Chương 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
4.5.2. Kết quả thử nghiệm độ khó
Độ khói trong khí thải được thử nghiệm ở chế độ 50% và 100% tải, tốc độ từ 1000v/ph đến 2200 v/ph (bảng 4.14, hình 4.14).
Bảng 4.14. Độ khói (FSN) sau 100h chạy ổn định
n (v/ph) Diesel (50%tải) D+LPG (50%tải) SS (%) Diesel (100%tải) D+LPG (100%tải) SS (%) 1000 1,07 0,45 -57,94 2,9 2,71 -6,55 1400 0,52 0,3 -42,31 1,35 1,29 -4,44 1800 0,47 0,36 -23,40 1,15 0,91 -20,87 2200 0,76 0,62 -18,42 0,96 0,92 -4,17 Trung bình -35,52 -9,01
Kết quả cho thấy sử dụng lưỡng nhiên liệu độ khói giảm tại tất cá các điểm đo. Độ khói giảm trung bình 35,52% ở 50% tải; 9,01% ở 100% tải.
Kết quả thử nghiệm theo chu trình ECE R49 (mục 4.5.1) cho thấy sự gia tăng hàm lượng các chất thải dạng hạt PM khi sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel+LPG trong khi thử nghiệm đo độ khói bằng thiết bị Smoke Meter AVL 415S cho thấy sự giảm rõ rệt của độ khói. Sự thay đổi trái chiều trên có thể là do các thành phần hóa lý của nhiên liệu LPG (Việt Nam chưa có tiêu chuẩn LPG riêng cho phương tiện mà dùng chung với tiêu chuẩn LPG dân dụng và công nghiệp), chất phụ gia dầu bôi trơn … chiếm tỉ trọng lớn trong khi độ khói chỉ phản ánh thành phần bồ hóng và cacbon tự do của PM [7]. Điều này cũng phù hợp với sự lý giải của quá trình cháy kém hơn và lượng khí lọt cac te nhiều hơn ở trên [1].
Kết luận
Kết quả thử nghiệm khí thải cho thấy sau thời gian chạy 100h với lưỡng nhiên liệu diesel+LPG, khí thải của động cơ có hàm lượng NOx giảm đáng kể; hàm lượng HC, CO và các chất thải dạng hạt PM tăng trong khi độ khói giảm rõ rệt. Nhìn chung các chất thải HC, CO và NOx đều đạt tiêu chuẩn EURO II; các chất thải dạng hạt PM đạt tiêu chuẩn EURO I.