rất ít quốc gia chọn một công nghệ đắt tiền hơn nếu như lợi ích duy nhất mà công nghệ đó mang lại là phòng tránh những hiệu ứng xấu có thể có đối với sự thay đổi khí hậu. Mặc dù vậy, công nghệ đó có thể mang lại cho ta lợi ích có liên quan, ví dụ như giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước”. Những lợi ích này thường không có được tức thì hay có thể chứng minh được. Hơn nữa, thời gian để chúng trở thành hiện thực có thể lâu hơn khoảng thời gian có thể chấp nhận đuợc, nếu như không tính đến lợi ích công cộng. Nếu so với chuyển giao công nghệ nói chung thì việc chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường phụ thuộc vào quỹ công cộng nhiều hơn là đầu tư tư nhân. Vì vậy mà xu hướng chung chuyển giao công nghệ dựa vào nguồn tài chính từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân sẽ có ảnh hưởng không cân xứng với công nghệ hợp lý đối với môi trường. Các nước chậm phát triển so với các nước khác vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện tất cả các loại chuyển giao công nghệ, và điều này càng đúng hơn trong trường hợp công nghệ thân thiện môi trường (IEA/OECD, 2001). Không như những loại công nghệ khác, công nghệ thân thiện môi trường thường phải có quỹ “gieo giống” công cộng làm đòn bẩy để các công ty bắt đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Hơn nữa, nhiều loại công nghệ thân thiện môi trường được phát triển và thương nghiệp hóa bởi các công ty vừa và nhỏ mà các công ty này lại thường phải dựa vào sự hỗ trợ được kết cấu để phát triển thị trường cả trong và ngoài nước (UNCTAD, 2000). 6 Thêm nữa, công nghệ thân thiện môi trường thường có địa chỉ ứng dụng rất chính xác. Điều này là do môi trường vật lý cũng như phương thức mà con người tác động đến môi trường này ở các nước là khác nhau. Về phần mình, những phương thức này đã ăn sâu vào phong tục và văn hóa xã hội nơi đó. Điều đặc biệt này cho ta thấy để có thể thành công thì công nghệ thân thiện môi trường phải được thích ứng với môi trường cũng như văn hóa của từng địa phương. Bảng 1. Những điểm giống và khác nhau giữa công nghệ thân thiện môi trường và các loại công nghệ khác Công nghệ thân thiện môi trường Công nghệ khác Động lực chính Luật pháp, chính sách công, các thỏa thuận môi trường đa phương Các lực lượng thị trường: nhu cầu, cạnh tranh, sản xuất đình trệ, v.v… Tài chính Quỹ công là rất quan trọng Phần lớn là quỹ tư nhân, bao gồm tiền lãi tái đầu tư, nguồn vốn mạo hiểm và buôn bán cổ phần Địa điểm nghiên cứu và phát triển Chủ yếu là ở các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và phát triển và phòng thí nghiệm công Chủ yếu là ở các doanh nghiệp Cơ chế chuyển giao Chuyển giao đến khu vực tư nhân; cộng tác giữa nhà nước và tư nhân có vai trò ngày càng cao (ví dụ như hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp) Các cơ cấu mới thông qua hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các công ty, cũng như cộng tác giữa công ty với các cơ quan nghiên cứu và phát triển công Thương mại hóa Ngày càng tư nhân hơn; nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia; cần có cơ cấu và đòn bẩy hỗ trợ Nói chung là tư nhân Ứng dụng Thường là những ứng dụng dành riêng cho một khu vực hay địa điểm nào đó, một số công nghệ thân thiện môi trường có thể được ứng dụng trên toàn thế giới (ví dụ như chất thay thế cho CFC) Ngày càng rộng rãi trên toàn cầu Chuyển giao đến các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi Thương mại hóa tư nhân; viện trợ phát triển chính thức; đôi khi do quỹ từ những nguồn đa phương (ví dụ như Quỹ Đa phương theo Nghị định thư Montreal, quỹ GEF) Gần như hoàn toàn thông qua thương mại hóa tư nhân Nguồn: UNCTAD (2003) 7 2. NHỮNG KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHÍNH Có ba cách cơ bản để một công ty khai thác công nghệ của mình ở nước ngoài và, vì vậy, cũng có ba cách khác nhau để một nước tiếp nhận công nghệ. Những kênh này có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là: • Thông qua thương mại: chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua thương mại là khi một nước nhập khẩu hàng hóa trung gian chất lượng cao hơn (cao hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước) để sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Công trình nghiên cứu thực hiện bởi Hakura và Jaumotte (1999) và sau đó là OECD (2000), sử dụng số liệu của 87 quốc gia, đã kết luận rằng thương mại thực sự là một kênh chuyển giao công nghệ quốc tế cho những nước đang phát triển. Tuy nhiên, có vẻ như thương mại trong nội bộ một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn thương mại giữa các ngành công nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ. Thương mại trong một ngành phát triển hơn ở những nước phát triển, còn thương mại giữa các ngành lại chiếm ưu thế hơn trong thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Vì vậy mà ý nghĩa tức thì của những phát hiện đó là các nước đang phát triển sẽ ít được hưởng chuyển giao công nghệ thông qua thương mại hơn so với các nước phát triển. • Thông qua đầu tư: một công ty có thể thiết lập cơ sở ở nước ngoài để tự mình khai thác công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những phương thức quan trọng nhất trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nguồn lợi mà ta không có được khi sử dụng những phương thức chuyển giao khác. Ví dụ, một nguồn đầu tư không chỉ bao gồm công nghệ đơn thuần mà còn bao gồm “cả gói”, kể cả kinh nghiệm quản lý và khả năng kinh doanh cũng được chuyển giao qua các chương trình đào tạo và phương thức học thông qua thực hành. Hơn nữa, nhiều công nghệ và những bí quyết khác được chi nhánh của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) sử dụng thường không có sẵn trên thị trường, mà chỉ có ở trong chính các doanh nghiệp đó. Đồng thời, kể cả nếu một số công nghệ đã có sẵn trên thị trường, thì chúng chỉ có thể được sử dụng một cách có giá trị hơn hoặc ít tốn kém hơn ở chính công ty đã phát triển ra công nghệ đó so với các công ty khác. • Thông qua li-xăng: một công ty có thể cấp phép sử dụng công nghệ (li-xăng) của mình cho một khách hàng ở nước ngoài để họ nâng cấp sản phẩm của họ. Quá trình thâm nhập thành công vào thị trường nước ngoài đôi khi chỉ có thể dựa trên xuất khẩu. Những rào cản thuế quan và phi thuế quan, chính sách của Chính phủ hay môi trường đầu tư chung có thể khiến cho việc xuất khẩu trở nên tốn kém. 8 Ngoài ra, đối với một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành dịch vụ, thương mại có thể là một phương thức phức tạp để khai thác những công nghệ hay năng lực quản lý tốt hơn của một công ty ở nước ngoài. Trong trường hợp đó, công ty có thể lựa chọn việc cấp phép sử dụng công nghệ của mình cho một công ty bản địa. Khung 1. Những kênh chính cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI Những kênh chính để chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài thường trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hiện tượng lan tỏa, bao gồm: Liên kết theo chiều dọc: Các doanh nghiệp đa quốc gia có thể chuyển giao công nghệ cho các công ty cung ứng cho họ hàng hóa trung gian, hoặc cho những khách hàng mua sản phẩm của họ. Liên kết theo chiều ngang: Các công ty bản địa trong cùng một ngành công nghiệp hoặc cùng một giai đoạn sản xuất có thể áp dụng công nghệ thông qua mô phỏng, hoặc buộc phải cải tiến công nghệ của họ vì sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp đa quốc gia ngày càng tăng. Di trú lao động: Công nhân được đào tạo hoặc đã từng làm việc cho chi nhánh của doanh nghiệp đa quốc gia có thể chuyển giao kiến thức của mình cho các công ty bản địa khác khi chuyển sang công ty khác hoặc tự thành lập cơ sở kinh doanh. Quốc tế hóa nghiên cứu và phát triển: Khi được đặt ở nước ngoài, hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty đa quốc gia có thể đóng góp cho việc tạo ra khả năng sản sinh kiến thức bản địa xuất phát từ thuộc tính hàng hóa phần nào có tính chất chung có liên quan tới các hoạt động của họ. Nguồn: OECD (2002) 2.1. Chuyển giao công nghệ thông qua thương mại hàng hóa và dịch vụ Công nghệ không chỉ bao gồm những yếu tố “phần cứng” như máy móc và thiết bị trong khâu sản xuất, mà còn cả những yếu tố “phần mềm”, bao gồm kiến thức khoa học và công nghệ, kỹ năng, bí quyết và các cách bố trí về mặt tổ chức và thể chế tạo thành có liên quan, cũng như hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất. Khi những yếu tố này được mua và bán ra ngoài ranh giới công ty, thì chúng tượng trưng cho dòng công nghệ thông qua hàng hóa và dịch vụ. 9 Chuyển giao công nghệ thông qua hàng hóa và dịch vụ thường liên kết với nhau theo nhiều cách. Ở một mức độ đơn giản, một bộ phận của phần cứng thường không dễ thích ứng nếu không có sách hướng dẫn kèm theo hoặc đào tạo nhân sự, và tương tự, việc đào tạo trong các quy trình công nghiệp thường kèm theo một số phương thức tiếp cận đến phần cứng. Có bốn phương thức khác nhau cho việc chuyển giao công nghệ thông qua thương mại được vạch ra thông qua các ví dụ ở bảng 2 dưới đây. Các ví dụ này cũng chứng tỏ tầm quan trọng của những mối quan hệ giữa hàng hóa và dịch vụ. Làm thế nào để tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ mang lại lợi ích cho việc chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường? Những khó khăn trong việc xác định công nghệ thân thiện môi trường đã chồng lên những khó khăn về việc xác định hàng hóa và dịch vụ môi trường. Ví dụ, một trong những vấn đề đó là động lực kép vốn là bản chất của nhiều loại công nghệ sạch hơn. Những ví dụ của ngành công nghiệp hóa chất bao gồm việc sử dụng máy trộn nhằm giảm sự hình thành cặn bùn trong thùng chứa, phát hiện rò rỉ, dọn rửa ống chuyển nhiệt và kiểm soát phản ứng tốt hơn nhằm loại bỏ những điểm nóng và lạnh hoặc đẩy nhanh phản ứng. Lựa chọn này có thể kinh tế hơn là biện pháp “đầu cuối”, và vì ở đây sự ô nhiễm được giải quyết như là một cách sử dụng tài nguyên, nên việc giảm chi phí cho những tài nguyên (gây ô nhiễm) sẽ được tính cùng với chi phí của những tài nguyên khác. Trong những trường hợp như vậy, rất khó có thể phân biệt những thay đổi được thúc đẩy bởi động cơ môi trường với những thay đổi bởi động cơ tiết kiệm kinh phí. Bảng 2. Các phương thức chuyển giao công nghệ thông qua thương mại Phương thức Nhập khẩu hàng hóa Nhập khẩu dịch vụ Chuyển giao kỹ thuật Trong cuộc tập huấn dành cho người vận hành tại Trung Quốc, họ đã được cung cấp kỹ năng và kỹ thuật sử dụng lò hơi nóng một cách hiệu quả, sử dụng trang thiết bị cơ bản được nhập khẩu từ Nhật Bản. Quá trình đó có thể được thích ứng với những lò hơi sẵn có nhờ việc tập huấn đầy đủ và tiếp cận tới thiết bị cơ bản (IPCC, 2000). Chương trình GEF đã cấp kinh phí cho các quốc gia đang phát triển để đầu tư cho các buổi tập huấn kỹ thuật được tổ chức bởi công ty tư vấn năng lượng Hà Lan và công ty này cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo về việc sử dụng chiếu sáng có hiệu quả (IPCC, 2000). Chuyển giao thiết kế và mô hình Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Ấn Độ, với kinh phí một phần từ viện trợ của Đức và Thụy Sỹ, đã mua trang thiết bị cơ bản nhằm chế tạo tủ lạnh không gây hại cho tầng ôzôn trong dự án “Ecofrid”. Các Dưới những chính sách tài chính ưu đãi, Công ty Totalgaz đã xuất khẩu 6kg chai làm bằng butan và lò hơi cho Sê-nê-gan và nước này nhờ đó đã giảm bớt việc phá rừng cũng như sử dụng than củi. Lò hơi ở đây được 10 [...]... thông tin ở các nước đang phát triển đã khiến cho các chính phủ và người sử dụng lệch lạc trong lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường, đã hạn chế đào tạo trong sử dụng và tiếp thị các công nghệ thân thiện môi trường, và cản trở sự phát triển hợp tác công- tư hỗ trợ chuyển giao công nghệ sạch Việc không có thông tin giữa các cơ quan đa biên và các bên tài trợ về các nhu cầu công nghệ hay các bên nhận... chuyển giao li-xăng giữa các hãng, thầu phụ và chuyển nhượng thương hiệu FDI tìm kiến thị trường FDI thúc đẩy chuyển giao các công nghệ sạch bằng cách tìm kiếm các thị trường mới cho công nghệ thân thiện môi trường Một thí dụ của việc công nghệ thân thiện môi trường tìm kiếm thị trường là giới thiệu các hệ thống quang điện (điện mặt trời) ở Kenya, quá trình được bắt đầu khi các kỹ sư Hoa Kỳ phát hiện... định môi trường Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng quy định môi trường là nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển, và thương mại, các công nghệ thân thiện môi trường Các quy định môi trường nghiêm ngặt sẽ nuôi dưỡng sự phát triển các công nghệ và tạo ra các thị trường công nghệ Một điều cũng được thừa nhận rộng rãi là quy định và việc thực thi môi trường nghiêm ngặt là những động cơ chính để các hãng... hóa môi trường và các sản phẩm liên quan, bao gồm cả những sản phẩm liên quan đến các dịch vụ môi trường Ngược lại, các mức thuế thấp có thể tác động tốt đến việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường dó hạ thấp được giá thành tương đối của chúng so với các công nghệ khác ở các nước nhập khẩu Tầm quan trọng của việc giảm thuế xuất nhập khẩu đánh vào các hàng hóa và dịch vụ môi trường. .. kênh chuyển giao công nghệ chính Các chính sách nuôi dưỡng cạnh tranh và giảm những rào cản thâm nhập thị trường cũng góp phần cho phát triển và chuyển giao các công nghệ sạch Các thỏa thuận tự nguyện va các hợp tác giữa tư nhận và khu vực công cũng đóng góp thúc đảy chuyển giao công nghệ sạch 2 Các chính sách và hoạt động liên quan đến thương mại Hạ mức thuế và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các. .. này, các công ty tư nhân đã tìm thấy các cơ hội có lợi để cung cấp năng lượng nhiên liệu phi hóa thạch và chuyển giao công nghệ sạch 3.3 Các chính sách và hoạt động liên quan đến thương mại Chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ sạch một cách trực tiếp trong các lĩnh vực khác nhau Một lọat điều khoản trong các thỏa thuận WTO có đề cập đến nhu cầu để chuyển giao công nghệ được... dẫn tới chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường Nỗ lực nghiên cứu đã tạo ra các luồng dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ (các chuyên gia Nhật Bản hoạt động cùng với các đối tác Inđônêxia ở Java), dưới dạng xuất khẩu xi măng sợi tự nhiên sang Colombia từ các nhà sản xuất Inđônêxia trong nước Đặc điểm của các điều kiện môi trường địa phương cũng đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường Chuyển. .. cực, và qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ, trong một số hoàn cảnh khác, chúng có thể là các rào cản cho chuyển giao công nghệ Trong số những nhân tố này, chỉ có một số có liên quan trực tiếp đến thương mại Tuy nhiên chúng không thể dễ dàng tách rời khỏi các nhân tố khác được nêu trong các tài liệu và xuất hiện trong các nghiên cứu liên quan đến tất cả các loại chuyển giao công nghệ, như tiếp cận thông... cho chuyển giao các công nghệ thân thiện môi trường Ví dụ như Sáng kiến Công nghệ khí hậu, được phát triển tthông qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế bao hàm nhiều hành động góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, như thành lập các kế họach phát triển công nghệ và tư vấn quốc gia, tăng cường các thị trường cho các công nghệ mới xuất hiện cad thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và nghiên cứu và triển khai công. .. và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường Bổ sung cho các biện pháp mệnh lệnh và kiểm tra, các công cụ thị trường đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ sạch Đồng thời, những khuyến khích và không khuyến khích cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư vào, và nhập khẩu các công nghệ “sạch” thay vì các công nghệ “gây bẩn” Khu vực tư nhân là động lực chính của đổi mới công nghệ . liên quan dến các khía cạnh thương mại của các chuyển giao công nghệ sạch: các kênh chuyển giao các công nghệ đó và các nhân tố liên quan đến chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ thân. đề: Các khía cạnh liên quan tới thương mại trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 GIỚI THIỆU 3 1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH MẤU CHỐT TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN. THIỆN MÔI TRƯỜNG 5 1.1. Công nghệ thân thiện môi trường là gì? 5 1.2. Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường có khác gì chuyển giao các công nghệ khác? 6 2. NHỮNG KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Ngày đăng: 27/10/2014, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w