Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp BTNB dạy môn Tự nhiên xã hội và Khoa học ở tiểu học. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay BGD&ĐT đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong các nhiệm vụ cấp bách. Cùng với phương pháp dạy học khác đang phát triển, PPBTNB đã được BGD&ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai , áp dụng trong các trường Tiểu học. Qua một năm thử nghiệm, phần đông giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về CSVC và một số kỹ thuật khi vận dụng phương pháp này. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp BTNB dạy môn Tự nhiên xã hội và Khoa học ở tiểu học.” II. NỘI DUNG 1.Khái niệm: Phương pháp BTNB là phương pháp dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra, để từ đó hình thành kiến thức cho mình. 2.Tiến trình dạy học cụ thể Các bước của tiến trình dạy học đưa ra dưới đây với mục đích trang bị cho giáo viên các tiêu chuẩn để áp dụng PPBTNB vào dạy môn khoa học. Đây là định hướng hành động chứ không phải là định nghĩa một phương pháp khoa học hay một tiến trình cứng nhắc đi từ vấn đề đến khám phá.Việc vận dụng tiến trình đó theo một phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt giữa các bước, tuỳ theo chủ đề nghiên cứu. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu. Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức. Tuy nhiên không phải tiết học nào giáo viên cũng thực hiện đầy đủ 5 bước. Vì có những chủ đề dạy đến 4-5 tiết mới xong, nên khi hết một tiết dạy chúng ta có thể mới hoàn thành xong bước 3…. Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre 3 Một số kỹ thuật giúp giáo viên áp dụng thành công PPBTNB. 3.1 Tổ chức lớp - Giáo viên sắp xếp bàn ghế, vật dụng trong lớp học phải phù hợp với hoạt động nhóm. - Cần chú ý hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cả đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng. - Khoảng cách các nhóm không quá chật để tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho học sinh khi lên bảng trình bày. Gợi ý: Chúng ta có thể xếp hai dãy bàn xuôi theo chiều dài lớp học và chia lớp làm 4 nhóm; Nếu lớp ít học sinh xếp theo hình chữ U, chia lớp thành 3 nhóm. 3.2 Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu Quan niệm ban đầu của học sinh thường là khái quát chung chung về sự vật hiện tượng, có thể sai hoặc chưa thực sự chính xác về mặt khoa học. Vì là lần đầu tiên được hỏi đến nên học sinh ngại nói, sợ sai hay sợ bị chê cười. Do đó GV cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình. Cần biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai khi học sinh trình bày biểu tượng ban đầu. Biểu tượng ban đầu có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy. Biểu tượng ban đầu là quan niệm cá nhân nên giáo viên phải cho học sinh làm việc cá nhân.(HS viết hay vẽ vào vở thực hành khoa học của mình). Trong khi học sinh làm việc, GV nên tranh thủ đi một vòng quan sát và chọn nhanh những quan niệm không chính xác, sai lệch lớn với kiến thức khoa học. Nên chọn nhiều quan niệm ban đầu khác nhau để đối chiếu, so sánh ở bước tiếp theo của tiến trình phương pháp.( HS trình bày trước lớp) Sau khi có các quan niệm ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, GV giúp HS thấy được những điểm khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó hướng dẫn các em đặt câu hỏi thắc mắc cho những sự khác nhau đó. *Một số chú ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận: - Không lựa chọn hoàn toàn những quan niệm ban đầu đúng với câu hỏi và cũng không lựa chọn hoàn toàn những quan niệm ban đầu sai với câu hỏi. - Nên lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai, chỉ cần chọn 1 quan niệm ban đầu đúng với câu hỏi( nếu có) - Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng hay sai các ý kiến ban đầu của HS. Sau khi chọn lọc các quan niệm ban đầu của học sinh để ghi chép( đối với mô tả bằng lời); gắn hình vẽ lên bảng( đối với hình vẽ) giáo viên cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các biểu tượng giống (đồng thuận với các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau( không nhất trí với các ý kiến) của các quan niệm ban đầu. Từ những sự khác nhau đó, GV giúp HS đề xuất câu hỏi thắc mắc. Như vậy việc làm rõ các điểm khác Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre nhau giữa các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức của học sinh là một mấu chốt quan trọng. Các quan niệm ban đầu càng khác nhau thì học sinh càng bị kích thích, ham muốn tím tòi chân lý( kiến thức) GV lưu ý khi phân nhóm quan niệm ban đầu chỉ mang tính tương đối, không nên đi quá sâu vào chi tiết vì càng chi tiết càng mất thời gian. 3.3 Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên Dạy học theo phương pháp BTNB, câu hỏi của GV đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học. Câu hỏi “ tốt” có thể giúp HS xác rõ phần trả lời của mình và làm tiến trình dạy học đi đúng hướng. Có hai loại câu hỏi: câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi ý - Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay một chủ đề. Câu hỏi nêu vấn đề còn gọi là câu hỏi xuất phát, được hình thành qua tình huống xuất phát( hay còn gọi là tình huống nêu vấn đề). Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi đặc biệt nhằm định hướng HS theo chủ đề của bài học. Đây là câu hỏi nhằm mục đích làm bộc lộ quan niệm ban đầu của HS. GV phải đầu tư suy nghĩ và cẩn trọng trong việc đặt câu hỏi nêu vấn đề, vì chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý đồ dạy học ở các bước tiếp theo của phương pháp và thành công của bài học. Ví dụ: Bằng hiểu biết của mình các em hãy kể tên những vật có chứa không Khí, những vật không có chứa không khí. - Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của HS. Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi “ít mở” hoặc là câu hỏi “đóng”. Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho HS rõ hơn hoặc kích thích một sự suy nghĩ mới của HS. Ví dụ: Các em có biết tại sao củ khoai tây nguyên bỏ vào nước nó chìm, còn củ khoai tây được khoéc rõng thả vào nước nó nổi không? ; Đâu là sự khác nhau, giống nhau của sự vật?; Theo em điều gì sẽ xảy ra? Em giải thích điều đó như thế nào? GV đặt câu hỏi gợi ý tuỳ theo tình huống xảy ra trong lớp học, xuất phát từ hoạt động của học sinh ( làm thí nghiệm, thảo luận) *GV lưu ý khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các HS khác, từ đó giúp HS tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị. Tuyệt đối không được gọi tên HS rồi sau đó mới đặt câu hỏi. Đối với câu hỏi gợi ý GV nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho HS. 3.4 Kỹ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh Trong các tiết học theo PPBTNB, GV cần nhanh chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của từng HS và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ dạy học. Ý kiến phát biểu của HS rất đa dạng, đặt biệt là đối với các kiến thức phức tạp. Để thuần phục trong việc chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của HS thì GV cần phải rèn luyện nhiều qua các Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre tiết dạy để nâng cao kỹ năng sư phạm của bản thân, Nắm bắt nhanh ý tưởng và phân loại ý tưởng để từ đó điều khiển lớp học đi đúng ý đồ dạy học đóng vai trò quan trọng trong sự thành công về mặt sư phạm của GV. Khi lựa chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của HS, giáo viên cần chú ý những điểm sau: - Cho HS phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét các ý kiến đó là đúng hay sai ngay sau khi học sinh phát biểu. - Khi một HS nào đó đã nêu ý kiến thì GV yêu cầu HS khác trình bày ý kiến khác hay bổ sung cho ý kiến bạn. Làm như vậy để tránh mất thời gian. - Đối với những ý kiến phức tạp hay nhiều ý kiến khác biệt, GV nên ghi chú lại ở một góc bảng để HS dễ theo dõi. Khi ghi ý kiến nào cùng chung ý thì viết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của HS. - Đối với những biểu tượng ban đầu được HS trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ…. Thì GV cần quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, có những điểm sai lệch rõ rệt để dán lên bảng, giúp HS dễ so sánh, nhận xét. Để tiến hành nhanh đỡ mất thời gian trong khi HS thực hiện vẽ hoặc ghi những hiểu biết ban đầu, GV tranh thủ di chuyển, bao quát lớp để tìm những ý kiến tiêu biểu cho HS trình bày trước lớp. Sau đó GV có thể giúp HS thấy rõ những khác biệt của ý tưởng hay nhóm ý tưởng( bằng cách khoanh tròn). Từ khác biệt đó sẽ giúp HS thắc mắc vậy ý tưởng nào đúng ? Làm sao để kiểm chứng nó?. Đó là mâu thuẩn nhận thức giúp HS đề xuất ra các thí nghiệm để kiểm chứng hoặc các phương án tìm ra câu trả lời. - Khi yêu cầu HS khác nhận xét ý kiến của HS trước GV nên yêu cầu HS nhận xét theo hướng “ đồng ý và có bổ sung” hay “ không đồng ý và có ý kiến khác” chứ không nhận xét “ ý kiến bạn này đúng, bạn kia sai” - GV cần tóm ý tưởng của HS khi viết ghi chú lên bảng, không nên viết theo câu đầy đủ mà nên viết theo các từ chính tưng tự với yêu cầu của câu hỏi đặt ra để tránh mất thời gian. 3.5 Hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm, tìm tòi- nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời. Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu của HS là một bước khá phức tạp đòi hỏi GV phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh HS đi quá xa yêu cầu nội dung bài học. Tuỳ từng trường hợp mà GV có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý mấy điểm sau: - Đối với HS tiểu học GV nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, quen thuộc, hạn chế dùng những thí nghiệm phức tạp. - Khi HS đề xuất phương án tìm câu trả lời GV không nên nhận xét phương án đó đúng hay sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các HS khác. GV có thể ghi chú lên bảng một lượt các ý kiến khác nhau rồi yêu cầu cả lớp cho ý kiến nhận xét và thống nhất.(ví dụ) Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre - GV cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống HS không nêu được phương án hoặc phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng. Với trường hợp này GV đưa ra một số phương án đã chuẩn bị sẵn cho HS thảo luận và lựa chọn phương án tối ưu. 3.6 Hướng dẫn HS phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được khi nghiên cứu để đưa ra kết luận Khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, GV cần hướng dẫn HS biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi. Đối với HS tiểu học thì vấn đề này không đơn giản. HS cần được hướng dẫn quen dần. - Đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng để rút ra kết luận GV nên lưu ý HS chú ý vào các hiện tượng hay thí nghiệm đó để lấy thông tin, nhắc nhở HS bám vào mục đích của thí nghiệm để làm gì, trả lời cho câu hỏi nào…… - Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng với các nhóm khác nhau, HS có thể sẽ bố trí thí nghiệm khác nhau với các vật dụng và cách tiến hành khác nhau theo quan niệm của các em. GV không được nhận xét đúng hay sai và cũng không có biểu hiện để HS biết ai làm đúng, ai làm sai. Khuyến khích HS độc lập thực hiện giữa các nhóm, không nhìn và học theo. Ví dụ: Cùng thí nghiệm kiểm chứng chung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí, nhưng nhóm 1 làm thí nghiệm với chậu nước và cục đất, hòn bi, hòn đá……; nhóm 2 làm thí nghiệm với chậu nước và chai nước rỗng; nhóm 3 sẽ lấy không khí từ hành lang vào. - Ngoài ra GV có thể đưa ra cùng một thí nghiệm bổ sung cho các nhóm cùng thực hiện để nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận, hoặc kiểm chứng sau khi đã đưa ra kết luận. Ví dụ: Chứng minh chỗ rỗng bên trong của vật đều có không khí. GV phát dụng cụ thí nghiệm cho cả các nhóm gồm một chậu thuỷ tinh đựng nước và một củ khoai tây rồi yêu cầu HS bỏ củ khoai vào nước xem hiện tượng gì xảy ra( củ khoai chìm). Sau đó yêu cầu HS tìm cách làm thế nào cho củ khoai nổi. Tuỳ theo chủ đề, nội dung bài học phù hợp chúng ta mới sử dụng PPBTNB chứ không phải lúc nào cũng sử dụng PPBTNB. Có những kiến thức đơn giản GV có thể dùng phương pháp truyền thống để cung cấp cho HS(ví dụ: Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển).Tuy nhiên GV cần xác định thời điểm nào GV cho HS tự tìm tòi, trải nghiệm, thời điểm nào GV áp đặt kiến thức. 3.7 Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB Các chủ đề dạy học phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. Việc lựa chọn nội dung dạy học ở đây là lựa chọn theo chủ đề chứ không phải theo bài học trong sách giáo khoa. Vì vậy Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột Trường Tiểu học Nhơn Thạnh Nguyễn Kim Duyên Thành phố Bến Tre căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học giáo viên có thể xác định nội dung kiến thức khoa học của một hay nhiều bài học trong sách giáo khoa để tạo thành một chủ đề dạy học. Ví dụ: môn Khoa học lớp 4 có 3 bài: Làm thế nào để biết có không khí; Không khí có những tính chất gì? Không khí gồm những thành phần nào? Ba bài này chúng ta họp tổ gộp lại thành một chủ đề “ Không khí” dạy trong 3 tiết. Chính vì vậy, tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB không nhất thiết phải diễn ra đủ 5 bước trong một tiết mà có thể kéo dài trong một số tiết học tương ứng với quỹ thời gian được sử dụng theo chương trình. III. KẾT LUẬN Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Qua một năm thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào một số tiết dạy ta có thể nhận thấy HS rất ham thích. Các em hứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới. Điều này chứng tỏ HS rất ham thích được học tập , hăng say tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên GV cũng còn gặp một số khó khăn như số học sinh trên một lớp quá đông, bàn ghế được bố trí theo dãy nối tiếp nhau không thuận lợi cho việc tổ chức học nhóm; Trình độ GV chưa đồng đều về chuyên môn và năng lực sư phạm. Học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạng phát biểu sôi nổi. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một số ít GV còn hạn chế.Vì vậy GV còn gặp khó khăn khi hướng HS tìm ra kiến thức theo PPBTNB. Do đó mỗi GV cần cố gắng học hỏi, trao dồi, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp để vận dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy.Cái gì lúc đầu cũng khó nhưng nghề dạy nghề rồi dần dần sẽ dễ dàng và quen thuộc. Chúc các bạn thành công khi sử dụng phương pháp này. Các kỹ thuật dạy học giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột . viên vận dụng tốt phương pháp BTNB dạy môn Tự nhiên xã hội và Khoa học ở tiểu học.” II. NỘI DUNG 1.Khái niệm: Phương pháp BTNB là phương pháp dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu. tạp đòi hỏi GV phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh HS đi quá xa yêu cầu nội dung bài học. Tuỳ từng trường hợp mà GV có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý mấy điểm sau: . củ khoai chìm). Sau đó yêu cầu HS tìm cách làm thế nào cho củ khoai nổi. Tuỳ theo chủ đề, nội dung bài học phù hợp chúng ta mới sử dụng PPBTNB chứ không phải lúc nào cũng sử dụng PPBTNB. Có