Mục đích nghiên cứu:Đánh giá khả năng lắp đặt, bố trí bộ cung cấp LPG cho động cơ diesel. Tìm tỷ lệ cung cấp tối ưu và phối hợp cung cấp nhiên liệu LPG với diesel. Lượng hóa tác động của lưỡng nhiên liệu dieselkhí hóa lỏng (LPG) đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và phát thải của động cơ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng hơn 2.000 xe bus các loại (chưa kể các xe bus liên tỉnh và các xe bus của các đơn vị tư nhân) và hầu hết các xe này đều đang chạy bằng động cơ diesel. Trong đó số lượng xe bus được trang bị động cơ diesel D1146TI chiếm đa số (khoảng 700 xe). Vì lý do đó, việc chọn động cơ D1146TI làm đối tượng nghiên cứu là phù hợp với mục tiêu và tính thực tiễn của đề tài.2.Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu lắp đặt, chế tạo các kết cấu phụ trợ hệ thống cung cấp LPG cho động cơ diesel truyền thống.Đánh giá bằng lý thuyết và thực nghiệm đặc tính của động cơ ở các tỷ lệ LPG khác nhau.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, số lượng các phương tiện giao thông ở Hà Nộităng nhanh Năm 2001, thành phố có gần 1 triệu xe máy và hơn 100.000 ô tô Cuốinăm 2007, con số này đã tăng gấp đôi, với khoảng 1,9 triệu xe máy và 200.000 ô tô.Tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông giai đoạn 2001-2007 là 12%/nămđối với xe ô tô, 15%/năm đối với xe máy [3] Nguyên nhân của sự gia tăng này là
do phát triển kinh tế và mở rộng quy mô dân số, làm tăng nhu cầu đi lại Theo đánhgiá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây rachiếm tỷ lệ khoảng 70% Lưu lượng xe lớn và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưatốt (hàm lượng benzen khoảng 5% so với 1% ở các nước trong khu vực; hàm lượnglưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực)ngoài ra còn nhiều khí thải độc hại khác như: CO, NOx, PM,… là những nguyênnhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm
Qua thực tế lấy mẫu khảo sát tại các trạm đăng kiểm và phân tích mẫu (Đề
tài nghiên cứa khoa học cấp thành phố mã số 01C-09/06-99-2: "Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường Hà nội do các phương tiện giao thông đô thị gây nên.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường") có thể sơ bộ đánh giá chất
lượng các loại ôtô đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội (theo tiêu chuẩn TCVN
6436-1998 và TCVN 6438-6436-1998 ở mức cao nhất) thì có tới 80% số xe ôtô lắp động điezel(chủ yếu là xe bus), gần 20% số xe ôtô lắp động cơ xăng và khoảng 37% số xe máyđang lưu hành ở Hà Nội không đạt yêu cầu về một trong các tiêu chuẩn cho phép.Cũng qua những số liệu cụ thể trong bản báo cáo nói trên thì có thể khẳng định mức
độ ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn trong nước ta là đáng báo động
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải gây rachúng ta phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, chẳng hạn như: siết chặt tiêuchuẩn khí phát thải đối với các loại phương tiện lưu thông (từ ngày 01 tháng 07 năm
2007, toàn bộ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ phải tuân thủ theo
Trang 2tiêu chuẩn EUROII về khí thải); nâng cao phẩm cấp của nhiên liệu truyền thốngbằng cách sử dụng công nghệ hiện đại xử lý sâu trong các nhà máy lọc dầu kết hợpvới việc sử dụng động cơ thế hệ mới hoặc sử dụng các loại nhiên liệu “sạch” …
Ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt nam các chương trình phát triểnnhiên liệu sạch đang rất được quan tâm như sử dụng biodiesel, sử dụng nhiên liệuxăng, diesel pha ethanol, sử dụng nhiên liệu LPG, nước, pin nhiên liệu, lưỡng nhiênliệu LPG/diesel, autogas,… Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch trên cho cácphương tiện vận tải ngoài việc đa dạng hoá nguồn năng lượng còn góp phần đáng kểvào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong gây ra Tuynhiên do lượng nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện vận tải là rất lớn (ở Việtnam tính đến năm 2010 là khoảng hơn 12 triệu tấn ) do đó nguồn nguyên liệu cần có
để sản xuất các loại nhiên liệu sạch là vấn đề cần quan tâm Chính vì vậy tại mỗinước đều có chính sách ưu tiên phát triển loại nhiên liệu sạch đi từ nguồn nguyênliệu mà họ có thế mạnh (ví dụ: ở Mỹ sử dụng nhiên liệu biodiesel đi từ dầu đậutương, ở Malayxia sử dụng nhiên liệu biodiesel đi từ dầu cọ, ở các nước Châu Âu sửdụng biodiesel đi từ dầu hạt cải, ở Braxin sử dụng nhiên liệu là ethanol E85, ở Việtnam chúng ta đang xây dựng Đề án phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) và các dự
án phát triển nguồn nguyên liệu sử dụng cho NLSH năm 2015 và tầm nhìn 2025…)
Xét về mặt năng lượng và môi trường cũng như nguồn nguyên liệu ở Việtnam thì việc sử dụng khí thiên nhiên để chạy phương tiện giao thông về lâu dài làtối ưu nhất Khí thiên nhiên ở nước ta có trữ lượng lớn và chúng ta đang khai thác
để cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Mặtkhác một khối lượng lớn khí thiên nhiên thu được từ các mỏ dầu đã và sắp khai tháccủa ta hứa hẹn một nguồn năng lượng sạch dồi dào để phát triển kinh tế quốc dântrong đó có ngành giao thông vận tải Tuy nhiên việc sử dụng khí, phân phối khíthiên nhiên gia dụng trong thành phố chưa được thiết lập Vì vậy trong điều kiệncủa nước ta từ nay đến 2020, sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng LPG để chạy phươngtiện giao thông trong đô thị là phù hợp nhất Giải pháp này trước hết giúp chúng tachủ động được nguồn năng lượng mặc dù LPG không dồi dào như khí thiên nhiên
Trang 3Sản lượng khí đồng hành lớn của các nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máytách khí trong nước đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào nên khả năng độc lập trongviệc sản xuất nhiên liệu LPG của chúng ta cũng rất lớn Hiện nay chúng ta có nhàmáy sản xuất gas Dinh Cố với dự báo công suất nhà máy có khả năng duy trì mức
300 - 350 nghìn tấn LPG/ năm cho đến hết năm 2008, sau đó sẽ giảm dần xuốngmức 200 - 270 nghìn tấn/năm trong vòng 5 năm tiếp theo nếu không có điều chỉnh
gì về nguồn khí đầu vào Đầu năm 2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạtđộng và trong số các sản phẩm đầu ra của nhà máy, LPG dự tính sẽ có sản lượngkhoảng 348 nghìn tấn/ năm Trong tương lai gần nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ đivào hoạt động với dự kiến giai đoạn 2008 - 2010 là 436 nghìn tấn/năm, còn giaiđoạn 2011 - 2013 là 494 nghìn tấn/ năm
Mặt khác giá LPG nhập khẩu cũng rẻ hơn so với nhập khẩu nhiên liệukhoáng xăng hay diesel (giá nhập LPG khoảng 820 USD/tấn so với khoảng 1000USD/tấn xăng, diesel)
Trong thời gian vừa qua, để phục vụ cho các triển lãm Auto Petro 2002,
2003 và 2004, Viện dầu khí đã chuyển đổi 02 động cơ diesel cỡ nhỏ và vừa sử dụngLPG dạng đơn nhiên liệu Nhưng việc sử dụng dạng đơn nhiên liệu LPG cũng chưathực sự khả thi vì chi phí đầu tư ban đầu lớn do phải thay đổi hoàn toàn kết cấu củađộng cơ diesel (hiện nay trên thế giới chỉ có Australia là nước đầu tiên thay đổi toàn
bộ động cơ diesel của xe tải nặng sang sử dùng 100% nhiên liệu LPG) Để tiết kiệm
chi phí đầu tư ban đầu thì việc sử dụng công nghệ “chuyển đổi động cơ diesel từ dạng sử dụng đơn nhiên liệu diesel sang sử dụng dạng lưỡng nhiên liệu diesel/LPG” mà không cần thay đổi kết cấu của động cơ là phù hợp hơn cả và cũng
là công nghệ đang được nghiên cứu thử nghiệm ở các nước phát triển trên thế giới.Việc chuyển đổi thành công này có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, kỹ thuật và đảm bảotính khả thi cao
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc sử dụng lượng nhiên liệu diesel-khí hóa lỏng (LPG) đến tính năng và phát thải của động cơ diesel truyền
Trang 4thống” đáp ứng được tính khoa học và thực tiễn Nó xem xét đến các ảnh hưởng
tích cực của việc sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-khí hóa lỏng (LPG) trên động cơdiesel truyền thống Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việcchuyển đổi hàng loạt các động cơ diesel trang bị trên phương tiện giao thông vận tảinhư xe bus, xe tải …
Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Viện Cơ khíĐộng lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
1 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá khả năng lắp đặt, bố trí bộ cung cấp LPG cho động cơ diesel Tìm
tỷ lệ cung cấp tối ưu và phối hợp cung cấp nhiên liệu LPG với diesel Lượng hóa tácđộng của lưỡng nhiên liệu diesel-khí hóa lỏng (LPG) đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹthuật và phát thải của động cơ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng hơn 2.000 xebus các loại (chưa kể các xe bus liên tỉnh và các xe bus của các đơn vị tư nhân) vàhầu hết các xe này đều đang chạy bằng động cơ diesel Trong đó số lượng xe busđược trang bị động cơ diesel D1146TI chiếm đa số (khoảng 700 xe) Vì lý do đó,việc chọn động cơ D1146TI làm đối tượng nghiên cứu là phù hợp với mục tiêu vàtính thực tiễn của đề tài
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lắp đặt, chế tạo các kết cấu phụ trợ hệ thống cung cấp LPG chođộng cơ diesel truyền thống
Đánh giá bằng lý thuyết và thực nghiệm đặc tính của động cơ ở các tỷ lệLPG khác nhau
Trang 53 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu lắp đặt hệ thống cung cấp LPG cho động cơ hoàn chỉnh,tiến hành thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lưỡng nhiên liệudiesel/LPG đến tính năng và phát thải của động cơ được thực hiện trên cơ sở đốichứng Trong đó, nhiên liệu đối chứng là nhiên liệu diesel có sẵn trên thị trường.Ngoài ra các thử nghiệm đối chứng còn được tiến hành xen kẽ với quá trình thửnghiệm bền động cơ
* Thử nghiệm đối chứng
Thử nghiệm đối chứng động cơ chạy lưỡng nhiên liệu LPG/diesel với các tỉ
lệ LPG đưa vào khác nhau so với động cơ chạy nhiên liệu diesel từ đó đánh giá tínhnăng hoạt động và phát thải của động cơ
* Thử nghiệm bền:
Thử nghiệm bền được thực hiện trên động cơ diesel D1146TI hoàn toàn mới.Tổng thời gian thử nghiệm bền đối với động cơ là 100 giờ chạy trên băng thử.Trước và sau mỗi 50 giờ thử nghiệm bền cần tiến hành đo đạc công suất, mô men,suất tiêu thụ nhiên liệu, nhiệt độ khí thải, lọt khí cácte trên đường đặc tính; ngoài ralấy mẫu dầu bôi trơn, phân tích đánh giá trước và sau 50h, 70h và 100h chạy ổnđịnh (việc lấy mẫu dầu được được thực hiện ngay khi dừng máy)
Trang 6Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LPG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LPG CHO
GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1 Tổng quan về LPG
LPG là tên viết tắt của khí dầu mỏ hoá lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas),
là hỗn hợp hydrocarcbone với thành phần chính là Butan (C4H10), Propan (C3H8)chiếm 99% Tính chất cơ bản của các thành phần hóa học có trong LPG được thểhiện như trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Tính chất cơ bản của các thành phần hóa học có
Sử dụng LPG như là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
Trang 7 Sử dụng LPG như là nguồn nhiên liệu cho các quá trình đốt sinhnhiệt.
Sử dụng LPG trong nông nghiệp
Sử dụng LPG như là nguồn nhiên liệu cho các phương tiện vận tải,các thiết bị chuyển nhiệt năng thành cơ năng
* LPG sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
Với đặc tính không màu, không mùi, không độc hại nên LPG là nguyên liệutốt cho các quá trình chế biến hoá học, làm chất mang
+ Trong công nghiệp hoá chất, LPG được sử dụng để chế biến tạo các hợpchất hoá học như các hợp chất cao phân tử, nhựa
+ Trong nông nghiệp, LPG cũng được sử dụng để chế biến phân bón nhưphân đạm, ure Ngoài ra LPG còn được sử dụng để tổng hợp thuốc trừsâu
+ Trong công nghiệp mỹ phẩm, LPG được sử dụng để tổng hợp các hợpchất thơm, khí mang trong nước hoa, kem bôi da
+ Trong công nghiệp thực phẩm LPG cũng được sử dụng rộng rãi LPGđược sử dụng tổng hợp hương liệu như hương chanh, cam, táo
* LPG sử dụng cho quá trình đốt sinh nhiệt
Sử dụng LPG cho quá trình đốt sinh nhiệt là ứng dụng phổ biến nhất hiệnnay Do đòi hỏi về yêu cầu đảm bảo môi trường sống, sự tiện lợi, giá thành và hiệuquả mà LPG được sử dụng trong lĩnh vực này trở nên phổ biến LPG được phát hiện
và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 19, đến những năm 50 của thế kỷ 20 đượcđược ứng dụng rộng rãi Ngày nay, LPG được sử dụng thay thế cho các loại nhiênliệu truyền thống như: than, củi, điện Việc sử dụng LPG này đã cho thấy nhiềulợi ích quan trọng:
+ Không gây ô nhiễm môi trường
Trang 8+ Giá thành thấp hơn so với dùng điện
+ Chất lượng sản phẩm đồng đều, ổn định, đảm bảo yêu cầu
+ Tiện lợi và tiết kiệm, …
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, việc ứng dụng LPG trong lĩnh vựcnày rất lớn Nhiều ngành công nghiệp cần dùng đến LPG như:
+ Công nghiệp sản xuất sành sứ, tráng men, gốm
+ Công nghiệp thuỷ tinh: nấu, gia công thuỷ tinh, kính
+ Công nghiệp thực phẩm: sấy chè, cà phê, thuỷ sản, bánh kẹo
+ Công nghiệp đóng tàu
+ Công nghiệp gia công kim loại
+ Công nghiệp dệt và nhuộm màu
+ Công nghiệp sơn và sấy
+ Các lò thiêu, xử lý rác và nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn khác
* Sử dụng LPG trong nông nghiệp
Các ứng dụng trong nông nghiệp của LPG chủ yếu là làm nhiên liệu trongsản xuất thức ăn gia súc, chế biến hay dùng để sấy nông sản như chè, cà phê, thủysản, bánh kẹo …
* Sử dụng LPG làm nhiên liệu
Một ứng dụng khá quan trọng hiện nay là sử dụng LPG làm nhiên liệu chocác phương tiện giao thông Với đặc tính cháy hết, chỉ số Octan cao, không gây ônhiễm môi trường, trên thế giới LPG đã và đang được triển khai ứng dụng vào lĩnhvực này và theo đánh giá, LPG sẽ trở thành nguồn nhiên liệu thay thế trong tươnglai
Những ứng dụng của LPG vào nhiều lĩnh vực mang lại hiệu quả cao cho cácngành kinh tế cho thấy một triển vọng phát triển lớn về sử dụng LPG trong giai
Trang 9đoạn hiện nay và trong tương lai Việc sử dụng LPG sẽ giúp chúng ta hạn chế đượcnguy cơ ô nhiễm môi trường và đảm bảo khả năng phát triển bền vững.
Nguồn LPG chủ yếu là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhàmáy tách khí LPG được hoá lỏng dưới áp suất nhất định do đó có thể tồn chứa vậnchuyển dưới dạng lỏng nhưng ở áp suất khí quyển LPG hoá hơi được sử dụng dướidạng khí LPG thương phẩm có thành phần 70/30% đến 50/50% Butan/Propankhông màu, không mùi và không vị Tuy nhiên trong thực tế, trong quá trình chếbiến được pha thêm Ethyl Mecaptan có mùi đặc trưng để dễ phát hiện rò rỉ Nồng
độ mùi phải đủ để có thể nhận ra trước khi chúng tạo thành hỗn hợp nổ LPG khôngđộc, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khỏecon người LPG nặng hơn không khí (1,5 2 lần so với không khí), nhẹ hơn nước(0,5 lần so với nước) vì vậy nếu thoát ra ngoài hơi gas sẽ lan truyền ở mặt đất và tậptrung ở những phần thấp nhất như rãnh, hố ga tuy nhiên sẽ tản mát ngay khi cógió LPG được tồn chứa trong các loại bể chịu áp lực khác nhau, tồn tại ở trạng tháibão hoà LPG lỏng ở dưới, hơi gas ở phía trên theo qui định an toàn các loại bồn,bình chứa LPG chỉ được phép nhập 8085% thể tích, phần còn lại đảm bảo sự giãn
nở nhiệt của LPG lỏng Đặc trưng lớn nhất của LPG khác với các loại khí khác làchúng tồn chứa ở dạng bão hoà nên với thành phần không đổi (70% Butan - 30%Propan) áp suất bão hoà trong bể chứa cũng như trong hệ thống ống không phụthuộc vào lượng LPG bên trong mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.Nếu gas lỏng rò rỉ ra ngoài thì tại chỗ rò có nhiệt độ thấp và xuất hiện tuyết LPG có
tỷ lệ giãn nở lớn: một đơn vị thể tích LPG lỏng khi bay hơi tạo ra 250 đơn vị thểtích hơi gas do vậy LPG rất thuận tiện và kinh tế khi vận chuyển, tồn chứa ở dạnglỏng LPG còn là một nhiên liệu sạch: Hàm lượng lưu huỳnh thấp (<0,02%) khicháy chỉ tạo ra CO2 và hơi nước, không tạo muội, không tạo khói, đặc biệt khôngsinh khí SO2 , H2S, CO như khi đốt than
LPG là loại nhiên liệu sạch, sản phẩm cháy chỉ có CO2 và hơi nước, không
có hợp chất lưu huỳnh và chì, hàm lượng các khí NOx thấp, không gây ô nhiễm môitrường, không gây độc hại ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, không làm
Trang 10ăn mòn các thiết bị sử dụng Đặc biệt sản phẩm cháy không tạo cặn cacbon nên làmtăng thời gian sử dụng dầu nhờn và tránh mài mòn xylanh Về năng suất tỏa nhiệt,LPG cao hơn hẳn so với các loại nhiên liệu truyền thống Nhiệt trị thấp LPG caohơn xăng và cao gấp đôi các nhiên liệu chạy xe khác là metanol và etanol Tính phổbiến trên thị trường của xe chạy nhiên liệu diesel cao gấp 1,2 lần xe chạy xăng trongkhi LPG là 0,74 lần; LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) là 0,65 lần; CNG (khí tự nhiênnén dưới áp suất cao) là 0,25 lần; metanol là 0,56 lần và etanol là 0,66 lần.
Trị số Octan theo phương pháp nghiên cứu (RON)/phương pháp động cơ(MON) của LPG (butan: 92/89, propan 112/96) cao hơn xăng không chì từ 5 đến 12đơn vị do đó ước tính tăng 3-5% hiệu suất nhiệt theo lý thuyết Với đặc tính chốngkích nổ rất cao nên hiệu suất, công suất động cơ được tối ưu hoá Trên thực tế chothấy đặc điểm cháy sạch của LPG đã giảm hẳn các yêu cầu về bảo dưỡng động cơ,kéo dài thời gian sử dụng dầu nhờn, tăng tuổi thọ hệ thống đánh lửa và tuổi thọđộng cơ Giảm quá trình tạo cặn cacbon do đó giảm mức độ kẹt xước, mài mònđồng thời không làm mất phẩm chất dầu bôi trơn LPG không làm loãng màng dầunhờn mỏng trong xylanh, điều này rất có ý nghĩa khi khởi động động cơ
1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng LPG trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất LPG
Từ thập niên 90 đến nay, lượng LPG sản xuất trên toàn cầu liên tục tăng(trung bình 5-10%/năm) và dự đoán vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới [11][12][17]
Tổng nguồn cung LPG trên thế giới năm 2008 đạt 239 triệu tấn từ mức 198triệu tấn năm 2000 Tốc độ tăng trưởng nguồn cung LPG thế giới tăng khoảng2,4%/năm trong giai đoạn 2000-2008 Dự báo năm 2010 nguồn cung thế giới đạt260,3 triệu tấn, đến năm 2015 đạt 291,7 triệu tấn theo nhận định của Purvin&Gertz.Trong đó, 60% LPG được sản xuất từ quá trình xử lý; 39,5% sản xuất từ các nhàmáy lọc dầu và còn lại 0,5% từ các nguồn khác
Bắc Á là khu vực sản xuất LPG lớn thứ hai trên thế giới trong giai đoạn2000-2008, sau Trung Đông Hơn 90% sản lượng tăng lên là từ các nhà máy lọc dầu
Trang 11ở Trung Quốc Hầu hết sản lượng LPG của khu vực này tới từ các nhà máy lọc hóadầu, số ít là xử lý khí và duy nhất cho tới nay ở Trung Quốc có nhà máy hóa khí từthan Phần còn lại tăng lên trong sản lượng của khu vực là từ các nhà máy lọc dầu ởHàn Quốc và Đài Loan Sản lượng LPG của Nhật Bản giảm nhẹ trong suốt giaiđoạn này Dự báo năm 2010, Bắc Á cung cấp khoảng 25,8 triệu tấn LPG, đến 2015khoảng 31,1 triệu tấn LPG.
Hình 1.1 Sản lượng (triệu tấn) LPG trên toàn cầu [11][12][17].
Trung Đông cung cấp 1/5 tổng lượng LPG trên thế giới trong năm 2008 vàtăng trung bình 4,1%/năm từ năm 2000 mặc dù sản lượng của khu vực này giảmtrong năm 2001 và 2002 Tổng cung khu vực này dự báo tăng đến 58,1 triệu tấn chonăm 2010 và 69,7 triệu tấn cho năm 2015 Năm 2008, khoảng 66% sản lượng LPGTrung Đông là từ xử lý khí đồng hành, 24% là từ quá trình tinh khiết khí
1.2.2 Tình hình sử dụng LPG
Năm 2006 tổng mức tiêu thụ LPG trên toàn Thế Giới đạt khoảng hơn 230triệu tấn Trong đó khu vực Bắc Mỹ là khu vực tiêu thụ lớn nhất với khối lượnghàng năm là 72 triệu tấn Tiếp theo là Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh vớikhối lượng tưng ứng là 62 triệu tấn; 35 triệu tấn và 18 triệu tấn Trung Đông tuy làkhu vực cung cấp nhiều nhất LPG ra thị trường thế giới nhưng mức tiêu thụ chỉdừng lại ở mức 13 triệu tấn/năm Các khu vực như Trung Mỹ, Châu Phi, Liên Xô cũ
Trang 12và Châu Úc hiện đang có mức tiêu thụ tương ứng là 14 triệu tấn, 9 triệu tấn, 7 triệutấn và 2,5 triệu tấn Cho đến nay sản lượng tiêu thụ chắc chắn đã tăng lên đáng kểtheo ước tính khoảng 300 triệu tấn (mỗi năm tăng trưởng khoảng 10%)[16].
Hình 1.2 Tỷ trọng tiêu thụ LPG trên toàn cầu năm 2006 [16]
(nguồn LPG World, www.worldlpgas.com)
Nếu chia theo lĩnh vực sử dụng, tiêu dùng dân dụng hiện có khối lượng sửdụng lớn nhất chiếm gần 50%, tiếp theo là lĩnh vực hoá chất chiếm 24%, sử dụngLPG trong công nghiệp đứng thứ ba với tổng mức tiêu thụ chiếm khoảng 13%,đứng thứ 4 là việc sử dụng LPG trong vận tải với tổng lượng tiêu thụ hàng nămchiếm 8,8%, lĩnh vực hoá dầu chiếm 5% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệpchiếm 2% [16]
24%
12.60%
48.20%
Hình 1.3 Tỷ trọng tiêu thụ LPG trên toàn cầu theo lĩnh vực sử dụng năm 2006 [16]
Trang 13(nguồn LPG World, www.worldlpgas.com)
Với các ưu điểm sạch, nhiệt lượng cao và sức ép toàn cầu về vấn đề môitrường, LPG hiện đang là loại khí đốt được khuyến khích tiêu dùng với mức tăngtrưởng hàng năm trên toàn thế giới đạt trên 3,5% Tuy nhiên, LPG cũng bị cạnhtranh trực tiếp từ các loại khí đốt khác như CNG, LNG, đặc biệt là các khu vực có
hệ thống cơ sở hạ tầng tốt với hệ thống dẫn khí đốt đồng bộ do giá các loại khí này
rẻ hơn Tuy nhiên, các loại khí này không thể so sánh được với LPG về tính linhhoạt trong tồn trữ, vận chuyển và phân phối Thực tế cho thấy ở đâu cần sự linhhoạt trong phân phối, ở đó LPG luôn chiếm ưu thế Về xu hướng sử dụng, hiện nay
tỷ trọng LPG sử dụng cho công nghiệp, hoá dầu, giao thông vận tải đang tăng dần
Trên toàn thế giới hiện có trên 7 triệu xe sử dụng LPG tập trung tại 38 nước
và chủ yếu tại các vùng kinh tế phát triển do tại đây có mức sống cao và vấn đề ônhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc được chính phủ quan tâm như là mặt tráicủa sự phát triển kinh tế Dưới đây là các thông tin khái quát về thị trường Autogas(ôtô sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng) tại một số quốc gia hiện đang có mức tăngtrưởng thị trường Autogas nhanh nhất trên thế giới hiện nay [3]:
Italy: Là quốc gia có mức tiêu thụ LPG cho Autogas lớn nhất với lượng tiêudùng hàng năm đạt tới khoảng 1,3 triệu tấn Hiện nay số lượng xe dùng LPG tạiItaly là 1,234 triệu xe trong tổng số 32,969 triệu xe vận tải Tuy chỉ chiếm 4% trongtổng số xe lưu hành nhưng trong thời gian tới tỷ lệ này sẽ tăng với tốc độ nhanhchóng do các chính sách hỗ trợ hiện tại của Chính phủ nhằm giảm mức độ ô nhiễmmôi trường Trong năm 1999, 175.000 xe sử dụng xăng dầu đã được lắp bộ phậnchuyển đổi để sử dụng LPG Nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi này hiện chính phủItalia đang áp dụng các biện pháp khuyến khích như: thanh toán từ quỹ của chínhphủ cho việc chuyển đổi với số tiền 377 USD/chiếc, giảm lệ phí giao thông đối vớicác xe chạy bằng LPG, hạn chế việc lưu hành các xe chạy bằng xăng dầu tại một sốkhu vực có mật độ ô nhiễm cao
Trang 14 Anh: Thị trường Autogas tại nước Anh được đánh giá là một trong những thịtrường tiềm năng nhất với mức tăng trưởng đạt tới 500% Nếu đầu năm 1999, tạiAnh mới chỉ có 3500 xe thì đến tháng 05/2000 con số này đã lên tới 20.000 xe vàđến cuối năm 2000 theo ước tính đạt 30.000 xe, tới năm 2007 con số này đã lên tới
là 150.000 xe Để đạt được tốc độ này, chính phủ Anh đã có các tác động đáng kểthông qua các chính sách như: hình thành quĩ hỗ trợ chuyển đổi từ xe chạy xăng,dầu sang chạy LPG (năm 1999, quỹ này là 3,6 triệu bảng và năm 2000 là 10 triệubảng), giảm thuế đối với LPG dùng cho ô tô (mức chênh lệch so với thuế đánh vàocác nhiên liệu khác là 0,3 USD/lít), hỗ trợ mở rộng hệ thống các trạm bơm LPG cho
xe ô tô (vào đầu năm 1999, trên toàn quốc chỉ có 150 trạm nhưng đến cuối tháng5/2000 con số này đó là 370 trạm và đến nay là khoảng 1000 trạm)
Thổ Nhĩ Kỳ: Năm 1999, có 500.000 xe taxi chạy bằng LPG (chiếm 92%trong tổng số) Con số này năm 2000 là 800.000 chiếc, tăng 60% Giá LPG chạy xechỉ bằng 34% so với các loại nhiên liệu khác Chính do sự chênh lệch này nên hiệnnay hiện tượng chuyển đổi xảy ra khá tuỳ tiện và Chính phủ không thể kiểm soátđược Hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có khoảng 58.000 xe là có giấy phép lưu hànhhợp lệ trên tổng số 500.000 xe đang lưu hành Ngoài ra Chính phủ còn đang ápdụng các biện pháp như yêu cầu kiểm tra xe hai lần trong năm đối với các xe chạybằng LPG nhằm đảm bảo sự an toàn đối với thị trường Autogas đang phát triển ởnước này
Ba Lan: Hiện đang có 470.000 xe chạy LPG với hệ thống 1900 trạm nạpchính thức Chi phí LPG sử dụng cho phương tiện vận tải thấp so với các loại nhiênliệu khác là lý do cơ bản thúc đẩy sự phát triển của Autogas tại nước này phát triển.LPG sử dụng cho Autogas năm 1999 là 395.000 tấn, tăng 32% so với năm 1998 Dođược sự hỗ trợ về thuế, giá LPG dùng cho Autogas chỉ bằng 35% so với nhiên liệukhác (đây là một trong những quốc gia có mức chênh lệch thuế đối với Autogas vànhiên liệu khác lớn nhất)
Trang 15 Trung Quốc: Do đạt được sự phát triển kinh tế trong thời gian gần đây nênvấn đề giao thông và ô nhiễm môi trường không khí đang nổi lên như là một vấn đềcần được giải quyết ngay, đặc biệt là tại các thành phố lớn Kể từ năm 2000, Chínhphủ dự kiến miễn thuế nhiên liệu đối với xe chạy LPG Thời gian miễn là 05 năm,tại thời điểm đó ở Thượng Hải có khoảng hơn 20.000 xe trong tổng cộng hơn61.000 xe taxi chạy bằng LPG Theo LPG World, số 17 ngày 7/9/2000, mỗi ngày tạithành phố này có 40 xe chuyển sang sử dụng LPG và đến nay tại thành phố này đã
có khoảng hơn 40.000 xe taxi chạy LPG Đây cũng là nguyên nhân làm cho lượng
sử dụng LPG của Thượng Hải trong tăng lên rất lớn trong những năm gần đây đạthơn 300.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình khoảng 40-50%.Tiếp tục hỗ trợ thị trường này, chính quyền thành phố đã thông qua kế hoạch xâymới thêm nhiều trạm nạp mới cho đến nay tổng số trạm bơm LPG cung cấp cho xe
ô tô đã lên tới hơn 100 trạm
Hàn Quốc: Do giá bán LPG chạy xe chỉ bằng 1/3 giá xăng, Autogas được sửdụng rất rộng rãi cho xe taxi, bus và xe tải nên tốc độ tăng trưởng rất nhanh Sảnlượng butan cho chạy xe khoảng 1,5 triệu tấn/năm
Hồng Kông: Hiện nay, 18.000 xe taxi đang chạy bằng LPG tại Hồng Kông.Với các chương trình xúc tiến sử dụng Autogas, số lượng xe sử dụng LPG sẽ có thểtăng gấp đôi vào năm nay Các biện pháp bao gồm : tăng thuế đánh vào Diesel, hỗtrợ 5000 đô la Hồng Kông cho mỗi xe chuyển đổi sang sử dụng LPG, mở rộngmạng lưới trạm nạp LPG (năm 2000 mới chỉ có 4 trạm nạp) lên tới hơn 500 trạm,không thu phần phụ trội (premium) trên giá đất đối với khu vực được sử dụng đểxây các trạm nạp LPG, chuyển đổi 6000 xe bus hiện tại sang sử dụng LPG Hiệnnhu cầu LPG dùng cho Autogas là 140.000 tấn/năm Với các chính sách hỗ trợ trênđây năm nay LPG dùng trong lĩnh vực autogas tại Hồng Kông ước tính sẽ đạt280.000 tấn
Ấn Độ: Tháng 08/2000, Chính phủ đó chính thức cho phép lưu hành xe chạyLPG Hiện tại, hai thành phố là Bombay và New Delhi được ưu tiên phát triển đội
Trang 16xe sử dụng LPG Tại Bombay, hiện có 1/5 trong tổng số 55.000 xe taxi hiện đóđược lắp đặt bộ phận chuyển đổi dùng LPG Chi phí cho một bộ phận chuyển đổikhoảng 12.000 Rupees (tương đương 260 USD).
Philippin: Tháng 10 năm 2002 tại thủ đô Manila của Philippin đã có trên
3000 xe ô tô chuyển sang chạy LPG Hiện nay Philippin cũng đang tích cực triểnkhai công nghệ chuyển đổi chạy lưỡng nhiên liệu LPG/diesel với tỷ lệ 30/70 chocác xe sử dụng động cơ diesel hoạt động ở thủ đô
Bảng 1.2 Thị trường LPG-Autogas năm 2007 [19]
Quốc gia Lượng LPG tiêu thụ
(tấn)
Số lượng phương tiện chạy LPG (chiếc)
Số lượng trạm tiếp nạp (trạm)
số nước phát triển Năm nước sử dụng LPG làm nhiên liệu nhiều nhất là Hàn Quốc,Nhật Bản, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia Lượng tiêu thụ LPG của năm nướcnày chiếm một nửa lượng tiêu thụ LPG trên toàn thế giới [18]
Như vậy có thể thấy tại các nước phát triển, việc chuyển đổi động cơ xăngthành động cơ LPG đã trở nên khá phổ biến, nhưng công nghệ chuyển đổi sử dụng
Trang 17LPG làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông sử dụng động cơ diesel chưa đượcđặt ra như là một giải pháp khả thi mà chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu lýthuyết với xu hướng thiên về sử dụng hệ thống phun nhiên liệu LPG trực tiếp trongbuồng đốt của động cơ có tỉ số nén cao Việc chuyển đổi nhiên liệu đối với các họđộng cơ diesel nhằm mục đích giảm lượng độc hại trong khí phát thải và tiết kiệmchi phí nhiên liệu tập trung chủ yếu vào khí thiên nhiên nén CNG (compressedNatural Gas).
1.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và tiềm năng về LPG của Việt Nam
Sản phẩm LPG (khí hóa lỏng hay còn gọi là gas) đã được tiêu dùng ở ViệtNam từ năm 1957 Giai đoạn đầu những năm 90, thị trường gas Việt Nam mới có 3công ty tham gia kinh doanh là Elfgas, Petrolimex và Saigon Petro với tổng mứctiêu thụ mới ở mức 5.000-8.000 tấn/năm
Nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam liên tục tăng cao trong suốt 10 năm qua và
sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới
Hiện tại thị trường tiêu thụ LPG ở Việt nam có cơ cấu như sau: khu vực dândụng chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu; khu vực thương mại chiếm khoảng 25% vàkhu vực công nghiệp chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu
Bảng 1.3 Sản lượng tiêu thụ LPG qua các năm [3]
Trang 18Theo số liệu thống kê, thị trường gas Việt Nam có tốc độ tăng trưởng15%/năm trong vòng 10 năm qua và được đánh giá là tăng trưởng cao nhất trongkhu vực Theo dự báo của Petrolimex, nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam trong 5 nămtới sẽ tăng 9-12%/năm do những nguyên nhân sau:
Gas là chất đốt sạch, cho nhiệt độ cao, năng suất tỏa nhiệt lớn, không gây ônhiễm môi trường, không gây nhiễm bẩn thực phẩm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp,
độ an toàn cao do được hóa lỏng dưới áp suất thấp, không ăn mòn, tiện lợi trongviệc vận chuyển, tồn trữ và sử dụng
Gas đang được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, công nghiệp vàđặc biệt trong giao thông vận tải, gas được dùng thay thế xăng dầu và nhiều loạibình nước nóng hiện nay đã chuyển sang sử dụng gas thay cho điện vì loại bình nàyvừa tiết kiệm năng lượng vừa làm nóng nhanh và có độ an toàn cao
Hơn nữa, xu hướng sử dụng xe máy, ô tô chạy bằng gas đang phát triểnmạnh trên thế giới và đã bắt đầu hình thành ở Việt Nam
Theo dự báo của PV Gas North, thời gian tới, xu hướng tăng trưởng của thịtrường LPG Việt Nam không có biến động lớn, tăng trưởng tương đối đều đặn Nhucầu tiêu thụ sản lượng năm sau tăng hơn năm trước, tăng thêm xấp xỉ khoảng100.000 tấn
Cụ thể: tốc độ tăng của thị trường LPG khoảng 30% giai đoạn 1998-2002,các năm sau giảm xuống còn 20% đến 13% Tuy năm 2005 tốc độ tăng chung cóchậm lại, thấp hơn dự kiến (chỉ đạt khoảng 7,5%) do giá nhiên liệu thế giới đangđứng ở mức cao, một số khách hàng sử dụng trong ngành công nghiệp gốm, sứ,thủy tinh bắt buộc chuyển sang tiêu thụ nhiên liệu rẻ hơn để tồn tại
Nhu cầu về tiêu thụ LPG được dự báo tăng trưởng khoảng 9-10%/năm từ
2007 tới năm 2010 Nguồn trong nước trong tương lai (sau năm 2010) sẽ gia tăng
do bổ sung thêm sản lượng LPG từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Dự án Liênhợp Lọc dầu Nghi Sơn
Trang 19Autogas mới xuất hiện ở Việt nam từ năm 1997 tại TP Hồ Chí Minh lần đầutiên Công ty dầu khí SaiGon Petro liên kết với một số đơn vị cho chạy 20 đầu xetaxi tải trong nội thành và xây dựng trạm nạp LPG cho ôtô Tuy nhiên cho đến naytại Việt nam mới chỉ có thêm hai Công ty là Công ty Cơ Khí ôtô Ngô Gia Tự vàCông ty Gas Petrolimex quan tâm đến Autogas và đã phát triển được thêm khoảnggần 100 xe taxi Để có thể phát triển mô hình này ở nước ta cần có thêm sự hỗ trợcủa nhiều cơ quan, Bộ, Ngành tham gia và đặc biệt, chính phủ cần có những chínhsách ưu đãi đặc biệt đối với các đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này
Theo đánh giá, trong thời gian tới thị trường Autogas tại Việt Nam sẽ pháttriển nhanh chóng do :
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và đòi hỏi nâng caochất lượng cuộc sống là các kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế Để giải quyếtmâu thuẫn này, việc sử dụng LPG với tư cách là loại khí đốt sạch, văn minh thaythế một phần các loại nhiên liệu truyền thống trong lĩnh vực giao thông vận tải làmột trong những giải pháp chắc chắn
Thị trường LPG hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với sự thamgia của khoảng 100 Công ty, trong đó có nhiều Công ty hàng đầu trên thế giới Sựcạnh tranh sẽ buộc các Công ty phải tìm ra các khúc tuyến thị trường còn bỏ trống,đặc biệt là trong điều kiện các Công ty này đã có kinh nghiệm phát triển thị trườngAutogas trên thế giới
Số lượng xe hơi ngày càng tăng nhanh đặc biệt ở các đô thị lớn
Vấn đề kỹ thuật của chuyển đổi từ xe chạy xăng dầu sang dùng LPG khôngphức tạp với chi phí không cao
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đềAutogas, thể hiện bằng việc các hội thảo và hội nghị về vấn đề này diễn ra thườngxuyên hơn Qua các hội thảo, hội nghị này, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đãnhận được các ý kiến, kiến nghị hữu ích để đưa ra các chính sách phù hợp, khuyếnkhích và hỗ trợ phát triển thị trường Autogas tại Việt Nam
Trang 20Qua các số liệu trên chúng ta có thể thấy được ở nước ta mới bắt đầu việc sửdụng công nghệ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu LPG thay nhiên liệu truyền thốngcho một số xe taxi ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tạp chí Khoa học Công nghệ - Hàng Hải, số 21 – 01/2010 có đăng
bài “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế trên động cơ diesel” (PGS.TS Trần
Thanh Hải Tùng, PGS.TS Lê Anh Tuấn, GS.TS Phạm Minh Tuấn) Bài báo tổnghợp kết quả nghiên cứu của việc sử dụng lưỡng nhiên liệu LPG-diesel cho động cơdiesel trang bị trên xe việt dã 2 cầu, công suất 85kW và bước đầu đã thu được một
số kết quả nhất định
Trang 21Chương 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CUNG CẤP LPG LÊN ĐỘNG CƠ
D1146TI 2.1 Động cơ D1146TI
Hình 2.1 Động cơ D1146TI
Động cơ diesel D1146TI do hãng DAEWOO (Hàn Quốc) sản xuất, thường
được lắp đặt trên xe bus hoặc xe khách với số lượng ghế trên 50 Các đặc điểm vàthông số kỹ thuật của động cơ như sau:
Công suất định mức: 151kW (205 Mã lực)/ 2200 (v/ph)
Mômen lớn nhất: 735N.m (75kg.m)/1400 (v/ph)
Thông số chung về động cơ:
+ Kiểu động cơ: Một hàng xylanh, bốn kỳ, làm mát bằng nước Tăng ápTuabin-máy nén kết hợp với làm mát khí tăng áp
+ Kiểu hình thành hòa khí: Phun trực tiếp
+ Kiểu xylanh: Lót xylanh khô có thể thay thế
Trang 22+ Số xylanh: 6
+ D/S (đường kính xylanh hành trình piston): 111139 mm
+ Dung tích công tác: 8.071 (492,5) lít.(in3)
+ Tỷ số nén: 16.7:1
+ Thứ tự làm việc: 1-5-3-6-2-4
+ Góc phun sớm: 16o trước điểm chết trên (BTDC)
+ Khối lượng tịnh của động cơ: Khoảng 700kg (1.543 lb)
+ Kích thước cơ bản (Dài x Rộng x Cao): 1.214 x 770 x 993 mm
(47.8 x 30.3 x 39.1 in.)
Cơ cấu phân phối khí (mechanism):
+ Kiểu: Xupáp treo
+ Số lượng xupáp: 1 nạp, 1 thải / 1 xylanh
+ Khe hở nhiệt: Nạp 0,3mm (0,0118 in.); thải 0,3mm (0,0118 in.)
Góc phối khí (valve timing):
Hệ thống nhiên liệu (fuel system):
+ Bơm cao áp: Bơm dãy kiểu Bosch loại “AD”
+ Bộ điều tốc: Kiểu RLD
+ Bơm cấp nhiên liệu: Kiểu cơ khí
+ Vòi phun: Kiểu vòi phun nhiều lỗ
+ Lọc nhiên liệu: Toàn phần, kiểu Catridge
+ Loại nhiên liệu: dầu diesel
Hệ thống bôi trơn (lubrication system):
+ Phương pháp bôi trơn: Kiểu bôi trơn cưỡng bức toàn phần
Trang 23+ Bơm dầu: Bơm bánh răng dẫn dộng từ trục khuỷu
+ Lọc dầu: Toàn phần, kiểu Catridge
+ Lượng dầu bôi trơn: Mức cao nhất 13 lít (3,43 gal.)
Mức thấp nhất 10,5 lít (2,77 gal.) + Độ nghiêng cho phép: 250 về mỗi phía
+ Loại dầu: Theo sổ tay vận hành
Hệ thống làm mát (cooling system):
+ Phương pháp làm mát làm mát bằng nước, cưỡng bức một vòng kín+ Dung tích nước: 11 lít (2,91 gal.) (chỉ trong động cơ)
+ Áp suất hệ thống: Max 0,9 kg/cm2 (12,8 psi)
+ Bơm nước: Kiểu bơm ly tâm dẫn động bởi đai
+ Lưu lượng bơm: 248 lít (65,5 gal.)/phút tại 2200 v/ph (tốc độ động cơ)+ Van hằng nhiệt: Loại dùng quả cầu bằng sáp ( nhiệt độ mở van 790C;nhiệt độ mở van hoàn toàn 940C
+ Quạt làm mát: Quạt hút bằng nhựa
Thông số làm việc (engineering data):
+ Lưu lượng nước : 248 lít/phút tại 2.200 vòng/phút
+ Tốc độ truyền nhiệt tới nước làm mát: 19,1 kcal/giây tại 2.200 vòng/phút+ Tốc độ truyền nhiệt tới CAC: 6,37 kcal/giây tại 2.200 vòng/phút
+ Lưu lượng không khí: 17,00 m3/phút tại 2.200 vòng/phút
+ Lưu lượng khí thải: 37,17 m3/phút tại 2.200 vòng/phút
+ Nhiệt độ khí thải: 4030C tại 2.200 vòng/phút
+ Các giới hạn (tổn thất áp suất)
Hệ thống nạp: 220mmH2O tại đầu đường nạp
Hệ thống thải: lớn nhất là 1000mmH2O
Trang 242.2 Các thiết bị chính hệ thống cung cấp LPG cho động cơ
Bộ thiết bị của hệ thống cung cấp LPG được nhập khẩu từ Australia, bao gồm các thiết bị như trên hình 2.2
``
Hình 2.2 Các thiết bị chính của hệ thống cung cấp LPG 1.Giắc kết nối – cầu chì; 2.Modun nắn dòng; 3.Vòi phun; 4.Đầu nối LPG; 5.Bộ hóa hơi LPG; 6.ECU LPG; 7.Van điện; 8.Phụ tùng kẹp chặt; 9.Công tắc khởi động từ xa; 10.Cảm
biến kích nổ; 11.Hộp điều khiển ON/OFF
2.2.1 Bộ hoá hơi (bộ chuyển đổi)
Hình 2.3 Bộ hóa hơi LPG
Nước vào Nước ra
LPG vào (lỏng)
LPG ra (hơi)
5
6
7 8
9 10
11
Trang 25Đây là bộ phận chuyển đổi LPG từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi LPGchuyển pha được là nhờ quá trình trao đổi nhiệt với nước làm mát của động cơ tạithiết bị này Áp suất làm việc của LPG dạng hơi khi ra khỏi bộ hóa hơi được điểuchỉnh bởi vít hãm ở sát ngay đầu ra (có tham khảo thêm tín hiệu áp suất đường ốngnạp).
2.2.2 Bộ điều khiển điện tử LPG (ECU LPG)
Các ECU với độ nhạy và độ chính xác cao; tiếp nhận các tín hiệu điều khiển
từ cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp, cảm biếnkích nổ; điều chỉnh vòi phun phun LPG
2.2.3 Vòi phun
Vòi phun LPG là một van tiết lưu tiếp nhận thông tin điều khiển (ON/OFF)
từ ECU
2.2.4 Các jic lơ phun LPG
Các jic lơ với các đường kính khác nhau (0,8 1,6mm) nhằm thay đổi lượngLPG cung cấp cho động cơ
2.3 Lắp đặt hệ thống cung cấp LPG lên động cơ
Sơ đồ lắp đặt và điều khiển hệ thống cung cấp LPG được thể hiện trên hình2.4 Trong sơ đồ trên, ECU tiếp nhận thông tin từ các cảm biến để điều khiển việcđóng mở vòi phun (van tiết lưu) Việc điều chỉnh lưu lượng LPG phun vào đườngnạp của động cơ được thực hiện bằng cách điều chỉnh áp suất LPG dạng hơi ra khỏi
bộ hóa hơi và thay đổi các jic lơ có đường kính khác nhau lắp đặt ở vị trí cuối cùng
Trang 26Speed signal
(jic lơ)
Hình 2.4 Sơ đồ lắp đặt hệ thống cung cấp LPG
Trang 27Việc lắp đặt và đấu nối thiết bị được thực hiện theo sơ đồ hình 2.4 Các thiết
bị điều khiển được bố trí chung trên một bảng gỗ phíp có chân đế (hình 2.6), đặt bêncạnh động cơ Bộ hóa hơi, két làm mát khí tăng áp cũng được đặt lên các giá cóchân đế, bắt vào bệ của băng thử đảm bảo độ cứng vững trong quá trình thử nghiệm
Sau quá trình lắp đặt và đấu nối, tiến hành calip và điều chỉnh chế độ làmviệc thiết bị của hệ thống cung cấp LPG theo hướng dẫn kèm theo thiết bị của nhàcung cấp:
Hình 2.7 Quá trình calip và điều chỉnh thiết bị hệ thống cung cấp LPG
a Calip ECU; b Đèn báo hiệu nhấp nháy sau quá trình calip; c Điều chỉnh áp suất LPG
Các bước calip được tiến hành theo trình tự như sau:
Vận hành động cơ đến tốc độ 1.500 (v/ph) và giữ chính xác ở tốc độ này, ấnvào nút đỏ trên thân ECU (hình 2.7a), đèn flash sẽ chớp sáng 1 lần Đây gầnnhư là bước khởi động cho chế độ làm việc của ECU
Ấn và giữ nút trong khoảng 15 giây sau đó thả, đèn flash chớp sáng 2 lần rồi
đỏ hẳn, tiếp sau đèn sẽ chớp sáng 3 lần rồi tắt Đây là bước tiếp nhận thôngtin về tốc độ vòng quay của trục khuỷu động cơ
Ấn và giữ nút trong khoảng 20 giây sau đó thả, đèn flash chớp sáng 4 lần rồi
đỏ hẳn, tiếp sau đèn sẽ chớp sáng 6 lần rồi tắt Đây là bước tiếp nhận thôngtin về áp suất đường nạp động cơ
Trang 28Chương 3: TÌM TỈ LỆ LPG TỐI ƯU CUNG CẤP CHO ĐỘNG CƠ
Trang 29làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn, nhiệt độ nhiên liệu) được điều chỉnh chính xác bởicác bộ điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát Coolant Conditioning System 553, OilConditioning System 554, Fuel Conditioning 753 Các tín hiệu về nhiệt độ (nước,dầu, nhiên liệu, khí nạp, khí xả) và áp suất (dầu bôi trơn, nhiên liệu, môi trường)được thu nhận từ các cảm biến gắn trên các đường ống dẫn và đưa về các FEM(Front-End Module) để chuyển đổi sang tín hiệu số và đưa về máy tính xử lý Vị trícung cấp nhiên liệu được điều khiển bởi bộ kéo ga Throttle Actuator THA100.Lượng tiêu hao nhiên liệu được xác định theo phương pháp khối lượng qua cânnhiên liệu Fuel Balance 733 Các chế độ làm việc của động cơ và các dữ liệu đo đạcđược điều khiển, thu nhận và xử lý bởi các phần EMCON và PUMA.
3.1.2 Các thiết bị chính
3.1.2.1 Băng thử tính năng động lực học cao (ETB)
Hình 3.2 Sơ đồ phòng thử động lực cao động cơ
Trang 30Băng thử động lực cao động cơ (High Dynamic Engine Testbed) với mụcđích thực hiện các thử nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển động cơđược trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ như:
Phanh điện APA 100
Thiết bị làm mát dầu bôi trơn AVL 554
Thiết bị làm mát nước làm mát AVL 553
Thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu AVL 733S
Bộ ổn định nhiệt độ nhiên liệu AVL 753
Bộ điều khiển tay ga THA 100
Phanh điện APA 100
Hình 3.3 Phanh điện APA 100
Phanh điện APA 100 có thể hoạt động được ở chế độ phanh điện và động cơđiện Tác dụng tương hỗ giữa lực từ của stato và rotor sẽ tạo ra tải trọng cho động
cơ hoặc kéo động cơ đốt trong quay Vỏ stato do được đặt trên hai gối đỡ nên cũng
có xu hướng quay theo Một cảm biến lực (loadcell) giữ vỏ stato ở vị trí cân bằng và
Trang 31xác định giá trị lực tương hỗ này Thay đổi giá trị của lực này bằng cách thay đổicường độ dòng điện vào băng thử Tốc độ quay của băng thử được xác định bằngcảm biến tốc độ kiểu đĩa quang Công suất lớn nhất của băng thử ở chế độ động cơđiện là 200kW, ở chế độ phanh điện là 220kW trong dải tốc độ từ 2250 đến 4500vòng/phút, tốc độ cực đại 8000 vòng/phút Băng thử được trang bị các hệ thống điềukhiển, xử lý số liệu tự động và hiển thị kết quả, mô hình hoá như PUMA, EMCON
300, Concerto và ISAC 300, giúp cho quá trình điều khiển được dễ dàng và bảođảm kết quả thử nghiệm chính xác
Từ trường tương hỗ giữa rotor và stator tạo ra mô men cản với rotor và cânbăng với momen dẫn động từ rotor (rotor là cụm phanh được nối với trục dẫn động
từ động cơ) Cường độ từ trường tương hỗ giữa rotor và stator được điều chỉnh đểtăng hoặc giảm mô men cản trên trục dẫn động từ động cơ Khả năng thay đổi mômen phanh thích hợp cho việc điều khiển tự động ở các chế độ thử của động cơ
Cụm phanh có chức năng làm việc ở chế độ máy phát (phanh đối với độngcơ) và chế độ động cơ (kéo động cơ quay) nên có thể dùng để chạy rà nguội và thínghiệm động cơ trên cùng một băng thử
Ngoài ra công suất động cơ được hấp thụ và biến đổi thành năng lượng điệntrong thiết bị (phanh) Dòng điện này qua bộ biến tần và được đưa ra ngoài
Phanh APA 100 còn có chức năng mô tả các sức cản lên động cơ như động
cơ đang lắp trên ôtô chạy trên đường bằng phần mềm ISAC
Thiết bị làm mát dầu bôi trơn AVL 554
Theo tiêu chuẩn thử nghiệm về động cơ cũng như về khí thải đều có yêu cầu
về nhiệt độ dầu bôi trơn phải nằm trong giới hạn cho phép
Cụm làm mát dầu có chức năng giữ ổn định nhiệt độ dầu bôi trơn
Khi động cơ làm việc một phần nhiệt sẽ truyền cho dầu bôi trơn, sẽ làm nóngdầu bôi trơn, do đó ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn (tính năng lý hoá của dầu bôitrơn) nên cần làm mát dầu bôi trơn
Trang 32Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý thiết bị làm mát dầu bôi trơn AVL 554
Khi động cơ bắt đầu làm việc ở môi trường có nhiệt độ thấp, lúc này nhiệt độđộng cơ thấp (độ nhớt của dầu cao) ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn (tính lý hoácủa dầu bôi trơn) cũng như làm tăng thời gian hâm nóng động cơ (có thể động cơkhông thể làm việc được) do vậy cần làm nóng dầu bôi trơn
Các van được điều khiển bằng điện và khí nén sẽ đóng mở để cho nước quanhiều hay ít, để đảm bảo nhiệt độ dầu theo yêu cầu
Thiết bị làm mát nước AVL 553
Theo các tiêu chuẩn thử nghiệm về động cơ cũng như về khí thải đều có yêucầu về nhiệt độ nước làm mát Cụm làm mát nước có chức năng giữ ổn định nhiệt
độ nước làm mát động cơ
Khi động cơ làm việc một phần nhiệt được truyền cho các chi tiết động cơ,
do đó gây ra các ứng suất nhiệt cho các chi tiết nên cần phải làm mát động cơ
Khi động cơ bắt đầu làm việc, nhiệt độ động cơ còn thấp, do đó rất khó khởiđộng nên làm nóng nước vòng ngoài để hâm nóng động cơ, khi động cơ đã làm việcnhiệt độ động cơ tăng khi đó cụm AVL 553 sẽ điều chỉnh nhiệt độ nước vòng ngoàiphù hợp để làm mát nhiệt độ nước làm mát động cơ
Trang 33Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý thiết bị làm mát nước AVL 553
Các van được điều khiển bằng điện và khí nén sẽ đóng mở để cho nước vòngngoài qua nhiều hay ít, để đảm bảo nhiệt độ nước làm mát động cơ theo đúng yêucầu
Thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu AVL Fuel Balance 733
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống 733S.
1 Nhiên liệu cấp vào thùng đo; 2 Nhiên liệu tới động cơ; 3 Nhiên liệu hồi từ động cơ; 4 Ống thông hơi; 5 Các ống nối mềm; 6 Thùng đo; 7 Thanh cân; 8 Lò xo lá; 9 Cân bì; 10 Cảm biến lưu lượng; 11 Thiết bị giảm chấn; 12 Van điện từ đường nạp
Trang 34Fuel Balance 733S dùng cảm biến đo lưu lượng nhiên liệu tiêu thụ cung cấpcho động cơ bằng cách cân lượng nhiên liệu trong bình chứa (đo theo kiểu khốilượng) Fuel Balance 733S dùng cảm biến đo lưu lượng đó xác định lượng tiêu thụnhiên liệu Yêu cầu cảm biến phản ứng với tốc độ nhanh và độ nhạy và độ chínhxác cao.
Bắt đầu quá trình đo nhiên liệu được cấp đầy vào thùng đo 6 Lúc này lực tìlên cảm biến lưu lượng là lớn nhất Van điện từ 12 đóng lại ngăn không cho dòngnhiên liệu vào thùng đo trong khi đường cấp vào động cơ vẫn mở Đồng thời vớiquá trình đó bộ phận đếm thời gian hoạt động Khi nhiên liệu trong thùng chảy hếtđồng nghĩa với lực tỳ lên cảm biến lưu lượng bằng 0 tức là quá trình đo đã kết thúc.Dựa vào các kết quả thu thập được ECU sẽ tính ra lượng nhiên liệu tiêu thụ củađộng cơ.
Bộ ổn định nhiệt độ nhiên liệu AVL 753
Nhiệt độ nhiên liệu trong hệ thống không giống như nhiệt độ nhiên liệu trênđường cung cấp do có đường nhiên liệu hồi mang nhiệt từ động cơ Do đó mật độnhiên liệu thay đổi làm sai lệch kế quả đo AVL 753 có nhiệm vụ điều hoà nhiệt độnhiên liệu đồng thời đảm bảo lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ
AVL 753 dùng nước vòng ngoài làm mát lượng nhiên liệu đã được định sẵn
từ cân nhiên liệu Lưu lượng nhiên liệu được đảm bảo bằng một bơm trên đườngnhiên liệu cung cấp cho động cơ
Bộ điều khiển tay ga THA 100
Hình 3.7 Bộ điều khiển tay ga THA 100
Trang 35Bộ điều khiển tay ga THA 100 có chức năng thay đổi vị trí cung cấp nhiênliệu: kéo thanh răng đối với động cơ Diesel, đóng mở bướm ga đối với động cơxăng THA 100 là động cơ biến bước, thay đổi chiều dài của đoạn dây kéo ga đểthay đổi vị trí cung cấp nhiên liệu tuỳ theo từng chế độ thử và được điều khiển từmáy tính.
3.1.2.2 Hệ thống phân tích khí thải CEBII
Hình 3.8 Hệ thống phân tích khí thải CEBII
Hệ thống CEBII phân tích thành phần các chất CO, CO2, NO, NOx, HC cótrong khí thải động cơ Mỗi bộ phân tích được chia thành 4 dải đo, tuỳ thuộc vàohàm lượng thực tế các chất có trong khí thải mà bộ phân tích sẽ tự lựa chọn dải đophù hợp Để đảm bảo độ chính xác của phép đo, các bộ phân tích được hiệu chuẩntrước khi đo bởi chất khí hiệu chuẩn ứng với từng dải đo
- Bộ phân tích CO (CO 2 ) có nhiệm vụ xác định thành phần CO (CO2) bằngphương pháp hấp thụ tia hồng ngoại Khi chiếu tia hồng ngoại qua hỗn hợp khí, tiahồng ngoại sẽ bị CO (CO2) trong hỗn hợp hấp thụ và suy yếu đi Thông qua mức độsuy giảm của tia đo được chúng ta sẽ xác định được hàm lượng CO (CO2) trong hỗnhợp khí mẫu