1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ke hoach ca nhan toan 9 ca mau

6 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 34,74 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THCS VỒ DƠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỦA CÁ NHÂN Năm học 2011 – 2012 - Họ tên giáo viên : Bùi Văn Huy - Năm tốt nghiệp : 2010 – Hệ đào tạo: Đại học từ xa - Bộ môn : Toán 9 - Giảng dạy các lớp : + Học kì I : …………… + Học kì II : ……………… I. KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM (hoặc kết quả của từng bộ môn năm học trước) Môn Lớp 9 Lớp …. Lớp …. % TB trở lên % TB trở lên % TB trở lên Toán II. CHỈ TIÊU BỘ MÔN Môn Lớp (% TB trở lên) Lớp (% TB trở lên) Lớp (% TB trở lên) Ghi chú Chỉ tiêu Chỉ tiêu cuối năm Chỉ tiêu Chỉ tiêu cuối năm Chỉ tiêu Chỉ tiêu cuối năm HKI KQ HKI KQ HKI KQ (TB : Trung bình; HKI : Học kì I; KQ : Kết quả) III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG BỘ MÔN - Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; - Luôn gần gũi sát sao tới từng đối tượng học sinh để uốn nắn kịp thời. Tích cực tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để động viên giúp đỡ các em trong học tập. 1 - Thường xuyên kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường- gia đình- xã hội. Tạo điều kiện cho các em giúp đỡ nhau trong học tập . - Hàng tuần, hàng tháng tổ chức bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu - kém theo kế hoạch của tổ, của trường. - Đặt ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong các môn học do mình phụ trách. - Có đầy đủ hồ sơ, giáo án, soạn bài kỹ càng, ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ; Hạn chế tối đa việc dạy chay. - Luôn tìm tòi phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tránh áp đặt kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, động viên khuyến khích kịp thời. - Chấp hành tốt nội quy của ngành, qui chế chuyên môn trong công tác dạy - Tích cực học hỏi đồng nghiệp và học hỏi qua các nguồn khác nhau để nâng cao hiệu quả của việc dạy học. IV. DANH HIỆU CÁ NHÂN ĐĂNG KÍ CUỐI NĂM ĐẠT : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở V. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN - ĐẠI SỐ 9 Chủ đề hoặc chương Mức độ cần đạt (chuẩn kiến thức, kĩ năng) Thời gian và hình thức kiểm tra (15’, 1V…) CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA Về kiến thức : - Hiểu khái niệm căn bậc hai của một số không âm, ký hiệu căn bậc hai, phân biệt đựoc căn bậc hai dương và căn bậc âm của cùng một số dương, định nghĩa căn bậc hai số học. - Hiểu được khái niệm căn bậc ba của một số thực. Về kĩ năng: - Tính được căn bậc hai của một số hoặc biểu thức là bình phương của một số hoặc bình phương của một biểu thức khác. - Thực hiện được các phép tính về căn bậc hai: khai phương một tích và nhân các căn thức bậc hai, khai phương một thương và chia các căn thức bậc hai. - Thực hiện được các phép biến đổi đơn giản về căn bậc hai: đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong dấu căn, khử mẫu của biểu thức lấy căn, trục căn thức ở mẫu. - Biết dùng bảng số và máy tính bỏ túi để tính căn bậc hai của một số dương cho trước. - Tính được căn bậc ba của một số biểu diễn được thành lập phương của một số khác. Kiểm tra miệng Tuần 2 tiết 5. Kiểm tra 15’ Tuần 9 tiết 18. Kiểm tra 45’ chương 1 HÀM SỐ BẬC NHẤT Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm và tính chất của hàm số bậc nhất. Kiểm tra miệng Tuần 12 - Tiết 24. Kiểm tra 15’ 2 - Hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a 0). - Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước. Về kỹ năng: Biết cách vẽ đúng đồ thị của hàm số y = ax + b (a 0) Tuần 15. Kiểm tra 45’ chương II Tiết * Tuần 17 - Tiết 31, 32. Kiểm tra học kì I(Cả ĐS và hình học). HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Về kiến thức : - Hiểu khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải phương trình bậc nhất hai ẩn. - Hiểu khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm cảu hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Về kỹ năng: - Vận dụng được hai phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: Phương pháp cộng đại số, phương pháp thế. - Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. - Vận dụng được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Kiểm tra miệng Tuần 21-Tiết 39. Kiểm tra 15’ Tuần 24 -Tiết 46.Kiểm tra 45’ chương 3 HÀM SỐ y = ax 2 (a ≠ 0). PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN SỐ Về kiến thức: - Hiểu các tính chất của hàm số y = ax 2 . - Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn. - Hiểu và vận dụng được định lí Vi-ét để tính nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn, tìm hai số biết tổng và tích của chúng. - Biết nhận dạng phương trình đơn giản quy về phương trình bậc hai và biết đặt ẩn phụ thích hợp để đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai đối với ẩn phụ. Về kỹ năng: - Biết vẽ đồ thị hàm số y = ax 2 với giá trị bằng số của a. - Vận dụng được cách giải phương trình bậc hai một ẩn, đặc biệt là công thức nghiệm của phương trình đó (nếu phương trình có nghiệm). Kiểm tra miệng Tuần 28 - tiết 54. Kiểm tra 15’ Tuần 31-Tiết 59. Kiểm tra 45’ Tuần 35 ĐS + HH Tiết 66 – 67. Kiểm tra HKII 3 ≠ ≠ - Giải được một số phương trình đơn giản quy về phương trình bậc hai. - Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải phương trình bậc hai một ẩn. - Vận dụng được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN - HÌNH HỌC 9 Chủ đề hoặc chương Mức độ cần đạt (chuẩn kiến thức, kĩ năng) Thời gian và hình thức kiểm tra (15’, 1V…) HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG Về kiến thức: - Hiểu cách chứng minh hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. - Hiểu các định nghĩa: sin α , cosα, tan α, cotα. - Biết mối liên hệ giữa tỉ số lượng giác của các góc phụ nhau. - Hiểu cách chứng minh các hệ thức giữa cạnh và các góc của tam giác vuông. Về kỹ năng: - Vận dụng được các hệ thức đó để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế. - Vận dụng được các tỉ số lượng giác để giải bài tập. - Biết sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi tính tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước hoặc tím số đo góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc đó. - Biết cách “đo” chiều cao và khoảng cách trong tình huống thực tế có thể được. Kiểm tra miệng Tuần 7 - Tiết 13. Kiểm tra 15’ Tuần 10 - Tiết 19. Kiểm tra 45’ chương 1 ĐƯỜNG TRÒN Về kiến thức: - Hiểu định nghĩa đường tròn, hình tròn. - Hiểu các tính chất của đường tròn. - Hiểu sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn. - Hiểu khái niệm cung và dây cung. - Hiểu được tâm đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó. Hiểu được quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây, các mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. - Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn qua các hệ thức tương ứng (d<R, d>R, d = r + R, …) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra. Tuần 13- tiết *. Kiểm tra 15’ Tuần 17 Tiết 31, 32. Kiểm tra học kì I(Cả ĐS và hình học). 4 - Hiểu đựơc các khái niệm tiếp tuyến của đường tròn, hai đường tròn tiếp xúc trong, tiếp xúc ngoài. Dựng được tiếp tuyến của đường tròn đi qua một điểm cho trước ở trên hoặc ở ngoài đường tròn. - Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. - biết khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác. Về kỹ năng: - Biết cách vẽ đường tròn qua hai điểm và ba điểm cho trước. Từ đó biết cách vẽ đường tròn ngoại tiếp một tam giác. - Ứng dụng vẽ một đường tròn theo điều kiện cho trước, cách xác định tâm đường tròn. - Biết cách tìm mối liên hệ giữa đường kính và dây cung, dây cung và khoảng cách tử tâm đến dây; áp dụng các điều này vào giải toán. - Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn và đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2. - Vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập và một số bài toán thực tế. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN Về kiến thức: - Hiểu khái niệm góc ở tâm, số đo của một cung. - Nhận biết được mối liên hệ giữa cung và dây để so sánh được độ lớn của hai cung theo hai dây tương ứng và ngược lại. - Hiểu khái niệm góc nội tiếp, mối liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn. - Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn, biết cách tính số đo của các góc trên. - Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc”. - Hiểu định lí thuận và định lí đảo về tứ giác nội tiếp. Về kỹ năng: - Ứng dụng giải được bài tập và một số bài toán thực tế. - Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập. - Vận dung quỹ tích cung chứa góc α vào bài toán quỹ tích và dựng hình đơn giản. Kiểm tra miệng Tuần 22-Tiết 41. Kiểm tra 15’. Tuần 26-Tiết *. Kiểm tra 15’ Tuần 31- tiết 57. Kiểm tra 45’ chương 3 5 - Vận dụng được các định lí để giải bài tập liên quan đến tứ giác nội tiếp. - Vận dụng được các công thức tính độ dài đường tròn, độ dài cung tròn, diện tích hình tròn và diện tích hình quoạt tròn để giải bài tập. HÌNH TRỤ. HÌNH NÓN. HÌNH CẦU Về kiến thức: - Qua mô hình, nhận biết được hình trụ, hình nón, hình cầu và đặc biệt là các yếu tố: đường sinh, chiều cao, bán kính có liên quan đến việc tính toán diện tích và thể tích các hình. Về kỹ năng: - Biết các công thức diện tích xung quanh và thể tích các hình, từ đó vận dụng vào việc tính toán diện tích, thể tích các vật có cấu tạo từ các hình nói trên. Tuần 31- tiết 59. Kiểm tra 45’ Tuần 35- tiết 66, 67. Kiểm tra cuối năm Duyệt của hiệu trưởng ………………………………………… ………………………………………… Vồ dơi, ngày…….tháng………năm 2011 HIỆU TRƯỞNG Vồ dơi, ngày…….tháng………năm 2011 NGƯỜI LÀM KẾ HOẠCH (Giáo viên kí tên và ghi rõ họ tên) 6 . Hiểu ca ch chứng minh hệ thức về ca nh và đường cao trong tam giác vuông. - Hiểu ca c định nghĩa: sin α , cosα, tan α, cotα. - Biết mối liên hệ giữa tỉ số lượng giác của ca c. giác của ca c góc phụ nhau. - Hiểu ca ch chứng minh ca c hệ thức giữa ca nh và ca c góc của tam giác vuông. Về kỹ năng: - Vận dụng được ca c hệ thức đó để giải toán và. hiện được ca c phép tính về căn bậc hai: khai phương một tích và nhân ca c căn thức bậc hai, khai phương một thương và chia ca c căn thức bậc hai. - Thực hiện được ca c phép

Ngày đăng: 27/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w